Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

nguyenma

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Mình không đồng ý về cách bạn nói phim Tàu như thế, đúng là tụi Tàu khựa là những chuyên gia trong lĩnh vực đầu độc, nhưng phim của họ cũng có những nét hay, cũng có những phim phải khiến mình suy nghĩ, chẳng qua bạn chưa có cơ hội xem những phim như thế thôi,nếu bạn chỉ đơn thuần thấy những cảnh đánh đấm trong phim Tàu thì bạn thật sự chưa hiểu được phim đâu, bạn phải thấy những tinh hoa trong võ thuật thì bạn mới cảm nhận được về tình người. Người Mỹ cũng không hẳn là học "nửa vời" văn hóa từ nước khác, chẳng qua họ muốn cho thế giới biết là "nước tôi tập trung nhiều nền văn hóa trên thế giới, là một điểm đến lý tưởng", bạn biết rồi đấy, không đâu bằng cái gốc hết, học hỏi thì học hỏi nhưng làm sao tiếp thu được hết 1 nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, những gì họ thể hiện chỉ là 1 phần thôi.

ở đây nếu có ai xem nhiều phim tàu nhất thì đó chỉ có thể là lengockhanhi thôi đó bạn :))

và tôi cũng ko ngần ngại mà nói luôn rằng phim tàu ko hay bằng phim mỹ :))
 

satecay

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi vừa xem xong phim Kung Fu Panda 2, nên muốn viết bài này. Lẽ ra Nhi phải viết bài này hồi năm 2008 khi vừa xem xong phần 1 nhưng lúc đó Nhi chưa biết đến HDVN, và vẫn chưa xác tín lắm về suy nghĩ của mình. Thời gian trôi qua và Nhi cũng quên đi luôn suy nghĩ đó, cho tới khi Nhi xem phần 2 của bộ phim và thấy rằng nhận định cách đây 2 năm của mình trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Xin nói trước đây không phải là bài phê bình cho bộ phim Kung Fu Panda, Nhi sẽ nói rất ít về bộ phim; vì thế Nhi nghĩ nó có thể đứng riêng.

Nhi sẽ bắt đầu hơi xa vời một chút, từ 1 nhà hàng có tên Panda, nằm ở khu Downtown của thành phố Sandiego của Mỹ mà Nhi từng ghé qua ăn trưa cách đây 2 năm, cách bày trí và bảng hiệu cho thấy đó là 1 nhà hàng chuyên bán món ăn Trung hoa, Nhi gọi một tô mì, và ngay lập tức Nhi hiểu rằng mình đã lầm. Tô mì đó hoàn toàn không phải là một tô mì Trung Hoa. Trong 1 cái tô trang trí theo kiểu tàu là 1 thứ gì đó không phải của Tàu, nhưng hoàn toàn Mỹ. Sợi mì truyền thống của người hoa bị thay thế bằng sợi mì to và mập ú, màu trắng. Xuất hiện trong nước soup là những thứ không bao giờ ta thấy trong ẩm thực châu á, ví dụ như củ cải miếng to, khoai tây và cả nấm nữa, không có hành, không có ngò và không có cả tiêu hay bất cứ gia vị nào. Tóm lại đó không phải là 1 tô mì Trung quốc. Thậm chí hương vị của nó rất kì dị. Nhi vừa ăn vừa thầm nghĩ đến tất cả những gì người Mỹ đã làm, và Nhi nghĩ tới phim Mỹ, lúc đó Nhi thấy sao mà họ nông cạn thế, ngây ngô thế...

Nhi thấy người Mỹ chỉ biết đi học mót những nền văn hóa khác. Họ học không đến nơi đến chốn, nhưng lại rất thích khoe những thứ mình học được ra. Suhi Mỹ ở California chẳng giống sushi tại Nhật, cách bày trí theo kiểu Zen của họ chẳng giống mỹ thuật Trung hoa chính gốc, nhà hàng tàu của họ chỉ có cái vỏ bề ngoài mang dáng dấp châu á, vài nét chữ nguyệch ngoạc xiên xẹo và màu đỏ, nhưng đồ ăn thì lại là đồ ăn Mỹ 100%.

Còn trên phim ảnh, hàng chục năm qua người Mỹ bộc lộ rõ sự học đòi văn hóa một cách nửa vời của mình, thật tệ hại, qua những phim về Ninja, về võ Karate, về Kung Fu... Họ chỉ bắt chước được những thứ bề ngoài, thậm chí không hoàn toàn giống, còn tinh thần và vẻ đẹp tinh túy của những thứ đó họ không bao giờ thể hiện được.

Nhi từng có ấn tượng xấu về cách học hỏi văn hóa của người Mỹ như thế, cho tới ngày Nhi xem phim Kung Fu Panda, và so sánh nó với những phim Tàu Nhi từng xem, Nhi chợt nhận ra là mình sai lầm.

Quả thật, Kung Fu Panda khoôg có gì là sáng tạo của người Mỹ, tất cả họ đều học mót từ những bộ phim Tàu, thậm chí đó chỉ là những phim Tàu đã đến được tay họ, hàng chục năm trước.

Chính phim Thiệu Thị và Gia Hòa chứa đựng tất cả tinh hoa mà ta thấy trong Kung Fu Panda, từ Ngũ hình quyền, Thiếu lâm Đường Lang, Hầu quyền, Ngũ độc, người Mỹ xây dựng nên các nhân vật trong Kung Fu panda. Nhân vật gấu Po làm ta nhớ lại hình ảnh về Hồng Kim Bảo, nhân vật ác làm ta liên tưởng tới La Liệt.

Trong Kungfu panda phần 2, người Mỹ đã nghiên cứu rất sâu, rất kỹ phim võ hiệp Hong Kong trong nhiều thập niên để tạo ra những thứ ta thấy. Từ cảnh múa rồng trong Hoàng Phi Hồng, Thái cực quyền trong Thái cực Trương tam phong, cho tới những cảnh chiến đấu trong Anh Hùng, thập diện mai Phục đều được tái hiện rõ nét. Những màn đu dây lấy từ phim Police Story của Thành Long, những cảnh giao chiến nguy hiểm giống như phong cách của Trình Tiểu Đông, Viên Hòa Bình...

Người Mỹ quả có tiến bộ trong việc đi học những thứ của người Tàu, và sử dụng chúng để hái ra tiền.

Nhưng, họ đã làm được một thứ tuyệt vời hơn người Tàu, điều mà người Tàu không bao giờ làm được.

Các bạn hãy tự hỏi mình: Đã bao lâu rồi bạn được xem 1 phim võ hiệp Trung quốc có thể làm lòng bạn suy tư, tim bạn xúc động, mắt bạn ướt ? Đã bao giờ các bạn nghe được những câu nói thật cảm động tựa như câu: Từ đó món mì của ta và cuộc đời ta trở nên ngọt hơn ? Đã bao giờ bạn thấy phim võ hiệp tàu hướng người ta đến chân thiện mỹ, đến sự bình an tâm hồn ?

Đó là những điều mà Kung Fu Panda 2 làm được. Còn phim Tàu thì sao ?

Không, Nhi nhớ lại tất cả những phim tàu Nhi từng xem, chưa bao giờ họ làm được những điều đó. Và có lẽ họ sẽ không bao giờ làm được điều đó.

Người tàu có tất cả những gì đẹp nhất của võ học, của phong cảnh giang sơn gấm vóc của quê hương họ, có lắm người tài, nhiều tiền của, có đạo diễn giỏi, có diễn viên võ nghệ xuất sắc. Nhưng họ chỉ làm ra được những phim võ hiệp, nếu không kể chuyện trả thù rửa hận, tranh giành quyền lực, thì cũng là để tự tôn dân tộc, đánh Tây đánh Nhật. Từ phim Anh Hùng của Tàu là 1 bộ phim có tư tưởng cực kì phản động mà Nhi đã phân tích, cho tới những phim vô thưởng vô phạt như Giang sơn Mỹ Nhân, Tam quốc chí, đến gần đây nhất, phim Tô Khất Nhi, kể chuyện 1 người luyện võ suốt đời chỉ vì để trả thù, và để đánh ngã những gã Tây to lớn, Hoắc Nguyên Giáp cũng thế, Diệp Vấn, Trần Chân, Hoàng Phi Hồng... tất cả những danh nhân võ học của Tàu đều có chung một mục đích là đánh nhau với người Nhật Bản và Tây phương, để thỏa mãn cho lòng tự tôn dân tộc một cách cực đoan và ngạo mạn của người Trung quốc.

Đôi khi Nhi phải tự hỏi, phải chăng những bậc cao thủ đó ho thực sự nghĩ như vậy, hay vì những bộ phim đó được sinh ra theo một chính sách, đường lối tư tưởng mang tính quốc gia nào đó ? Nhi sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó người tàu sẽ làm những phim mô tả những võ sư đại hán đánh đập người Việt, như họ từng làm trong thập niên 80 lúc mâu thuẫn với Việt nam.

Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?

Bài viết rất hay. Đồng ý với suy nghĩ của Nhi. Còn lâu người Trung Quốc mới làm được một bộ phim như KungFu Panda hay một bộ phim về người Mỹ mà hay và có ý nghĩa nhân văn như vậy.
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Em xin copy ý kiến của 1 bạn tên Quang Huy trên FB, bình luận sau khi đọc bài này
Mới đọc cũng thấy bài viết k ổn thật, đành rằng phim Võ hiệp TQ có nhiều phim dính dáng đến chinh trị, nhưng k phải vì thế mà vội kết luận, thế mạnh của họ là điểm nào thì họ làm về điểm đó, nếu làm phim về giải trí rõ ràng Hollywood là vô đối hiện tại rồi, TQ chắc (và cũng) k có tham vọng muốn cạnh tranh ở mảng này. Còn nếu đánh giá thêm như chủ topic thì chưa chắc phim Mỹ đã bằng phim Nhật về mặt lồng ghép khéo léo bài học cuộc sống vào trong phim đâu.
Có vào nhà chủ topic tham quan, search các topic khác, có 1 topic nhắc đến phim Nhật với một đánh giá :
"Thực ra, tại Châu Á thì nền điện ảnh Nhật chỉ phát triển ở mức vừa phải vào thời điểm hiện nay, không bằng Hong Kong, không bằng Hàn Quốc. Nếu không tính đến những phim Anime, Samurai vốn là đặc sản thì rất hiếm phim Nhật có giá trị quốc tế, vì vốn đầu tư thấp, kịch bản dàn trải, lối diễn xuất thiếu tự nhiên, phong cách lập dị của diễn viên và do hàng rào ngôn ngữ. "
Bạn ấy nói thế này thì mình chắp hai tay xin thua, phim Nhật k nổi vì nó k thèm đem phim ra nước ngoài vì "tự tôn dân tộc" của người Nhật quá lớn, chứ k phải vì phim của họ k hay. Trong danh sách 1000 phim của nhân loại có tới 49 phim của Nhật, nhiều nhất châu Á, và mấy cái nước HQ, HK mà bạn ấy nêu ra chỉ có độ 1 - 7 phim lọt vào thôi ạ! :))
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Watchmen sao lại đi so với Hero được, 2 phim khác nhau mà.

Bác đọc bài này để hiểu được rằng Bin Laden chỉ là một phần của chủ nghĩa khủng bố, và anh ấy là người nổi tiếng nhất thôi : Chủ nghĩa khủng bố: hiểm họa của toàn cầu cũng như mỗi cá nhân : Tiếng nói nước Nga - chủ nghĩa khủng bố xuất hiện cùng thời với Chủ nghĩa phát xít, nhưng chỉ thật sự được chú ý đến sao ngày 11/09/2001. Chủng nghĩa khủng bố là sự giải quyết xung động với chính quyền nào đó bằng bạo lực như đánh bom là phổ biến nhất, bắt cóc con tin. Chủ nghĩa khủng bố có ở nhiếu nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu âu,.....Bin Laden là kiểu phần tử cực đoan. Mà nói thật nếu ko có cái mũi khoan của Mỹ ở Trung Đông, hỏi các ông ở đấy có tiền có văn minh mà sung sướng như bây giờ hay ko, các nước vùng Vịnh vẫn luôn dựa vào Mỹ đấy thôi.

Nói về lịch sử Mỹ 200 năm thì từ những ngày đầu luôn bị đế quốc Anh kìm kẹp, phải đánh đuổi quân Anh để giành độc lập nên ko thể nói là Mỹ ko phải đánh đuổi ai, nhưng Mỹ ko làm phim nhiều về điều này mặc dù nó phải nói là rất vẻ vang.

Nói về lịch sử Trung Quốc thì đất nước này to như bây giờ là nhờ ngày xưa có Tần Thủy Hoàng nhiều gạo đông quân đi xâm chiếm các nước khác mà thống nhất thành nước Trung Hoa ngày nay. Nhưng các vương triều sau vẫn còn đi xâm chiếm, lên phía bắc vượt qua cả Vạn lí trường thành, về phía nam tấn công Đại Việt ta. Vì thế cái đã thấm và người Tàu ngàn năm là 2 chữ "bành trướng". Nói Tq luôn nội chiến là ko đúng, chỉ một số thời kì thôi, nếu nói thế Vn ta cũng vậy.

Lại nói về thời kì TQ bị Nhật đô hộ, là cái bánh của 8 nước xâu xé thì lúc ấy người Tàu mê muội, coi rẻ chính Tổ quốc mình, cái này rất rõ trong các tác phẩm của Lỗ Tấn nên đôi khi em coi phim Tàu về thời kì này đôi khi thấy nó giả tạo quá, có nhiều cái sai sự thật thành ra thấy phim tàu tự sướng hơi bị nặng. Nên thấy rõ rằng phim Tàu thời phong kiến lại coi thấy hay hơn thời kì của Tôn Trung Sơn.

ps: các bác để ý tên quân đội TQ là "Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa", nước chúng nó thế còn để tên đó làm gì, là vì còn Đài Loan, còn Giao Chỉ (Vn) ta đấy ạh, đừng tưởng chúng bỏ cái mộng bá chủ rồi ạh.
Đậu Tn loại giỏi rồi =))

So về quan điểm "mục đích biện minh cho phương tiện" trong phim "Watchmen' và "Anh hùng" có gì mà ko được bác. Nhưng ko tranh luận với bác về điểm này vì topic Kungfu Panda 2 trước đó có đề cập chuyện so sánh phim rồi.

Tui đưa Osama Bin Laden vào để minh họa cái ý: xét về thủ đoạn bá quyền thì hiện tại TQ còn xách dép Mỹ.

Ai tới nhà giúp tui giàu có, văn minh thì tui cám ơn nhưng ko có nghĩa là có quyền ở nhà tui hoài và bắt tui phải làm theo mọi chuyện như Mỹ.

Tui đâu có phủ nhận tư tưởng bành trướng ngoài đời hiện nay của chính quyền TQ. Cái tui đang nói là trong phim TQ hay đề cập chuyện thống nhất thiên hạ thì theo tui hiểu cái chữ thiên hạ đó là thống nhất Trung Quốc. Còn bác đề cập thời xưa Tần Thủy Hoàng đi xâm lược nước khác nên TQ mới lớn như hôm nay thì nói thật thời đó chủ quyền chưa rõ ràng ai cứ giành thì giành thôi.
 

saxt

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Đọc 1 hồi từ đầu đến cuối phải công nhận rằng nếu bác lengockhanhi này làm PR cho hãng film nào thì hãng đó bành trướng hơn cả TQ, => kungfu panda 2 thành công ngoài sức tưởng tượng. Ai chưa xem thì nên đi xem, 2D xem rồi thì nên xem 3D, phải công nhận mình xem 3D rất nhiều nhưng thích nhất hiệu ứng của film này (cá nhân), có lẽ là do công nghệ sản xuất film hoạt hình nên mới đẹp như vậy.

@Note: còn bác nào thích tính nhân văn nên xem cả film Nhật nữa, có nhiều bộ film (cả anime) tình tiết rất rất bình dị nhưng chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc, nhân văn, tình người.
 

itman

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết hay. Có lẽ tôi chủ quan, nhưng ấn tượng trong tôi sau khi đọc bài viết không phải là những nhận xét, đánh giá của bạn sau khi xem phim kungfu panda 2 mà chính là tâm tư của bạn khi viết bài này . Không biết là vô tình hay là sự tinh tế có chủ ý, bạn đã thể hiện tình yêu đối với quê hương và sự phê phán, đả kích đối với những gì mà tq đã làm thời gian qua và thứ tư tưởng vĩ cuồng mà họ đang theo đuổi ..... Tôi thích bài viết ở điểm này
 

vicgame

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nếu để đánh giá phim của các nước châu Á thì mình chọn Nhật Bản. Phim của họ không có tư tưởng lớn "bình thiên hạ" như phim Tàu, không "yêu đương nồng thắm" như phim Hàn và không "nhảy nhót, hát hò và khoe gái" như phim Ấn.. phim của Nhật (trong hầu hết các phim mình đã xem) thường nói về những cái xung quanh đời sống bình thường nhưng lồng vào trong đó là rất nhiều suy ngẫm. Tình yêu trong phim Nhật cũng đến rất tự nhiên, nhẹ nhàng chứ không "điêu điêu" như trong phim Hàn. Điều đặc biệt là bất kỳ phim Nhật nào mình xem xong cũng đọng lại 1 cái gì đấy chứ không trôi tuột như mấy phim nhàng nhàng khác. Thậm chí đến hôm nay, mình vẫn còn nhớ những cảnh, những tình tiết trong mấy bộ phim Nhật mà mình đã xem cách đây 5 năm.
 

craven214

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Phim Tàu (chỉ tính film của CHNDTH) đc làm là do mấy bố trong bộ chính trị đảng cs quyết định, film Mẽo đc làm là do túi tiền mấy bố trong MGM, Universal, 20th.. quyết định. Sự khác biệt quá rõ ràng mà các bạn...
 

conheomap

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết hay. Có lẽ tôi chủ quan, nhưng ấn tượng trong tôi sau khi đọc bài viết không phải là những nhận xét, đánh giá của bạn sau khi xem phim kungfu panda 2 mà chính là tâm tư của bạn khi viết bài này . Không biết là vô tình hay là sự tinh tế có chủ ý, bạn đã thể hiện tình yêu đối với quê hương và sự phê phán, đả kích đối với những gì mà tq đã làm thời gian qua và thứ tư tưởng vĩ cuồng mà họ đang theo đuổi ..... Tôi thích bài viết ở điểm này
Mình cũng nghĩ giống bác mà không dám viết ra vì sợ nhận xét tới ý kiến riêng tư của bạn Nhi. Có lẽ bạn Nhi viết bài này với một cái đầu nóng qua những căng thẳng thời gian qua giữa TQ và VN. Rất khâm phục tấm lòng của một Việt kiều như bạn đối với quê hương.
 

tiendta44

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Những phim mà người tàu họ làm đều mang sắc thái chính trị cả. Bạn cứ thử xem các phim về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, mà có sự tham gia của các đạo diễn tàu mà xem.. Tuy nhiên, với bản chất của người tàu, họ mãi mãi không thể làm được như người Mỹ đã làm, và người Việt sau này sẽ làm...
Mình xin lỗi vì đã nói lạc đề
 

xoehoa

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Em cũng có những suy nghĩ giông giống của bác Nhi.Bài viết của bác Nhi làm em liên tưởng đến chương trình âm nhạc Paris by Night.Một chương trình mang đậm đà bản sắc văn hóa việt nhưng chủ yếu do những người Mỹ đạo diễn,dàn dựng.Phim kungfu Panda cũng vậy.
 

michinh

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bao h có Bluray Kungfu Panda 2 nhỉ.Hì,mình chỉ quan tâm cái này thôi
 

b0ngb0t

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

bạn Nhi phân tích rất rõ ràng. và mình có cùng quan điểm vs bạn. ( sau này lấy vợ ưu tiên các bạn nữ tên nhi ) ;)
 

ngocanh1o2

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Mình thấy Kungfu Panda 1 hay hơn 2 rất nhiều. Tương tự, Toy Story 1,2 hay hơn 3. Duy có Shrek thì cái nào cũng hay :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thvphong

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết của bạn hay, càng hay hơn khi nghĩ tới bọn tàu khựa lăm le chiếm luôn Trường Sa.
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Cũng cần đề cập tới 1 điểm quan trọng là đa số người Mỹ không hề có khái niệm lòng-yêu-nước và tự-hào-dân-tộc (chỉ có tự hào về quốc tịch thôi nhé). Họ tuy mang quốc tịch Mỹ, nhưng lòng-yêu-nước của họ đều hướng về quốc gia mà họ đã từ đó mà đến. Những người VN ở xứ Mỹ cũng gọi là người Mỹ đấy, nhưng sâu thẳm trong tư tưởng họ, VN mới là quê hương.

Nếu truy ra gốc gác cảc nhà làm phim Mỹ, sẽ thấy họ là người gốc Đức, gốc Pháp, Ý hay gốc Mehico, v.v... Vì vậy trong phim của họ không hề chứa đựng tình yêu dành cho nước Mỹ, mà họ bí mật dành tình yêu không nói ra đó cho quê hương thật sự của mình.
Vả lại nếu muốn tạo lòng yêu nước trên cả 1 thế hệ thì cũng cần 1 chút nhồi sọ tư tưởng từ ghế nhà trường. Mỹ chẳng buồn làm thế vì có phải là nước của họ đâu, xứ tự do mà, ai muốn thờ thần nào cũng được, thích yêu nước nào thì yêu.

"Cha chung không ai khóc", điện ảnh Mỹ có lẽ cũng ảnh hưởng điều này.
 

hamseeboy

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Cám ơn Nhi. Đây đúng là những gì mình muốn nói, nhưng trước giờ vẫn chưa biết diễn tả như thế nào. (Chắc tại Văn dở quá chăng) :D
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết của bạn có cái lý riêng của bạn. Mặc dù tớ không đồng ý nhiều cái nhưng tớ thích kiểu suy luận của bạn. Mong rằng thời gian sẽ giúp bạn có một vài thay đổi về quan điểm cá nhân. Nước Mỹ đã qua thời cực thịnh rồi. Giờ là đến người Tàu. Cái chính là chúng ta tìm cách thích nghi với thời đại mới mà thôi, chẳng lo sợ thằng Tàu hay thằng Mỹ mà chỉ sợ mình không qua được chính mình mà thôi.
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

em xem phim chỉ để giải trí. các bác thâm thúy quá , khâm phục khâm phục :d
 

hovanthinh

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Mình cũng đồng ý với ý kiến của Nhi! Mình xem fim tàu cũng nhiều, nhưng đa số toàn là đánh đấm, báo thù, tự tôn dân tộc! Chưa có bộ fim nào của tàu làm mình chảy nước mắt. Nhưng fim Mỹ đã có! Mình thật sự choáng ngợp và xúc động trước "Thảm họa Los Algesles". Đó k phải là sự "phô diễn QSự" như Tàu, cũng k uy hiếp ai cả. Ở đó mình thấy đc tính nhân văn cao cả của quân đội Mỹ!
Cái mà mình vẫn k thích nhất ở fim tàu đó chính là tự tôn dân tộc quá lớn, ảnh hưởng chính trị quá lơn cho nên làm cho tác phẩm khó đi sâu vào lòng người dù đó là 1 kịch bản xuất sắc!
Mình đã k xem fim tàu nữa, chỉ xem fim Tây or VN thôi!
Đôi lời chia sẻ
 
Bên trên