Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Để trở thành người nghe giỏi (Phần 1)

0123123.jpg


HFVN - Việc nghe thẩm định – nghe để đánh giá chất lượng thiết bị audio bằng cách lắng nghe và phân tích – hoàn toàn khác với nghe thưởng thức.

Mục đích của nghe thẩm định không phải dành cho những trải nghiệm về âm nhạc mà để quyết định xem hệ thống hoặc thiết bị audio đó có âm thanh hay hay dở và lý do tại sao. Khi muốn kiểm chứng những gid đã nghe, người nghe nên xác định các giá trị cần được đánh giá với việc tái tạo âm thanh. Người nghe có thể sử dụng những thông tin đó để đánh giá và lựa chọn thiết bị, phối ghép nên hệ thống hoàn thiện.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHE THẦM ĐỊNH
Việc đánh giá dựa trên đôi tai là điều thiết yếu, bởi các thiết bị đo lường chưa đủ khả năng mô tả chất lượng trình diễn âm nhạc của các sản phẩm audio. Cơ chế nghe của con người nhạy cảm và phức tạp hơn trăm ngàn lần thiết bị kiểm định tiên tiến nhất. Dù thông số kỹ thuật là cơ sở đáng tin cậy để lựa chọn thiết bị, nhưng đôi tai mới là nhân tố phán quyết cuối cùng. Hơn nữa, sự khác biệt trong khả năng biểu đạt cảm xúc âm nhạc của mỗi thiết bị chỉ có thể cảm nhận theo cách chủ quan.

0127831.jpg


Nhiều người khi mới tiếp xúc với thiết bị tái tạo âm nhạc chất luộng cao thường đặt câu hỏi: “Dựa vào đâu để đánh giá thiết bị audio?” Đa phần tin rằng: chỉ cần dựa vào đo lường kỹ thuật là có thể đánh giá các yếu tố có liên quan đến khả năng trình diễn của sản phẩm. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu thiết bị đo lường làm được điều đó thì tạo sao vẫn cần những buổi nghe thẩm định nặng tính chủ quan do đôi tai người nghe quyết định?
Hơn nữa, thiết bị đo lường, kiểm tra và so sánh sản phẩm audio có xu hướng lượng hóa các yếu tố theo hai chiều: độ méo của sản phẩm, tần số đáp ứng, độ can nhiễu và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, nghe nhạc là trải nhiệm ba chiều mà độ phức tạp của nó cao gấp nhiều lần bất kỳ tập hợp số nào (kết quả quá trình lượng hóa). Làm sao người nghe có thể biến đổi các biểu thức toán học . Vật lý ra quyết định nên chọn ampli nào? Và liệu những biểu thức phức tạp ấy có lý giải được tại sao bản nhạc đó lại có thể khiến người nghe rung động đến mức gai người!

Dẫu có sử dụng bao nhiêu thiết bị đo lường tối tân, thì cũng không thể đo được mức độ biểu nhạc âm nhạc của các thiết bị audio. Nếu phải lựa chọn một trong hai đầu dọc CD làm người chơi nhạc trong 5 năm tới, tôi thà dùng 10 phút để nghe từng thiết bị trong phòng nghe còn hơn dùng 10 giờ với mỗi thiết bị trong phòng kiểm định. Đến thời điểm, các thiết bị kiểm định vẫn chỉ là công cụ thô sơ, thua xa bộ lão người.

Hầu hết người nghe có thể chỉ ra sự khác biệt giữa âm thanh hay âm thanh dở. Nhưng việc khám phá sản phẩm đó đạt yêu cầu về nhạc tính không, khả năng nhận biết và mô tả những điển khác biệt (dù nhỏ nhất) trong âm thanh.. đều là những kỹ năng cần rèn luyện.giống như các kỹ năng khác, khả năng nghe thẩm định sẽ được nâng cao thông qua thực hành: nghe càng nhiều, càng có thể cảm nhận được những điểm khác biệt nhỏ trong âm thanh do hệ thống tái tạo để từ đó mô tả sự khác biệt giữa trong âm thống của mỗi loại thiết bị và lý giải nguyên do.

PHẨM CHẤT CỦA AUDIOPHILE
Âm thanh hay đồng nghĩa với thỏa mãn về cảm xúc âm nhạc được tái tạo bởi hệ thống audio. Nếu ai đó mời bạn đến nhà thưởng thức hệ thống hi-fi, bạn có thể nhận thấy anh ta là người yêu nhạc hay người mê máy (chỉ tập chung vào âm thanh nhiều hơn là âm nhạc). Nếu anh ta bật nhạc thật to, liên tục đổi đĩa và các trach nhạc rồi sau 30 giây lại vặn nhỏ để dò nhận xét nhận định của bạn, chắc hẳn đây không thể là người yêu nhạc. Ở trường hợp khác, nếu anh ta hỏi bạn thích nghe loại nhạc gì và chọn chương trình để chơi với âm lượng vừa phải rồi ngồi cùng bạn nghe trong vài chục phút, rất có thể người đó đã có những phẩm chất mà một audiophile cần có hoặc đơn giản anh ta là người rất quan tâm đến âm nhạc. Trường hợp đầu tiên, người đó muốn gây ấn tượng với bạn bằng âm thanh. Trường hợp thứ hai, người đó muốn gây ấn tượng bằng hệ thống của họ, nhưng thông qua âm nhạc chứ không phải âm thanh khiến căn phòng rung động. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa người chơi máy và người yêu nhạc.
Ampli đèn điện tử có tên gọi “đèn single-end ba cực” là minh chứng tiêu biểu cho sự hạn chế của các công cụ đo lường trên khía cạnh hiệu quả về tái tạo âm nhạc của các thiết bị audio. Tất cả ampli đèn single-end ba cực đều cho kết quả đo tệ đến mức thảm hại với độ méo cao, công suất cực thấp (hầu hết dưới 10W/kênh) và chỉ có thể chơi với một số loa nhất định. Song chính loại ampli này lại cho âm thanh truyền cảm, mê hoặc không thể chối cãi.

01278312.jpg


Có nhiều người chỉ mới nghe nhạc được một lúc đã bình phẩm ưu/nhược của hệ thống. Rất có thể họ bị tác động bởi những âm thanh nhào nhoáng từ các show room hay ở nhà một người chơi máy nào đó. Khi bạn bắt đầu nghe nhạc ở nhà người khác hoặc cửa hàng audio, không nhất thiết phải bộc lộ quan điểm của mình về âm thanh. Hãy ngồi tĩnh nặng và tập trung nghe để âm nhạc (chứ không phải âm thanh) cho bạn thấy hệ thống đó hay đến mức nào.

Khi nghe cùng với một nhóm, bạn cũng không nên bị lung lay bởi ý kiến của những người xunh quanh. Tuy nhiên, nếu họ là những người nghe giàu kỹ năng, bạn nên cố gắng hiểu những gì họ đang bàn luận. Lắng nghe những mô tả, so sánh ý kiến của họ với cảm nhận của bạn. Song cũng không nên giữ khư khư những nhận định của người khác trong đầu. Ví như trong trường hợp bạn không cảm nhận được sự khác biệt giữa hai sợi dây tín hiệu, đừng ngại nói ra điều đó. Hơn nữa, bạn cũng lên thành thực bày tỏ ý kiến khi được hỏi về hệ thống nào đó mà mình được nghe. Nếu âm thanh dở, hãy cho họ biết bạn thấy nó dở.

Bất kỳ thiết bị audio nào cũng ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh đi qua. Một số sản phẩm bị sai âm khi thêm thắt những đặc tính không đáng có ví như tiếng treble sạn âm bass lùng bùng. Một số thiết bị khác lại khiến cho âm thanh bị hụt, chẳng hạn một cặp loa nhỏ không thể tái tạo những tần số cực thấp. Nếu nột số âm thanh nào đó của bản nhạc không được tái tạo chọn vẹn, tiền thức từ não bộ sẽ cho bạn biết âm thanh đó thiếu những yếu tố nào gì? Song bạn vẫn có thể thưởng thức âm nhạc một cách thỏa mái. Tuy nhiên, nếu hệ thống tái tạo lại thêm một số đặc tính cho âm thanh, bạn sẽ luôn bị ám ảnh rằng những gì bạn đang nghe là sản phẩm tái tạo, không phải “đồ thật”.

Một audiophile có kiến thức sâu rộng về âm nhạc và có kinh nghiệm về việc chúng được tái tạo như thế nào mới hiểu được tầm quan trọng của sự khác biệt (dù nhỏ nhất) trong việc tái tạo âm thanh của bộ dàn. Những cải thiện nhỏ có thể mang lại khác biệt khác biệt lớn trong màn hình diễn của hệ thống.

“BẪY” KHI NGHE THẨM ĐỊNH
Có một số điểm đáng quan ngại khi phát triển kỹ năng nghe thẩm định, đó là phân biệt giữa nghe thẩm định và nghe thưởng thức. Một khi đã tập trung toàn bộ tinh thần và dán định chất lượng âm thanh, bạn có thể dễ dàng quên mất lý do đã đưa mình đến thế giới của audio là âm nhạc, Điều này cũng có thể khiến bạn có thói quen không mấy dễ chịu, đó là hễ nghe nhạc là phải tập trung để đưa ra đánh giá xem đúngsai về âm thanh. Trong khi đó, thiết bị hi-and thường có màn trình diễn tốt đến mức người không cảm thấy sự hiện diện của các thiết bị phần cứng. Khi nghe nhạc để thưởng thức, người nghe thường không để ý đến thiết bị và quên việc nghe đánh giá. Chỉ nên chuyển sang trạng thái nghe thẩm định khi người nghe cần quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc luyện nghe để trở thành người nghe tinh. Một audiophile có bản lĩnh thường xuyên xác định được ranh giới giữa nghe thẩm định và nghe thưởng thức và biết khi nào nên vượt qua ranh giới đó.

01278314.jpg


Khi chúng ta cho tín hiệu đi qua thiết bị audio, thì kết quả đầu ra không bao giờ bằng tín hiệu gốc. Do đó, người chơi nên tối giản các linh kiện, thiết bị trong hệ thống, loại bỏ nhưng thiết bị điện tử không thực sự cần thiết giữa người nghe và âm nhạc.

Cũng có một nguy cơ tiền ẩn khác, đó là khi tiêu chuẩn về âm thanh theo đôi tai của bạn đã được nâng đến mức mà ở đó các thiết bị audio không đáp ứng được những chuẩn này thì bạn không thể thưởng thức âm nhạc chọn vẹn. Điều quan trọng là không thể để mong muốn trở thành audiophile cản trở thú vui thưởng thức âm nhạc của bạn vì bất kỳ lý do nào!

Nguồn: Hifvietnam.com
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Để trở thành người nghe giỏi (Phần 2)

0000hinh001.jpg


HFVN - Một trong những khó khăn lớn nhất của nghe thẩm định là tìm ra ngôn từ phù hợp để mô tả những cảm nhận và trải nghiệm trong quá trình nghe. Vốn từ mô tả những phẩm chất âm thanh không chỉ cần thiết trong việc truyền đạt lại những gì nghe được cho người khác mà còn giúp người chơi tự ghi nhận và thấu hiểu với những trải nghiệm của bản thân. Bài viết này đề cập đến những khái niệm và vốn từ vựng dùng để mô tả phẩm chất âm thanh của thiết bị audio.

Trước khi mô tả từng khái niệm cụ thể, chúng tôi muốn độc giả nắm được hệ thống thuật ngữ dùng để mô tả dải tần âm thanh. Dải tần số âm thanh mà tai người nghe thấy trải dài trên 10 quãng tám bắt đầu từ 16Hz đến 20kHz, có thể chia thành một số vùng cụ thể theo bảng dưới đây.

SỰ CÂN BẰNG VỀ GIỌNG (TONAL BALANCE)
Khía cạnh đầu tiên trong màn trình diễn âm nhạc của mỗi thiết bị mà người nghe cầu lưu tâm là sự cân bằng về chất giọng , sự hài hòa cân bằng giữa âm bass, mid hay treble của thiết bị đạt đến mức nào. Nếu âm thanh có xu hướng nhiều trele, có thể gọi là thiết bị thiên sáng. Nếu âm bass lấn át các dải khác, thiết bị đó được coi như có chất tiếng nặng. Ngược lại, nếu có quá ít âm bass, có thể coi thiết bị đó mỏng tiếng, nhẹ bass hoặc thiên cao. Sự cân bằng về giọng của thiết bị audio đặc biệt có ý nghĩa, thường ảnh hưởng lớn đến âm điệu của nó.

ÂM HÌNH (OVERALL PERSPECTIVE)
Thuật ngữ âm hình mô tả khoảng cách hiện hữu giữa người nghe và âm nhạc. Âm hình chủ yếu thể hiện khoảng cách giữa người trình diễn với microphone. Tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hưởng của các thiết bị tái tạo trong hệ thống. Một số thiết bị khiến màn trình diễn như vậy được đẩy lên phía trước, hướng đến người nghe. Trong khi đó, một số thiết bị khác lại có xu hướng kéo lùi sân khấu lại phía sau. Thiết bị có âm hình tiến thể hiện âm nhạc ở phía trước cặp loa, sản phẩm có âm hình lùi thể hiện âm nhạc hơi lùi về phía sau loa.

Một số thuật ngữ khác cũng được sử dụng để mô tả âm hình. Ví như từ khô (dry) thường dùng để mô tả âm thanh thiếu độ vang và không gian, nhưng cũng có thể hiểu được nếu ám chỉ âm hình hơi tiến. Một số cụm từ khác có thể dùng để mô tả âm hình tiến như: trực tiếp (immediate), sắc tiếng (incisive), tấn công (aggressive), chói lọi (vivid)… Những thuật ngữ đi kèm với âm hình lùi thường được dùng như: dịu (easygoing), nhẹ nhàng (gentle)…

0000hinh002.jpg


TIẾNG TREBLE
Tiếng treble hay là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống tái tạo âm nhạc chất lượng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều sản phẩm audio xuất sắc lại không thể thỏa mãn yêu cầu về nhạc tính bởi sự yếu kém trong phần trình diễn tiếng trele.

Những đặc tính của tiếng treble mà người chơi audio muốn tránh được thể bhiện qua những thuật ngữ như: sáng (tươi), rối, tiến, tấn công, cứng giòn, sắc, khô, nhợt, chuột, chói, đanh, rít, sạn…

Thiết bị audio có tiếng treble với những đặc điểm trên thường khiến người nghe cảm thấy không thoải mái trong quá trình nghe nhạc. Khi đó, người nghe có cảm giác như tiếng trle không hòa nhập với màn hòa âm tổng thể của bản nhạc, mà tách rời “một mình một điệu”. Trong trường hợp này, người nghe sẽ nhận biết tiếng treble như một thực thể riêng biệt mà không còn là yếu tố cấu thành nên âm nhạc. Một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề trên như: chất lượng của loa tweeter (loa treble) trong cặp loa, phòng nghe bị dội âm (cao) quá nhiều, các thiết bị nguồn digital (thường là đầu đọc CD), pre-ampli, ampli công suất, dây dẫn và nguồn điện bẩn, nhiễu.

Nhũng thuật ngữ được liệt kê sau đây thường dùng để mô tả tiếng trele hay như: mượt, ngọt, êm, mịn, nhẹ, dịu… Khi tiếng trele trở nên quá mượt, người ta thường sử dụng từ ướt át hay ủy mị để chỉ âm thanh của thiết bị. Có thể hiểu, những thuật ngữ như “mượt, ngọt và mịn” được sử dụng như sự khen tặng. Ngược lại, “ướt át, ủy mị” cho ta thấy tiếng treble đã vượt quá giới hạn cân bằng và thiết bị đã trở nên sai âm.

Những thiết bị có chất tiếng nhạt, đơn điệu, chậm, dày, hẹp và thiếu chi tiết thường có tiếng treble vượt quá mức mượt mà cần thiết. Một số thiết bị khác lại khiến màn trình diễn âm nhạc thiếu sức sống, khôg gian, độ mở, sự dàn trải nếu tiếng treble quá mềm. khi đó, âm nhạc chỉ được tái tạo trong phạm vi hẹp, thiếu độ mở và độ lớn.

Không gian của quãng tám cao nhất thể hiện sự (gần như) không có giới hạn trong độ mở của tiếng treble, khiến người nghe như thấy được lớp không khí bao xung quanh mỗi âm thanh nghe thấy từ nhạc cụ và giọng hát. Những hệ thống không tái tạo được quãng tám cao nhất thường không thể hiện được độ chi tiết của không gian âm nhạc.

Tiếng treble hay nhất giống với âm nhạc thực nhất. Để đạt tới điều này, tiếng treble phải giàu năng lượng. Vì như tiếng cymbal thật nghe rất mãnh mẽ mà không sạn hay bị khô. Âm thanh tái tạo chỉ được gọi là thành công khi loại bỏ những âm thanh mà trong nhạc sống không có. Hơn thế, tiếng treble phải là yếu tố cấu thành và hài hòa với tổng thể âm nhạc chứ không phải là thứ tiếng ồn ở dải tần cao khiến người nghe khó chịu.

Nguồn: Hifivietnam.com
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Setup AVR

Bác lựa giờ tương đối yên tỉnh, đóng của phòng lại, cho cái micro set up vào, rồi theo hướng dẩn trên màn hình mà cho nó auto set up.
Sau khi auto set up xong, bác vào chỉnh lại một ít ở tone level, sao cho center là +12dB, front và sur tầm +3 đến +5db.
Bass setting bác để LFE + main.
Speaker config: main là LARGE, các cái còn lại là SMALL
Vào trong phần set up cho stereo và direct: chỉnh lại bass setting là LFE.
Crossing over: main là full band, center và sur ở mức 80Hz.

Các bác xem tham khảo!
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

AVR Denon A1D và loa 4Ohm

Về lý thuyết thì AVR Denon A1D chỉ support cho loa từ 6Ohm đến 16Ohm, không support cho loa 4Ohm.
Về thực tế đã có vài bác ghép loa 4Ohm và AVR vẫn chạy đều...nhưng không biết có tốt không.
Theo mình thì không nên, cái gì mà sai với thiết kế cũng không tốt, bác muốn ép duyên vẫn được, nhưng cứ mỗi lấn ON máy lại lo nơm nớp thì còn tinh thần đâu mà xem phim và nghe nhạc.

mặc dùng oánh với loa 4ohm vẫn ok nhưng dòng qua AVR sẽ lớn hơn, AVR mau nóng hơn, giảm tuổi thọ hơn, nên cứ dùng đúng như A1D recommend từ 6-16ohm sẽ ổn hơn,thân!!!
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Chọn loa Surround:D

Hiện em đang có AVR Denon 2311, Front Jamo C607, Cen B&W HTM61, Sub Ya515 và đang tìm cặp loa Surround nào nghe hay hay 1 chút mà phù hợp với bộ dàn của em ở trên.
Trong đầu em hiện có các ứng cử viên sau: Klipsch S2 - JBL ES20 - B&W 685/686, Bose 161, JBL Control 3 và 5. Ngoài các loa trên, nếu các bác có biết loa nào hay thì đề nghị thêm cho em luôn thể.

Vote một phiếu cho JBL control.

Cảm nhận của mình như thế này về Klipsch S2 đây bác:
Thứ nhất là loa đa hướng nên làm surr tốt hơn bookshelf, loa surr mà đa hướng thì hiệu ứng rõ nhất cho tiếng đạn rít từ trước ra sau, xe chạy qua mặt, tên bắn ...
Thứ 2 Klipsch nổi tiếng treble leng keng (tractrix horn) nên nghe đao kiếm, kính vỡ, tiếng vọng xa xa ... nghe rõ và loảng xoảng
Bose 161 cũng là lựa chọn khá tốt vì có bát bắt tường có thể điều chỉnh hướng đc nhưng tiếng treble của Bose nghe hơi chói hơn ko sắc bén như Klipsch, giá rẽ hơn S2 và kiểu dáng cũng khá đẹp.
S2 mình mua từ lúc nguyên dàn mình xài toàn Klipsch, lúc đó mua mới theo giá Sơn Hà là 5 mil 5 và cảm thấy rất hài lòng với e nó nên vẫn giữ e nó làm surr đến h, dự định up e nó lên dòng reference RS 52 vẫn là Klipsch :)

FREQUENCY RESPONSE 83Hz - 23kHz +/-3dB

số nào càng nhỏ thì càng nên lấy

Bác tiểu thiếu gia nói đúng đấy. Thấp nhất mà tai người nghe được là 20Hz và cao nhất là 20000Hz (20Khz).
Nói chung với spec của Klipsch S2 thì chỉ nghe được từ trung âm trở lên thôi, không nghe được bass: cái này thì phù hợp để làm surround.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Vấn đề nóng hổi: Công suất của âm ly đèn

Khác với amply bán dẫn, amply đèn không cho tín hiệu từ đèn công suất ra thẳng loa mà từ đèn công suất dòng điện biến thiên đi qua bộ biến thế xuất âm thành dòng điện xoay chiều ra loa. Thường thì dòng điện từ đèn công xuất ra chỉ khoảng vài chục mA, nhưng khi đi qua biến thế xuất âm nó lên một vài ampe. Chính vì vậy con chim chích của chú Hiếu CS có 2,8w mà nó điều khiển cặp loa Tannon memory khủng long trong cuộc thi chim chích 2009.
 

anbinhdo

Well-Known Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Bác cara cũng nhiệt tình quá, rất chân thành cảm ơn Bác. Những bài viết rất hay và bổ ích
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Dân chơi âm thanh thi ampli đèn tự chế công suất thấp
Cuộc thi này của dân chơi âm thanh trong nước chỉ dành cho các ampli tự chế công suất hiệu dụng tối đa không vượt quá 5 Watt / 8 Ohm mỗi kênh.

Mấy ngày gần đây, giới chơi âm thanh trong nước nói chung và các dân chơi tự chế đồ âm thanh nói riêng đang nhộn nhịp chuẩn bị cho giải đấu Chim Chích Contest 2010, cuộc thi tài của các bộ ampli đèn tự chế có công suất nhỏ.

Anh Thủy LT, một audiophile lâu năm và hiện đang công tác tại Bưu điện Hà Nội chia sẻ với Số Hóa, "mình là người chơi âm thanh từ lâu rồi và cũng rất mê cái thú tự chế đồ âm thanh, cuộc thi đồ tự chế nào mình cũng tham gia hết cả". Lần thi này, dù công việc khá bận rộn nhưng anh Thủy cũng sắp xếp và dành thời gian để mang sản phẩm mang đi dự thi.

"Đi làm cả tuần bận rộn, người ta thì được nghỉ tới 2 ngày thứ bảy, chủ nhật mà thư giãn, riêng mình, mình ở nhà hì hục thiết kế mạch, tìm linh kiện, rồi lắp ráp làm đồ dự thi. Nhưng chỉ cần làm ra được một chiếc ampli hoàn chỉnh, rồi nó cất tiếng hát thì tự khắc cảm giác mệt mỏi cũng tan biến luôn, đó là cái thú thư giãn của người đam mê âm thanh mà", anh Thủy vui vẻ nói.

Cùng với anh Thủy, các thí sinh khác của miền Bắc sẽ bắt đầu tham dự vòng loại diễn ra vào sáng chủ nhật, 23/5 tới để chọn ra 5 mẫu xuất sắc, đem vào vòng chung kết tại thành phố Hồ Chí Minh sau đó 2 tuần.

vsewx1274503508.jpg

"Chim chích" của một thí sinh miền đến từ miền Nam. Ảnh: Vnav.


Vẫn như mọi năm, cuộc thi ampli tự chế năm nay được tổ chức bởi mạng Nghe Nhìn Việt Nam - VNAV, nơi quy tụ hầu hết giới chơi âm thanh của cả nước. Tuy nhiên, khác với SUMO contest của các năm trước, năm nay, để tôn vinh các mẫu ampli có công suất nhỏ, cuộc thi mang tên là "Chim Chích", loại chim bé nhất trong họ nhà chim.

Không giống như các loại ampli công suất lớn, ampli đèn dạng "chim chích" là thiết bị dành cho những chiếc loa có độ nhạy cao từ 95 Db trở lên, đó loa còi, loa hát hay loa toàn dải. Bởi vậy, ban tổ chức yêu cầu thí sinh tham gia phải mang đến cuộc thi những mẫu ampli có công suất hiệu dụng không vượt quá mức 5 Watt / 8 Ohm mỗi kênh, cùng với công suất tiêu tán ở mỗi bóng không được quá 15 Watt.

Chính vì quy định chặt chẽ về công suất của thiết bị, một số thi sinh ráp xong ampli, mang nộp ban tổ chức rồi vẫn bị trả về vì lỡ quá mức 15 Watt một chút xíu. Tuy nhiên, vì lòng đam mê với âm thanh, những "chú chim" bi loại nhanh chóng được người chơi thay thế thiết bị, lắp ráp lại cho đủ tiêu chuẩn rồi tiếp tục lên đường, chờ ngày thi đấu chính thức

Nguồn
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Thấy các anh em bàn luận về "chim chích", rồi lại "thần đèn", em cũng lọ mọ bên vnav lôi cái cuộc thi Ampli đền Chim Chích 2010 để anh em ai chưa biết thì cũng không thắc mắc.

Music_addicted đã viết:
Được sự ủy quyền của BQT VNAV, BTA sẽ tổ chức vòng chung kết cuộc thi Ampli đèn Chim Chích 2010.

Thành phần tham dự bao gồm 10 thí sinh đã vượt qua vòng loại tại miền bắc và miền nam hôm qua ngày 23/5/2010.

Kết quả vòng loại phía bắc Chim Chích Contest 2010:

1/ ttanh HLGA
2/ quanghao
3/paloma
3/ haivan9880
5/ hkthienthanh

Kết quả của vòng loại Miền Trung và Miền Nam:

1.Tliem.
2.Teablue.
3.Dinhthuy.
4.Hoaico.
5.SixL6.

THỜI GIAN: 9G SÁNG NGÀY 6/6/2010
ĐỊA ĐIỂM: QUÁN KK SỐ 11 NGUYỄN VĂN TRỖI, P12, PHÚ NHUẬN (DƯỚI CHÂN CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI)


BỘ GIÀN THAM CHIẾU:
CDP: Esoteric 50W
Ampli tham chiếu: Sun Audio 2A3
Loa: Tannoy Memory HE 15"
Bài hát thi: cập nhật sau

Thành phần ban giám khảo: sẽ bao gồm 4 người, thông tin cụ thể sẽ thông báo sau.
Cách thức chấm điểm: theo hình thức blind test, thí sinh nào có số điểm cao nhất sẽ đoạt giải 1,2,3.

hạng 1 : bộ dây loa Kimber 8TC - 320 usd
hạng 2 : bộ dây tín hiệu Blue Heaven - 230 usd
hạng 3 : bộ dây nguồn Pangea AC-9 - 125 usd


Kính mong sự tham dự đông đủ của các thành viên VNAV!

file.php


file.php


file.php


Kết quả

metalhead đã viết:
Giải nhất: AD1 HLGA
Giải nhì: Đinh thuy
Giải ba: Teablue 2A3

file.php


file.php
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Và đây là cuộc thi VNAV's SUMO Contest 2010

Virgo đã viết:
Kính thưa các bác.
VNAV's SUMO Contest đã trở thành cuộc thi thường niên và luôn là cuộc thi được cộng đồng Audio trong và ngoài VNAV quan tâm nhất. Thay mặt BTC, xin được công bố Thể lệ của cuộc thi năm nay như sau :


THỂ LỆ CUỘC THI AMPLI ĐÈN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT LỚN NĂM 2010

I. Thời gian, địa điểm tổ chức (chung kết):

1. Thời gian: Thứ Bảy, ngày 18 tháng 12 năm 2010
2. Địa điểm: tại Hà Nội (địa điểm cụ thể Ban Tổ chức sẽ thông báo sau)

II. Đối tượng tham dự:

1. Tất cả các thành viên của mạng Nghe nhìn Việt Nam (VNAV) và các tổ chức, cá nhân quan tâm đều có thể gửi sản phẩm tham dự cuộc thi, với số lượng đăng ký không quá 01 sản phẩm. Đối với các hội, nhóm đang sinh hoạt trên VNAV có thể đăng ký tối đa 02 sản phẩm chung của hội, nhóm. Các trường hợp ngoại lệ khác có thể được Ban Tổ chức xem xét nếu có lý do thuyết phục.

2. Thành viên Ban giám khảo và Ban kỹ thuật không được tham dự cuộc thi.

III. Sản phẩm dự thi:

1. Quy định chung:

1.1. Sản phẩm dự thi là các ampli đèn điện tử (tube amplifier) được lắp ráp thủ công ở Việt Nam (không phải là sản phẩm thương mại), sử dụng toàn bộ bóng đèn điện tử ở các vị trí khuếch đại.

1.2. Sản phẩm dự thi không phải là sản phẩm đã từng tham gia các kỳ thi của VNAV được tổ chức trước thời điểm phát động cuộc thi này.

2. Quy định cụ thể về điều kiện kỹ thuật của các sản phẩm dự thi:

2.1. Đối với ampli dùng biến thế xuất âm (OPT) ở đầu ra:

- Sử dụng bóng công suất có mức công suất tiêu tán tối đa tại mỗi anode ở chế độ class A theo datasheet của nhà sản xuất không thấp hơn 50W;

- Đạt công suất hiệu dụng từ 15W trở lên đối với ampli single-ended và từ 50W trở lên đối với ampli push-pull.

2.2. Đối với ampli không dùng biến thế xuất âm (OTL):

- Đạt công suất hiệu dụng từ 15W trở lên đối với ampli Single-ended và từ 30W trở lên đối với ampli push-pull.

2.3. Các sản phẩm dự thi không đạt đủ điều kiện về tính an toàn và không đáp ứng các thông số kỹ thuật cơ bản sẽ không được tham dự cuộc thi. Ban kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ đối với tất cả các sản phẩm đăng ký trước khi chính thức diễn ra cuộc thi.

3. Đăng ký, tiếp nhận và vận chuyển thiết bị:

3.1. Chủ sở hữu sản phẩm dự thi có trách nhiệm đăng ký tham dự và gửi bản đăng ký theo mẫu kèm theo về Ban Tổ chức trước ngày 30 tháng 10 năm 2010. Các sản phẩm đăng ký sau ngày 30 tháng 10 năm 2010 sẽ không được xem xét tham gia cuộc thi.

3.2. Chủ sở hữu sản phẩm dự thi có trách nhiệm vận chuyển sản phẩm của mình đến địa điểm tổ chức cuộc thi, kiểm tra tình trạng hoạt động của sản phẩm trước khi bàn giao cho ban tổ chức và tự chịu trách nhiệm về vận chuyển sản phẩm sau khi kết thúc cuộc thi. Ban Tổ chức có thể hỗ trợ việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản sản phẩm dự thi đối với các trường hợp ở xa.

IV. Phương thức tổ chức thi, chấm điểm và giải thưởng:

1. Phương thức tổ chức thi:

1.1. Trong trường hợp số lượng đăng ký tham dự của mỗi khu vực (miền Bắc và miền Nam) lớn hơn 10 sản phẩm, Ban tổ chức sẽ tổ chức vòng sơ loại để chọn mỗi khu vực 05 sản phẩm tốt nhất tham dự vòng chung kết tại Hà Nội vào ngày 18/12/2010.

1.2. Trong trường hợp số lượng sản phẩm đăng ký ở mỗi khu vực không quá 10 sản phẩm, Ban Tổ chức sẽ chỉ tổ chức 1 cuộc thi duy nhất tại Hà Nội vào thời gian như trên.

2. Chấm điểm và đánh giá chất lượng sản phẩm:

2.1. Ban giám khảo thực hiện việc chấm điểm các sản phẩm bằng phương pháp nghe thẩm định; giám khảo không trực tiếp nhìn thấy sản phẩm đang được trình diễn (blind test). Điểm chung cuộc của từng sản phẩm là điểm trung bình cộng của các giám khảo đối với sản phẩm đó.

2.2. Ban kỹ thuật thực hiện việc đo đạc các thông số kỹ thuật cơ bản của các sản phẩm bằng các thiết bị hỗ trợ; phát hiện và kiến nghị loại bỏ những sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật như quy định của cuộc thi; hỗ trợ Ban Giám khảo xác định các sản phẩm đạt các giải thưởng phụ của cuộc thi.

3. Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi:

3.1. Giải chính thức:

- 01 giải nhất, kèm Cúp và tiền thưởng 5 triệu đồng;
- 01 giải nhì, kèm Cúp và tiền thưởng 3 triệu đồng;
- 01 giải ba, kèm Cúp và tiền thưởng 2 triệu đồng.

3.2. Giải phụ:

- 01 giải cho sản phẩm có thiết kế (design) đẹp nhất;
- 01 giải cho sản phẩm có kỹ thuật thi công tốt nhất;
- 01 giải cho sản phẩm có thông số kỹ thuật tốt nhất.

Loa tham chiếu JBL K2 9900

file.php


Danh sách người dự thi: tính đến 4/10/2010
metalhead đã viết:
1. Супер: amply ГМ-70 PP.
2. Hội khăn rằn : 845SE - "Khi người mẫu cất tiếng "
3. Anh Hiệp : "Lục mạch thần kiếm " 845SE mỗi bên 6 cây
4. SixL6: 845SE " Thấy nhiều bác chơi SE nên em mạnh dạn"
5. trinhngoc293: GU-13 SE "Niềm tin và hy vọng"
6. BTA: GM70PP "BTA - ATAC"
7. hkthienthanh: 813 PP
8. GVTeam SE - GK71 PP
9. Bachthutri: 811 - PP - kích ClassD
10. An-haiphong :6C33C-Circlotron
11. Tuan_Anh: 8x3 SE (x là ẩn số nhưng em biết .)
12. Tuân Mouse:GM70PP
13. metalhead: ГМ-5Б PP
 

PNCHD

New Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

báo cáo các bác HD QN, bác có nick là: hkthienthanh là thần đèn tỉnh ta đây, lần này bê cặp mono 813 pp đi tham dự, đang tìm xem tỉnh ta có bác nào có cặp loa JBL tương tự với cặp loa tham chiếu để thử trước khi thi đây . cuộc thi chim chích lần trước bác này đã đc giải, hy vọng lần này làm cái nữa cho rạng danh tỉnh nhà. :D
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

YANNI VOICES – YANNI

yanni_header_894x800.jpg


HFVN - Album thứ 14 này đã đánh dấu sự trở lại sau 6 năm “im hơi lặng tiếng” của nghệ sĩ tài danh người Hy Lạp. Chất nhạc không có nhiều thay đổi so với thời Yanni làm cả thế giới đắm say cùng album Live At Acropolis: mạnh mẽ, biến hóa, đầy màu sắc. Âm thanh và giai điệu trong Yanni Voices giàu hình ảnh, pha trộn âm hưởng phương Đông, đưa người nghe vào không gian huyềnn bí đầy mê hoặc. Tiếng hát của các ca sĩ dường như chỉ tô điểm thêm cho album bởi riêng phần hòa tấu đã quá xuất sắc, dù giới phê bình nhận định: “Âm nhạc của yanni rất đáng được hát”, chứ không chỉ dừng lại ở thể loại không lời. Các bản nhạc trong album khá liền mạch và xuyên suốt theo ý đồ định trước, nên có thể coi đây là một concept album.
Cũng như Symphony: Live in Vienna của Sarah Brightman, bạn nên sở hữu cả DVD của album này. Yanni Voices không chỉ dành cho Fan trung thành của Yanni mà cả những người yêu thích dòng nhạc hòa tấu đương đại.


Danh sách bài hát

1. Omaggio (Tribute)
2. The Keeper
3. Our Days
4. Never Leave the Sun
5. Before the Night Ends
6. 1001
7. Mas Alla
8. Unico Amore (Enchantment )
9. Vivi Il Tuo Sogno (Almost a Whisper)
10. Orchid
11. Set Me Free
12. Kill Me With Your Love
13. Mi Todo Eres Tu (Until the Last Moment)
14. Ritual De Amor (Desire)
15. Moments Without Time
16. Nei Tuoi Occhi (In the Miror)
17. Amare Di Nuovo (Adagio in C Minor)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Yanni

yanni3.jpg


Yanni tên khai sinh là Yiannis Hrysomallis, sinh ngày 14/11/1954 tại Kalamata, Hy Lạp. Ông đã tự học và trở thành nghệ sĩ đàn piano, keyboards và là một nhạc sĩ. Ông rời khỏi quê nhà vào năm 18 tuổi và đã học đại học Minnesota ở Mỹ theo ngành tâm lý học và đã ở Mỹ trong hơn 2 thập kỷ. Sau khi chơi keyboards cho một ban nhạc địa phương như Chameleon, thì ông chuyển đến California. Năm 1987, ông thành lập một ban nhạc nhỏ, với thành viên lâu dài như Charlie Adams (tay trống của đội) và John Tesh để bắt đầu trình diễn những album đầu tiên của ông như Keys to Imagination, Out of Silence, and Chameleon Days. Ông bắt đầu thu được một vài danh tiếng với album Dare To Dream (1992) và tiếp đó là album In My Time. Và thành công vượt bật của ông thể hiện qua việc ông phát hành album Yanni Live At Acropolis, đây là live show của ông do một nhạc sĩ ngời Iran Shahrdad Rohani dàn dựng cảnh quay, và live show này đã trình diễn vào ngày 25/9/1993 tại nhà hát cổ Herodes Atticus, ở Athens, Hy Lạp. Live show này cho thấy rằng đây là một buổi diễn có một không hai và video này bán chạy nhất mọi thời đại. Một trong số những tác phẩm trong live show này là "Acroyali/Standing in Motion" đã được dư luận nhìn nhận rằng có tác dụng về âm nhạc của Mozart (Mozart Effect). Ông đã trình diễn các Live Show của ông cho hơn 2 triệu người trong 20 quốc gia trên thế giới. Đến nay, ông đã có được 35 dĩa vàng và bạch kim, và đã bán được hơn 20 triệu bản. Những bản nhạc của ông thường được nghe thấy trên các kênh truyền hình, những sự kiện thể thao... Năm 1997, ông là một trong số ít những nghệ sĩ đã có live show tại Ấn Độ. Một live show gần đây nhất của ông mang tên Yanni Live! The Concert Event (trình diễn năm 2004 tại Las Vegas và phát hành vào năm 2006) lại càng khẳng định tên tuổi của ông trong dòng nhạc New Age

Tiểu sử

Yanni tự học piano bộc lộ rõ tài năng âm nhạc của chính mình qua những lời thuật lại của những thành viên trong gia đình ông. Năm 18 tuổi, ông di cư đến Mỹ và học đại học Minnesota và đã lấy được bằng cử nhân về môn tâm lý học. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình, mặc dù ông lúc này chưa biết đọc nốt, và chưa qua một lớp đào tạo nào hẳn hoi.

Khi còn là sinh viên tại trường đại học Minnesota, ông đã tham gia một nhóm đầy hứa hẹn là Chameleon, tại đây ông cũng gặp được Charlie Adams (là người đánh trống của ông sau này).

Yanni cuối cùng trở nên nhàm chán với thể loại nhạc rock and roll nên đã dời tới Los Angeles, thành lập một ban nhạc nhỏ bao gồm Charlie Adams và John Tesh. Âm nhạc của ông thường được gọi là nhạc hiện đại New Age nhưng ông vẫn thích được gọi là âm nhạc đương đại (contemporary instrumental) hơn.

Năm 1992, ông phát hành album Dare To Dream với bản Aria. Năm 1993, phát hành album In My Time.

Live at the Acropolis

Bứt phá ngoạn mục nhất của ông đến khi ông phát hành album và video Yanni Live at the Acropolis vào năm 1994. Live show này được trình diễn vào ngày 25 tháng 9 năm 1993 tại nhà hát cổ có niên đại khoảng 2000 năm Herod Atticus ở Athens, Hy Lạp. Đây là album Live Show đầu tiên của Yanni đã sử dụng hết toàn bộ dàn nhạc giao hưởng theo sự giám sát của Shardad Rohani. Live show này đã được 48 kênh truyền hình trên toàn thế giới ghi lại và nhanh chóng trở thành một trong số những chương trình yêu thích nhất. Live show này đã có mặt trên 65 quốc gia và đã trở thành một album best-selling.

Bài Acroyali/Standing in Motion đã chịu ảnh hưởng nhạc của Mozart (Mozart Effect) bởi vì nó giống bản K448 của Mozart cả về tốc độ, âm hưởng, giai điệu, và có thể được đoán trước.

Tribute

Tháng 3 năm 1997, ông đã trình diễn tại Ấn Độ và trở thành một trong số ít những nghệ sĩ trình diễn tại đền Taj Mahal, Ấn Độ. Vài tháng sau, ông đến Trung Quốc và đã có một buổi diễn hoành tráng trước Tử Cấm Thành. Từ 2 live show này của ông, ông đã phát hành album Tribute vào năm 1997. Khác với những album live show khác của ông, trong album này ông chỉ trình bày những tác phẩm nhẹ nhàng, lương thiện chứ không mạnh mẽ như các album live show khác. Trong album này, đặc sắc nhất là ở 2 bài: Adagio In C Minor (tại Taj Mahal, Ấn Độ) và Nightingale (tại Tử Cấm Thành, Trung Quốc).

Trong bài Adagio In C Minor ông đã sử dụng thuần thục những khí cụ trong dàn nhạc giao hưởng. Qua bản này, nhiều người hâm mộ đã so sánh ông với các nhạc sĩ cổ điển như Bach, Mozart, Beethoven...

Bài Nightingale một lần nữa lại thấy sự tái hiện của sáo - Một nhạc cụ truyền thống của các nước phương Đông. Người thổi sáo (Pedro Eustache) đã làm rất tốt trong bài này làm cho bao trái tim khán giả cuốn theo.

Yanni Live! The Concert Event!

Năm 2000, ông phát hành album If I Could Tell You. Đây là album studio trong suốt 7 năm trời nhằm thoả lòng mong chờ của khán giả toàn thế giới


Năm 2003, album Ethnicity được phát hành. Album này lại càng khẳng định tên tuổi của ông trên thị trường nhạc Quốc Tế.

Khi ông đến Las Vegas ông đã trình diễn tại khu resort và casino Mandalay Bay vào ngày 6 tháng 11 năm 2004. Và album live show này được phát hành vào tháng 8 năm 2006. Album mang tên Yanni Live! The Concert Event!. Quả thật, đúng như tên gọi, đây là một live show như một sự kiện: hơn 100 kênh truyền hình trên toàn thế giới đã quay lại live show này.

Danh sách các album phát hành

Studio albums
1980 Optimystique (tái phát hành năm 1984)
1986 Keys to Imagination
1987 Out of Silence
1988 Chameleon Days
1989 Niki Nana
1990 Reflections of Passion
1991 In Celebration of Life
1992 Dare to Dream
1993 In My Time
2000 If I Could Tell You
2003 Ethnicity
2009 Voices và Voces (tiếng Tây Ban Nha)

Live albums
1994 Yanni Live at the Acropolis
1995 Yanni Live at Royal Albert Hall
1996 Yanni One on One
1997 Tribute
2006 Yanni Live! The Concert Event
2009 Yanni Voices Live In Concert (From the forum at Mundo Imperial in Acapulco)

Soundtracks
1988 Steal the Sky
1988 Heart of Midnight
1989 I Love You Perfect
1990 She'll Take Romance
1990 When You Remember Me
1990 Children of the Bride
1994 Hua qi Shao Lin

Compilations
1992 Romantic Moments, BMG
1997 Devotion (The Best of Yanni), Private Music
1997 In The Mirror, Private Music
1999 The Private Years, Private Music
1999 Love Songs, RCA Victor
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Yanni - huyền thoại âm nhạc của Hy Lạp

yanni_press_photo2.jpg


Nhạc Yanni là hỗn hợp âm thanh đa dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Người nghe như phảng phất các bản thánh ca của thổ dân châu Mỹ, những làn điệu châu Phi và cả âm sắc châu Á. Yanni còn vận dụng các nhạc cụ truyền thống của nhiều dân tộc trên khắp thế giới một cách tài tình mà người nghe vẫn thấy hợp lý. Đó là đàn hạc của Paraguay, trống tabla của Ấn Độ, duduk của Mỹ, didgeridoo của Australia...

Yanni có tên đầy đủ là Yanni Chrysssomalist, sinh năm 1954 tại Kalamata, một tỉnh nhỏ của Hy Lạp. Được cha mẹ khuyến khích, cậu bé Yanni đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ nhưng tình yêu âm nhạc chỉ ngấm ngầm chảy trong người cậu. Năm 18 tuổi, khi nhập cư vào Mỹ, theo học ngành tâm lý học, niềm đam mê cũ đột ngột trỗi dậy, thôi thúc Yanni hơn bao giờ hết.

Album đầu tay Optimystique (1980) với số lượng tiêu thụ 20 triệu bản quả là đáng nể. Dù thành công lớn với Optimystique, các băng đĩa của Yanni hiếm khi được phát trên các đài phát thanh tại Mỹ hay nước ngoài, cho đến khi anh trở lại quê nhà để ghi âm album Live at the Acropolis. Buổi diễn dưới bóng ngôi đền Parthenon 2.500 năm tuổi quả là việc mạo hiểm. Không có một nhà tài trợ nào, Yanni vét sạch vốn liếng tích cóp bao năm tại Mỹ để làm một chương trình hòa nhạc lớn chưa từng có, với mục đích tạo cú hích lớn, mở ra một thị trường âm nhạc mới. Đáng mừng Live at the Acropolis trở thành một trong những băng hình best-seller. Ngay cả Yanni cũng không ngờ, cuộc mạo hiểm tại quê nhà lại thành công đến vậy.

Rồi Yanni nhận ra, dường như anh chỉ thành công vang dội khi trình diễn tại những vùng đất, địa danh gắn liền với lịch sử. Sau Acropolis ở Hy Lạp, Yanni tổ chức hòa nhạc tại đền Taj Mahal linh thiêng của Ấn Độ và Tử Cấm Thành uy nghi của Trung Quốc. Hai buổi trình diễn này đã mang lại thành công cho băng video năm 1997 và album Tribute. Album mới nhất của Yanni, Ethnicity, trình làng một sự pha trộn đầy thú vị, điểm nhấn của album là một bản dân ca truyền thống của Hy Lạp Jiva-Eri do Yanni thể hiện, là câu chuyện về những đứa trẻ rời xa gia đình để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bên cạnh CD mới phát hành, những người hâm mộ thích tìm đọc tác phẩm tự thuật Yanni in words. Quyển sách kể về những chuyển biến để Yanni trở thành một ngôi sao quốc tế, chuyện tình với ngôi sao truyền thông Mỹ Linda Evans, triết lý sống và cả âm nhạc của Yanni nữa.

Nguồn
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Mantovani

Annunzio Paolo Mantovani (15/11/1905-29/3/1980) Sinh tại Venice, Veneto, Italy - mất tại Tunbridge Wells, Kent, England.

mantovani2.jpg


mantovani+-+golden+hits.jpg


Discography (On London Label ONLY)
Popular music
Plays The Music Of Romberg, London LL 1031, 1954
Song Hits from Theatreland, London 125, 1955
Plays The Immortal Classics, London LL 877, 1956
Music from the Films, London 112
Waltz Encores, London 119
Film Encores, London 124, 1957
Gems Forever, London 106, 1958
Continental Encores, London 147, 1959.
Film Encores, Vol. 2, London 164, 1959
The Music of Victor Herbert and Sigmund Romberg, London 165, 1960
The Music of Irving Berlin and Rudolf Friml, London 166, 1956
The American Scene, London 182
Songs to Remember, London 193, 1960
Great Theme Music (Music from "Exodus"), London 224, 1961
Theme from "Carnival", London 3250, 1961
Themes from Broadway, London 242
American Waltzes, London 248
Moon River, London 249, 1962
Selections from "Stop the World - I Want to Get Off" and "Oliver", London 270
Latin Rendezvous, London 295
Manhattan, London 328, 1963
Folk Songs Around the World, London 360
The Incomparable Mantovani, London 392
The Mantovani Sound, London 419, 1965
Mantovani Olé, London 422
Mantovani Magic, London 448, 1966
Mantovani's golden hits, Decca 1967 SKL 4818
Mr. Music, London 474, 1966
Mantovani/Hollywood, London 516
The Mantovani Touch, London 526, 1968
Mantovani/Tango, London 532
Mantovani ... Memories, London 542
The Mantovani Scene, London 548, 1969
The World of Mantovani, London 565, 1969
Mantovani Today, London 572, 1970
From Monty with Love, London 585-586, 1971
Annunzio Paolo Mantovani, London XPS 610, 1972
An Evening with Mantovani, London 902, 1973
The Greatest Gift Is Love, London 913, 1975

Semi-classical music
Strauss Waltzes, London LL 685, 1953
Strauss Waltzes, London 118 1958
Concert Encores, London 133
Operetta Memories, London 202
Italia Mia, London 232, 1961
Classical Encores, London 269
The World's Great Love Songs, London 280
Mantovani in Concert, London 578

Christmas and religious music
Christmas Carols, London 142, 1954
Songs of Praise, London 245
Christmas Greetings, London 338
Christmas Carols, London LL 913
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Andrea Bocelli (sinh 22 tháng 9 1958) là một nam ca sĩ người Ý nổi tiếng với chất giọng nam cao. Ông bẩm sinh có tật ở mắt, và hoàn toàn mù năm 12 tuổi vì tai nạn. Từ khi bắt đầu sự nghiệp năm 1994 với album đầu tay Il mare calmo della sera, ông đã có hơn chục album nhạc pop và nhạc cổ điển. Số lượng album của ông đã vượt mốc 70 triệu bản được bán ra trên toàn cầu.

Bocelli.jpg


Album
Il mare calmo della sera (1994) P.B #19
Bocelli (album) (1995) P.B #1, (1996) All #1
Viaggio Italiano (1996) All #15
II mare calmo della sera (1996) Redistribution All #40
Romanza (1996) E.U #35, R.U #6, P.B #1
Aria, The Opera Album (1997) E.U #59, R.U #33
Hymn for the World (1997)
Viaggio italiano (1998) Redistribution P.B #8, E.U #153, R.U #55
Hymn for the World 2 (1998)
Sogno (1999) #4 E.U, #4 R.U
Sacred Arias (1999) #22 E.U, #20
Verdi (album) #23 E.U, #2 ITA, # 17 R.U
Cieli di Toscana (2001) #11 E.U, #3 R.U, #3 ITA
Sentimento (2002) #12 E.U, #7 R.U, #13 ITA
Viaggio italiano (2003) Redistribution R.U #24
Andrea (album) E.U #16, R.U #19, ITA #6
Amore (2006) E.U #3, R.U #4, P.B #1, ITA #2
The Best of Andrea Bocelli: Vivere (2007)E.U #9 R.U #4
Incanto (2008)
My Christmas (2009)
 

PNCHD

New Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

kiếm đâu ra những cd này nghe cho đã nhỉ.:D
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Những giai điệu bí ẩn của Secret Garden

38441.jpg

Fionnuala Sherry (trái) và Rolf Lovland trên sân khấu và trong đời thường

TTCN - Bạn đang cần âm nhạc để xóa tan những căng thẳng và áp lực công việc thường ngày nhưng lại không muốn nghe nhạc cổ điển hàn lâm; hãy dành đôi phút để đến với khu vườn âm nhạc bí ẩn của Secret Garden.
Những nốt nhạc dịu êm như nhung, nhẹ nhàng như con suối nhỏ của nhóm nhạc new age này sẽ có ích với bạn nhiều hơn thuốc giảm stress…

Secret Garden gồm hai thành viên, được thành lập cách đây đúng mười năm (1994). Trước đó, Rolf Lovland (nam) đã được biết đến như một nhà viết nhạc xuất sắc nhất của Na Uy, từng đại diện Na Uy dự thi Eurovision 1985 và đoạt giải quán quân; còn Fionnuala Sherry (nữ), người Ireland, đã biết chơi violin từ khi lên tám và đã có thâm niên 10 năm trong dàn nhạc giao hưởng.

Với gương mặt khả ái, Fionnuala còn được nhiều lần xuất hiện trên các phim truyền hình của kênh truyền hình quốc gia Ireland. Ngoài ra, cô còn được mời ghi âm nhạc nền cho nhiều phim của Hollywood như The river runs wild, A room with a view và The mask. Chính tại đây cô đã tình cờ gặp được Rolf Lovland. Thế là một nhóm nhạc tài năng ra đời.

Mười năm hoạt động, Secret Garden đã chinh phục công chúng ở 80 quốc gia khác nhau chỉ với bốn album: Songs from a secret garden (1995), White stones (1997), Dawn of a new century (1999), Once in a red moon (2002) và một đĩa tuyển tập những tác phẩm xuất sắc Dreamcatcher - The best of Secret Garden (2001).

Mỗi album đều mang những nét độc đáo riêng; đáng chú ý nhất là đĩa White stones, được sáng tác dựa trên nội dung câu chuyện cổ tích Hai đứa bé tìm cha, với những dòng gửi đến người yêu nhạc ở đầu album: “Ngày xửa ngày xưa, có hai đứa trẻ nghe được cha mẹ mình bàn tính sẽ bỏ hai em trong rừng rậm vì họ không còn khả năng làm ra miếng ăn nữa. Hai đứa trẻ thông minh đã nhặt những viên sỏi trắng và rải trên đường đi. Đêm đến, ánh trăng chiếu sáng và những viên sỏi trắng hiện rõ trước mắt… và thế là câu chuyện về Hansel và Gretel tìm cha đã bắt đầu. Hãy xem mỗi khúc nhạc trong album như những viên sỏi trắng kia. Hãy lắng nghe và nó sẽ dẫn bạn vào khu rừng bí ẩn của riêng các bạn”.

38443.jpg

Đêm diễn của Secret Garden trong lễ trao giải Nobel hòa bình 1999

Secret Garden đã khéo léo dẫn dắt người nghe vào từng tình tiết của câu truyện chỉ với ba nhạc cụ: trống, piano và violin. Cuộc hành trình đi tìm cha của Hansel và Gretel - hai nhân vật chính trong truyện - cũng sẽ khó phai trong tâm trí những ai đã một lần đọc qua và một lần được nghe Secret Garden kể lại bằng âm nhạc.

Tuy là nhà sáng tác nhưng Rolf đã hào phóng nhường cho Fionnuala giữ nhịp ở hầu hết các track trong album đầu tiên. Kết quả Songs from a secret garden đã thấm đượm những giai điệu hiền hòa, bí ẩn và sâu lắng như chính tên album - khúc nhạc từ khu vườn bí ẩn. Với lời đề tựa đầu album: “Đâu đó trong con người của chúng ta hiện hữu một khu vườn bí mật. Đó là nơi chúng ta có thể nương náu khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt, nơi chúng ta có thể trầm ngâm và suy nghĩ. Nhiều năm qua, tôi đã đến khu vườn bí ẩn ấy của riêng tôi, mong rằng sẽ tìm ra được những giai điệu hài hòa. Những khúc nhạc trong CD này là những gì tôi góp nhặt được từ khu vườn ấy. Năm 1994, tôi đã gặp được nghệ sĩ vĩ cầm người Ireland Fionnuala Sherry, người đã cất lên tiếng hát trong những khúc nhạc của tôi”.

Rolf đã chứng minh sự hào phóng của mình là đúng đắn khi nhạc phẩm Nocturne, với giọng hát mang âm vực cao và trong trẻo của Fionnuala, đã mang về cho Secret Garden giải nhất cuộc thi Eurovision 1995.

Ở hai album Dawn of a new century và Once in a red moon, giọng ca ấm áp của Rolf, vốn được anh giữ kín nhiều năm, cũng bắt đầu được đưa vào đĩa nhạc. Với Dreamcatcher, The Prayer, Sona, hai giọng ca một trầm một bổng nhưng vẫn có thể hòa quyện vào nhau, quấn quít nhau như không thể chia cắt. Cũng không thể không kể đến You raise me up -khúc nhạc xoáy sâu vào góc cạnh tinh thần của tình bè bạn. Cũng không nên bỏ qua phút giây bình yên trong làn cỏ xanh mát và con sóng hiền hòa của biển cả với bản Greenwaves, hay cảnh bình minh sáng chói trong Gates of dawn.

Đến với nhiều nhạc phẩm khác, có cảm giác như Secret Garden “bắt” người nghe phải tự tìm tòi và khám phá khu vườn bí ẩn của họ. Và chỉ những ai mang cùng nhịp đập tâm hồn với Rolf và Fionnuala mới có thể hiểu hết cảm xúc mà họ ẩn giấu sau những nốt nhạc. Âm nhạc của Secret Garden, vì thế, giống như cỗ xe thần kỳ, đưa con người đến một thế giới, một khu vườn bí ẩn, nơi chúng ta không thể tìm thấy được thứ gì khác ngoài âm nhạc và sự thư thái về tinh thần.

Nguồn
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên