Ðề: K+ bắt đầu than khổ
Những bản hợp đồng bất lợi cho khán giả
Mua cao, nhưng được độc quyền, VSTV có quyền ép các đối tác khác trong nước. Không ép được, không liên kết được thì mọi chi phí đổ lên đầu khách hàng - những người chỉ có một ước muốn giản dị là được xem những trận bóng đá hấp dẫn với mức giá có thể chấp nhận được.
Theo báo Dân Việt, ngay sau khi Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), chủ nhân của kênh truyền hình K+ được thành lập, Canal+, tập đoàn mẹ của đối tác tham gia VSTV đã cho công ty này vay một khoản tài chính lên tới 34 triệu USD. Số tiền này đã tạo nên sức mạnh vật chất cho VSTV trong việc đè bẹp toàn bộ các đối tác trong nước về vấn đề bản quyền một số giải bóng đá hàng đầu châu Âu.
"Thượng đế" hay là nạn nhân?
Thậm chí, với khoản tài chính nói trên, VSTV còn làm cho chính VTV rơi vào tình huống "tiến thoái lưỡng nan". Bằng chứng là họ đã phải đành khoanh tay nhìn K+ cắt cổ chính khán giả của mình bằng "giá cước trên trời", dù theo điều lệ VSTV, phần vốn góp của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), đối tác Việt Nam trực thuộc VTV tham gia VSTV là 10.273.000 USD, chiếm 51% số vốn điều lệ (đối tác tham gia chỉ có 9.870.000 USD).
Mô tả ảnh.
Không ép được, không liên kết được thì mọi chi phí đổ lên đầu khách hàng?
Được chống lưng bởi khoản tài chính khổng lồ, VSTV và các đối tác khác đã đẩy gói bản quyền Giải Ngoại hạng Anh lên tới 13,8 triệu USD nhằm đánh bại các đối tác khác có ý định cạnh tranh.
Có một con số có thể đưa ra để so sánh: Chính MP & Silva, đối tác đã bán lại bản quyền Giải Ngoại hạng Anh chỉ mua với giá 8 triệu USD. Cái giá 13,8 triệu USD của VSTV là quá hớ, quá đắt.
Tại sao VSTV phải mua quá cao trong khi ngay cả một giải cỡ World Cup giá bản quyền phát sóng chỉ chưa tới 100.000USD? Thậm chí World Cup 2006, giá trúng thầu của nhà phân phối ở Việt Nam, dù được cho là cao kỷ lục, cũng chỉ chưa tới 2 triệu USD?
Tất cả cũng chỉ là vì độc quyền. Tất cả chỉ vì lối kinh doanh "thôn tính" theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé". Mua cao, nhưng được độc quyền, VSTV có quyền ép các đối tác khác trong nước. Không ép được, không liên kết được thì mọi chi phí đổ lên đầu khách hàng - những người chỉ có một ước muốn giản dị là được xem những trận bóng đá hấp dẫn với mức giá có thể chấp nhận được.
Nhìn nhận lại bản hợp đồng liên doanh, cho thấy một sự thật là tài sản mà VCTV dùng để "góp" chính là những khách hàng đang tháng tháng è cổ nộp tiền thuê bao cho họ.
Bản quyền hay độc quyền?
Một câu hỏi đặt ra khi xem xét cung cách làm ăn này, VCTV có được hưởng lợi từ thương hiệu đài truyền hình quốc gia hay không?
Tại điểm E, phần căn cứ của hợp đồng liên doanh giữa VCTV và CO - công ty con của Canal+ ghi rõ: Việc VCTV thuộc VTV Group là lý do chính để CO tham gia ký kết điều lệ và Hợp đồng liên doanh. VTV đồng nghĩa với một hạ tầng sẵn có, trong đó có các thiết bị DTH của VCTV.
Đồng nghĩa với một cơ quan thuộc Chính phủ không thể bị trưng thu bởi các quyết định hành chính. Đồng nghĩa với việc cam kết đảm bảo điều khoản thứ 11 của hợp đồng liên doanh, rằng: VTV có được, duy trì, gia hạn toàn bộ các giấy phép, phê chuẩn... liên quan đến hoạt động của công ty, bao gồm nhưng không giới hạn ở giấy phép DTH và giấy phép hoạt động báo chí.
Nếu VCTV không phải là một công ty con của VTV Group. Nếu VCTV không được cam kết và đảm bảo bởi thương hiệu và địa vị pháp lý của VTV thì liệu CO có ký kết hợp đồng liên doanh với họ?
Trên website chính thức, ngày 22/7, VTV đã giải thích: "Các sự kiện thể thao lớn mang tính khu vực hay toàn cầu như World Cup, Euro, Giải bóng đá vô địch châu Á, Olympic, SEA Games… sẽ được dành cho hoạt động truyền hình quảng bá để phục vụ toàn thể nhân dân, còn những giải đấu mang tính chất tư nhân như Giải Ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha... với phí bản quyền rất cao chủ yếu sẽ dành cho dịch vụ truyền hình trả tiền.
VTV đã dùng chính lập luận này để tách riêng các giải Anh, Tây Ban Nha, Italia... để bán. Điểm mấu chốt của vấn đề là ngoài VTV, không có bất cứ văn bản nào, của bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào, thậm chí ở bất cứ đâu quy định các giải hấp dẫn như Anh, Tây Ban Nha là "mang tính tư nhân", và phần còn lại là "truyền hình quảng bá".
Căn cứ của cái lập luận mơ hồ này được VTV dẫn ra là một câu nhận định đầy võ đoán: "Thực tế của ngành truyền hình trên thế giới cũng như thực tế mua bản quyền". Hàng ngàn khán giả, người hâm mộ thể thao đã đặt chung một câu hỏi, rằng tại sao VTV không phục vụ nhân dân các giải Anh, Tây Ban Nha, Italia và chỉ bán "phần còn lại"? Hay những khán giả nghèo chỉ được xơi những "món xương", còn "thịt nạc mỡ béo" chỉ để dành cho số ít người rủng rỉnh tiền của?
K+ hi vọng có 1-2 đơn vị thỏa thuận chia sẻ bản quyền
Ông Cao Văn Liết, tổng giám đốc VSTV, cho biết như vậy chiều 14-8. Theo ông Liết, đã có năm đơn vị là Truyền hình cáp TP.HCM (HTVC), My TV (Công ty Phần mềm và truyền thông VN-VASC), Công ty truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), FPT và Truyền hình cáp Hải Phòng chính thức tiếp xúc đặt vấn đề với VSTV về việc chia sẻ bản quyền gói chủ nhật độc quyền của Giải ngoại hạng Anh (EPL).
Ngay từ đầu, VSTV đã đưa ra hai yêu cầu về mặt thương mại và kỹ thuật với các đơn vị trên và khẳng định sẽ không có bất cứ sự nhượng bộ nào với hai yêu cầu này.
Các bên nhanh chóng đạt được tiếng nói chung về yêu cầu thương mại nhưng đến yêu cầu về mặt kỹ thuật thì bất đồng đã xảy ra và cho tới lúc này vẫn chưa có giải pháp thích hợp để giải quyết. Phía VSTV yêu cầu các đơn vị khi tiếp sóng K+ phải quản lý bằng được số thuê bao để bảo đảm không thất thoát bản quyền.
Trong trường hợp này, các đài truyền hình sẽ buộc phải công khai với nhau số lượng thuê bao thật sự của mình - điều các đài truyền hình không muốn. Ông Liết nói: “Qua quá trình đàm phán, hiện chúng tôi hi vọng sẽ ký kết được hợp đồng chia sẻ bản quyền với 1-2 đơn vị”. Nếu các đơn vị không ký kết hợp đồng trong khoảng hai tuần đầu mùa giải, có nghĩa sẽ không xảy ra chuyện chia sẻ bản quyền nữa và gói chủ nhật vẫn là độc quyền của K+.
Đại diện K+ cũng cho biết kế hoạch chia sẻ gói chủ nhật từ gói Premium xuống các gói kênh thấp hơn như Family và Access chưa thực hiện được do Bộ Thông tin - truyền thông chưa phê chuẩn kế hoạch chia sẻ cho gói Access (gói có giá thuê bao thấp nhất 550.000 đồng).
(Tuổi trẻ)
Nguồn:
http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1020