Ðề: 300: Rise of an Empire(2014) : khi các chiến binh trên màn ảnh bị cắt hết hàng nóng
300: rise of an empire: Tổng kết: đại cảnh, kể chuyện, cắt cảnh và không tôn trọng lịch sử
Phần cắt cảnh thì các cmt trên đã nói rồi, ức chế kinh khủng, chưa phim nào mà cắt cảnh ảnh hưởng tới nội dung phim, các xây dựng hình tượng, âm thanh, hình ảnh như phim này.
-
Kể chuyện omg, vài lời dẫn chuyện của 300 sang phần này thì nó chiếm thời lượng lớn vô cùng, cứ như bù trừ cho hình ảnh trên phim và sợ người nghe không hiểu hết. Giọng của hoàng hậu Gorgo không đến nỗi tệ nhưng nghe đi nghe lại cả phim cũng khiến bạn phát cáu.
-
Âm thanh nói thật trừ đoạn cuối và vài chi tiết đoạn giữa thì ko ấn tượng gì, có lẽ vì 1 số cảnh cao trào, máu me, 18+, với hiệu ứng âm thanh đặc sắc bị cắt hết xừ nó rồi nên chẳng biết nói thế nào nữa. Phần 1 cái âm thanh nó gây hấp dẫn với chất rock metal, phần 2 âm thanh không thấy gì đặc sắc, nếu có gì thì đó là lời "thì thầm" quá nhiều =)).
-
Hình ảnh: nếu 300 phần 1 gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sắc đỏ của tấm áo choàng spartan, cái sắc lạnh của tấm giáo, thanh gươm spartan, màu vàng xạm đầy tính chắc chắn của tấm khiên spartan, cái sắc bạc ma quái của bất tử quân, ánh vàng lâp lánh của Xerxes, nét thanh bình của đồng lúa Spartan và những trường đoạn chiến đấu đầy nghệ thuật, cảnh cô gái tiên tri múa trong làn khói... thì phần này nói chung màu sắc đều nhàn nhạt, . Mình mong cái sắc xanh của màu áo athen nó cũng thắm như sắc đỏ spartan nhưng ko, về phần sau mình sẽ phân tích tại sao. Cả phim một số cảnh ấn tượng: thứ nhất, cảnh Xerxes bước lên từ hồ nước, màu sắc imazing; 2. cảnh Xerxes bước ra bậc cửa trước cung điện, hiệu ứng 3D làm mình thấy chóng mặt luôn; 3. các đại cảnh (phân tích sau). Hiệu ứng slow motion đặc trưng của Zack Snyder phần này ít, và cũng ko gây được hiệu quả lớn như 300. Cái đọng lại cuối cùng trong mình về phần màu sắc chính là những cánh buồm đen no gió của spartan
-
Đại cảnh: cái này tách riêng, vì cái này là đặc sắc của phim. Khác với phần 1 với khung cảnh đánh nhau bó hẹp trong cái hẻm (chăc bé gấp 20 lần thực tế trong lịch sử), phần 2 thực sự là phần biểu diễn các đại cảnh, biển cả. Các bạn còn nhớ cảnh thủy chiến nào thích mắt nhất trên movie gần đây, xa lắm rồi, phần 3 của cướp biển. Và giờ đây lại được chứng kiến trận thủy chiến với quy mô còn lớn hơn thế, choáng ngợp người xem với số lượng tàu thuyền mỗi bên. Các cảnh thủy quân tràn sang tàu chiến đấu nhìn từ trên cao thực sự ấn tượng. Rối cảnh các tầu va chạm, đâm xuyên vào nhau, với tương tác vật lý thực sự ấn tượng (âm thanh thì hơi cùi). Thể hiện cái sóng to gió lớn của biển Hy Lạp, 2 hạm đội vận động theo những con sóng và chiến thuật của mỗi bên có lẽ là cái được nhất của phim.
-
Cuối cùng, phim không tôn trọng lịch sử Ai cũng biết phim nói về Trận hải chiến Salamis với sự chỉ huy tài ba của Themistocles. thế nên nhưng gì thu được sau khi xem về bộ phim là gần bằng 0, mình diễn giải theo thứ tự thời gian trên phim
0. Trận Marathon: HyLạp chiến thắng bằng tinh thần quyết tử của binh sĩ nhưng phải cộng với sự lãnh đạo tài tình của Themistocles và tính kỷ luật cực cao mới chiến thắng được đội quân Ba Tư đông gấp 5 lần. Họ gồm bộ binh nặng và bộ binh nhẹ bố trí theo đội hình thương trận phalanx (giống trong 300)
chống lại bộ binh nhẹ và kỵ binh địch chứ không phải lao vào hỗn chiến với đoản kiến khiên cần tay như trong phim này. Thứ nữa: Darius ko bị chết trong trận này (chết vì bệnh lúc đang xử lý mấy cuộc nổi loạn ở Ai Cập), ờ thì hư cấu tý cũng được
1. Phim đã quá hạ thấp vai trò của hạm đội Athen nói riêng và hạm đội Hy Lạp nói chung (nhưng may vẫn giữ nguyên được hình tượng bá đạo của spartan), qua đó sự chỉ huy tài tình của Themistocles trong lịch sử bị thay bằng tài diễn thuyết hô hào trên phim (mà xem chẳng thuyết phục mấy, lúc đầu còn đỡ, càng về sau càng xịt, nhất là từ chi tiết f**k với Artemisia, chẳng hợp lý và mất hình tượng thôi rồi)
2. Phim cũng hạ thấp bên kia chiến tuyến, nữ hoàng Artemisia trong lịch sử là 1 nữ tướng tài năng chứ không phải kẻ khát máu làm liều, bà là người đã thuyết phục Xerxes rằng Eo biển Salamis là một cái bẫy (chứ ngược với phim là ẻm lao đầu vào chỗ chết). trận Artemisium giữa phim: lịch sử là sao, hạm đội Ba Tư sau bão bị Hy lạp tấn công, thiệt hại lớn, và Artemisia chỉ với 5 tàu đột kích hạm đội Hy Lạp khiến Hy Lạp thua to, rút về Salamis . Vâng , trên phim là sử áp đảo về số lượng của Ba Tư với chiến thuật cảm tử (không biết có lấy ý tưởng từ những vụ đánh bom liều chết của các chiến binh hồi giáo hay không @@) để giành phần thắng.
3. Trận hải chiến Salamis mẫu mực trong lịch sử nhân loại với kỹ chiến thuật mà bây giờ phải học hỏi: từ bố trí đội hình , lợi dụng địa hình , thủy triều, khe cạn , điểm mạnh yếu của từng hạm đội .... giữa 2 hạm đội tương đương về lực lượng nhau, mà thắng lợi hết sưc sít sao mà giờ nhiều nhà sử học vẫn đang tranh cãi , trong đó nổi lên sự mưu mẹo của Themistocles trong nghệ thuật dẫn dụ, lừa tình
lên phim là một trận chiến vớ vẩn hết sức: tóm tắt trên phim nhé: Themistocles lao cảm tử nhúm quân còn lại của mình vào hạm đội Ba Tư, oánh nhau gần tèo, viện binh Spartan và các thành bang khác đến cứu viện, win, hết phim, xem mà ức chế (khổ nỗi đoạn này hình ảnh với âm thanh lại tuyệt vời, như troll mình vậy)
Nói phim không thu được kiến thức lịch sử gì cũng không đúng, nhìn vào mặt tích cứ thì ít nhất chúng ta đã biết chiến thuyền triremes Hy Lạp hoạt động như thế nào, với những đòn đâm húc nhờ được trang bị với một mũi nhọn ở phần đầu tầu),với boong thật nhiều lính thủy đánh bộ để biến 1 trận thủy chiến thành bộ chiến. Buồn 1 cái là tàu thuyền trên phim nhìn thì nhiều nhưng thực ra lại ít loại quá, trong khi đây là cuộc chiến của 21 hạm đội Hy Lạp (tất nhiên các loại thuyền khác nhau) vs hạm đôi ty tỉ loại từ các thuộc địa của Ba Tư. Thứ nữa thuyền của Ba Tư nhanh hơn và nhẹ hơn thuyền của Hy Lạp, trong phim thì omg, các thuyền sồ sề của Ba Tư to gấp 3-4 lần mấy con thuyền rách của athen, và di chuyển như bị thịt.
Kết luận phim đại cảnh đẹp, hình ảnh, âm thanh ít ấn tượng bằng phần đầu. cắt cảnh ảnh hưởng tới sự thưởng thức phim. Cho 6/10, cộng thêm nửa điểm do thể loại yêu thích, 6.5 vậy
Phần 3, với chiến trường bộ binh và người spartan làm chủ lực , có lẽ trận chiến Plataea sẽ đáng xem và không gây thất vọng như trận Salamis
p/s: nên xem phần 1 để hiểu phần 2, và ai tưởng đây là phần 2 thì cũng nên để ý các mốc thời gian, vì trận chiến này diễn ra cũng thời điểm với trận Thermopylae ở phần 1 (trận Marathon thì từ 10 năm trước), một số người cùng xem ngộ nhận những gì trên phim là diễn ra sau phần 1