Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bác mê phim tàu thế 8-} Không phải là phim Tàu ko có cái hay, nhưng đôi khi cái tư tưởng chính trị của nó nặng nề quá, người xem đôi khi bị át đi vì những ý tưởng khác. Nhưng bác phải công nhận một điều rằng các giá trị nhân văn của phim Mỹ đôi khi rất sâu sắc, khiến ta phải suy ngẫm đấy chứ. Khi em xem phim Mỹ thì những giá trị ấy theo em cảm nhận nó rất nhẹ nhàng, cảm giác có gì đó rất tự nhiên, là tự đôi khi chúng ta chiêm nghiệm ra. Còn phim TQ đôi khi những triết lí ấy lại quá rõ ràng như nhắc bài, đôi khi chúng ta lại quá thuộc và biết rõ về triết lí nhân sinh của phương Đông, nhưng em ko phủ nhận phim Tàu ko sâu sắc, có nhưng hiếm.
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bác mê phim tàu thế 8-} Không phải là phim Tàu ko có cái hay, nhưng đôi khi cái tư tưởng chính trị của nó nặng nề quá, người xem đôi khi bị át đi vì những ý tưởng khác. Nhưng bác phải công nhận một điều rằng các giá trị nhân văn của phim Mỹ đôi khi rất sâu sắc, khiến ta phải suy ngẫm đấy chứ. Khi em xem phim Mỹ thì những giá trị ấy theo em cảm nhận nó rất nhẹ nhàng, cảm giác có gì đó rất tự nhiên, là tự đôi khi chúng ta chiêm nghiệm ra. Còn phim TQ đôi khi những triết lí ấy lại quá rõ ràng như nhắc bài, đôi khi chúng ta lại quá thuộc và biết rõ về triết lí nhân sinh của phương Đông, nhưng em ko phủ nhận phim Tàu ko sâu sắc, có nhưng hiếm.
Ok bác ,em nói đôi câu thế này ,phim Tàu có Giang sơn mỹ nhân dở ,phim Mỹ có TRON - Legacy dở ,mà phim của nước nào làm thì phải có tinh thần của nước đó chứ ,phim Mỹ làm mà ko có văn hóa Mỹ trong đó thì mình coi là phản động rồi ,phim Tàu cũng vậy thôi ,phim Việt cũng nên như vậy
mà cũng nói thật ,giờ mình tìm mỏi mắt mà chả được mấy phim mới ưng ý về cả nội dung và hình thức ,tính cả TQ và Mỹ ,phim làm ra 10 mới thấy 1 phim xem được ,còn lại thì cứ thấy nhạt nhẽo ,nên giờ chả biết tải phim gì xem nữa
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Ok bác ,em nói đôi câu thế này ,phim Tàu có Giang sơn mỹ nhân dở ,phim Mỹ có TRON - Legacy dở ,mà phim của nước nào làm thì phải có tinh thần của nước đó chứ ,phim Mỹ làm mà ko có văn hóa Mỹ trong đó thì mình coi là phản động rồi ,phim Tàu cũng vậy thôi ,phim Việt cũng nên như vậy
mà cũng nói thật ,giờ mình tìm mỏi mắt mà chả được mấy phim mới ưng ý về cả nội dung và hình thức ,tính cả TQ và Mỹ ,phim làm ra 10 mới thấy 1 phim xem được ,còn lại thì cứ thấy nhạt nhẽo ,nên giờ chả biết tải phim gì xem nữa

Phim nước nào thì đề cao dân tộc nước đó. Ko ai phàn nàn cả. Nhưng mượn việc chà đạp dân tộc khác để nâng dân tộc mình lên, đó là tư tưởng của bọn phát xít [-(
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Phim nước nào thì đề cao dân tộc nước đó. Ko ai phàn nàn cả. Nhưng mượn việc chà đạp dân tộc khác để nâng dân tộc mình lên, đó là tư tưởng của bọn phát xít [-(
phim dòng máu anh hùng cũng thế mà bác ,có khác gì đâu ,chiến tranh thì phải đánh quân địch chứ ,ko lẽ đánh đồng bào mình
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhưng bác nên công nhận những phim Mỹ làm đạt giải Oscar rất hay và sâu sắc đấy ạh, phim Tàu ko thể nào bằng, phim hay nhất của các bạn ấy là After Shock bị loại ngay vòng bảng vì các chính trị sặc mùi. Phim ảnh chúng ta ko nên so sánh phim dở với phim dở, mà phải so sánh cái phim hay và phim hay, cái đại chúng với cái đại chúng mới rút ra kết luận được.
 

VHARC

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Thực ra Nhi đang nói về phim võ hiệp, chứ không nói là phim của Tàu dở hơn phim Mỹ,
Dĩ nhiên phim TQ làm về chuyện của TQ thì rất hay, nhưng rõ ràng tư tưởng của họ có vấn đề.
Phim 2012 không hề tuyên truyền cho quân đội Mỹ, thậm chí còn nêu cao giá trị nhân bản, quyền bình đẳng con người, còn phim Đường Sơn từ đầu đến cuối chỉ tô vẽ cho quân đội Tàu thôi, nói thẳng ra là duyệt binh để hù thiên hạ chứ Nhi không thấy nó có gì đọng lại cả.
Nếu cần so sánh thì làm luôn giữa Sky Fighter năm 2011 quảng cáo cho không quân Tàu và Top Gun của Mỹ, Chevalier du Ciel của Pháp bạn sẽ thấy sự khác biệt một trời một vực.
Hay mang so bộ Đại Nghiệp Kiến quốc với những phim về nội chiến Hoa Kỳ để thấy luôn cách làm phim chiến tranh và lịch sử.

Nhi xem 10 bộ phim tàu thì hết 9 phim có bàn tay chính trị nhúng vào, kể cả phim Đường Sơn là 1 phim tâm lý xã hội, hay phim Anh Hùng là 1 phim võ hiệp, cũng không ngoại lệ.
Tư tưởng của tàu thì lúc nào cũng thế thôi.

+1, cũng ko muốn nhắc đến chính trị lắm ...............
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhưng bác nên công nhận những phim Mỹ làm đạt giải Oscar rất hay và sâu sắc đấy ạh, phim Tàu ko thể nào bằng, phim hay nhất của các bạn ấy là After Shock bị loại ngay vòng bảng vì các chính trị sặc mùi. Phim ảnh chúng ta ko nên so sánh phim dở với phim dở, mà phải so sánh cái phim hay và phim hay, cái đại chúng với cái đại chúng mới rút ra kết luận được.
em thấy After Shock là 1 phim rất hay và cảm động ,còn giải Oscar là giải của Mỹ ,so sánh cũng thấy ko hợp lý cho lắm ,chưa chắc phim đạt giải ,ko chỉ Oscar mà cả các giải khác nữa mà mình xem đã thấy hợp ,nhất là Oscar thì chỉ đc 1 số phim xem và hiểu ,thấy hay ,còn lại chả hiểu họ nói gì
nói chung phim giải thưởng thường cũng ko thể đòi hỏi là phim sẽ ăn khách đc ,1 khi đã xem các phim đó thì mình đã chấp nhận thực tế phũ phàng đó rồi :-j
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Người tàu có tất cả những gì đẹp nhất của võ học, của phong cảnh giang sơn gấm vóc của quê hương họ, có lắm người tài, nhiều tiền của, có đạo diễn giỏi, có diễn viên võ nghệ xuất sắc. Nhưng họ chỉ làm ra được những phim võ hiệp, nếu không kể chuyện trả thù rửa hận, tranh giành quyền lực, thì cũng là để tự tôn dân tộc, đánh Tây đánh Nhật. Từ phim Anh Hùng của Tàu là 1 bộ phim có tư tưởng cực kì phản động mà Nhi đã phân tích, cho tới những phim vô thưởng vô phạt như Giang sơn Mỹ Nhân, Tam quốc chí, đến gần đây nhất, phim Tô Khất Nhi, kể chuyện 1 người luyện võ suốt đời chỉ vì để trả thù, và để đánh ngã những gã Tây to lớn, Hoắc Nguyên Giáp cũng thế, Diệp Vấn, Trần Chân, Hoàng Phi Hồng... tất cả những danh nhân võ học của Tàu đều có chung một mục đích là đánh nhau với người Nhật Bản và Tây phương, để thỏa mãn cho lòng tự tôn dân tộc một cách cực đoan và ngạo mạn của người Trung quốc.
Mình đọc cái phân tích phim Anh Hùng của bạn rồi. Nếu chỉ nói cho vui thì okie, nhưng nếu bạn thật sự nhìn nhận theo cách đó và gọi đó là phản động thì bạn quá phiến diện. 1 cái nhìn chẳng khác gì những lão râu bạc ở Quốc Tế Cộng Sản từng coi thường Bác Hồ khi Bác đặt vấn đề độc lập dân tộc lên trên việc xây dựng Đảng Cộng Sản vậy. Hoặc giả là, bạn thiếu kiến thức lịch sử trầm trọng (ko thể phán xét 1 bộ phim dã sử nếu bạn ko biết tí gì về thời điểm lịch sử trong phim đó).

Nếu chỉ nhìn những nhân vật Tô Khất Nhĩ, Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Diệp Vấn, Hoàng Phi Hồng (ko biết bản nào chứ bản của họ Lý ko có đánh người Tây nhiều),.v.v.. như bạn Nhi nói thì cái nhìn của bạn rõ ràng quá là phiến diện và đầy tính thù hằn. Hoắc Nguyên Giáp từ bỏ thù hận và muốn phục hưng nền võ thuật và Trần Chân tiếp bước để ko bị coi là "Đông Á Bệnh Phu", Diệp Vấn lên võ đài vì tự tôn dân tộc của ông ta. Đó là còn chưa kể Hoàng Phi Hồng (bản của Lý Liên Kiệt) chỉ đánh với những kẻ tham quyền gây rối. Bạn có thể cho rằng

Đôi khi Nhi phải tự hỏi, phải chăng những bậc cao thủ đó ho thực sự nghĩ như vậy, hay vì những bộ phim đó được sinh ra theo một chính sách, đường lối tư tưởng mang tính quốc gia nào đó ?
Điều đó là có thể. Nhưng lòng tự tôn dân tộc, tự tôn văn hóa và yêu nước là thứ mà ai là con người cũng có. Và những cái đó ko hề cực đoan và ngạo mạn. Thời Nhật Bản, phương Tây xâm lược Trung Quốc, người dân bị coi ko bằng 1 con chó, tinh thần dân tộc bị rẻ rúng. Lúc đó là thời điểm cần những người vực dậy khí phách của 1 quốc gia. Quay lại VN, nếu bạn Nhi chịu tìm hiểu về các võ sư thời xưa qua báo chí, cũng sẽ thấy nhiều võ sư được ca ngợi vì đánh thắng võ sĩ người Xiêm, người Tây. Đó có phải là chúng ta ngạo mạn, cực đoan ko? Ko hề. Và chúng ta ai cũng biết những lúc giặc Tàu sang xâm lược và bị đánh bại. Chúng ta ai cũng biết những danh nhân, những anh hùng đánh thắng giặc Tàu? Chúng ta có ngạo mạn, cực đoan quá ko? Ko hề. Ai cũng có lòng yêu nước.

Nhi sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó người tàu sẽ làm những phim mô tả những võ sư đại hán đánh đập người Việt, như họ từng làm trong thập niên 80 lúc mâu thuẫn với Việt nam.
Người Mĩ giết người Nga, người Việt,.v.v.., bóp méo lịch sử qua phim ảnh. Người Việt cũng làm phim chém giết người Trung Quốc. Những điều đó ko có gì là lạ cả.

Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?
Tự nấu mì mà ăn, Nhi ạ.

Có thể Nhi đang bực vì những việc đang xảy ra. Nhưng hay giữ 1 cái đầu lạnh và đôi mắt khách quan. Đời là đời mà phim là phim. "Thưởng thức" chưa bao giờ bao gồm những khái niệm bới bèo ra bọ như thế. Nếu cảm thấy ko chịu được thì đừng có xem nữa, chứ đừng nói những cái mình ko biết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thientruc

Banned
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Có một phim thôi mà bác suy diễn ra nhiều thế, sợ người viết ra kịch bản cũng ko có ý truyền đạt những suy nghĩ như vậy :D
 

papichloe

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Ây da, chả có dân tộc nào mà tốt hoàn toàn cả. Vì bản thân thuộc dân tộc nào thì sẽ hướng về dân tộc đó thôi.
_ Mỹ : đế quốc xâm chiếm nước nhỏ -> chưa chắc, giờ ta đang ít nhiều cần nó để hù anh TQ đấy.
_ TQ : kẻ "mới nhớn" đang ăn hiếp nước nhỏ -> ngàn năm vẫn là tên ăn cướp.
_ VN : tự hào dân tộc ? ôi, em hổng dám khẳng định, báo chí đăng hàng ngày ăn cướp, giết người, cố ý gây tai nạn, hôi của khi người khác gặp nạn, tham ô tham nhũng....vv

Nói tóm lại là nên nhìn khía cạnh loài người, không ở khía cạnh nước/ dân tộc được nữa.
E ghiền nhất là cái cm chân thật của bác này này. Tự hào dân tộc của VN...quan chức bụng bự, xe hơi, nhà cửa đầy đàn, tiền bạc phủ phê,...không thể nói là 1 sự bình đẳng ở mức tương đối...tối ngày toàn nghe con ông này, cháu bà kia vừa đãi sinh nhật, vừa tậu con 2 cửa, vừa có được cái vertu...ngẫm nghĩ mà thấy buồn cười, cũng từ những đồng tiền xương máu và sức lao động của tầng lớp "hạ đẳng" đen đúa :( thế mà cũng huênh mặt cười cười. Rồi Mỹ, tôn vinh giá trị nhân văn, tấm lòng cao thượng đến mức khó tin wa những film chiến tranh, cứ coi như là mình là Chúa, có thể vị tha và bao dung tất cả, ngay cả kẻ thù của mình (Rambo 2008), tuy nhiên bên cạnh đó lại điều động mọi lực lượng đi xâm chiếm những nước nghèo khó để đoạt lấy tài nguyên làm giàu cho bản thân. Trung Quốc cũng không ngoại lệ, chuyên đi phá hoại kinh tế thế giới bằng những chiêu bài hàng nhái, hàng độc hại để kéo giá thành sản phẩm đến mức không chấp nhận được, từ đó trở thành 1 nước siêu cường kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, thề mà lúc nào cũng dương dương tự đắt, tôn vinh cái văn hóa dân tộc đẹp đẽ của mình.
E đồg ý, bất cứ nước nào cũng có cái đẹp của họ, nhưng nói cho cùng cũng chỉ là vì lợi ích cá nhân của từng thành phần trong chính phủ chứ nếu lấy đó là "dân giàu, nước mạnh" thì không đâu ạ. Thằng Mỹ nó giàu và nhiều chính sách như thế, cũng luôn tồn tại của những kẻ lang thang, nghèo đói...VN và TQ thì khỏi bàn, nhan nhãn ngoài đường thôi.
"Nói tóm lại là nên nhìn khía cạnh loài người, không ở khía cạnh nước/ dân tộc được nữa." ----> câu này, e thấy sát nghĩa với Bác Hồ nhất này. Tư tưởng XHCN hoàn hảo của Bác, 1 điều mà đến bây giờ, có lẽ nước ta đã đi lạc từ rất lâu rồi sau ngày Bác mất...
E nói từ cảm nhận của bản thân 1 cách ngu dốt, bác nào đọc thì đừng ném gạch to quá...e xin lỗi nếu nói sai ợ >"<
Có 1 người đồng hành với e trên chuyến xe buýt từ Đà Lạt về TP HCM nói rằng :" VN là 1 Tư bản chủ nghĩa phấn đấu và phát triển thành 1 nước TBCN theo 1 con đường dài nhất thông qua con đường XHCN". E chẳng có tuổi để đánh giá được cái câu nói này, nhưng ngẫm nghĩ thì đúng cũng phần nào các bác nhỉ...

Kết luận : Film thì cũng vẫn là film thôi, film nước nào đương nhiên sẽ tự tô vẻ và thêm mắm muối để nước họ tự hào 1 cách hào nhoáng, từ đó hái ra lợi nhuận. Mình xem mà đổ nước mắt là vì ở mỗi chúng ta luôn có cảm xúc thương cảm đối với đồng loại của mình, có thể nói là dân tộc nào, đất nước nào, điều đó không quan trọng...trước mắt bạn có 1 người lặt lìa, thoi thóp, mình tin rằng, 1 góc nào đó trong tim, bạn cũng sẽ xúc động và thương cảm họ thôi chứ không cần fai thông wa 1 bộ film nào cả đâu
 

anpimpz

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết của Nhi rất hay và cũng đề cập đến một vấn đề liên quan đến tính cách Mỹ mà mình từng nghĩ đến khi xem Step up 3... Phải thừa nhận nước Mỹ không phải là cái nôi của các nền văn hóa lớn, nhưng họ lại chính là người đưa những nét đẹp văn hóa mới lên tầm cao mới... Điều thú vị mà mình nhận thấy ở Mỹ là con người ta được tạo điều kiện để phát huy hết mình những đam mê và tài năng cá nhân, người ta không cắm cúi học như những cỗ máy và phải qua rất nhiều kì thi cùng với rất nhiều môn thi để được lên lớp, để có bằng cấp và để phục vụ mục đích kiếm tiền, người ta có thể bỏ học giữa chừng để thành lập nên một gã không lồ công nghệ Microsoft hay vừa học vừa điều hành một Google, Facebook....

Người Mỹ không sáng tạo ra kungfu nhưng họ đã làm cho kungfu gần gũi hơn với tất cả khán giả trên thế giới bằng một cách tiếp cận rất đáng yêu rất nhân văn. Ở thời điểm hiện tại, người Mỹ không chỉ là một người khổng lồ về quân sự mà văn hóa Mỹ đã phổ biến trên toàn thế giới, các trào lưu thời trang, âm nhạc, ăn uống hay film ảnh đã định hình và chiếm một lượng lớn trên hầu hết các nền văn hóa, các quốc gia trên thế giới. Phải chăng điều này đã làm nên sức mạnh mềm của nước Mỹ bên cạnh máy bay, súng ống hay tàu chiến, xe tăng....

Còn về lịch sử, văn hóa Tàu, họ bị làm nhục quá nhiều trong quá khứ bởi các quốc gia nhỏ hơn và bây giờ đang cố viết lại lịch sử bằng cách tự sướng về các anh hùng kháng Tây, kháng Nhật, cách nghĩ hèn mọn, thù vặt, thâm hiểm của người Tàu cũng được thể hiện đầy đủ trên phim ảnh của họ chưa kể thói quen "làm hàng nhái" của họ cũng được thể hiện đầy đủ. Đấy cũng là lí do mình rất ít khi xem phim Tàu.
 

manhhung1420

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết hay, tranh luận cũng hay, nhưng thiết nghĩ nếu mà xem xong phim rồi vắt tay lên trán suy tư, suy nghĩ này nọ về những vấn đề vượt khỏi tầm tay hay nói đúng hơn là mình có làm cũng không nổi thì có nên hay không....
Quan trọng nhất là xem phim để giải trí,trong phim có cái gì hay mà mình có thể cảm nhận, cần suy nghĩ thì suy nghĩ, còn những điều không thích, không hay thì bình luận vài câu trời ơi đất hỡi là xong.
Suy nghĩ nhiều, ngẫm nghĩ lắm sẽ biến mình thành người khác lúc nào không hay ....
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết hay, tranh luận cũng hay, nhưng thiết nghĩ nếu mà xem xong phim rồi vắt tay lên trán suy tư, suy nghĩ này nọ về những vấn đề vượt khỏi tầm tay hay nói đúng hơn là mình có làm cũng không nổi thì có nên hay không....
Quan trọng nhất là xem phim để giải trí,trong phim có cái gì hay mà mình có thể cảm nhận, cần suy nghĩ thì suy nghĩ, còn những điều không thích, không hay thì bình luận vài câu trời ơi đất hỡi là xong.
Suy nghĩ nhiều, ngẫm nghĩ lắm sẽ biến mình thành người khác lúc nào không hay ....

Trời ạh thế thì làm phim cỡ Oscar làm gì hả bác, tự sướng chăng. Topic này có hơi hướng lái sang chính trị chút ít rồi.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Chủ nghĩa khủng bố tập trung vào Mẽo vì Mẽo vẫn đang là siêu cường số một, gây ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Nếu nói cực đoan thì TQ cũng có khủng bố đấy, thậm chí bây giờ còn đang dần bị các nước xung quanh cô lập vì cái âm mưu bành trướng của hắn.

Bác quên Osama Bin Laden là 1 sản phẩm của Mỹ à? (nếu bác chưa biết thì đọc phần tui trích dẫn ở cuối bài). Chính chính sách bá quyền của Mỹ đã góp phần hình thành nên chủ nghĩa khủng bố và Mỹ là mục tiêu số 1.

Nói gì thì nói cả 2 nước đếu có tư tưởng bá quyền nhưng xét một mặt Mỹ chỉ muốn có ảnh hưởng đến quốc gia nào đó, chính quyền Ngụy hay các chế độ độc tài ở Nam Mỹ là ví dụ. Còn TQ thì chúng chỉ muốn dân ở nước chúng xâm chiếm chết hết để dân Tàu sống thôi. Vì cái sự khác biệt trong suy nghĩ này mà phim Mỹ ta thường thấy chỉ là người Mỹ cứu thế giới, giải phóng thế giới. Còn phim Tàu thì là thống nhất thiên hạ, đánh đuổi kẻ thù. Hai mặt này thấy rất rõ trong nhiều bộ phim của họ.

Cái này 1 phần là do hoàn cảnh lịch sử. Mỹ lịch sử chỉ có hơn 200 năm, chỉ có nội chiến Bắc Nam là hết, làm gì bị quốc gia nào xâm lược, làm gì có kẻ thù nào để đánh đuổi. Còn TQ là 1 đất nước quá rộng lớn xét về mặt địa lí, có lịch sử hơn 5000 năm, luôn bị chia năm xẻ bảy, nội chiến liên miên, nhu cầu thống nhất đất nước cao, chưa kể bị giặc ngoại xâm thời Thế chiến thứ 2. Cho nên các phim TQ luôn đề cập đến tư tưởng thống nhất thiên hạ (cái chữ "thiên hạ" ở đây phải hiểu là thống nhất toàn đất nước TQ chứ không phải các nước khác) và đánh đuổi kẻ thù.

Và tui thấy Mỹ mới gần với khái niệm "thống nhất thiên hạ" nhất. Mỹ vẫn để các nước khác tự quản lí lãnh thổ của mình theo kiểu chư hầu, nhưng muốn các nhà lãnh đạo phải tuân theo đường lối chính sách chung của Mỹ (mô hình giống liên bang Mỹ, mỗi quốc gia là 1 bang của Mỹ)

P/S: "Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ đã huy động người Hồi giáo chống lại việc Liên Xô can thiệp vào Áp-ga-ni-xtan, Bin Laden là 1 trong những nhân vật quan trọng được CIA tuyển mộ đầu tiên. Bin La-den đã bôn ba khắp nơi để chiêu binh mãi mã cho cuộc Jihad (chiến đấu) chống chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến năm 1990, Mỹ đưa quân vào A-rập Xê-út, đây là thánh địa của Hồi giáo (quê hương của Mô-ha-mét), để tiến hành Chiến tranh Vùng Vịnh, và sau đó, khi đã kết thúc cuộc chiến tranh này, Mỹ không chịu rút quân, mặc dù đã nhiều lần Bin Laden đề nghị Mỹ "hãy rút đi". Sau đó, như người ta đã biết, để phản kháng lại sự bội tín của ông chủ cũ của mình, Bin Laden lại tiến hành 1 cuộc Jihad mới, nhưng lần này là để chống Mỹ. Không loại trừ còn có những nguyên nhân khác đưa đến sự phản kháng và hoạt động khủng bố của Bin Laden, song rõ ràng trong trường hợp này, hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa cường quyền, bá quyền đóng vai trò không nhỏ."

@dotu: tui so "Watchmen" với "Anh hùng" mà???
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Nash

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

đọc từ đầu đến giờ có 2 "trăn trở"
- kHÔNG khen, KHÔNG chê vụ đem tin thần dân tộc vào phim, nhưng nếu nước VN mình mà mạnh/có ảnh hưởng lớn cở Mỹ và TQ thì tại sao phim VN lại không làm điều đó nhỉ,đưa lên cao vút luôn

- Đến chừng nao VN lại làm được những phim đem lại nhiều cảm xúc, nhiều cảm nhận, nhiều comments, nhiều review, nhiều ý kiến khen/chê, nhiều "tranh cãi"... như mấy phim này :(
 

ditah8884

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Một đề tài hay,một suy nghĩ hay,một topic với những ý kiến,phân tích sâu sắc và “thời sự”.Đó chính là nét đặt biệt của diễn đàn HD mà những diễn đàn ở VN hiện nay chưa có nhiều.

Ditah muốn chia sẻ điều này với các bạn.Cái đích cuối cùng của các thể loại văn hóa,nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng đều hướng tới cái đẹp,cái thiện và thôi thúc con người sống tốt hơn(Ditah không tính các loại văn hóa xxx nghe).Bản thân các bộ phim,bộ truyện…hoàn toàn không có tội và nó không sai.

Nhà phê bình Vũ Đức Sao Biển cũng có nói rằng những tác phẩm võ hiệp của Kim Dung nặng nề tư tưởng Đại Hán,coi người Trung Nguyên(Trung Hoa) là nhất,và những dân tộc lân bang là man di,mọi rợ(trong đó có cả Việt Nam mình).Như cách xây dựng hình tượng năm nhân vật huyền thoại của võ lâm là Trung Thần Thông,Đông Tà,Tây Độc,Bắc Cái,Nam Đế cũng bị ảnh hưởng nặng nề.Trung Thần Thông tuy xuất hiện rất ít và chết sớm,nhưng lại được coi là biểu tượng tinh thần của người Trung Nguyên với tài năng,đức độ xuất chúng.Đông Tà ở đảo đào hoa phía Đông,là ám chỉ người Nhật Bản,với những tư tưởng đổi mới ngông cuồng,rồi cuối cùng cũng chìm đắm trong mớ suy nghĩ lạ thường của mình.Với nhân vật Tây Độc,Kim Dung muốn ám chỉ những nước phía Tây Trung Hoa,với những suy nghĩ xấu xa,hèn mọn,luôn chực chờ cướp đi tinh hoa của người Hán.Còn Nam Đế,là ý chỉ tới những dân tộc phía Nam(có Việt Nam mình),dù xưng Đế một phương,nhưng cuối cùng cũng sẽ bị hàng phục,bỏ vương vị(trở thành một tăng nhân).Với Bắc Cái Hồng Thất Công,đó chính là Hồng quân Liên Xô,một thế lực đáng gườm ở phía Bắc,nhưng cuối cùng lại chết cùng với kẻ thù phương Tây sau một trận đại chiến!? Bởi vậy,các dịch giả ngày xưa khi chuyển thể các tác phẩm của Kim Dung cũng có lượt bớt những phần được cho là độc hại đối với người Việt Nam.Và rồi,những tác phẩm của Kim Dung vẫn độc nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đón nhận.

Nói như thế để thấy rằng,không phải vì vài tư tưởng không đúng mà chúng ta kết tội cả nền văn hóa cũng như điện ảnh của một quốc gia.Cái tội,cái sai ở đây là nằm ở những người sáng tạo ra nó,dùng nó vào những mục đích không tốt đẹp mà thôi.Với tư cách là những người thưởng thức nghệ thuật,chúng ta phải khách quan và tỉnh táo,học hỏi cái hay đồng thời loại bỏ những tư tưởng xấu.

 

cleartarget

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Mình không đồng ý về cách bạn nói phim Tàu như thế, đúng là tụi Tàu khựa là những chuyên gia trong lĩnh vực đầu độc, nhưng phim của họ cũng có những nét hay, cũng có những phim phải khiến mình suy nghĩ, chẳng qua bạn chưa có cơ hội xem những phim như thế thôi,nếu bạn chỉ đơn thuần thấy những cảnh đánh đấm trong phim Tàu thì bạn thật sự chưa hiểu được phim đâu, bạn phải thấy những tinh hoa trong võ thuật thì bạn mới cảm nhận được về tình người. Người Mỹ cũng không hẳn là học "nửa vời" văn hóa từ nước khác, chẳng qua họ muốn cho thế giới biết là "nước tôi tập trung nhiều nền văn hóa trên thế giới, là một điểm đến lý tưởng", bạn biết rồi đấy, không đâu bằng cái gốc hết, học hỏi thì học hỏi nhưng làm sao tiếp thu được hết 1 nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, những gì họ thể hiện chỉ là 1 phần thôi.
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhưng lòng tự tôn dân tộc, tự tôn văn hóa và yêu nước là thứ mà ai là con người cũng có. Và những cái đó ko hề cực đoan và ngạo mạn. Thời Nhật Bản, phương Tây xâm lược Trung Quốc, người dân bị coi ko bằng 1 con chó, tinh thần dân tộc bị rẻ rúng. Lúc đó là thời điểm cần những người vực dậy khí phách của 1 quốc gia. Quay lại VN, nếu bạn Nhi chịu tìm hiểu về các võ sư thời xưa qua báo chí, cũng sẽ thấy nhiều võ sư được ca ngợi vì đánh thắng võ sĩ người Xiêm, người Tây. Đó có phải là chúng ta ngạo mạn, cực đoan ko? Ko hề. Và chúng ta ai cũng biết những lúc giặc Tàu sang xâm lược và bị đánh bại. Chúng ta ai cũng biết những danh nhân, những anh hùng đánh thắng giặc Tàu? Chúng ta có ngạo mạn, cực đoan quá ko? Ko hề. Ai cũng có lòng yêu nước.

Sao lại không có cực đoan và ngạo mạn hả bác? Khi lòng tự tôn dân tộc trở nên quá nặng nề thì nó dẫn đến lỗi suy nghĩ cực đoan về giống nòi, như những gì Phát xít đã nghĩ. Khi lòng tự hào dân tộc đi cùng sự hùng mạnh và tham vọng thì nó cũng dẫn đến sự ngạo mạn chứ sao. Mà những cái đó Trung Quốc đều có hay ít ra họ cũng đã đối xử với Việt Nam như thế. "Sáng ăn cơm Bắc Kinh, chiều duyệt binh Hà Nội" đó không phải là ngạo mạn sao?
Ai cũng có lòng yêu nước, ai cũng cần tự hào về dân tộc nhưng nó có trở nên cực đoan hay không thì còn xem vào tham vọng của chính nước đó nữa. Mà cái này Trung Quốc có.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bác quên Osama Bin Laden là 1 sản phẩm của Mỹ à? (nếu bác chưa biết thì đọc phần tui trích dẫn ở cuối bài). Chính chính sách bá quyền của Mỹ đã góp phần hình thành nên chủ nghĩa khủng bố và Mỹ là mục tiêu số 1.



Cái này 1 phần là do hoàn cảnh lịch sử. Mỹ lịch sử chỉ có hơn 200 năm, chỉ có nội chiến Bắc Nam là hết, làm gì bị quốc gia nào xâm lược, làm gì có kẻ thù nào để đánh đuổi. Còn TQ là 1 đất nước quá rộng lớn xét về mặt địa lí, có lịch sử hơn 5000 năm, luôn bị chia năm xẻ bảy, nội chiến liên miên, nhu cầu thống nhất đất nước cao, chưa kể bị giặc ngoại xâm thời Thế chiến thứ 2. Cho nên các phim TQ luôn đề cập đến tư tưởng thống nhất thiên hạ (cái chữ "thiên hạ" ở đây phải hiểu là thống nhất toàn đất nước TQ chứ không phải các nước khác) và đánh đuổi kẻ thù.

Và tui thấy Mỹ mới gần với khái niệm "thống nhất thiên hạ" nhất. Mỹ vẫn để các nước khác tự quản lí lãnh thổ của mình theo kiểu chư hầu, nhưng muốn các nhà lãnh đạo phải tuân theo đường lối chính sách chung của Mỹ (mô hình giống liên bang Mỹ, mỗi quốc gia là 1 bang của Mỹ)

P/S: "Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ đã huy động người Hồi giáo chống lại việc Liên Xô can thiệp vào Áp-ga-ni-xtan, Bin Laden là 1 trong những nhân vật quan trọng được CIA tuyển mộ đầu tiên. Bin La-den đã bôn ba khắp nơi để chiêu binh mãi mã cho cuộc Jihad (chiến đấu) chống chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến năm 1990, Mỹ đưa quân vào A-rập Xê-út, đây là thánh địa của Hồi giáo (quê hương của Mô-ha-mét), để tiến hành Chiến tranh Vùng Vịnh, và sau đó, khi đã kết thúc cuộc chiến tranh này, Mỹ không chịu rút quân, mặc dù đã nhiều lần Bin Laden đề nghị Mỹ "hãy rút đi". Sau đó, như người ta đã biết, để phản kháng lại sự bội tín của ông chủ cũ của mình, Bin Laden lại tiến hành 1 cuộc Jihad mới, nhưng lần này là để chống Mỹ. Không loại trừ còn có những nguyên nhân khác đưa đến sự phản kháng và hoạt động khủng bố của Bin Laden, song rõ ràng trong trường hợp này, hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa cường quyền, bá quyền đóng vai trò không nhỏ."

@dotu: tui so "Watchmen" với "Anh hùng" mà???

Watchmen sao lại đi so với Hero được, 2 phim khác nhau mà.

Bác đọc bài này để hiểu được rằng Bin Laden chỉ là một phần của chủ nghĩa khủng bố, và anh ấy là người nổi tiếng nhất thôi : Chủ nghĩa khủng bố: hiểm họa của toàn cầu cũng như mỗi cá nhân : Tiếng nói nước Nga - chủ nghĩa khủng bố xuất hiện cùng thời với Chủ nghĩa phát xít, nhưng chỉ thật sự được chú ý đến sao ngày 11/09/2001. Chủng nghĩa khủng bố là sự giải quyết xung động với chính quyền nào đó bằng bạo lực như đánh bom là phổ biến nhất, bắt cóc con tin. Chủ nghĩa khủng bố có ở nhiếu nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu âu,.....Bin Laden là kiểu phần tử cực đoan. Mà nói thật nếu ko có cái mũi khoan của Mỹ ở Trung Đông, hỏi các ông ở đấy có tiền có văn minh mà sung sướng như bây giờ hay ko, các nước vùng Vịnh vẫn luôn dựa vào Mỹ đấy thôi.

Nói về lịch sử Mỹ 200 năm thì từ những ngày đầu luôn bị đế quốc Anh kìm kẹp, phải đánh đuổi quân Anh để giành độc lập nên ko thể nói là Mỹ ko phải đánh đuổi ai, nhưng Mỹ ko làm phim nhiều về điều này mặc dù nó phải nói là rất vẻ vang.

Nói về lịch sử Trung Quốc thì đất nước này to như bây giờ là nhờ ngày xưa có Tần Thủy Hoàng nhiều gạo đông quân đi xâm chiếm các nước khác mà thống nhất thành nước Trung Hoa ngày nay. Nhưng các vương triều sau vẫn còn đi xâm chiếm, lên phía bắc vượt qua cả Vạn lí trường thành, về phía nam tấn công Đại Việt ta. Vì thế cái đã thấm và người Tàu ngàn năm là 2 chữ "bành trướng". Nói Tq luôn nội chiến là ko đúng, chỉ một số thời kì thôi, nếu nói thế Vn ta cũng vậy.

Lại nói về thời kì TQ bị Nhật đô hộ, là cái bánh của 8 nước xâu xé thì lúc ấy người Tàu mê muội, coi rẻ chính Tổ quốc mình, cái này rất rõ trong các tác phẩm của Lỗ Tấn nên đôi khi em coi phim Tàu về thời kì này đôi khi thấy nó giả tạo quá, có nhiều cái sai sự thật thành ra thấy phim tàu tự sướng hơi bị nặng. Nên thấy rõ rằng phim Tàu thời phong kiến lại coi thấy hay hơn thời kì của Tôn Trung Sơn.

ps: các bác để ý tên quân đội TQ là "Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa", nước chúng nó thế còn để tên đó làm gì, là vì còn Đài Loan, còn Giao Chỉ (Vn) ta đấy ạh, đừng tưởng chúng bỏ cái mộng bá chủ rồi ạh.
Đậu Tn loại giỏi rồi =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Mình không đồng ý về cách bạn nói phim Tàu như thế, đúng là tụi Tàu khựa là những chuyên gia trong lĩnh vực đầu độc, nhưng phim của họ cũng có những nét hay, cũng có những phim phải khiến mình suy nghĩ, chẳng qua bạn chưa có cơ hội xem những phim như thế thôi,nếu bạn chỉ đơn thuần thấy những cảnh đánh đấm trong phim Tàu thì bạn thật sự chưa hiểu được phim đâu, bạn phải thấy những tinh hoa trong võ thuật thì bạn mới cảm nhận được về tình người. Người Mỹ cũng không hẳn là học "nửa vời" văn hóa từ nước khác, chẳng qua họ muốn cho thế giới biết là "nước tôi tập trung nhiều nền văn hóa trên thế giới, là một điểm đến lý tưởng", bạn biết rồi đấy, không đâu bằng cái gốc hết, học hỏi thì học hỏi nhưng làm sao tiếp thu được hết 1 nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, những gì họ thể hiện chỉ là 1 phần thôi.

Mình nghĩ đây đâu phải bàn về hay dở của phim, mà là giá trị nhân văn, lý tưởng hướng đến của các bộ phim đấy chứ. Và theo một cách nào đó thì phim Mỹ có những điều mà cả thế giới xem được và công nhận. Còn phim Trung Quốc có giá trị thấp hơn nhưng tư tưởng dân tộc lại để cao hơn đến mức cảm thấy như nó chỉ dành cho người Trung Quốc vậy.
 
Bên trên