Thật khó có thể tìm đủ từ để diễn tả về thế giới ảo
The Grid mà bộ phim vẽ ra. Nếu như ai đã từng xem
TRON 1982 sẽ hiểu được cái cảm giác được chứng kiến sự lột xác của những khái niệm về một thế giới tưởng chừng lạ lẫm với hầu hết nhân loại cách đây gần 30 năm, lại đang hiện hữu ra đẹp tuyệt vời đến thế trong
Legacy. Những tòa nhà, các loại xe cộ, thành phố, đường đi, con người (thật ra là các chương trình - program), bầu trời, thậm chí là núi non, ánh sáng. Tất cả hiện ra quá rực rỡ và choáng ngợp, khiến cho bất cứ ai yêu cái đẹp (như mình) đều không thể kiềm chế nổi sự sung sướng và cuồng nhiệt. Cuồng nhiệt một phần bởi vì với
TRON 1982, chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng ta đã hiểu hết về thế giới đó, nhưng
Legacy đã đưa tất cả những điều đã có trong
1982 (mà với kỹ xảo thời đó, trông chúng có phần buồn cười và ngô nghê) trở nên lộng lẫy tuyệt đẹp đến như vậy.
Tất nhiên, để nói về những khái niệm trong
Legacy thì không thể nói đến những ảnh hưởng của nó tới nội dung phim mà mình cho rằng là hết sức hiệu quả, và thậm chí có phần khá thú vị và tinh tế.
Có rất nhiều, mà thật ra là hầu hết những review tiêu cực về
Legacy mà mình đọc cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, đều cho rằng phim thiếu "hồn", thiếu "tình cảm". Ban đầu mình đã lường trước những đánh giá như vậy về một phim có concept giống như
Legacy, và đã không hề trông chờ một phần nội dung có tầm cỡ. Và đúng như mình nghĩ,
TRON: Legacy không phải là một phim tầm Oscar với nội dung có nhiều chiều sâu hay có sự phức tạp. Nhưng nội dung của nó đủ đơn giản để thực hiện tốt được 2 việc: 1 là giới thiệu tới những khán giả mới tới với một thế giới ảo tuyệt đẹp, hoàn toàn lạ lẫm với đầy rẫy những khái niệm lạ lẫm và khó tin (không như
Avatar vẫn có gì đó thật thật và đáng tin). 2 là kể câu chuyện về tình cha con. Cái quan trọng chính là ở chỗ này.
Phim không phải thể loại lâm li bi đát, tâm lý xã hội cần thể hiện quá nhiều về tâm lý nhân vật, nhưng những xử lý của phim về tâm lý nhân vật để xây dựng mối quan hệ cha-con trong phim theo mình là khá tinh tế, thú vị và hợp lý đối với những gì phim đã vạch ra. Nhưng cái mình đang nói là tình cha-con nào? Có lẽ sẽ không mấy ai để ý rằng trong phim có những 2 mối quan hệ cha-con được vạch ra và đều có những mâu thuẫn của riêng nó đã được thể hiện qua một số hành động và lời nói của nhân vật.
Đó chính là mối quan hệ và sự xa cách nhau 20 năm trời giữa
Sam và
Kevin Flynn. Một người con bị cha bỏ rơi suốt 20 năm liền, đầy giận dữ và tủi thân. Còn người con thứ 2, chính là
CLU 2.0, phiên bản có cả bề ngoài lẫn suy nghĩ giống hệt cha mình, luôn tin rằng
Kevin đã thờ ơ, phản bội mình và phá vỡ lời hứa xây dựng một thế giới hoàn hảo như lúc ban đầu. Tất nhiên, mối quan hệ thứ 2 này trong phim không được thể hiện rõ, vì như đã nói, đây là phim hành động kỹ xảo giải trí, vấn đề này không đóng vai trò quá quan trọng trong phim. Lại nhắc lại rằng, nếu như đọc preview của tớ từ trước rồi, bạn sẽ biết về comic prequel của phim -
TRON: Betrayal, kể về những sự kiện diễn ra trước
Legacy. Phần nội dung của comic đã xây dựng rõ hơn và kỹ hơn mối quan hệ "cha-con" mang đầy tính công nghệ này giữa
CLU và
Kevin, cũng như những mâu thuẫn giữa 2 người từ khi cùng nhau xây dựng
The Grid. Nhưng
CLU là một chương trình, còn
Kevin là người. Những khác biệt quá lớn đó và cả những sự giống nhau tuyệt đối giữa 2 người chính là điều đã đưa đẩy đến sự đối đầu không đáng có giữa 2 người và trở thành động cơ chủ yếu của hầu hết các sự kiện trong phim.
SPOILER: Đặc biệt chú ý đoạn
CLU và đồng bọn tìm ra nơi trú ẩn của
Kevin được xây dựng mô phỏng và chứa đựng quá nhiều những thứ đẹp đẽ của thế giới thật như sách vở, bàn ghế, chai lọ, thức ăn... những thứ mà những chương trình trong
The Grid như
CLU và
Jarvis không bao giờ được lập trình để hiểu, để biết. Hành động gạt các thứ trên bàn trong tiếng hét đã thể hiện sự tức giận kiểu hờn dỗi của
CLU, vì
Kevin đã cho một
ISO hoang (đọc đoạn sau để hiểu hơn về
ISO và thái độ của
CLU về
ISO), chứ không phải nó - con đẻ của
Kevin - được học hỏi và tiếp cận những điều đó. Cũng giống như việc
CLU không thể hiểu được sự xuất hiện random và xã hội tự phát của các
ISO kỳ diệu ra sao trong mắt một con người như
Kevin, thể hiện trong trường đoạn cuối phim.
CLU chỉ là một chương trình được lập trình sẵn với một mục đích duy nhất do user - cha nó - viết ra. Nó chỉ sai vì nó đã cố gắng quá mức để thực hiện cái mục đích đó quá tốt mà thôi.
CLU giống như một đứa con tuổi teen nổi loạn muốn chống lại cha mẹ và tự làm mọi thứ theo ý mình, theo cách mình nghĩ và mình cho là đúng vậy. Trên thực tế, nếu đặt mình vào vị trí của
CLU, hoàn cảnh của nó không khác Sam là bao.
CLU chính là
Flynn(đoạn diễn thuyết trước đội quân - lặp lại câu thoại của
Flynn ở đầu - "Out there/In there is our destiny" với cùng một tông giọng - rất thú vị), nhưng
CLU lại không phải
Flynn. Nó giống hệt
Flynn, nhưng nó hoàn toàn khác
Flynn.
Một động cơ khác cho sự cực đoan và tức giận của
CLU chính là sự chênh lệch về thời gian bên trong
The Grid so với thế giới bên ngoài. Theo như định nghĩa của
TRON 1982, thì một ngày ở thế giới bên ngoài dài bằng 1 năm (1 cycle) trong thế giới
The Grid. Trong
TRON: Legacy - có lẽ do là một hệ thống khác (trong bản
1982 đó là hệ thống máy tính của
Encom do
Ed Dillinger điều khiển) nên sự chênh lệch này đã được thay đổi đôi chút cho ngắn hơn (chả nhớ là như nào), nhưng sự chênh lệch vẫn là rất lớn. Trước khi kẹt trong
The Grid,
Kevin đã từng có một cuộc sống có quá nhiều vướng bận. Nào là điều hành tập đoàn
Encom, rồi gà trống nuôi con 1 mình, rồi lại phải quản lý và xây dựng hệ thống
The Grid. Từ khi có
CLU,
Kevin gần như chẳng còn thời gian và đầu óc để quan tâm tới
The Grid thường xuyên như trước, đặc biệt khi có những xung đột trong hội đồng cổ đông của
Encom. Sự xuất hiện ngày càng ít của
Kevin ở
The Grid để cùng xây dựng hệ thống đã khiến
CLU chất vấn trách nhiệm của ông ở đây. Với quãng thời gian quá dài vắng mặt
Kevin, một mình
CLU đã xây dựng nên thế giới đó và quản lý nó hết sức của mình, nhưng lại vẫn phải chịu sự chi phối của
Kevin mặc dù ông đã không còn thực sự tham gia vào quá trình đó nữa. Nó có một mục đích, và để đạt mục đích đó, nó không chấp nhận bị kìm hãm và cản trở từ
Kevin nữa, đặc biệt là về việc định đoạt số phận của các
ISO. Đại loại là "Ông không tự động tay vào làm ở đây đã
QUÁ LÂU rồi, ông không có quyền điều khiển nữa".
Cũng chính vì vậy, khi gặp lại
Kevin,
Sam nói "Long time", và ông trả lời "You have no idea", vì 20 năm của
Sam đối với
Kevin trong
The Grid thực ra lâu hơn rất nhiều.
Quay trở lại với concept của phim ảnh hưởng tới cốt truyện mà nếu không nắm được thì chả hiểu nó có ý nghĩa gì. Nhân vật
Quorra được gọi là
ISO cuối cùng. Nhưng cái
ISO đó là cái gì? Trong phụ đề của Megastar có dịch là
"Các thuật toán đẳng cấu". Khá khó hiểu và khó nắm bắt. Nhưng ta có thể hiểu
ISO là một
LOÀI hoàn toàn khác về bản chất so với các
Program trong xã hội của
The Grid xuất hiện từ trước khi chuyện phim xảy ra. Đó là những chương trình hoàn toàn tự phát một cách ngẫu nhiên, tự hiện ra giữa
The Grid chứ không hề được viết bởi bất cứ user nào, giống như những sinh vật tự nhiên vậy, hoàn toàn khác với những program bình thường khác đều do
Kevin - một user - viết ra, mà chúng ta thấy đi lại trong câu lạc bộ
End of Line và trên phố xá. Từ khi xuất hiện, các
ISO đã thành lập cả một cộng đồng xã hội hết sức đa dạng và phong phú giữa
The Grid, và tồn tại song song với đế chế của
CLU như một thách thức. Chính điều đó đã khiến
CLU cho rằng
ISO là mối đe dọa cho hệ thống hoàn hảo mà nó được giao trọng trách phải xây dựng, trong khi chính người giao cho nó trọng trách đó -
Kevin, lại cho rằng
ISO xuất hiện là một điều kỳ diệu trong thế giới của ông và ủng hộ xã hội
ISO phát triển. Đến khi
Kevin phải trốn chạy, các
ISO đã bị
CLU thanh trừng cho bằng sạch,
Quorra là
ISO còn lại cuối cùng, là minh chứng rõ ràng và sống động nhất cho những gì mà
Kevin vẫn từng mơ ước và hứa hẹn với thế giới bên ngoài. Và vì thế, giá trị của
Quorra là vô cùng.
Những đoạn phim mô tả về quan hệ
Sam-Kevin cũng khá thú vị theo ý kiến riêng của mình. Đó là 2 cha con nhà lập trình viên, nên những gì họ nói với nhau sau 20 năm gặp lại cũng chính là những điều mà các con mọt công nghệ quan tâm. Những câu thoại giữa 2 người trên đường chạy trốn và diễn xuất của 2 diễn viên trong cảnh cuối đều có thể nói là đã thành công khi giải quyết mối quan hệ, tình cảm cha con của họ mà không cần phải dông dài, úy mị. Câu hỏi của
Kevin "Wifi là cái gì?" thực sự là một trong số những tiểu tiết khá tốt được đưa vào. Những đoạn này phải nói rằng phần âm nhạc quá mức xuất sắc của bộ đôi
Daft Punk đã đóng góp đến 50% hiệu quả cảm xúc của người xem.
Câu chuyện của
Legacy cũng có những ẩn dụ nhất định về những vấn đề của thế giới thực của loài người, về chính trị, về lịch sử, về xã hội, tôn giáo vân vân mà nếu ai tinh ý và có một chút kiến thức thì hoàn toàn có thể nhận ra và sẽ cảm thấy thú vị. Những cái này được đưa vào cả từ những chi tiết nhỏ cho tới những chi tiết lớn hơn, thậm chí là cả các nhân vật của phim cũng đều là những ẩn dụ rất thú vị, và giúp cho bộ phim không phải là một thứ nhạt toẹt nông choèn.
Chuyện phim nói chung rất tập trung vào vấn đề chính và giải quyết nó chứ không quá dông dài với những thứ loằng ngoằng bên lề. Các mâu thuẫn được xây dựng hợp lý, động cơ của các nhân vật có lý và logic. Các nhân vật được xây dựng tốt, có tính cách riêng và rõ nét, diễn xuất ổn, một số nhân vật khá thú vị.
Tuy nhiên cũng có những thứ mà trong phim chưa thực sự làm rõ, khiến cho khán giả mới tiếp cận rất khó nắm bắt, và do đó, nó vẫn phải phụ thuộc vào rất nhiều những thứ được xây dựng từ phần trước, thậm chí là từ comic
Betrayal ==> sẽ có rất nhiều người vì không nắm được concept của phim nên thấy phim chán. Như đoạn
Sam bị bắn vào thế giới
The Grid bằng một cái súng trong phòng máy bí mật của
Kevin. Không mấy ai biết cái súng đó là cái gì, tại sao nó lại đưa
Sam được vào
The Grid, nó hoạt động ra sao, nó là ở đâu ra. Cũng không ai biết
John Dillinger được giới thiệu ở hội đồng quản trị
Encom lúc đầu là ai mà lại được rào đón quan trọng đến thế. Nhân vật
TRON tuy là một nhân vật có ảnh hưởng lớn và mạnh đến câu chuyện nhưng lại chưa được khắc họa đủ rõ nét, và nếu không để ý thì chả ai biết
TRON cũng giống như
CLU, là chương trình bảo mật do
Alan Bradley (ông chú ở đầu phim) viết ra từ
1982 và có khuôn mặt giống hệt
Alan, nhưng
Alan trái lại không hề biết đến sự tồn tại của
The Grid cũng như việc
Kevin vẫn tiếp tục sử dụng
TRON sau khi
TRON 1982 kết thúc.
Có lẽ nói thêm về sự tuyệt vời của các trường đoạn hành động là thừa. Đặc biệt những ai đã từng xem
TRON 1982, thì những trường đoạn hành động này theo tớ sẽ thấy hay hơn người khác gấp 3 - 4 lần là ít nhất. Những trò chơi đấu trường như
Disk Wars, Light Cycles trong
TRON 1982 ngô nghê, đơn giản thậm chí hơi chuối, nay được tái hiện lại trong
Legacy quá hấp dẫn, bắt mắt và hào hứng. Cộng thêm phần âm nhạc quá đỗi tuyệt vời của
Daft Punk thực sự đã làm hồi sinh những trò chơi tuyệt vời vốn chỉ có trong tưởng tượng mà
TRON 1982 đã vẽ ra cách đây 28 năm.
Một trong số những lý do khiến cho tớ phát điên vì phim này từ rất lâu trước khi nó được chiếu chính là tạo hình. Thiết kế trang phục không phải quá độc đáo, nhưng sự biến tấu các vi mạch chi chít trong trang phục của
TRON 1982 thành những vạch sáng là hết sức tinh tế và hiệu quả, đóng góp mạnh mẽ vào việc mô tả thế giới ảo của
The Grid. Tiếp theo đó chính là những phương tiện được các nhân vật sử dụng trong phim. Nếu như trong
1982 chỉ có 3 phương tiện cơ bản là
Regconizer, Light Cycles và Tank thì
Legacy đã phát triển thêm rất nhiều các phương tiện cực kỳ độc đáo khác dựa trên ý tưởng của
Light Cycles như
Duo Light Cycles (cái ô tô của
Quorra), những chiếc
Light Jet cùng với việc thiết kế lại các phương tiện kiểu cũ và cho chúng những vẻ ngoài cách tân cực kỳ hấp dẫn, bắt mắt không thể chịu nổi. Đỉnh điểm của hiệu quả hình ảnh mà tạo hình các phương tiện này mang lại chính là đoạn rượt đuổi chiến đấu trên không ở cuối phim được thể hiện quá tuyệt vời với những dải ánh sáng màu đan xen, xoắn vào nhau chẳng khác nào một bản nhạc du dương hết sức quyến rũ trong một cỗ máy cứng nhắc.
Nói chung, về mặt nội dung,
TRON: Legacy không phải là một phim xuất sắc, nhưng chỉn chu và hợp lý, có những thứ khá thú vị, để dành đất cho những màn trình diễn ảo diệu của hình ảnh. Nó là một hành trình khám phá một thế giới mới lạ với đầy những khái niệm, trải nghiệm kỳ quặc và khác với những logic bình thường, thêm vào đó là công cuộc giải quyết những mối mâu thuẫn và quan hệ giữa các nhân vật cũng hết sức... bất bình thường mà có lẽ là khó hợp khẩu vị với nhiều người. Và đó là một cái lõi khá tốt cho một màn trình diễn hình ảnh rực rỡ, lộng lẫy, hoành tráng cực kỳ nổ con mắt và một trải nghiệm tuyệt vời về hiệu quả âm nhạc do
Daft Punk tạo ra. Có thể nói phần âm nhạc đã khiến cho giá trị cảm xúc và phong cách của bộ phim tăng lên rất nhiều, cực kỳ ép phê.
TRON: Legacy có lẽ không phải đối thủ của
Avatar về mặt nội dung (dù cả 2 đều đơn giản như nhau, nhưng
Avatar xử lý tốt hơn trong xây dựng cốt truyện và kể chuyện) và cũng kén người xem hơn vì chủ đề công nghệ cao, và có lẽ cũng sẽ không được thành công như
Avatar đã từng làm được 1 năm trước đây vì khá nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng
TRON: Legacy không phải là dạng phim xem xong rồi quên. Nó thực sự là một cuộc cách mạng về trí tưởng tượng, với đầy những trải nghiệm cực kỳ thú vị từ cách xử lý cinematography (tuy là bắt chước
Oz, nhưng hiệu quả ấn tượng) cho đến những khái niệm, những concept hình ảnh quá choáng ngợp, quá độc đáo, quá hấp dẫn mà chắc chắn sẽ còn được nhắc đến rất lâu về sau này, và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa đại chúng.
TRON: Legacy không có chiều sâu tâm lý và cảm xúc như
Avatar, nhưng nó có những sự "thú vị" khó tả được thành lời trong mọi góc cạnh rất dễ khiến người ta thích thú và mê mẩn.
Cũng phải nói thêm là trước khi công chiếu, có cực kỳ nhiều video clip, trailer, tv spot quảng cáo cho
Legacy, nhưng không có bất cứ cái nào làm lộ những điều thú vị quan trọng nhất của phim, cả về nội dung lẫn hình ảnh. Đây là một điểm cộng cho công tác PR của phim.
Dù vậy, kết luận cuối cùng của tớ vẫn là,
TRON: Legacy đã thất bại trong việc đứng độc lập với
TRON 1982 như lời của nhà sản xuất vẫn nói, nhưng lại thực sự thành công khi trở thành người kế thừa di sản của bộ phim từng cách mạng hóa kỹ thuật làm phim của Hollywood 28 năm trước đây. Và vì thế, nếu ai chưa xem, tớ
CỰC LỰC KHUYÊN các bạn nên xem trước
TRON 1982 để nắm được những khái niệm cơ bản nhất, khi đó việc thưởng thức
Legacy sẽ tuyệt vời hơn gấp bội.
Đây thực sự là một kiệt tác giải trí tuyệt vời không thể bỏ qua và có giá trị xem lại rất cao hiếm hoi của năm 2010, vượt xa Iron Man 2 (nội dung nông choèn và lan man lạc đề) và có lẽ chỉ thua
Inception ở giá trị giải trí và trình độ kịch bản.
Điểm: 4/5 hoặc 8,5 - 9/10.