Ðề: Kẻ lật đổ Avatar - TRON: Legacy (17/12/2010)
Tại sao TRON: Legacy lại đáng xem?
(NOTE: Các bạn chú ý nhé, vì TRON: Legacy là phần 2 của TRON 1982, nên để cảm nhận được hết cái hay của Legacy, các bạn nên tìm và download TRON 1982 về và xem trước để nắm được concept cơ bản của phim nhé .)
Một số gạch đầu dòng của mình trả lời cho những thắc mắc tại sao TRON: Legacy lại đáng trông đợi đến như thế.
Tấm Poster chính thức cuối cùng, được mô phỏng lại theo ý tưởng của poster TRON 1982
1.
TRON 1982 (tiền thân của
TRON: Legacy) là bộ phim
đầu tiên trong lịch sử điện ảnh sử dụng kỹ xảo từ máy tính CGI (Computer Generated Images), khác hẳn các phim truyền thống trước đó nếu có kỹ xảo gì đặc biệt đều dùng kỹ thuật vẽ khung cảnh bằng tay hoặc cố gắng tạo ra các mô hình mô phỏng. Chính bộ phim đã làm thay đổi kỹ thuật làm phim của Hollywood cũng như thế giới.
2.
TRON 1982 đã được đề cử giải Oscar cho 2 hạng mục thiết kế trang phục và âm thanh. Trong khi đó VIện Hàn Lâm từ chối đề cử phim cho hạng mục kỹ xảo vì họ cho rằng
TRON đã “gian lận” khi dùng máy tính để thực hiện phần hình ảnh.
3.
John Lasseter, lãnh đạo của
Pixar và nhóm hoạt hình của
Disney là 1 fan của
TRON 1982 và cho rằng chính bộ phim đã giúp ông thấy được tiềm năng của máy tính trong việc xử lý kỹ thuật hình ảnh trên phim.
TRON (1982) - Phần 1 của TRON: Legacy (2010) - Khoảng cách 28 năm
4.
Daft Punk – được mệnh danh là nhóm nhạc điện tử số 1 thế giới, chính là 1 trong số những fan cuồng của bộ phim suốt cả đời họ và bộ đôi mũ bảo hiểm mà họ vẫn hay đội khi biểu diễn đã có ảnh hưởng từ thiết kế trang phục của
TRON 1982.
5.
Daft Punk cũng chính là nhóm nhạc thực hiện phần nhạc nền cho
TRON: Legacy (2010) và nhóm cũng sẽ xuất hiện trong phim với 2 vai cameo nho nhỏ.
6.
TRON: Legacy (2010) sẽ có sự xuất hiện của cả 2 nam diễn viên chính trong
TRON 1982, và họ sẽ thủ chính những vai mà họ đã đảm nhận trong phần phim trước.
Jeff Bridges trong vai
Kevin Flynn và
CLU (CLU 2.0),
Bruce Boxleitner trong vai
Alan Bradley và TRON.
7.
TRON: Legacy là phần 2 (sequel) của một bộ phim điện ảnh có khoảng cách thời gian so với phần 1 lâu nhất từ trước tới giờ: 28 năm (1982 – 2010).
8.
TRON: Legacy được bắt đầu chiến dịch quảng bá từ cách đây 3 năm (từ năm 2008), nổi bật nhất là các sự kiện được tổ chức tại các kỳ
San Diego Comic Con trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. Tất cả các sự kiện này đều thu hút lượng khán giả tham gia cực kỳ đông đảo và phấn khích, bởi vì có rất nhiều hoạt động mang tính tương tác giữa các gian giới thiệu phim và khán giả, đặc biệt là các trò chơi.
9. Trong tháng 6 vừa qua, nhà sản xuất bộ phim đã mời 4 chuyên gia kịch bản hàng đầu từ
Pixar:
John Lasseter (giám đốc Pixar), Ed Catmull, Brad Bird (The Incredibles) và Michael Ardnt (Toy Story 3). Và đích thân những người này đã đưa ra các góp ý, sửa chữa về kịch bản của
TRON: Legacy và giúp đoàn làm phim bấm máy quay lại một số cảnh phải sửa trong phim —> một sự củng cố cực kỳ đáng tin cậy về mặt nội dung.
Hình này được ghép lại bởi 3 tấm poster riêng biệt khác nhau
10.
TRON: Legacy được quay hoàn toàn bằng máy quay 3-D, đảm bảo cho chất lượng 3-D của phim không hề kém cạnh
Avatar hay
Step Up 3-D.
11.
TRON là 1 trong số những biểu tượng văn hóa đại chúng ở Mỹ về mặt điện ảnh, chẳng kém cạnh là bao so với
Star Wars hay S
tar Trek.
Bên trái là Kevin Flynn, bên phải là CLU 2.0 - phần mềm do Kevin tạo ra. Cả 2 đều do Jeff Bridges thủ vai
12.
Jeff Bridges trong vai
Kevin Flynn/CLU 2.0 vừa đoạt giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim
Crazy Heart.
13. Ngay từ những ngày đầu tiên của chiến dịch quảng bá
TRON: Legacy,
Disney đã cho thấy tham vọng muốn đối đầu với
Avatar của
James Cameron trên đấu trường 3-D đang nóng hổi nhưng ít chất lượng. Ngoài vấn đề được xử lý phần nhiều bằng hiệu ứng hình ảnh máy tính và kỹ xảo 3-D, mặt nội dung của phim và cinematography cũng có những dấu hiệu cho thấy sự đối đầu này.
Trong
Avatar, viên tướng quân đội khi tập hợp quân ở đoạn đầu phim đã nhắc lại 1 câu thoại nổi tiếng
“We’re not in Kansas anymore” – vốn là câu thoại mà nhân vật
Dorothy trong phim
“The Wizard of Oz” (1939) từng nói.
Trong
“The Wizard of Oz”, câu thoại này được hiểu như một ẩn ý của bộ phim về việc điện ảnh đã chuyển từ thời kỳ phim đen trắng sang thời kỳ phim màu. Cụ thể hơn là trong phim, các đoạn phim mô tả cuộc sống của
Dorothy ở trang trại của 2 bác mình ở
Kansas hoàn toàn là phim đen trắng, nhưng ngay khi cô tỉnh dậy ở vùng đất thần tiên của
Oz, bộ phim đã được phủ lên những màu sắc rực rỡ đẹp tuyệt vời.
Còn trong
Avatar, ý nghĩa ẩn dụ của nó ám chỉ việc thời kỳ phim 2D đã qua và một kỷ nguyên mới cho phim 3-D đã bắt đầu đến, đánh dấu bằng sự xuất hiện của
Avatar.
Daft Punk - nhóm nhạc điện tử hay nhất thế giới - sẽ xuất hiện dạng cameo qua 2 vai phụ trong phim
TRON: Legacy thay vì trích dẫn một câu thoại như cách
Avatar đã làm, mà lại tái hiện lại chính phong cách cinematography mà
“The Wizard of Oz” đã từng dùng. Những trường đoạn phim các nhân vật ở thế giới bình thường sẽ là phim 2D hoàn toàn, nhưng hiệu ứng nổi 3-D ngay lập tức sẽ xuất hiện khi họ bước vào thế giới công nghệ cao của trò chơi
TRON trong phim. Bạn có thể nhận ra điều này khi xem các đoạn trailer 3-D của
TRON: Legacy mà rạp
Megastar vẫn chiếu trước khi vào phim ---->
Đây là một sự cố ý có chủ đích của nhà làm phim chứ ko phải chất lượng 3-D của phim tệ. Và dự kiến khi phim công chiếu cũng sẽ sử dụng thủ thuật này. Cũng giống như việc phim đang đen trắng sẽ chuyển thành phim màu vậy.
Bài viết từ blog của mình, có chỉnh sửa --->
http://splendidriver.wordpress.com/2010/11/10/tại-sao-tron-legacy-17122010-lại-dang-xem/