Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Em hoàn toàn tán thành và ủng hộ triết lý thiết kế này của Goldmund.
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Bác 0975636994 nói quá chuẩn rồi. Thực ra pow rotel của em là dùng 2 cục biến áp 1.2kva 1 cục, em nói nó dùng biến áp 2.4kva cho tiện :p
Tiện đây em khoe luôn em mới mua 4 cái diod của Vishay thay cho 4 con diod cũ trong bộ nắn nguồn của mạch nguồn usb của DAC em ! Và em đang từ từ thay toàn bộ linh kiện phần nguồn để cho được thành low ESR như bác miêu tả.
Tiện vẫn chưa chuẩn nhé, nếu tính như GM thì bác phải có 4 cục nguồn hehehe.
Bác đưa mã hay hình diode đây em coi qua xem nào, vì diode có mấy tiêu chí đánh giá phù hợp đó bác.

@ Bác DanielTran hôm nay số đẹp ghê =P~
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !


Em chưa biết áp nguồn của bác, nhưng chọn diode theo những mục sau.
1 Áp diode gấp đôi áp yêu cầu của mạch nguồn là đẹp nhất tránh những phiền phức về giới hạn của lớp silic.
2 Tụ nguồn có dòng khởi động bằng bao nhiêu thì dòng chịu đựng của diode bằng đó, VD 1 quả tụ là 1,4A mà nguồn đôi 20 quả tụ thì diode phải cỡ 14A cho 1 vế mới chuẩn tránh tụ nguồn dung lượng và dòng lớn cắn hạt dưa diode:)
3 Nên chọn diode ultra fast có thời gian phục hồi càng thấp cang tốt tầm 30ns đổ lại là ngon.
Goldmund dùng diode BYV97E-200 cho máy, áp nguồn nó 80V, tụ 20 quả 1000/100V-1,4A, diode này 14A-200V và T phục hồi=30ns.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cám ơn bác. Diodes em mua thay diodes boárd nguồn tuyến tính 5V thôi bác. Tụ thì 4 tụ 2200uf. Đây là board nguồn của module usb Amanero.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cám ơn bác. Diodes em mua thay diodes boárd nguồn tuyến tính 5V thôi bác. Tụ thì 4 tụ 2200uf. Đây là board nguồn của module usb Amanero.

Với 1 board nguồn 5V và chừng vài trăm mA cho USB DAC thì dùng Diod 100V 10A giống như đem đại bác bắn chim sẻ vậy. =))
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Với 1 board nguồn 5V và chừng vài trăm mA cho USB DAC thì dùng Diod 100V 10A giống như đem đại bác bắn chim sẻ vậy. =))

Vậy cho mát bác ạ :p Đùa chứ em cũng mua theo chỉ dẫn của 1 bác khác đã mod lại DAC này bên nước ngoài thôi.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Giờ mới đang layout bác ah, cân chỉnh cũng phải qua tết 2-3 tháng:(

Vâng thế thì hẹn bác qua tết vậy. Nếu bác có thời gian lâu lâu pót work log của bác lên box Âm Thanh này để anh em học hỏi cũng như khích lệ phong trào chơi đồ độ, đồ mod thì hay quá.
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Chào các bác,
Em mạo muội có ý kiến thế này,
Điện trở của dây dẫn tỷ lệ nghịch với thiết diện dây, nếu hai dây dẫn là đồng chất và cùng chiều dài. Vì thế, 1 dây đường kính D= 3.2mm sẽ có điện trở nhỏ hơn hai dây mỗi dây có D= 1.8mm . Em tính đơn giản thế này: Diện tích S mặt cắt của dây dẫn sẽ là PI x (d/2)^2. Suy ra,
S 3.2mm = PI x 1.6^2 = PI x 2.56mm2.
S 2 dây 1.7mm xoắn nhau = PI x 0,.85^2 x 2 = PI x 1.445mm2 .
các bác sẽ thấy tỷ lệ điện trở của dây 3.2mm sẽ bằng 1.445/2.56 ( 56%) điện trở của 2 dây 1.7 xoắn lại.
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Nhìn chất quá bác ạ. Công nhận tay bác này vừa dẻo vừa khỏe :D Em có thắc mắc là cái con thoi đấy nếu hết dây đồng mà chưa xong 1 cuộn dây thì mình phải nối ạ ?

Câu hỏi của bác Just đúng là nguy hiểm! Mối nối trong cuộn biến thể hay phát sinh chuyện lắm, do tại điểm tiếp xúc nếu không hàn kỹ sẽ sinh rất nhiều nhiệt!
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Câu hỏi của bác Just đúng là nguy hiểm! Mối nối trong cuộn biến thể hay phát sinh chuyện lắm, do tại điểm tiếp xúc nếu không hàn kỹ sẽ sinh rất nhiều nhiệt!

Em nghĩ với kinh nghiệm lâu năm quấn BA như bác 0975636994 thì ko có chuyện nối,hàn trong cuộn biến thế .vì lúc quấn bác ấy đã tính trên máy các bước cho phù hợp với kích cỡ của cuộn fe.điều đơn giản này mà ko tính được thì BA khi quấn xong thành phẩm sẽ bị nóng,rung hoặc kêu ngay:D
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Khi cầm lõi trong tay bác luồn 1 đoạn dây qua đúng 1 vòng rồi gỡ ra sẽ đo chính xác được 1 vòng dài bao nhiêu cm, nhân cái đó với số vòng sẽ ra chiều dài bao nhiêu mét, áp dụng công thức tính thể tích quy ra khối lượng ta sẽ biết chính xác 98% khối lượng dây. Cái thoi đó dài bao nhiêu cm, 1 lớp được bao nhiêu vòng thì sẽ hết thoi, đó là những bài toàn hoàn toàn trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 12 cộng với tư duy nên không bao giờ em mua thiếu dây và không bao giờ phải nối dây, nối dây rất phiền phức do nối hai đầu dây đồng to mất nhiệt nhiều mối hàn không ngấu dễ tuột, và một cái nữa là mối nối uỳnh ra sẽ làm lệch bước dây dẫn đến kênh dây.
Bác ấy có kinh nghiệm và nói rõ thế này rồi còn gì.
 

chip-chip

New Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Bộ dàn của em khoảng 700w thì nên mua bacl bao nhiêu ạ? Em ở tp hcm thì đặt hoặc mua ở đâu, nhờ các bác tư vấn giúp
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Chào các bác,
Em mạo muội có ý kiến thế này,
Điện trở của dây dẫn tỷ lệ nghịch với thiết diện dây, nếu hai dây dẫn là đồng chất và cùng chiều dài. Vì thế, 1 dây đường kính D= 3.2mm sẽ có điện trở nhỏ hơn hai dây mỗi dây có D= 1.8mm . Em tính đơn giản thế này: Diện tích S mặt cắt của dây dẫn sẽ là PI x (d/2)^2. Suy ra,
S 3.2mm = PI x 1.6^2 = PI x 2.56mm2.
S 2 dây 1.7mm xoắn nhau = PI x 0,.85^2 x 2 = PI x 1.445mm2 .
các bác sẽ thấy tỷ lệ điện trở của dây 3.2mm sẽ bằng 1.445/2.56 ( 56%) điện trở của 2 dây 1.7 xoắn lại.

Vấn đề điện trở của quận dây chỉ cần khi bác quấn những nguồn đối xứng, VD 220V vào và ra 24V đôi, nếu người không có kinh nghiệm sẽ quấn sơ cấp xong, quấn đến thứ cấp 0V đến 24V ra dây rồi quấn tiếp 0V đến 24V còn lại, lúc đó bài toán nội trở nguồn mới đau đầu vì với nguồn EI mà quấn như vậy thì chắc chắn quận trong sẽ có R thấp hơn cuộn ngoài vì vật nội trở nguồn sẽ không đối xứng nữa.
1 Ví dụ chuẩn nhất về quận dây đôi, nếu các bác để ý biến áp châu âu thường ghi là sec: 115/230V, nó thò ra 4 dây nếu đấu nối tiếp thì R sẽ tăng gấp đôi đấu//, và ngược lại đấu // R sẽ giảm đi rất nhiều.
Với biến áp thường thì ta chỉ quan tâm đến cường độ dòng điện tác dụng lên tiết diện dây dẫn thôi.
Tính R của dây mà gặp mấy em quấn bằng dây nhôm thì có mà chết toi, nhưng vẫn có sản phẩm quấn bằng dây nhôm đó bác.
@ Dây em là dây 1,8mm, D/2 là 0,9mm
So sánh thì cũng nên so sánh đúng dòng của dây.
3000W/220V=13,6A srqt= 3,7; 3,7x0,7=2,6mm đây là quấn 1 dây
13,6/2=6,8A srqt = 2,6; 2,6x0,7=1,8mm đây là quấn 2 dây.
Tiết diện của dây 2,6mm=1,3x1,3=1,69mm2
Tiết diện của 2 dây 1,8mm=0,9x0,9x2=1,62mm2
Sự chênh nhau có đáng kể không bác?
 
Bên trên