Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

lan806

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Em vừa vào trang của Lioa và thấy các thông số cho ổn áp: Cục 3kva nặng 10,4kg, cục 5kva nặng 14,5kg, cục 10kg nặng 22,5kg,... trọng lượng này là cả cái thùng. Trong khi đó bác Hưng quấn cho em cục BA 3kva riêng phần BA không tính thùng đã nặng tới 25kg rồi (nặng hơn cả cái Lioa 10kva)
Chất lượng ổn định hơn cũng là lẽ đương nhiên, theo quan điểm chất lượng phụ thuộc vào trọng lượng :))
 

nnkien

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

kiến thức rất hay mọi người lên chơi, nhưng tùy thuộc vào tài chính của mình nhé
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Dây to sẽ chịu tải tốt hơn, nhưng khó thi công hơn. Các dây tải nặng hoặc trục chính trong nhà đều dùng dây đơn lõi là vậy. Nên 2 dây 18 cộng lại phải là 36 nhưng thực tế chịu tải thua dây 3.2mm. Theo mình biết thì cục bác thanghd1974 công suất gần gấp 2 cục bác lan806 (tất nhiên giá cũng khác).
Quấn dây đôi cũng ít khi dùng cho những cục công suất cao vì dây đôi quấn kô kĩ sẽ dễ rung kêu hơn dây đơn.
3.2mm là đường kính ạ.
Em quấn cục em dây tới 3.5mm .hehe
Bác diy quấn cho em bằng dây 3.2 ở phần sơ thui bác ạ. Còn phần thứ trở đi là bác ấy quấn bằng 4 dây 1.7 các bác ạ.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

À mà theo quan niệm của các bác thấy bấm cos cho đầu dây thì có tốt không vậy? Về nguyên tắc thì bấm cos sẽ đảm bảo tiếp điểm tiếp xúc tốt hơn, bắt dây dễ dàng và chặt hơn; tuy nhiên em thấy các đầu cos ngoài chợ dùng loại tôn rất mỏng cắt ra, nếu tính về tiết diện thì nó còn nhỏ hơn chính sợi dây mà nó bắt vào!
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cos chất lượng tốt là đồng mạ kẽm ở ngoài, hàng lởm là sắt mạ bác ạ. Tuy nhiên em nghĩ nếu dây từ BA thẳng ra ổ cắm có lẽ là tốt nhất. Em cũng đang làm thế một nửa ( tức là đầu ra bắt trực tiếp, đầu vào vẫn dùng cos)
 

hbc

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

À mà theo quan niệm của các bác thấy bấm cos cho đầu dây thì có tốt không vậy? Về nguyên tắc thì bấm cos sẽ đảm bảo tiếp điểm tiếp xúc tốt hơn, bắt dây dễ dàng và chặt hơn; tuy nhiên em thấy các đầu cos ngoài chợ dùng loại tôn rất mỏng cắt ra, nếu tính về tiết diện thì nó còn nhỏ hơn chính sợi dây mà nó bắt vào!

Tháo mấy cái đầu cos của Nhật ra thấy tụi nó hàn rồi xong mới bấm cos nhiều lúc cảm giác đầu cos của nó chỉ dùng để cách điện
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Các bác mắng em là thể loại chém to kho mặn, bị ám ảnh về kích thước thì em chịu chứ quả thật nhìn dây 3.2 vẫn thích hơn là hai dây 1.8. Tuy nhiên có vẻ là thi công dây to sẽ khó hơn nên không rõ chi phí quấn có tăng nhiều không; ngoài ra dây càng to thì liệu khi uốn qua các góc vuông có bị giòn và dễ gãy hơn dây nhỏ hay không?

Ngoài ra giữa 2 giải pháp là quấn 2 cuộn 2-3KVA cho riêng 2 nguồn 220V và 100V, so với quấn hẳn 1 cuộn 5-6 KVA có nhiều cấp điện áp ra, thì mỗi giải pháp sẽ có ưu khuyết điểm như thế nào?

À, cái này là em định hỏi bác DIYampli, nhưng mời các bác cùng bàn luôn cho vui. Nhân tiện, em nghĩ bác DIYampli nên làm cái chữ ký bên dưới để anh em bên VNAV sang đây nhận ra người quen.

P.S: mà 3.2 hay 1.8 ở đây là diện tích tiết diện hay là đường kính dây thế ạ?

Em đã trả lời vụ dây đôi hay đơn, to hay bé đều phải tuân thủ nguyên tắc lực từ tác dụng lên tiết diện dây dẫn bác ah, vậy dây có đường kính 1,8 được 7A mà quấn cho 3K thì phải quấn 2 dây là đúng rồi.
Quấn như bác Thanghd1974 là kiểu quấn vừa dùng được 110-115V và 220-230V trên cùng 1 biến áp thuận cả đôi đường, vì tạm thời thiết bị của bác ấy 70-80% dùng điện 120V nên sẽ rất hạn chế khi bác ấy đổi sang đồ xài 220-230V. Còn như một số hình của các shop em thấy do không có khả năng hoặc có sẵn BA mà dùng 2 cục rời như bác nói. Nếu áp dụng cho bác Thanghd1974 sẽ rất dở hơi, bên vnav chúng em có 1 tranh luận khá căng về vấn đề nối tiếp 2 cục biến áp Japan 110V thành 220V để dùng điện của VN là âm thanh nó èo ọt thế nào ấy.
Vâng em sẽ làm điểm chỉ signature cho các bác dễ nhận:D
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Dây to sẽ chịu tải tốt hơn, nhưng khó thi công hơn. Các dây tải nặng hoặc trục chính trong nhà đều dùng dây đơn lõi là vậy. Nên 2 dây 18 cộng lại phải là 36 nhưng thực tế chịu tải thua dây 3.2mm. Theo mình biết thì cục bác thanghd1974 công suất gần gấp 2 cục bác lan806 (tất nhiên giá cũng khác).
Quấn dây đôi cũng ít khi dùng cho những cục công suất cao vì dây đôi quấn kô kĩ sẽ dễ rung kêu hơn dây đơn.
3.2mm là đường kính ạ.
Em quấn cục em dây tới 3.5mm .hehe
Dây nào cũng thế bác ah, em quấn chục dây nhỏ miễn đủ dòng trong mức an toàn vẫn như quấn dây to thôi bác, bác nào chơi đèn sẽ hiểu cái OPT output power tranfommer phức tạp như nào.
Quấn dây đôi cho dù quấn tay hay quấn máy đều sẽ gặp bác ah, vd cục biến áp 150VA xuyến bằng cái bát ăn cơm quấn 15V 10A thì bác sẽ nghĩ vấn đề gì sảy ra ạ?
Dây 10A sẽ rất to và sẽ đè lớp sơ cấp rất dễ chập với cách máy quấn bình thường, vậy nhà sản xuất sẽ phải chia dong đó là 2-3-4 lần để được các dây nhỏ hơn mềm hơn và quan trọng lực siết sẽ nhẹ hơn dây to.
Dưới dây là những video về cách quấn như vậy.
https://www.youtube.com/watch?v=82PpCzM2CUg
https://www.youtube.com/watch?v=18rOy1GXUxU
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Sao bác ấy kô cuốn 1 dây 3.2 mà lại tách ra 4 dây 1.7 nhỉ ?

Em quấn xong sơ cấp thấy bước dây mới trên lớp thứ 2 dễ nên em lại chuyển sang dùng dây thứ 3,2mm hehe.
Do thợ phụ của em lại ở nhà nên xe chỉ luồn kim dây to cho máu;))
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Tháo mấy cái đầu cos của Nhật ra thấy tụi nó hàn rồi xong mới bấm cos nhiều lúc cảm giác đầu cos của nó chỉ dùng để cách điện

Nguyên tắc do con người lập ra, và để đảm bảo nguyên tắc thì cũng có những quy tắc bác ah.
Quy tắc là đầu cốt bằng đồng đã mạ hay phủ chất chống oxi hóa bề mặt hoặc pha thêm hợp chất vào, đầu cốt đã chuẩn vậy dây như thế nào sẽ bấm đầu cốt, để có thể bấm đầu cốt dây thường được mạ bạc, kẽm để chống oxi hóa thì mới được bấm vào đầu cốt. Đầu cốt hàng bãi các bác cứ thử tuốt cái dây ra xem có bóng lừ như màu inox không?
Dây đồng nguyên chất khi cạo ra chỉ sau 1 ngày đã ngả mầu xẫm chứ không vàng đỏ nữa, chính vì vậy hàn là cách tốt nhất với đồng dây từ biến áp ra.
 

ASAP

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cos chất lượng tốt là đồng mạ kẽm ở ngoài, hàng lởm là sắt mạ bác ạ. Tuy nhiên em nghĩ nếu dây từ BA thẳng ra ổ cắm có lẽ là tốt nhất. Em cũng đang làm thế một nửa ( tức là đầu ra bắt trực tiếp, đầu vào vẫn dùng cos)

Hi,

Dùng loại này để nối dây của BACL với dây ngoài sẽ OK hơn đầu cos nè anh...

View attachment 203766

Đầu cos mua ngoài tiệm điện thì không thể dùng cho BACL đc rồi...vì quá mỏng manh.

Hàn luôn là "chuẩn nhất"...nhưng không phải ai cũng làm đc...hihiiii...
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cái này bên điện dân dụng gọi là domino thì phải, nó dùng để nối 2 dây hoặc nhiều dây với nhau. Chắc em hiểu nhầm ý của các bác, em hiểu đầu cos có dạng càng cua hoặc tròn dùng bắt vào ổ cắm điện. Đầu cos theo ý các bác là dạng jack đực cái đúng không ạ, việc ấy em ko sài vì bác DiyVN đã hàn rất đẹp giúp em rồi.
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cái này bên điện dân dụng gọi là domino thì phải, nó dùng để nối 2 dây hoặc nhiều dây với nhau. Chắc em hiểu nhầm ý của các bác, em hiểu đầu cos có dạng càng cua hoặc tròn dùng bắt vào ổ cắm điện. Đầu cos theo ý các bác là dạng jack đực cái đúng không ạ, việc ấy em ko sài vì bác DiyVN đã hàn rất đẹp giúp em rồi.

Em cũng hiểu như bác, và em nghĩ đầu Cos như bác nghĩ là đúng. Vì em thấy BACL hàng bãi họ cắt dây chỉ còn đầu Cos, AE mình mua hoặc đặt làm sẽ mua đầu Cos mới để gắn lại, nhưng đúng là Cos hàng chợ khá mỏng manh. Còn hàn chết thì tốt nhưng tùy nhu cầu.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Mình nghĩ đối với BACL thì kéo thẳng dây biến áp ra rồi siết vào "cos" sau đó siết ốc vào ổ cắm là hay nhất. Tất nhiên vẫn phủ 1 lớp chì loại "audiophile" có pha bạc nhằm đảm bảo dây đồng kô bị ô xi hóa khi dùng lâu dài.

Hồi làm biến áp cách ly tìm hoài kô đc cái jack càng cua kiểu này :

dauday_zpsecbjjuiq.jpg
 

Lequangsang

New Member
Em dung UPS ONLINES cũng OK, mỗi tội để trong phòng thì tiếng quạt làm mát của usp hơi ồn nên phải mang sang phòng khác câu sang
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Đối với BACL thì lõi xuyến phải có chất lượng tốt để hiệu suất chuyển đổi điện - từ - điện được cao.

Từ đó em thắc mắc vậy thì với các biến áp tự ngẫu lõi xuyến, vai trò của cái lõi đó để làm gì? Hay chỉ là để tiết kiệm không gian của cuộn dây và giúp biến áp không tỏa nhiều nhiệt so với các kiểu lõi khác? Tuy nhiên nếu lõi từ càng tốt thì năng lượng từ trường được chuyển đổi càng nhiều, và càng làm lãng phí năng lượng vì cái từ trường đó trong biến áp tự ngẫu không khai thác được? Và tại sao người ta không dùng lõi không khí cho biến áp tự ngẫu?
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Mình nghĩ đối với BACL thì kéo thẳng dây biến áp ra rồi siết vào "cos" sau đó siết ốc vào ổ cắm là hay nhất. Tất nhiên vẫn phủ 1 lớp chì loại "audiophile" có pha bạc nhằm đảm bảo dây đồng kô bị ô xi hóa khi dùng lâu dài.

Hồi làm biến áp cách ly tìm hoài kô đc cái jack càng cua kiểu này :

Xịn như vậy thì không có nhưng cùng hình dạng thì có đầy....
Chỉ có điều: Không hợp quy cách (toàn dùng cho dây phi 10 trở lên không thôi)
Link nè: (Hồi đó tui cũng nghiên cứu món cos này quá xá...)

Hàng T-Lug là made in Thailand..

http://www.thegioidien.com/sanpham/4/479/Dau-Cos-Bit-Duoi-Ngan-1-Lo.aspx

Hàng China: (có lẽ là lựa chọn duy nhất ở VN)

http://www.thegioidien.com/sanpham/5/13716/Dau-cos-dong-nhom-DTL-2-95.aspx
 

ASAP

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Hi,

Mấy anh chuẩn bị quấn BACL thì yêu cầu để đầu dây vào - ra dư ra khoảng 20cm là đủ để thi công ổ cắm bằng cách cho dây vào ống chịu nhiệt cách điện rồi bẻ cong đầu dây để có lỗ siết ốc (chấm chút chì WBT cho chắc cú...hihii..), khỏi cần đầu cos & nối dây...
 
Bên trên