Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?
Như tớ đã nói cái khái niệm nhạc xanh, đỏ, trẻ, nhẹ, trữ tình , vàng hay sến , tiền chiến đều là do người nghe tự phân loại, họ dựa vào giai điệu là chủ yếu. Chứ trong các từ điển âm nhạc có uy tín hay giới nghiên cứu âm nhạc ko bao giờ phân loại như vậy, có chăng họ chịu ảnh hưởng của giới bình dân nên các bài viết đôi khi cho giới bình dân hiểu thì họ cũng dùng từ như vậy.
Ví dụ nhạc sến, điệu bolero, nhưng với mấy bà nông dân thì họ chả hiểu bolero là gì, xuất phát từ đâu, khác gì với các làn điệu k hác. Phần lớn giới nghe nhạc mít đặc.
Nói chung phải trải qua đòa tạo âm nhạc bài bản thì phân mới dễ.
Về nhạc vàng, thì ngay trí thức thời VNCH cũng đã gọi, và nó lan ra miền bắc gọi như vây. Nói quý như vàng hay vàng vọt ủy mị, hay vàng hiểu theo nghĩa là chết - tang tóc (lá vàng rơi), thì cũng tùy cách hiểu. Không có một tài liệu nào nêu chuẩn xác.
Từ sến cũng vậy. Có người bảo bắt n guồn từ chữ sến của Mỹ. Nhưng nhạc sến Mỹ thì nó khác VN. cũng có n gười bảo sến bắt nguồn từ chữ sen, tức con sen, con ở miền bắc, hàm ý loại nhạc cho tầng lớp dưới. Và cũng nhiều lý giải khác.
nhưng nghe từ sến thì nó ko hay, hay hiểu là ủy mị rẻ tiền. Cái này ko hẳn do chế độ XHCN rêu rao, mà cả trí thức SG ngày xưa cũng thế, họ cũng chê nhạc sến theo kiểu như vậy.
Nhạc tiền chiến cũng là 1 cụm từ sau này, chứ sáng tác vào thập niên 30, người thời đó ko ai gọi là tiền chiến cả, vì ko ai biết sau có chiến tranh đâu mà họ gọi là tiền chiến. Sau này thời kháng chiến, người ta mới gọi là nhạc tiền chiến để phân biệt giai đoạn trước 45. Nhưng vì có quá nhiều sáng tác giai đoạn sau, nhất là trong vùng tạm chiếm, ảnh hưởng từ nhạc tiền chiến , thậm trí đến tận cuối thập niên 50, vẫn gọi ai theo dòng này là nhạc tiền chiến, dù ko hợp với sử dụng ngôn từ nữa. Nhạc sáng tác từ thập niên 60, ảnh hưởng nhiều hơn của Mỹ và các trào lưu phương Tây, thì trào lưu khác. từ đây các nhạc phẩm tân nhạc ảnh hưởng của tây phương ko được gọi là tiền chiến. Đôi khi người ta dùng với nhạc của Trịnh, Vũ T An, Ngô T miên,... chỉ là gọi vo, chứ ko chuẩn xác.
Thực chất nhạc tiền chiến trước 45 thì có cả nhạc hùng ca, mà sau nhạc cách mạng ảnh hưởng rất nhiều, có chăng khác nội dung, chứ ko khác nhiều giai điệu. Nhạc đỏ là khái niệm rộng hơn nhạc hùng ca. Và chế độ sG thì cũng có hùng ca.
Nói vậy để em phân biệt với nhạc tiền chiến lãng mạn của giới trí thức "tiểu tư sản" có khuynh hướng ca ngợi cái đẹp tách mình khỏi xã hội. Thực ra thì ngay "quý tộc" cũng nghe cái này rất nhiều.
Nếu nói tất cả các khúc VN miền bắc sáng tác trước 75 quy vào nhạc đỏ ko chuẩn xác, và vô số ca khúc sau này đến bây giờ vẫn có thể quy là nhạc đỏ.
Nhạc đỏ của ta ảnh hưởng sặc của Trung Quốc., L xô khá nhiều, nhất là giai điệu, nhưng nội dung thì lại thường rất thuần Việt, và mang âm hưởng dân ca ko ít.
Nhạc vàng cũng nahr hưởng của dân ca, tuy nhiên cũng tùy, ví như nhiều bài sặc ảnh hưởng cua dân ca nam bộ hay cải lương. Một số ít của dân ca miền bắc.
Nhiều bài ko phải bolero,...hay các giai điệu hay chụp vào sến nhưng ca sĩ hát kiểu sến thì vẫn quy là sến.
Như vậy sến hay ko do người hát chứ ko phải từ điệu nào.
Sau này thì sến hiện đại phát triển, mà ngay rất nhiều ca khúc tạm gọi nhạc trẻ nhưng vẫn có thể quy vào nhạc sến, dù ko coi nó là nhạc vàng, và ngược lại nhiều ca khúc được gọi nhạc vàng thì ko quy nó vào nhạc sến.
Thị hiếu thay đổi theo thời gian với một số đông nào đó, trong hoàn cảnh nào đó, do sự biến đổi ít nhiều của xã hội.
ví dụ giờ người ta quan tâm nhiều đến lối sống vật chất, ko thỏa mãn vật chất thì anh hay nghe nhạc vàng ca ngợi cái nghèo để an ủi mình. Nhưng với người nghèo mà ko cuốn vào lối sống vật chất, ko thấy buồn, thì họ cũng chưa chắc đã nghe nhạc vàng.
chung quy lại, ngoài do thẩm mỹ, thì lối sống, tác động xã hội môi trường xung quanh, và hoàn cảnh cụ thể tác động đến sở thích của người nghe thôi.
trong dòng nhạc dân tộc thì ca trù hay tuồng cổ, nhạc cung đình Huế,.. hay xếp vào cao cấp.
Tuồng hãy nhã nhạc cung đình vua chúa hay nghe.
Ca trù giới quý tộc ăn chơi tao nhã thích nghiền ngẫm hay nghe.
Chèo , cải lương, quan họ và các làn điệu dân ca là bình dân.
Nhạc trẻ thì phát triển từ trước 75 ở miền nam, nhưng dạo đó hay gọi là nhạc nhẹ, phân biệt nhạc tây với nhạc ta mang âm hưởng dân ca, sau này nhất là gần đây nhiều trào lưu nhạc trẻ khác với nhạc trẻ trước đây hay nhạc nhẹ trước đây (mà thường kiểu sến hiện đại), thì người ta lại hay phân tách tiếp dòng nhạc nhẹ cũ với nhạc nhẹ mới. Ví như nhạc trẻ của Evis Phương, ko giống với nhạc tẻ của Đức huy, hay nhạc trẻ của các nhạc sĩ sáng tác bây giờ.
Hay dòng nhạc xanh, khái niệm ko rõ ràng chỉ để phân biệt tương đối giữa vàng với đỏ, cũng phát triển theo thời gian. Ví như dòng Tuấn Ngọc ko giống với dòng Ngọc Lan, ko giống với với Thanh Lam, hay Mỹ Linh, Quang Dũng. Mà đôi khi dòng của thanh Lam, Mỹ linh cũng quy vào nhạc trẻ hay chí ít nhạc nhẹ.
tóm lại cái gì nó hay gắn với chất dân ca, hay được xem là bình dân. pop/rock cũng là bình dân, nhưng nó hướng đến đối tượng trẻ thích sôi động. Qua tuổi trẻ , lỗ tại có vấn đề, tâm tính thay đổi thì ít nghe nhạc trẻ cũng dễ hiểu. Rock thì hay được xem sang hơn pop, nhưng chưa thể coi là nhạc cao cấp.
Còn cái nhạc hải ngoại là phân theo địa lý, cũng giống nhạc tiền chiến thực chất phân theo thời gian. những do có đặc điểm riêng nên nó cũng tính khái quát để phân biệt, dần thành ra quen.
Nói chung ai ảnh hưởng của tư tưởng xã hội (ko phải cNXH mà hiểu đơn giản là hướng đến xã hội) thì hay nghe nhạc đỏ, ai ảnh hưởng của tư tưởng cá nhân (nghĩ đến cá nhân mình hay cá nhân người khác,...) hay nghe nhạc vàng. còn tư tưởng dân tộc, yêu nước thì tùy quan điểm mà nghe 1 trong 2 hoặc chọn cả 2. Tất nhiên em ko nói những người có khả năng cảm thụ nhạc cao hơn, nghe các loại cao cấp hơn. Dẫu vậy thì nghe nhạc nào nên tôn trọng người ta, nếu có định hướng thì phải qua trí thức, chứ cấm ép là ko nên. Ví như việc ép nông dân nghe opera, bắt họ cảm thụ cái họ ko muốn là chuyên chế.
Chuyện cấm 1 số ca khúc sáng tác trước 75, thậm trí trước 54 hay 45, cũng như nhiều ca khúc hải ngoại do nhiều lý do, có khi ko có vẫn đề gì về tư tưởng nhạy cảm cả, nhưng phụ thuộc nhân thân nhạc sỹ, hay 1 số bài do ca từ quá rẻ tiền độc hại thì cũng cần cấm thôi. Ngay nhạc đỏ, giờ cũng có bài rất hiếm cho phổ biến, hay ko được phổ biến, chứ đừng nói nhạc khác.