[Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

HD Hoi-Dap

New Member
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Vụ so sánh FHD và 2K nên dừng lại đây đi.
So sánh 2 chủ thể không được tương xứng cho lắm.
Sao lại phải dừng ợ? Em đang hóng các cao thủ chỉ giáo thêm kiến thức đó ợ. Sao lại ko tương xứng ạ? Thay vì em đã hỏi tại sao người ta ko sd 720i thì em cũng có thể hỏi so sánh 720i và 480p xem loại nào cho hình đẹp hơn?



Trong 2K có full HD, trong full HD có 2K.
Cái này lại phải phiền bác giải thích tại sao " trong full HD có 2K" rồi. Bởi nếu đúng như thế thì việc quái gì người ta phải phân ra fullHD và 2K làm gì cho nhọc xác ợ?
 

kakaka237

New Member
Re: Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết



UHD = 3840 x 2160 (còn gọi là "Quad HD")


Thật vậy sao? :)

P/S: Bài viết bác đưa ra khá hay,lúc tìm hiểu mình cũng dựa vào bài này để phân biệt 2K vs Full HD, 4K vs UHD. Các anh em khác vào tham khảo nhé.
 
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Vertical (Dọc) x Horizontal (Ngang).
4K = 4096 x 2160.
UHD = 3840 x 2160 (còn gọi là "Quad HD")
2K = 2048 x 1080.
FHD = 1920 x 1080.
HD = 1280 x 720.
SD = 640 x 480.

Nếu không ai có ý kiến gì về định nghĩa này thì tôi sẽ đưa lên trang nhất để mọi người tham khảo (tạm coi như chuẩn), để sau này khỏi thắc mắc, tranh luận.

Lưu ý là định nghĩa về các chuẩn trên không dính dáng gì đến "digital TV" gì cả, vì các nhà sx TV họ cũng coi (quảng cáo) UHD = 3840 x 2160 là 4K luôn.

[Tham khảo => Tại ĐÂY!]
 

caothudeche

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết


DIGITAL TV RESOLUTIONS

Hai tấm hình dưới đây sẽ cho thấy sự tương quan giữa các độ phân giải/"Resolution" của DIGITAL TV
[Hình #2 bổ túc thêm cho hình #1]

Vertical (Dọc) x Horizontal (Ngang).
4K = 4096 x 2160.
UHD = 3840 x 2160 (còn gọi là "Quad HD")
2K = 2048 x 1080.
FHD = 1920 x 1080.
HD = 1280 x 720.
SD = 640 x 480.

[Tham khảo => Tại ĐÂY!]

Digital TV Resolution #1

Digital TV Resolution #2

Nếu không ai có ý kiến gì về định nghĩa này thì tôi sẽ đưa lên trang nhất để mọi người tham khảo (tạm coi như chuẩn), để sau này khỏi thắc mắc, tranh luận.

Lưu ý là định nghĩa về các chuẩn trên không dính dáng gì đến "digital TV" gì cả, vì các nhà sx TV họ cũng coi (quảng cáo) UHD = 3840 x 2160 là 4K luôn.

[Tham khảo => Tại ĐÂY!]

Em muốn bác chỉnh lại cho chính xác hơn, tránh gây ra những thiếu sót mà cũng dẫn tới nhiều tranh cãi khá hay ho ở trên.
Trước tiên là mỗi thuật ngữ ở trên đều có một thông số đại diện, chứ không phải thông số đó là duy nhất.
Thứ 2, các thông số ở trên chỉ dừng lại ở độ phân giải, nó còn thiếu về bản chất của thuật ngữ đó.
- 4K: đại diện tiêu chuẩn là DCI 4K (native resolution) 4096 x 2160.
- UHD = 3840 x 2160 (còn gọi là "Quad HD")
- 2K: đại diện tiêu chuẩn DCI 2K (native resolution) 2048 x 1080.
- FHD: Có độ phân giải 1920 x 1080, tỉ lệ khung hình 16:9, và chế độ quét là quét liên tục.
- HD = 1280 x 720.
- SD: độ phân giải tiêu chuẩn VGA (NTSC) 640 x 480.
 

la già

New Member
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

thanks thớt, bài viết rất hay >:D<>:D<
 

kakaka237

New Member
Re: Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Nếu không ai có ý kiến gì về định nghĩa này thì tôi sẽ đưa lên trang nhất để mọi người tham khảo (tạm coi như chuẩn), để sau này khỏi thắc mắc, tranh luận.

Lưu ý là định nghĩa về các chuẩn trên không dính dáng gì đến "digital TV" gì cả, vì các nhà sx TV họ cũng coi (quảng cáo) UHD = 3840 x 2160 là 4K luôn.

[Tham khảo => Tại ĐÂY!]

"UHD còn gọi là Quad HD" là không đúng rồi.


Tại sao lại chỉ cần đưa ra những thông tin tạm coi là chuẩn để mọi người khỏi tranh luận thế MOD? Việc tranh luận này không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề chúng ta quan tâm mà còn rèn luyện thêm các kỹ năng tư duy, phản biện, khai thác thông tin...
Trong khi trao đổi, mọi người cũng nên kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra kết luận, với những thông tin không dám chắc 100% thì hãy cứ tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, tham khảo...

Việc mình đưa ra câu hỏi "so sánh 2K và FHD" là để chúng ta có cơ hội tư duy rộng hơn khi hỏi "định nghĩa 2K và FHD" (mặc dù hiện tại rất nhiều bạn vẫn đang chưa có định nghĩa rõ ràng về 2 chuẩn định dạng này). Khi so sánh 2K vào FHD thì cũng bắt đầu đi từ định nghĩa 2K, FHD có gì giống và khác nhau? chúng ra đời trong hoàn cảnh nào? khi nào dùng FHD, khi nào dùng 2K? Ứng dụng trong thực tế như thế nào?...
P/s: Các bạn có thể tư duy theo phương pháp 5W1H để tìm hiểu về bất kì vấn đề nào.
 

kakaka237

New Member
HD = 1280x720 (720p)
Quad HD = 2560x1440 (1440p)
Bạn tính lại giúp mình.
UDH = 4 x 1080p (FHD) chứ không phải 4 x 720p(HD)
Hehe mình cùng check nhé :)
 
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Xem ra cuộc tranh luận này không biết bao giờ mới tới hồi kết và có lẽ đã đi xa khỏi chủ đề của topic này. Để liền lạc cho chủ đề này, tôi sẽ không xóa đi nhưng sẽ dời những post liên quan đến cuộc tranh luận nhằm so sánh FHD và 2K tại đây. Bạn nào muốn theo dõi hay muốn tham gia tranh luận tiếp, xin vui lòng qua bên topic đó.

Xin cảm ơn các bạn và mong rằng các bạn lại tiếp tục tham gia và ủng hộ cho cho chuyên mục [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết nhé..
 

torune

Film critic
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Em xin bổ sung phần Fan art.

Fan-art

Thực chất, đây là danh từ /tính từ cấu thành bởi 2 chữ: fan - người hâm mộ; art - nghệ thuật.

Do đó, fan-art có từ rất lâu. Là những sản phẩm nghệ thuật không chính thống, không do nhà sản xuất làm/chính thức công bố, mà do người hâm mộ làm để thể hiện tình yêu với một tác phẩm nghệ thuật mà họ mến mộ. Suy ra, chúng ta có fan-art poster, fan-art screenshot, fan-art cover...

Fan-art và fan-made có cùng ý nghĩa.
-----


Hai từ gần đây em thấy thú vị

Voxel

Voxel = volume + pixel | Điểm ảnh 3D = Cường độ + Điểm ảnh 2D

Pixel = picture + element

Tokusatsu

Kỹ xảo điện ảnh trong phim (siêu nhân) của Nhật: tạo ra các thành phố bằng mô hình và người thật mặc phục trang hóa thân thành robot/quái vật.

Kỹ xảo điện ảnh trong phim Mỹ thì gọi là VFX, biến hóa nhiều hơn, sử dụng phông xanh và đồ họa vi tính.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Cảm ơn bạn torune, từ Tokusatsu đã được đưa lên trang nhất.
Riêng Voxel và Pixel cần định nghĩa chi tiết hơn để mọi người dễ hiểu.
 
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Hỏi ý kiến các bạn.

Do torune vừa đưa ra định nghĩa về fanart hơi khác so với cái đã được post ở trang nhất, xin các bạn cho ý kiến ta nên cho cái nào là chính xác hơn hay viết lại để kết hợp cả hai?

Cám ơn các bạn nhiều.

Fan-art

Thực chất, đây là danh từ /tính từ cấu thành bởi 2 chữ: fan - người hâm mộ; art - nghệ thuật.

Do đó, fan-art có từ rất lâu. Là những sản phẩm nghệ thuật không chính thống, không do nhà sản xuất làm/chính thức công bố, mà do người hâm mộ làm để thể hiện tình yêu với một tác phẩm nghệ thuật mà họ mến mộ. Suy ra, chúng ta có fan-art poster, fan-art screenshot, fan-art cover...

Fan-art và fan-made có cùng ý nghĩa.
 

caothudeche

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Hỏi ý kiến các bạn.

Do torune vừa đưa ra định nghĩa về fanart hơi khác so với cái đã được post ở trang nhất, xin các bạn cho ý kiến ta nên cho cái nào là chính xác hơn hay viết lại để kết hợp cả hai?

Cám ơn các bạn nhiều.
Theo mình thì nên kết hợp cả 2.
Ở #1 nó nói lên ý nghĩa của fan-art.
Còn ý kiến của torune cho ta biết nguồn gốc, bản chất của fan-art.
 

binhhc

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Xin các bác giải thích giúp về chuẩn âm thanh: AC3 và AAC
Nó là gì? thường dùng trong trường hợp nào? sự giống và khác nhau?
Cảm ơn!
 

caothudeche

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Xin các bác giải thích giúp về chuẩn âm thanh: AC3 và AAC
Nó là gì? thường dùng trong trường hợp nào? sự giống và khác nhau?
Cảm ơn!
Bác Bình vào góp vui cùng anh em. Tìm hiểu sâu về 2 cái này đúng là khá đau đầu. Bởi vậy em cũng mạn phép chỉ đóng góp ý kiến về những gì bác binhhc hỏi.

1. ACC & AC3 là gì?
- AAC – Advanced Audio Coding: Là một chuẩn mã hóa âm thanh tổn hao dữ liệu (lossy compression). ACC ra đời để kế thừa cho định dạng MP3, nó cho chất lượng âm thanh tốt hơn MP3 ở cùng một tốc độ bit (bitrate).

-AC3 Coding:Là một chuẩn mã hóa âm thanh tổn hao dữ liệu do Dolby Laboratories đưa ra. AC3 ban đầu được đặt tên là Dolby Digital Stereo cho tới năm 1994. Năm 1997, Dolby Laboratories chính thức đổi "Dolby AC-3 Surround" thành "Dolby Surround Digital" mà chúng ta thường gọi là Dolby Digital.

2. AAC & AC3 dùng trong trường hợp nào?
AAC được sử dụng rộng rãi hơn và có độ tương thích cao hơn AC3 khá nhiều. Gần như các ứng dụng, hoạt động liên quan đến âm thanh hàng ngày chúng ta gặp AAC rất nhiều, nó mặc định là codecs được hỗ trợ trên youtube, điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc....

Còn AC3 (Dolby Digital) được sử dụng rộng rãi trong các chương trình HDTV, DVD,Blu-ray và máy chơi game.
Đối với anh em HDVN có lẽ sẽ gặp nhiều anh này hơn.

3. So sánh giữa AC3 và ACC.
Việc so sánh về thông số kỹ thuật chắc mình chỉ cần đưa ra, không có gì bàn cãi nhiều, nhìn là thấy. Điều đáng để anh em bàn luận đó là thực tế chất lượng của AC3 ra sao? Đã có khá nhiều bàn luận AC3 có hơn DTS hay True HD? Hầu như các Bluray ca nhạc lại dùng AC3, còn phim ảnh lại dùng DTS?

AAC là một định dạng âm thanh tiên tiến hơn so với AC3, nó tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn so với AC3 với cùng bitrate.

-qSZIq7ZacE0z9mAft6t0MzkMCDHYAZYe0aKpycwZNE=w917-h246-no



Một số nguồn tham khảo chi tiết:
https://en.wikipedia.org/wiki/Comparison_of_audio_coding_formats
https://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Audio_Coding
AAC VS AC3: Detailed Comparison between AAC and AC3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

binhhc

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Bác Bình vào góp vui cùng anh em. Tìm hiểu sâu về 2 cái này đúng là khá đau đầu. Bởi vậy em cũng mạn phép chỉ đóng góp ý kiến về những gì bác binhhc hỏi.
1. ACC & AC3 là gì?
- AAC – Advanced Audio Coding: Là một chuẩn mã hóa âm thanh tổn hao dữ liệu (lossy compression). ACC ra đời để kế thừa cho định dạng MP3, nó cho chất lượng âm thanh tốt hơn MP3 ở cùng một tốc độ bit (bitrate).

-AC3 Coding:Là một chuẩn mã hóa âm thanh tổn hao dữ liệu do Dolby Laboratories đưa ra. AC3 ban đầu được đặt tên là Dolby Digital Stereo cho tới năm 1994. Năm 1997, Dolby Laboratories chính thức đổi "Dolby AC-3 Surround" thành "Dolby Surround Digital" mà chúng ta thường gọi là Dolby Digital.

2. AAC & AC3 dùng trong trường hợp nào?
AAC được sử dụng rộng rãi hơn và có độ tương thích cao hơn AC3 khá nhiều. Gần như các ứng dụng, hoạt động liên quan đến âm thanh hàng ngày chúng ta gặp AAC rất nhiều, nó mặc định là codecs được hỗ trợ trên youtube, điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc....

Còn AC3 (Dolby Digital) được sử dụng rộng rãi trong các chương trình HDTV, DVD,Blu-ray và máy chơi game.
Đối với anh em HDVN có lẽ sẽ gặp nhiều anh này hơn.

3. So sánh giữa AC3 và ACC.
Việc so sánh về thông số kỹ thuật chắc mình chỉ cần đưa ra, không có gì bàn cãi nhiều, nhìn là thấy. Điều đáng để anh em bàn luận đó là thực tế chất lượng của AC3 ra sao? Đã có khá nhiều bàn luận AC3 có hơn DTS hay True HD? Hầu như các Bluray ca nhạc lại dùng AC3, còn phim ảnh lại dùng DTS?

AAC là một định dạng âm thanh tiên tiến hơn so với AC3, nó tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn so với AC3 với cùng bitrate.

-qSZIq7ZacE0z9mAft6t0MzkMCDHYAZYe0aKpycwZNE=w917-h246-no



Một số nguồn tham khảo chi tiết:
https://en.wikipedia.org/wiki/Comparison_of_audio_coding_formats
https://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Audio_Coding
AAC VS AC3: Detailed Comparison between AAC and AC3
Rất rõ ràng, ngắn gọn nhưng đủ ý. \m/
Cảm ơn bác caothudeche! =D>
 

hangbob87

Member
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Đúng là kiến thức mênh mông thật.
 
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Xin có góp ý để làm sáng tỏ thêm một tí trước khi tôi chính thức đưa định nghĩa ra trang nhất. Đúng ra nên hỏi DD hay Dolby Digital là gì vì thật ra AC3 chỉ là code name của Dolby Digital. Và vì nó gọn nên người ta gọi luôn Dolby Digital là AC3.
Ngoài ra nếu nói AC3 "Là một chuẩn mã hóa âm thanh tổn hao dữ liệu" rồi thôi thì không sai nhưng còn thiếu. Nếu nói chung là âm thanh thì mono hoặc stereo cũng là âm thanh vậy? Trong khi AC3 thì chỉ "chuyên trị" âm thanh vòm (surround sound).

Vậy tôi xin mạn phép chỉnh lại một chút có gì ae xem lại có thấy chính xác và nghe xuôi tai không nha.
AC3 hay Dolby Digital là chuẩn âm thanh vòm dưới dạng nén có tổn thất được tạo bởi Dolby Labs. Loại định dang này thường được thấy trong các chương trình HDTV, DVD,Blu-ray và máy chơi game.

Phần "ACC là gì?" của bạn caothudeche đã được post lên tranh nhất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caothudeche

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Xin có góp ý để làm sáng tỏ thêm một tí trước khi tôi chính thức đưa định nghĩa ra trang nhất. Đúng ra nên hỏi DD hay Dolby Digital là gì vì thật ra AC3 chỉ là code name của Dolby Digital. Và vì nó gọn nên người ta gọi luôn Dolby Digital là AC3.
Ngoài ra nếu nói AC3 "Là một chuẩn mã hóa âm thanh tổn hao dữ liệu" rồi thôi thì không sai nhưng còn thiếu. Nếu nói chung là âm thanh thì mono hoặc stereo cũng là âm thanh vậy? Trong khi AC3 thì chỉ "chuyên trị" âm thanh vòm (surround sound).

Vậy tôi xin mạn phép chỉnh lại một chút có gì ae xem lại có thấy chính xác và nghe xuôi tai không nha.
AC3 hay Dolby Digital là chuẩn âm thanh vòm dưới dạng nén có tổn thất được tạo bởi Dolby Labs. Loại định dang này thường được thấy trong các chương trình HDTV, DVD,Blu-ray và máy chơi game.

Phần "ACC là gì?" của bạn caothudeche đã được post lên tranh nhất.
Phần AC3 em đồng ý với bác, em cũng chưa nghiên cứu sâu về cái này. Nhưng không hiểu ông Dolby ông nhét kiểu gì mà đưa 6 kênh âm thanh vào được 2 kênh stereo.
Lúc tái tạo lại âm thanh hiệu ứng không khác gì 5.1 kênh riêng biệt là mấy.
 
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Phần AC3 em đồng ý với bác, em cũng chưa nghiên cứu sâu về cái này. Nhưng không hiểu ông Dolby ông nhét kiểu gì mà đưa 6 kênh âm thanh vào được 2 kênh stereo.
Lúc tái tạo lại âm thanh hiệu ứng không khác gì 5.1 kênh riêng biệt là mấy.

Mình cũng để ý và thấy giống bạn, đặc biệt khi bạn thử qua Sound Bar Speakers thì thấy rõ lắm.

Phần "AC3 là gì?" của bạn caothudeche đã được post lên tranh nhất.
 
Bên trên