Re: Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng
Khi viết bài này, mình đã sẵn sàng tư tưởng nhận gạch đá, vậy nên các bác đừng ngại, miễn là không xúc phạm cá nhân và không lạc đề là được.
Phá giá là 1 từ mang nghĩa rộng, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết, chắc các bác cũng nhận ra em muốn đề cập tới khía cạnh phá giá kí sinh. Để rõ nghĩa hơn thì lấy ví dụ thế này:
Giả sử sản phẩm có giá xuất xưởng sản phẩm là aaa, nhà phân phối làm thương hiệu lâu dài đương nhiên phải tốn 1 khoản phí là bbb cho: việt hóa, chỉnh sửa firmware, thêm thắt tính năng, xây dựng thương hiệu, xây dựng mạng lưới phân phối và bảo hành, quảng cáo v.v..., như vậy giá bán của sản phẩm ra thị trường là aaa + bbb + ccc với ccc là mức lợi nhuận (dù ít dù nhiều).
Có một đơn vị nhập ké nhưng không đầu tư khoản phí bbb mà bán ngay ra thị trường với giá aaa + ccc. Đương nhiên mức giá này thấp hơn một khoản là bbb so với nhà phân phối chính hãng, thậm chí còn thấp hơn cả điểm hòa vốn nếu ccc < bbb. Rõ ràng rằng đơn vị nhập ké đã ký sinh giá trị thặng dư bbb của sản phẩm. Người dùng được cái lợi là mua rẻ hơn chính hãng bbb nhưng đây chỉ là cái lợi trước mắt.
Nếu thị trường Việt Nam mà phổ biến tình trạng nêu trên thì nó sẽ là 1 thị trường tạp nham ăn xổi ở thì, đây là điều không nên có.
Xét trên mặt trận đầu HD từ trước đến nay, chuyện này là không hiếm. Phá giá nhau từng trăm bạc và cuối cùng sản phẩm mất tích dù rằng chất lượng của nó không đáng bị đào thải. Thị trường còn lại những sản phẩm "thô", tập trung vào mục tiêu giá rẻ, có sao dùng vậy, khách hàng tự quậy lấy.
Bởi vậy, điều kiện để người tiên dùng nhận được một sản phẩm "tinh" là nhà phân phối phải độc quyền được sản phẩm của mình. eBop sẽ tiêu nếu họ không độc quyền cài đặt được gói phần mềm, ZTV sẽ bị đe dọa nếu giải pháp của họ có thể bị crack để chạy trên các thiết bị khác...
Ở những nước phát triển có luật chống phá giá. Luật này nhìn phiến diện thì tưởng là nó bảo vệ cho giới doanh nghiệp, nhưng sâu xa thì nó bảo vệ người tiêu dùng và tạo một thị trường mạnh khỏe. Ở Việt Nam không có luật chống phá giá, môi trường kinh doanh cũng không được đảm bảo công bằng, vậy nên hệ quả của nó là một thị trường không đáng tự hào.
@bác chauint: đầu HD khác với máy ảnh Canon ở chỗ nó là sản phẩm có giá trị thặng dư, và giá trị này do nhà phân phối bỏ công phát triển. Lê Bảo Minh không cần phải đầu tư cho firmware, cũng chẳngcần cài đặt hay sửa đổi phần mềm này nọ, cứ nhập về và đảm bảo doanh số hãng giao là sống khỏe. LBM sống được chỉ một phần nhờ khách lẻ, phần còn lại nhờ những dự án cung cấp khối lượng lớn cho những khách hàng tổ chức doanh nghiệp. Họ cũng cung cấp nhiều mặt hàng khác chứ chỉ riêng máy ảnh thì cũng khó mà tồn tại.
Đầu tiên em cũng xin nhắc lại là các anh em tranh luận cần
tránh công kích cá nhân cũng như
đi lạc hướng vấn đề đang tranh luận ^^
Thứ hai thì bài viết của bác Chip vẫn nhầm lẫn và tiếp tục gây nhầm lẫn, em sẽ cố gắng phản biện như dưới đây ^^.
Thứ ba, em sẽ rất đồng tình nếu tựa đề topic này là “Sự hỗn loạn về giá và chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đầu HD Việt Nam” hoặc “Cách làm thương hiệu và xây dựng thương hiệu cho thị trường đầu HD Việt Nam”. Còn bác vẫn cố tình dùng từ “Phá giá” và áp các khía cạnh không đúng với định nghĩa phá giá cho thị trường đầu HD ở Việt Nam thì em tiếp tục tranh luận ^^
Em sẽ không nói chung chung nữa mà đi thẳng vào vấn đề và các ví dụ cụ thể, sinh động. Lưu ý là các ví dụ được lấy minh họa hoàn toàn cho mục đích tranh luận, không có ý định nào khác.
Theo quan điểm của bác Chip thì giá sản phẩm bán ra thị trường “nên” bao gồm:
như vậy giá bán của sản phẩm ra thị trường là aaa + bbb + ccc với ccc là mức lợi nhuận (dù ít dù nhiều).
Ví dụ: giá Dune = giá nhập + chi phí phát triển, hỗ trợ FW, dịch vụ…+ lợi nhuận
Có một đơn vị nhập ké nhưng không đầu tư khoản phí bbb mà bán ngay ra thị trường với giá aaa + ccc
Một đơn vị nhập Đune (với giả định Đune là hàng chính hãng nhưng nhập theo một con đường khác hoặc là hàng nhái với thiết kế, cấu hình y chang Dune), lúc này
Giá Đune = giá nhập + lợi nhuận
Trong trường hợp này bác hoàn toàn có thể áp dụng và khẳng định thằng cha nhập Đune đang phá giá thị trường đầu Dune, kiện nó ngay và luôn. Mặc dù có kiện cũng không thắng vì nó có thể là ví dụ của hàng chính hãng và hàng xách tay.
Còn một rừng các đầu HD khác trên thị trường hoàn toàn không liên quan gì đến Dune.
Ví dụ trên của em dùng để chứng minh một điều, không thể nói, chỉ trích, kiện một thằng bán phá giá nếu như nó bán sản phẩm không giống với sản phẩm đang được mang ra so sánh. Giống như không thể kiện thằng tivi TCL đang phá giá thị trường tivi vì giá nó rẻ hơn rất nhiều so với giá tivi Sony được.
Bác Chip đang
nhầm lẫn giữa việc bán phá giá đồng nghĩa với giá rẻ,
nhưng giá rẻ không đồng nghĩa với bán phá giá. Cũng giống như việc trời mưa thì đường sẽ ướt, nhưng đường ướt không có nghĩa là trời mưa.
Bởi vậy, điều kiện để người tiên dùng nhận được một sản phẩm "tinh" là nhà phân phối phải độc quyền được sản phẩm của mình. eBop sẽ tiêu nếu họ không độc quyền cài đặt được gói phần mềm, ZTV sẽ bị đe dọa nếu giải pháp của họ có thể bị crack để chạy trên các thiết bị khác...
Ở đây bác tiếp tục dùng sai ví dụ, Ebop kinh doanh và phát triển như một bên thứ 3, cung cấp phần mềm và dịch vụ. Ebop có thể cài trên bất kỳ đầu HD nào nếu có sự hợp tác. Phân khúc của Ebop hoàn toàn không quyết định giá bán đầu HD, các bác hoàn toàn có thể mua gói sản phẩm Ebop với giá hợp lý mà chẳng phụ thuộc vào đầu HD nào.
ZTV cũng vậy, họ kinh doanh và phát triển riêng một đầu HD dùng cho mục đích cũng của riêng họ, không thuộc và không nằm phân khúc cạnh tranh trực tiếp với các đầu HD khác.
“Nhà phân phối phải độc quyền sản phẩm của mình”, hiểu theo nghĩa hẹp tất nhiên sản phẩm của anh thì anh phải làm chủ, phải bảo vệ nó khỏi hàng giả, hàng nhái, hàng tiểu ngạch… Nhưng nó không đồng nghĩa với việc anh cấm người khác sản xuất ra những sản phẩm có tính năng giống như sản phẩm của anh.
Tivi Sony hoàn toàn độc quyền về công nghệ hình ảnh của mình, LG cũng thế, Samsung cũng thế, và chẳng có ai đi kiện TCL là mày không được làm tivi giá rẻ.
Dune hoàn toàn có thể ngủ trên FW của mình, sản phẩm của mình, chẳng ai muốn và cũng chẳng ai cần copy hay nhái Dune cả. Thị trường hoàn toàn có khả năng tạo ra các sản phẩm đầu HD khác với chắc năng cao cấp hơn với giá rẻ hơn. Họ kinh doanh và phát triển theo quy luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh.
Thời buổi internet về tới làng, bản, thôn, xóm, thì người tiêu dùng hoàn toàn biết được mình mua cái gì và mình đáng nhận được cái gì.
Một đầu HD giá cực rẻ kèm theo vô số rắc rối về FW, phần cững, hỗ trợ … nhưng vẫn thu hút được đông đảo người mua, họ không ngu cũng như không mù quáng tin vào quảng cáo để mua.
Người tiêu dùng hoàn toàn biết được tiền mình bỏ ra có xứng đáng hay không, nhà sản xuất hoàn toàn biết được hàng mình sản xuất và cung cấp ra thị trường có bán được hay không. Hoàn toàn không có chuyện phá giá để bán sản phẩm cũng như giết chết sản phẩm nào cả.
Hàng cao cấp như Oppo vẫn bán được hàng
Hàng trung cấp như Dune vẫn còn người mua
Hàng giá rẻ thì vô số người mua
Tất cả đều khác phân khúc cạnh tranh, khác đối tượng khách hàng, không đối đầu cũng như cạnh tranh trực tiếp. Vì vậy không hề có hiện tượng phá giá sản phẩm nào, ăn bám sản phẩm nào để sống cả.
Rõ ràng rằng đơn vị nhập ké đã ký sinh giá trị thặng dư bbb của sản phẩm. Người dùng được cái lợi là mua rẻ hơn chính hãng bbb nhưng đây chỉ là cái lợi trước mắt. Nếu thị trường Việt Nam mà phổ biến tình trạng nêu trên thì nó sẽ là 1 thị trường tạp nham ăn xổi ở thì, đây là điều không nên có.
Thực tế trên thị trường đầu HD Việt Nam chẳng có đơn vị nào thèm đụng vào cái bbb của bất kỳ ai khác, thế giới phẳng, google mã nguồn mở, ai cũng có thể tự xây dựng bbb của riêng mình. Vấn đề là bbb của anh có được người dùng đón nhận hay không thôi. Vận động theo quy luật thị trường để tồn tại và phát triển, ai cũng hiểu điều đó. Tự nhìn vào doanh số bán hàng của mình để biết mình đang ở giai đoạn nào của sự phát triển.
Trân trọng !