Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

oldfriend

Moderator
Re: Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Theo như bác oldfriend nói thì hành vi bán phá giá theo định nghĩa trên là vi phạm pháp luật về kinh doanh và bị nghiêm cấm, nếu đã vậy thì chúng ta không cần quan tâm vì nó sẽ không phát triển và để pháp luật quan tâm.

Vì vậy em dùng từ phá giá theo nghĩa thông thường thôi, nghĩa là bán thấp hơn đối thủ khi không có sự độc quyền hoặc sự quản lý của đơn vị độc quyền. Giả sử Dune có giá bỏ sỉ là 5 triệu, giá công bố bán lẻ là 6 triệu (lợi nhuận 20% cho người bán). Nếu có người bán lẻ công bố bán 5,1 triệu (lợi nhuận 2%) thì bác có cho rằng hệ thống phân phối của Dune sẽ sụp đổ, nhà nhập khẩu và phân phối Ân Nguyên sẽ phát triển hay lụi tàn dần.
Hoặc android Q5 II không có thỏa thuận độc quyền mà chỉ có giá thay đổi tùy theo số lượng nhập, liệu có đơn vị nào mặn mà bỏ chi phí để xây dựng, quảng cáo lâu dài không.
Giá, nói cho cùng phụ thuộc váo sự hài lòng của khách hàng đối với trị giá nó đem lại cho bản thân, nó không hề phản ánh giá vốn sản phẩm. Tuy nhiên nơi nào bán rẻ nhất thì bán được nhiều và khách hàng có lời.
Bác phân tích sao nếu A-Class bán thương mại giá 1,2 triệu, có được xem là hành vi phá giá thị trường không (dù nó không đại diện cho toàn bộ android).

ngay cả khi A class bán thương mại giá 1 triệu thì cũng không được xem là hành vi phá giá thị trường, và thị trường mà A Class nhắm tới là thị trường truyền hình trả tiền, phim có bản quyền, chứ ko phải là mấy kênh free hoặc có phí nhan nhản trên Ch Play. Bản thân ZTV cũng có thể trưng bằng chứng giá 1 triệu ngang bằng hoặc cao hơn giá vốn. Chi phí bù đắp được hình thành trong tương lai khi các dịch vụ VOD, live tivi hái ra tiền.
 

tienlequoc

Well-Known Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

A-class có bán ra thị trường 500k hoặc cho không thì cũng không bị xem là phá giá vì chỉ có mỗi ZTV sản xuất ra nó mà và lợi nhuận tập trung ở việc bán dịch vụ. Và ở VN cũng chưa có nhà sản xuất Android box nào mà kiện, có kiện thì cũng là "con kiến đi kiện củ khoai" :))
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Thế em mua A-Class nhưng có mua gói dịch vụ đâu mà thu phí dịch vụ, nếu giá bán thấp hơn giá nhập + chi phí thì bị xem là phá giá.
101 ae mua giá 990k nếu thấp hơn giá nhập + chi phí có bị xem là hành vi phá giá không, nếu vẫn chưa thấp hơn giá nhập thì việc bán thương mại 1,5 - 1,6 triệu có bị xem là hành vi thu lợi khi độc quyền không. q5 II bán 990k dưới giá vốn có bị xem phá giá vi phạm... Theo em biết thì chỉ có một số mặt hàng thuộc nhóm đặc thụ mới chịu sự quản lý về giá.
Theo trên khách hàng mua A-Class mắc hơn 50% vì độc quyền mà hài lòng thì vẫn cứ mua, do vậy giá sản phẩm phụ thuộc vào giá trị mà sản phẩm mang lại. Cuối cùng em chỉ hiểu phá giá là hành vi chủ động của người bán, nếu tính đúng thì có lợi, tính sai thì lỗ. Nhưng trong điều kiện thông thường, nó biểu thị sự khó khăn của người bán.
 

phithien

Well-Known Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Giá A class nhập cảng mà cao vun vút. trong khi bán chỉ 1 triệu hay đại khái là thấp hơn giá nhập. Thì thử hỏi Thuế có tới 65 lạc trung uống nước trà với các sếp VTC ko. phá giá các sp HD,android như vừa rồi bảo đảm là hạng nhập lậu,mạnh ai nấy vác về. tất nhiên là giá gốc khá rẻ,chứ ngu hay sao mà đã buôn lậu về lại bán lổ vốn. 1 câu chốt lại: Người mua lầm chứ người bán chẳng bao giờ lầm
 

oldfriend

Moderator
Re: Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Thế em mua A-Class nhưng có mua gói dịch vụ đâu mà thu phí dịch vụ, nếu giá bán thấp hơn giá nhập + chi phí thì bị xem là phá giá.
101 ae mua giá 990k nếu thấp hơn giá nhập + chi phí có bị xem là hành vi phá giá không, nếu vẫn chưa thấp hơn giá nhập thì việc bán thương mại 1,5 - 1,6 triệu có bị xem là hành vi thu lợi khi độc quyền không. q5 II bán 990k dưới giá vốn có bị xem phá giá vi phạm... Theo em biết thì chỉ có một số mặt hàng thuộc nhóm đặc thụ mới chịu sự quản lý về giá.
Theo trên khách hàng mua A-Class mắc hơn 50% vì độc quyền mà hài lòng thì vẫn cứ mua, do vậy giá sản phẩm phụ thuộc vào giá trị mà sản phẩm mang lại. Cuối cùng em chỉ hiểu phá giá là hành vi chủ động của người bán, nếu tính đúng thì có lợi, tính sai thì lỗ. Nhưng trong điều kiện thông thường, nó biểu thị sự khó khăn của người bán.

em viết cả bài dài như thế chỉ để khẳng định 1 điều là hoàn toàn không có chuyện phá giá ở thị trường đầu HD Việt Nam bác ah, đó chỉ là sự cạnh tranh về giá thông thường thôi.
 

quần_tà _lỏn

Active Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Nói gì thì nói! E thích các bác bán phá giá!
 

nevol

Active Member
thực sự thì nhìn theo một góc độ thì bài viết này rất đúng nhưng không hoàn toàn như vậy, thực sự thì nếu đem ra so sánh giữa hàng xách tay và hàng chính hãng với chế độ bảo hành thì người ta vẫn còn phải đắn đo chán, ngay như việc mua điện thoại, dù rằng có điện thoại xách tay về giá rẻ hơn thật nhưng nhiều người vẫn chọn hàng chính hãng đó thôi, đơn giản là lòng tin vào hàng xách tay vẫn chưa cao bằng hàng chính hãng :))
 

Di Oi Gi

New Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Phá giá là liều thuốc độc cho nhà phân phối đúng hơn

Ví dụ nhà phân phối A nhập sản phẩm XYZ số lượng 5000 cái với giá 200 vnđ / cái . Nhưng 3 ngày sau nhà phân phối B nhập về 100 vnđ / cái
=> lúc đó NPP B bán rẻ hơn NPP A đến 50%
=> NPP A gào lên thằng B, nó bán phá giá.

Thực tế nhà sản xuất không bao giờ lỗ : ví dụ 1 HDP hay 1 Android box, nhà sx chỉ tốn vài gam thép, vài gam caosu, vài con chip... để tạo ra 1 sản phẩm thì cái giá nó chỉ = 1/10 giá bán cho nhà phân phối

Sở dĩ giá bán cho nhà phân phối : ví dụ 200 vnđ / cái là được phòng Sale của nhà sx tính với công thức cơ bản :
_ Tiền vốn 10% ; _ Tiền lãi ( 1 vốn bốn lời) : 40% ; _ Tiền chiết khấu + bảo hành + rủi ro không lường : 50%

Nhà phân phối nhập về giá 200 vnđ / cái : nếu dùng công thức 1 vốn 4 lời thì người tiêu dùng phải trả : 800 vnđ / cái

=> các nhà phân phối khác thấy quá béo nên móc mối nhập về giá béo hơn bán cho người tiêu dùng giá mềm hơn

=> người tiêu dùng được lợi , nhà sản xuất thì ngày càng béo, nhà phân phối không khôn khéo giữa các chính sách tiêu thụ với phòng sale nhà sản xuất thì có mà dùng thuốc độc của nhà sx
 

Minhsur

Banned
Ðề: Re: Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

em viết cả bài dài như thế chỉ để khẳng định 1 điều là hoàn toàn không có chuyện phá giá ở thị trường đầu HD Việt Nam bác ah, đó chỉ là sự cạnh tranh về giá thông thường thôi.

Đồng ý với bác là ở VN chưa có chuyện phá giá đâu. Do bản lĩnh và tiềm lực của các nhà kinh doanh chưa đủ tầm để làm.
Nhưng lại có cái chuyện là nhiều đại lý, nhiều nhà phân phối, nhiều thương gia câu kết với nhau ép giá bà con chúng ta. Ví dụ: Vụ 3 nhà mạng lớn đồng thanh tăng cước 3G vừa rồi. Hoặc thiết bị hình ảnh, âm thanh... giá đang khá cao. Có nhiều bác cũng muốn treo biển đề giá thấp (mà họ thấy đã có lãi rồi, nhưng giá lại thấp hơn nhiều shop khác) để bán cho chạy hàng cũng không ổn, vì sẽ bị NPP nhắc nhở, shop khác phàn nàn vu cho cái "phá giá". HDP cũng vậy thôi.
Cá nhân em luôn mong muốn các shop đừng tham lam quá, ăn lãi ít thôi để sp nó hạ bớt giá đi để nhiều bà con có cơ hội mua được đồ chơi.
 

bichchi90

New Member
Phá giá thì người tiêu dùng sẽ ko có lợi,nhưng quan trọng là chất lượng sản phẩm có bị giảm sút theo giá tiền ko.
 

alexlu

Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Đọc bài của bác Chip và đọc các comment của ae thì có tí phát biểu như vầy
-1. Đứng trên phương diện nhà sx thì em sẽ nghiêng theo ý bác Chip vì có lợi nhuận cao thì sẽ mau chóng tái đầu tư để có những sp mới hơn, tốt hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn ( vì mình đã đạt đc lợi nhuận mong muốn)
-2. Đứng trên phương diện là khách hàng thì đương nhiên sẽ là mong muốn đc mua 1 sp tốt, chất lượng tốt, hậu mãi tốt nhưng giá cả phải cạnh tranh (ko ai in đc tiền, có giàu thì cũng tiếc tiền mà )
-3. Cá nhân em thì thấy nên biết hài hòa lợi ích của cả 2 bên, như tụi phương Tây khi em đi làm nó vẫn nói đó là "win win" có nghĩa là anh thắng và tôi cũng thắng. Sâu xa hơn theo cái đó có thể thấy ở cách làm của Metro, bán 1 món đồ lời rất ít nhưng bán đc số lượng rất nhiều và giảm đến mức tối thiểu nhất chi phí của mình thì cả người bán và người mua đều có lợi. Chẳng hạn N.Kim bán 1 sp giá cao ngất ngưởng nhưng lại nhận giao hàng tận nhà trong khi Metro thì tùy khách hàng muốn tự chở về hay thuê người giao hàng có tính phí và vẫn rẻ hơn NK vì đội ngũ đó ko phải NV của Metro trong khi NK thì đúng như thằng bạn em nói đó là "mua 1 sp của NK cũng đồng nghĩa trả lương cho cả 1 hệ thống NV cồng kềnh của họ". Ngoài ra còn phải nhắc tới những từ gắn liền với tên tuổi của Metro là "cash & carry" là đủ hiểu cách kinh doanh của họ
P/s nói ngoài lề 1 tí là câu nói với nội dung trong quyển "dạy con làm giàu" mà em ko nhớ chính xác từng câu chữ đó là McDonald ko phải là nơi sx thức ăn nhanh ngon nhất nhưng là nơi dễ dàng kiếm đc những thứ đó và đó mới là thành công của họ

Cách thức kinh doanh của nhà tư bản. m' quay về với giá trị tăng hơn.
 

vnit80

Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Có sp nào có tính năng kiểu như Ebop và có thể cắm thêm HDD để xem phim như HD Player mà giá dễ chịu chút không nhỉ?
 

oldfriend

Moderator
Re: Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Có sp nào có tính năng kiểu như Ebop và có thể cắm thêm HDD để xem phim như HD Player mà giá dễ chịu chút không nhỉ?

Ebop vẫn cắm thêm HDD gắn ngoài thông qua cổng usb để xem phim offline vô tư mà, giá hơn 2tr.
 

Jedi Knight

Well-Known Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Trong bài viết thấy có Dune núp lùm :)
 

chauint

Active Member
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Thật ra cũng có 2 vấn đề:
- Hàng xịn (chính hãng) : có hệ thống phân phối, bảo hành, giao nhận, kho bãi.... giá bán phụ thuộc nhiều yếu tố nên cao (1 số người nói vậy)
- Hàng dỏm (nhái hoặc chính hãng nhưng nhập tiểu nghạch..) : nhập bán theo thời vụ, theo nhu cầu thị trường, không có chiến lược kinh doanh, ăn xổi ở thì ....giá bán rẻ (1 sô người nói thế)

Thế thì enduser sẽ có 2 lựa chọn, không thể nói hàng nhái hoặc chính hãng nhập lậu giết chết hàng chính hãng nhập khẩu chính thức dc.
Đơn cử : máy ảnh ảnh rất thông dụng, Canon là 1 trong những hãng nổi tiếng. Ai mua máy ảnh cũng xem qua, nghiên cưu so qua => có nhu cầu. Có cung thì ắt có cầu vì miếng bánh thơm mà, ai không muốn ăn => nhập lậu hoặc hàng nhái (nếu có) => giá rẻ.

Nhưng không vì thế hàng chính hãng nó chết, Lê Bảo Minh phân phối Canon vẫn liên tục tăng trưởng trong hơn 15 năm kinh doanh, không vì hàng rẻ tiền mà chết. Chết chỉ do ko có chiến lược, không có chính sách hợp sách thôi.
Giá 2 loại hàng này chêch lệch nhìu nhé, có cái vài ba triệu la binh thường.

Em suy nghĩ nông cạn, ko nhận gạch đá đâu nhé =))
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

Khi viết bài này, mình đã sẵn sàng tư tưởng nhận gạch đá, vậy nên các bác đừng ngại, miễn là không xúc phạm cá nhân và không lạc đề là được.

Phá giá là 1 từ mang nghĩa rộng, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết, chắc các bác cũng nhận ra em muốn đề cập tới khía cạnh phá giá kí sinh. Để rõ nghĩa hơn thì lấy ví dụ thế này:

Giả sử sản phẩm có giá xuất xưởng sản phẩm là aaa, nhà phân phối làm thương hiệu lâu dài đương nhiên phải tốn 1 khoản phí là bbb cho: việt hóa, chỉnh sửa firmware, thêm thắt tính năng, xây dựng thương hiệu, xây dựng mạng lưới phân phối và bảo hành, quảng cáo v.v..., như vậy giá bán của sản phẩm ra thị trường là aaa + bbb + ccc với ccc là mức lợi nhuận (dù ít dù nhiều).

Có một đơn vị nhập ké nhưng không đầu tư khoản phí bbb mà bán ngay ra thị trường với giá aaa + ccc. Đương nhiên mức giá này thấp hơn một khoản là bbb so với nhà phân phối chính hãng, thậm chí còn thấp hơn cả điểm hòa vốn nếu ccc < bbb. Rõ ràng rằng đơn vị nhập ké đã ký sinh giá trị thặng dư bbb của sản phẩm. Người dùng được cái lợi là mua rẻ hơn chính hãng bbb nhưng đây chỉ là cái lợi trước mắt.

Nếu thị trường Việt Nam mà phổ biến tình trạng nêu trên thì nó sẽ là 1 thị trường tạp nham ăn xổi ở thì, đây là điều không nên có.

Xét trên mặt trận đầu HD từ trước đến nay, chuyện này là không hiếm. Phá giá nhau từng trăm bạc và cuối cùng sản phẩm mất tích dù rằng chất lượng của nó không đáng bị đào thải. Thị trường còn lại những sản phẩm "thô", tập trung vào mục tiêu giá rẻ, có sao dùng vậy, khách hàng tự quậy lấy.

Bởi vậy, điều kiện để người tiên dùng nhận được một sản phẩm "tinh" là nhà phân phối phải độc quyền được sản phẩm của mình. eBop sẽ tiêu nếu họ không độc quyền cài đặt được gói phần mềm, ZTV sẽ bị đe dọa nếu giải pháp của họ có thể bị crack để chạy trên các thiết bị khác...

Ở những nước phát triển có luật chống phá giá. Luật này nhìn phiến diện thì tưởng là nó bảo vệ cho giới doanh nghiệp, nhưng sâu xa thì nó bảo vệ người tiêu dùng và tạo một thị trường mạnh khỏe. Ở Việt Nam không có luật chống phá giá, môi trường kinh doanh cũng không được đảm bảo công bằng, vậy nên hệ quả của nó là một thị trường không đáng tự hào.

@bác chauint: đầu HD khác với máy ảnh Canon ở chỗ nó là sản phẩm có giá trị thặng dư, và giá trị này do nhà phân phối bỏ công phát triển. Lê Bảo Minh không cần phải đầu tư cho firmware, cũng chẳngcần cài đặt hay sửa đổi phần mềm này nọ, cứ nhập về và đảm bảo doanh số hãng giao là sống khỏe. LBM sống được chỉ một phần nhờ khách lẻ, phần còn lại nhờ những dự án cung cấp khối lượng lớn cho những khách hàng tổ chức doanh nghiệp. Họ cũng cung cấp nhiều mặt hàng khác chứ chỉ riêng máy ảnh thì cũng khó mà tồn tại.
 

cocsku

New Member
Qua bài này mình mới biết có ebop, nếu đúng như quảng cáo thì quá hay các cụ nhỉ? Ai đã dùng chưa?
 

1100

Member
Ðề: Re: Phá giá - liều thuốc độc cho cả sản phẩm và người dùng

em yêu sự phá giá, và em cần sự phá giá. Dù có đái vào chân thì em vẫn hạnh phúc vì một giây ấm nồng còn hơn là teo cứng cả mùa đông :D

Không có Q5 II thì thể nào cũng có Q5 III, không có Q5 III thì thế quái nào cũng lòi ra Q10 II, lòi ra Q10 II thế nào cũng ra Q XYZ. Động lực của sự phát triển là đạp đổ bức tường bảo thủ và đái vào cái trì trệ, lạc hậu.

P/s: vẫn ủng hộ và tin vào thương hiệu mà Việt Nam mình đang làm được, dù chỉ là 1 phần nhỏ nhoi ^^ như ZTV, Ebop, Dune...

Mình thích suy nghĩ này của bác.
 

hunghd_3d

New Member
các đạo luật phát triển sản xuất,kinh doanh sản phẩm công nghệ và cạnh tranh quốc tế, tất cả các nhà sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ , công nghệ cao nói chung trên thế giới là k có khái niệm 2 từ '' phá giá '' ( mình chỉ nói đến hàng công nghệ, KHKT thôi nhé ), hợp tác cùng nhau ''nâng giá'' là vi phạm thì mới có trong luật quốc tế mà thôi. Còn các nhà PP, đại lý thì họ có ''la làng '' như thế nào là quyền của họ.
 
Bên trên