Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Hôm nay nhận đc 1 cục BACL mình nhờ quấn cho chú em :

4450fd7c7749c99e987825c5c35c0a4b538808c0bb7f9c1a917efa32ed8e0ecf_zpsgou379rk.jpg

51a928b891d03ad98b9b173aa7f7d0037dbbb8908e4ac879e5c0947e6a30ae01_zpsqcixqnzd.jpg

a2246e264f9fbe78606298b15b7b0c2a410a47da491fd4c27c96aa7196fb5367_zpssorov64l.jpg


Nặng 30kg.
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Hjhj
Mong là bác đi công tác đúng dịp. Cho ae em được gặp cả 2 "cao nhân" 1 người Nam.1 phía bắc xuống...quả là nam bắc trùng phùng... Nghĩ đến là vui rồi.
Mà bác này ko nhưng biết quấn biến áp đâu bác ạ mà còn biết diy nhiều thứ lắm.
Nên phải gặp bác ạ.

Vâng. Em sẽ cố gắng để đc tụ họp với anh em. Nhất là nhìn cục BACL khủng của bác. hihi.
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

chà chà cục này của chú em bác cũng khủng ghê.mà đủ hết đầu ra cho nguồn điện...

ae welcome bác!
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Cục này mấy KVA bác ơi?
Quấn máy ah bác?
Sao bác không cho quấn thêm lớp chống nhiễu?

Quấn dây 3mm bác. Quấn bằng tay . Có màng chắn giữa 2 cuộn rồi. Còn lớp ngoài mình kô hỏi.


Mua hộp ở cái bác chỗ bác Lan806 mua hộp hôm trước và nhờ bác ấy thi công luôn :

4320e7c6221c748291f16c7f97db52c1f2f7b737d27c83f23f30752e82d32ee9_zps6kvccgdg.jpg

357bfb19fab2576cb405b30729b82e3b08cfa7a3529831b354f652ae3f110796_zpsi7rp93rh.jpg

86b5dd94bf4a590751b9495970e76b6139f8abbbbd12ceff155eabe0f1901795_zpsua0q9oxp.jpg

28fa90fd789af478ade834fdabb6759946da56332a372b21c6d849171197ff27_zpsgfillfqc.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Đẹp đó bác, nhưng bác cẩn thận lấy cái xăm ô tô cắt lớp đệm mà lót dưới cái long đền đi chứ để như kia vận chuyển hoặc để máy mạnh một cái là cái đĩa sắt nó cắn thủng lớp nilon chạm vô dây nguy hiểm lắm.
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Em vẫn để cục BA nằm trên cái đĩa cao su 20x2cm, do nó rất nặng nên không lo lắm. Đợi cuối năm rảnh rỗi em mới khoan cái thùng, đặt cái côn gỗ để nhét vào lõi cục BA, đặt đĩa sắt có lót lên trên cùng rồi mới bắt ốc.
Có nhất thiết phải quấn thêm vải thủy tinh cách điện ra ngoài BA nữa không bác Hưng?
 

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Quan điểm của em là lọc là 1 bộ phận riêng, em kô muốn gắn nó vào BACL.
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Bá cáo các bác,của em nó đến công đoạn này rồi ạ.
dây 3.2
image_zpsayseoudb.jpg

muốn hoàn thành "quả lốp ô tô" này bác 0975...phải thửa riêng cái con thoi có kích thước dư này ạ.
image_zpszovlhw11.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Nhìn chất quá bác ạ. Công nhận tay bác này vừa dẻo vừa khỏe :D Em có thắc mắc là cái con thoi đấy nếu hết dây đồng mà chưa xong 1 cuộn dây thì mình phải nối ạ ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Nhìn mê quá ạ, em từng có trao đổi qua với bác DIYampli bên VNAV, nhưng sau đó em đi theo hướng UPS nên cũng chưa đặt cái BACL nào. Tuy nhiên nhìn hình này thấy thích lắm!

Hy vọng bác dành thời gian giải thích thêm là thường có những cấu hình nào khi quấn BACL và dành cho những nhu cầu nào. Vì như em thấy lúc thì có bác đưa lên ảnh chụp quấn dây đôi, còn như hình này thì quấn dây đơn, rồi bác JBN lại bảo nên quấn cân bằng tải gì đó, rồi phải có màng chắn tĩnh điện để chạm vào không bị giật? Em bắt đầu thấy quan tâm mà xem ra còn mơ hồ cái này nhiều. Nhìn vào thì những yếu tố hoặc những dấu hiệu nào cho thấy một cái BACL là tốt? (để đặt hàng ấy ạ, chứ mua về rồi thì tiêu chí là không nóng không rung em biết rồi).
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Em vẫn để cục BA nằm trên cái đĩa cao su 20x2cm, do nó rất nặng nên không lo lắm. Đợi cuối năm rảnh rỗi em mới khoan cái thùng, đặt cái côn gỗ để nhét vào lõi cục BA, đặt đĩa sắt có lót lên trên cùng rồi mới bắt ốc.
Có nhất thiết phải quấn thêm vải thủy tinh cách điện ra ngoài BA nữa không bác Hưng?

Các bác đừng nhất thiết quấn thêm lớp vải làm gì vì lớp vải không hoàn toàn cách điện đâu nhé nhất là về mùa nồm ẩm nó chính là nguyên nhân gây chập với áp cao, có lần em quấn BA cho 1 bác làm đèn 400V-0-400V bác ấy nói em đã bốc khói mất 2 cục vào mùa nồm và đặt em quấn dặn em đến chục cái gạch đầu dòng đến sợ, nhưng nguyên nhân chính của mấy cục BA cũ bác ấy phá ra cho em xem là người quấn biến áp dùng giấy thường cách lớp phần thứ cấp, khi ngâm keo do keo dạng sệt như dầu ăn nên đã không chui hết vào từng lớp quấn và mùa nồm hơi ẩm đã đọng lại trong đó dẫn đến phóng điện. Em quấn biến áp EI thường hay lót bằng màng phim nilon nên tha hồ với lại màng phim khi ngâm sơn cách điện dễ ngấm hơn giấy, do giấy mềm nên khi quấn nó bị ép sát lại thành bờ đê chắn sơn không chui vô trong được.
Nga hồi xưa quấn biến áp hay dùng giấy lót nhưng khi ngâm sơn lớp giấy này cũng ngấm sơn khô cứng luôn. Xuyến đời mới hay xuyến châu âu thì đa phần dùng nilon cách điện nên an toàn hơn nhiều.
Cái băng thủy tinh đó rất dễ sộc sệch nên khó quấn lắm, với lại nó là sợi thủy tinh rất ngứa đó bác. Cứ để nguyên lớp nilon nhìn thấy dây cho pro :)
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Nhìn chất quá bác ạ. Công nhận tay bác này vừa dẻo vừa khỏe :D Em có thắc mắc là cái con thoi đấy nếu hết dây đồng mà chưa xong 1 cuộn dây thì mình phải nối ạ ?

Khi cầm lõi trong tay bác luồn 1 đoạn dây qua đúng 1 vòng rồi gỡ ra sẽ đo chính xác được 1 vòng dài bao nhiêu cm, nhân cái đó với số vòng sẽ ra chiều dài bao nhiêu mét, áp dụng công thức tính thể tích quy ra khối lượng ta sẽ biết chính xác 98% khối lượng dây. Cái thoi đó dài bao nhiêu cm, 1 lớp được bao nhiêu vòng thì sẽ hết thoi, đó là những bài toàn hoàn toàn trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 12 cộng với tư duy nên không bao giờ em mua thiếu dây và không bao giờ phải nối dây, nối dây rất phiền phức do nối hai đầu dây đồng to mất nhiệt nhiều mối hàn không ngấu dễ tuột, và một cái nữa là mối nối uỳnh ra sẽ làm lệch bước dây dẫn đến kênh dây.
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Nhìn mê quá ạ, em từng có trao đổi qua với bác DIYampli bên VNAV, nhưng sau đó em đi theo hướng UPS nên cũng chưa đặt cái BACL nào. Tuy nhiên nhìn hình này thấy thích lắm!

Hy vọng bác dành thời gian giải thích thêm là thường có những cấu hình nào khi quấn BACL và dành cho những nhu cầu nào. Vì như em thấy lúc thì có bác đưa lên ảnh chụp quấn dây đôi, còn như hình này thì quấn dây đơn, rồi bác JBN lại bảo nên quấn cân bằng tải gì đó, rồi phải có màng chắn tĩnh điện để chạm vào không bị giật? Em bắt đầu thấy quan tâm mà xem ra còn mơ hồ cái này nhiều. Nhìn vào thì những yếu tố hoặc những dấu hiệu nào cho thấy một cái BACL là tốt? (để đặt hàng ấy ạ, chứ mua về rồi thì tiêu chí là không nóng không rung em biết rồi).

Dạ em chào bác.
Nói về cách sắp xếp dây thì nó khá dễ hiểu, VD cục 3KVA em quấn cho điện 220V thì sẽ phải quấn đúng 13,6A cho sơ và thứ nếu tỉ lệ 1:1 là 220 vào và 220 ra, hay 220 vào và ra 100-110-220 thì đều đồng loạt là 13,6A.
Khi quấn người quấn sẽ chọn dây to đủ dòng trong trường hợp cửa sổ rộng và lõi có độ cao vừa phải để tay có thể luồn vào trong lõi nắn dây, vậy nên sẽ có trường hợp bác thấy em quấn 2 dây và 1 dây, 2 dây đa phần khi cửa sổ lõi nhỏ sẽ đỡ tốn diện tích cửa sổ thôi với cả không có người phụ trợ nên em sẽ chọn phương án 2 dây cho dễ làm, 1 dây to đa phần cho lõi có cửa sổ lớn và phải có 2 người mới thi công được.
Cách quấn cân tải thì nó là phép toán cộng trừ nhân chia thôi, vd bác quấn 6KVA ra 115V và 230V thì vào 220V/26A ra 115V/26A tương đương với một nửa tải là 3KVA, còn 115V/26A còn lại là 3K tiếp theo, Vậy nếu dùng 1 quận 115V thì công suất tối đa được 3KVA, quận còn lại cũng sẽ được như vậy. Giả sử có 2 loại thiết bị 115V và 230V các bác lấy 6000W trừ đi số W của máy dùng 230V sẽ ra phần còn lại, phần này chia đôi sẽ ra phần dùng 115V ah. Phối ghép làm sao để tải dùng vừa đủ thiết kế tránh lệch tải 1 vế mà hãy xem thông số để phân bố tải đều chút.
Kinh nghiệm chọn biến áp cách ly chuẩn, cái này cũng mang tính tương đối vì giả sử lõi đã quấn đủ dây ta không thể đo đạc đường kính trong, ngoài và chiều cao được để tính công suất lõi đủ, thừa hay thiếu. Cái này sẽ tùy vào tâm của người quấn, nếu người tốt họ sẽ quấn đủ cho bác hoặc đủ công suất trên một cái lõi thừa công suất thiết kế, còn người làm ăn chỉ lấy số lượng thì thừa thiếu mặc kệ sẽ dẫn đến trường hợp quá tải lõi bão hòa từ. Nên cách đánh giá theo cân nặng cũng là 1 phần cách đánh giá chất lượng đã đủ của lõi. Tiếp đến phần quan trọng nhất là dây quấn, dây quấn lấy hệ số an toàn ở bao nhiêu là đạt và dùng loại dây gì, nếu người làm ăn gian sảo hoặc hàng chợ thì sẽ trà trộn dây nhôm, dây nhôm rẻ bằng gần nửa dây đồng nên cùng giá biến áp tất nhiên người quấn sẽ lãi cực cao, hoặc quấn dây nhỏ điều nhận thấy ngay là đủ tải biến áp sẽ nóng rực tùy theo độ ăn gian của người quấn. Tiếp theo số vòng sao cho đủ, số vòng cũng là 1 phần quan trọng để đánh giá biến áp đạt chuẩn, nó phản ánh qua dòng không tải (No load) của biến áp, ở mức không tải công suất nào và dòng bao nhiêu đạt chuẩn đều do người thợ quấn tính toán đo đạc ra được với các thiết bị đo thông thường, cái này cũng dễ nhận thấy qua hiện tượng rung và nóng đó bác.
Kết luận. Để nói 1 BA cách ly đạt chuẩn về thông số cũng như kỹ thuật thì phải hội tụ những ý trên và nhất thiết phải có thêm 1 phần quan trọng nữa là màng chắn tĩnh điện nối mass hay màng chắn nhiễu, còn các tiêu chí không rung, không nóng các bác có thể cảm nhận được.
Diyampli.
Thân!
 
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Công phu rồi cũng sắp đến lúc hoàn thành bác ạ.
mới xong phần sơ.
image_zpsbweql3n9.jpg

khi xong chắc ~50kg các bác ạ.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Các bác mắng em là thể loại chém to kho mặn, bị ám ảnh về kích thước thì em chịu chứ quả thật nhìn dây 3.2 vẫn thích hơn là hai dây 1.8. Tuy nhiên có vẻ là thi công dây to sẽ khó hơn nên không rõ chi phí quấn có tăng nhiều không; ngoài ra dây càng to thì liệu khi uốn qua các góc vuông có bị giòn và dễ gãy hơn dây nhỏ hay không?

Ngoài ra giữa 2 giải pháp là quấn 2 cuộn 2-3KVA cho riêng 2 nguồn 220V và 100V, so với quấn hẳn 1 cuộn 5-6 KVA có nhiều cấp điện áp ra, thì mỗi giải pháp sẽ có ưu khuyết điểm như thế nào?

À, cái này là em định hỏi bác DIYampli, nhưng mời các bác cùng bàn luôn cho vui. Nhân tiện, em nghĩ bác DIYampli nên làm cái chữ ký bên dưới để anh em bên VNAV sang đây nhận ra người quen.

P.S: mà 3.2 hay 1.8 ở đây là diện tích tiết diện hay là đường kính dây thế ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

justbenice

Moderator
Ðề: Biến áp cách ly Made in Việt Nam !

Các bác mắng em là thể loại chém to kho mặn, bị ám ảnh về kích thước thì em chịu chứ quả thật nhìn dây 3.2 vẫn thích hơn là hai dây 1.8. Tuy nhiên có vẻ là thi công dây to sẽ khó hơn nên không rõ chi phí quấn có tăng nhiều không; ngoài ra dây càng to thì liệu khi uốn qua các góc vuông có bị giòn và dễ gãy hơn dây nhỏ hay không?

Ngoài ra giữa 2 giải pháp là quấn 2 cuộn 2-3KVA cho riêng 2 nguồn 220V và 100V, so với quấn hẳn 1 cuộn 5-6 KVA có nhiều cấp điện áp ra, thì mỗi giải pháp sẽ có ưu khuyết điểm như thế nào?

À, cái này là em định hỏi bác DIYampli, nhưng mời các bác cùng bàn luôn cho vui. Nhân tiện, em nghĩ bác DIYampli nên làm cái chữ ký bên dưới để anh em bên VNAV sang đây nhận ra người quen.

P.S: mà 3.2 hay 1.8 ở đây là kích thước hay đường kính dây thế ạ?

Dây to sẽ chịu tải tốt hơn, nhưng khó thi công hơn. Các dây tải nặng hoặc trục chính trong nhà đều dùng dây đơn lõi là vậy. Nên 2 dây 18 cộng lại phải là 36 nhưng thực tế chịu tải thua dây 3.2mm. Theo mình biết thì cục bác thanghd1974 công suất gần gấp 2 cục bác lan806 (tất nhiên giá cũng khác).
Quấn dây đôi cũng ít khi dùng cho những cục công suất cao vì dây đôi quấn kô kĩ sẽ dễ rung kêu hơn dây đơn.
3.2mm là đường kính ạ.
Em quấn cục em dây tới 3.5mm .hehe
 
Bên trên