ganigamorico
Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?
Em cũng có nghe nhạc Đỏ, nhưng thích nhạc Vàng hơn
Em cũng có nghe nhạc Đỏ, nhưng thích nhạc Vàng hơn
dlv nào đây???? (Mình thì nghe nhạc vàng là ớn lắm, chịu không nổi. Tuy nhiên, vẫn tôn trọng nhiều người ưa thích nó, mỗi người một ý thích.
Ai bảo nhạc đỏ thiếu tính nghệ thuật, thiếu tình cảm là vì người đó coi tình cảm là phải uỷ mị, khóc lóc vì trong nhạc đỏ ít có loại nhạc này. Trong nhạc đỏ có nhiều bài rất giàu tính nghệ thuật và hàn lâm như "người hà nội" của Nguyễn Đình Thi hay "Xa khơi" của Nguyễn Tài Tuệ. Có nhiều bài hát nội dung mang tính tuyên truyền cao nhưng lại được viết rất tình cảm như "Biết ơn chị Võ Thị Sáu"....v.v.
Một nhược điểm là nhạc đỏ thường được ghi âm với chất lượng phối khí không cao, nên nghe trên những bộ giàn hiện đại ngày nay thường bộc lộ nhiều nhược điểm hoà âm như nhạc đệm hay phô, thiếu chi tiết. Hy vọng tương lai sẽ có nhiều bản phối tốt hơn.
Nếu nói dòng nhạc nào sẽ chết thì mình lại cho rằng nhạc vàng sẽ sớm kết thúc vai trò của nó trong xã hội hơn. Mặc dù hiện nay giường như nó vẫn còn rất thịnh hành và có chỗ đứng vững chắc trong giới nghe nhạc bình dân. Nguyên nhân là nhạc vàng, nhạc sến đi theo hoàn cảnh xã hội, chiến tranh và mang nhiều tính thị hiếu. Đến một lúc nào đó thị hiếu sẽ thay đổi và làm nó dần biến mất, ít nhất là trong thế hệ trẻ tiếp theo.
Nhạc đỏ cũng sẽ mai một để nhường chỗ cho những dòng nhạc mới, nhưng một phần của nó vẫn tồn tại như một thứ di sản âm nhạc, và tiếp tục ảnh hưởng đến những dòng âm nhạc việt nam tiếp sau.
vẫn còn mãi , vô karaoke sương sương vài chai em quất nhạc đỏ vào là hoành tráng liền
Theo tôi thì nhạc đỏ chỉ nên giới hạn ở ca khúc có liên quan tới cách mạng và do nhạc sĩ Bắc Việt sáng tác thôi (có thể hiểu là bài hát có liên quan tới chiến tranh máu lửa trong giai đoạn đau thương - thống nhất đất nước và nghe có tính kích động bạo lực). Còn những bài mà chỉ đơn thuần về tình yêu quê hương đất nước con người (không phải là ca ngợi lãnh tụ nhé) mà được các nhạc sĩ sáng tác trong giai đoạn này thì vẫn gọi là nhạc xanh hoặc nhạc trữ tình (như bài Câu hò bờ Hiền Lương - 1956; đất nước -) hoặc những bài như Hồ trên núi (1971); Xa khơi (1962)...
Có những bài Nhạc đỏ nghe hay gần như mọi lúc như Người con gái Sông la; Cô gái mở đường ... Có bài (số ít) chỉ hay khi trong không gian đông người trong sự kiện cụ thể, như Tình ca; Đường chúng ta đi; Lên đàng...Có 01 bài xúc động khi ta hát trong lễ chào cờ - Quốc ca (mặc dù chẳng hay tẹo nào).
Theo tôi là phần phần nhiều ca khúc mang tính bạo lực trên đã tắt hoặc leo lét cháy thì chỉ bùng lên tức thời do cưỡng bức (đại hội, phong trào, rượu bia rồi hò hét cho rã rượu). Còn các tác phẩm trữ tình thì vẫn luôn được người nghe yêu thích.
Túm lại:
Nhạc đỏ = Nhạc kích động bạo lưc dẫn tới đầu rơi máu chảy hoặc ca ngợi lãnh tụ (tình cảm riêng tư - đã tắt)
Nhạc đỏ sẽ tắt khi con người hướng thiện bỏ đi quá khứ đau thương của dân tộc+ không còn rượu kèm karaoke
Ý kiến riêng X_XX_XX_XX.
Đúng là ý kiến của riêng bác, bài ca hy vọng, đi tìm câu hát lý thương nhau, ,,,.. nhạc ngày xưa, còn bây giờ như Nơi đảo xa, mưa xuân, gặp nhau trong rừng mơ,...... có quá khứ đau thương gì đâu mà nó vẫn cháy mãi hả bác? nhạc đỏ không phải là nhạc kích động bác ạ? Vài lời chân thành gửi đến bác !
ví dụ nếu bạn cần xúc lại tinh thần dân tộc chống ngoại xâm thì bạn nghe nhạc đỏ. Bạn thất tình, bạn nghèo - những cái thuộc về cá nhân- bạn nghe nhạc vàng.
Nhạc đỏ nó là cái chúng ta, còn nhạc vàng nó đi vào cái riêng.
Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối.
Nói quý như vàng hay vàng vọt ủy mị, hay vàng hiểu theo nghĩa là chết - tang tóc (lá vàng rơi), thì cũng tùy cách hiểu. Không có một tài liệu nào nêu chuẩn xác.