Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?
Cái gì cũng có nơi có chốn của nó cả. Nhạc đỏ một thời đã làm tròn trọng trách của nó, vậy nên hãy để nó 'yên nghỉ'. Nếu muốn 'tận dụng' trở lại, thì rõ ràng cũng chẳng thể được như xưa.
8x, 9x làm sao có thể 'khí thế' khi nghe Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Nổi lửa lên em, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây như các thế hệ thời chiến. Mọi thứ giờ đã khác. Điều mà người ta có thể tiếc nuối là lứa nhạc sĩ đương đại dường như thua xa đàn anh/ đàn chú khi những sáng tác của họ không thể nào tạo ra được không khí như ngày trước. Nói như NS Nguyễn Cường thì ngay nay ca khúc 'quá âm tính', hướng về những thứ tình cảm cá nhân bi lụy, hoặc lại hướng tới sự hưởng thụ vật chất thái quá,...
Tất nhiên, không phải mọi 'nhạc đỏ' đều không tương thích với thời hiện tại. Ví dụ, bài Cuộc đời vẫn đẹp sao của NS Phan Huỳnh Điểu, nó có thể nghe hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào,... nhưng nhạc đỏ cũng không có nhiều những 'siêu sao' như Phan Huỳnh Điểu- người luôn đặt tình yêu, tính nhân văn, sự lạc quan lên phía trước trong sáng tác của mình.
Những ca khúc kiểu 'kích động nhạc' thì rõ ràng chỉ nằm trong không gian chính trị nhỏ hẹp của nó. Nó cũng như trong văn thơ, tác phẩm một thời 'lừng lẫy' như Hòn Đất của NV Anh Đức nay cũng ít được khai thác. Hoặc các bài thơ 'thái quá' của Tố Hữu, kiểu 'Thương cha... một, thương ông (Stalin) mười' giờ người ta cũng thấy quá 'lố' rồi.
Riêng tôi, nếu được chọn gương mặt ưu tú nhất của giòng nhạc đỏ, tôi sẽ không ngần ngại gọi tên Phan Huỳnh Điểu. Bài hát của ông đa phần đều phổ từ thơ nên rất đẹp, rất trong sáng từ ca từ cho tới giai điệu. Cái riêng, cái chung được hòa trộn quá đỗi tự nhiên, không một chút lên gân, không một chút gò bó, cứ như được bộc phát ra từ những gì chân thật- hướng thiện nhất.
Cái gì cũng có nơi có chốn của nó cả. Nhạc đỏ một thời đã làm tròn trọng trách của nó, vậy nên hãy để nó 'yên nghỉ'. Nếu muốn 'tận dụng' trở lại, thì rõ ràng cũng chẳng thể được như xưa.
8x, 9x làm sao có thể 'khí thế' khi nghe Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Nổi lửa lên em, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây như các thế hệ thời chiến. Mọi thứ giờ đã khác. Điều mà người ta có thể tiếc nuối là lứa nhạc sĩ đương đại dường như thua xa đàn anh/ đàn chú khi những sáng tác của họ không thể nào tạo ra được không khí như ngày trước. Nói như NS Nguyễn Cường thì ngay nay ca khúc 'quá âm tính', hướng về những thứ tình cảm cá nhân bi lụy, hoặc lại hướng tới sự hưởng thụ vật chất thái quá,...
Tất nhiên, không phải mọi 'nhạc đỏ' đều không tương thích với thời hiện tại. Ví dụ, bài Cuộc đời vẫn đẹp sao của NS Phan Huỳnh Điểu, nó có thể nghe hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào,... nhưng nhạc đỏ cũng không có nhiều những 'siêu sao' như Phan Huỳnh Điểu- người luôn đặt tình yêu, tính nhân văn, sự lạc quan lên phía trước trong sáng tác của mình.
Những ca khúc kiểu 'kích động nhạc' thì rõ ràng chỉ nằm trong không gian chính trị nhỏ hẹp của nó. Nó cũng như trong văn thơ, tác phẩm một thời 'lừng lẫy' như Hòn Đất của NV Anh Đức nay cũng ít được khai thác. Hoặc các bài thơ 'thái quá' của Tố Hữu, kiểu 'Thương cha... một, thương ông (Stalin) mười' giờ người ta cũng thấy quá 'lố' rồi.
Riêng tôi, nếu được chọn gương mặt ưu tú nhất của giòng nhạc đỏ, tôi sẽ không ngần ngại gọi tên Phan Huỳnh Điểu. Bài hát của ông đa phần đều phổ từ thơ nên rất đẹp, rất trong sáng từ ca từ cho tới giai điệu. Cái riêng, cái chung được hòa trộn quá đỗi tự nhiên, không một chút lên gân, không một chút gò bó, cứ như được bộc phát ra từ những gì chân thật- hướng thiện nhất.