Không biết các bác thế nào chứ em đây thì luôn cho rằng hoạt động nghệ thuật hầu hết đều phải phục vụ số đông, chính vì thế một phim hay là phim được số đông ủng hộ, còn phim được số đông ủng hộ mà mình có thấy hay hay không lại là chuyện khác.
Tôi lại có suy nghĩ trái ngược với bác, cá nhân cho rằng hoạt động nghệ thuật là để phục vụ cho bản thân các nghệ sĩ, chính vì thế 1 phim hay là 1 phim khiến người ta nhìn thấy tâm hồn và tâm huyết của các nhà làm phim, còn nó hay với ai, phổ thông đến mức nào, có được số đông ủng hộ hay không thì lại là chuyện khác... cũng vì những tư tưởng phục vụ số đông, kiếm thật nhiều tiền, bom tấn này nọ nên mới hình thành cái cụm từ "phim thương mại" $-):-&
Cái này làm em nhớ lại hồi xưa trong giới nghệ sĩ Việt Nam có cuộc bút chiến nảy nửa về "nghệ thuật vị nghệ thuật" (người nghệ sĩ chỉ vì bản thân nghệ thuật mà sáng tác) hay "nghệ thuật vị nhân sinh" (chủ trương nghệ thuật phải gắn liền với đời sống xã hội, phải phục vụ con người).
Vậy cuối cùng, tác phẩm điện ảnh phục vụ cho ai ?
Đó là điều mỗi người tự cảm nhận ...
Thế nhưng, khi niềm đam mê và tư tưởng thật của nhà làm phim khác xa với người xem, đến mức trở nên lạc loài, thì ai sẽ bước qua cây cầu ấy?? Có lẽ chỉ chính họ mà thôi…. Còn nếu một người đã xem, đã hiểu được nhà làm phim, sau đó có thể diễn giải cho người khác cùng hiểu, thì tại sao bộ phim không thể?? Chẳng lẽ họ cho rằng phải thật khó hiểu thì mới thể hiện trình độ của mình?? Em từ trước đến giờ vẫn coi rẻ những suy nghĩ như thế [-(Em đã nói quan điểm ở post trước, 1 tác phẩm điện ảnh chân chính là để phục vụ cho niềm đam mê và tư tưởng thật của các nhà làm phim, là cầu nối giữa họ với khán giả, còn có bao nhiêu khán giả bước qua cái cầu đó, tư tưởng của phim bao trùm được đến đâu, mang tính thực tế thế nào... thì lại là chuyện xếp sau, chí ít là không sự giả tạo hay gượng ép gì ở đây.
Ha, chủ đề hay quá . Tớ xin phép được đưa ra 1 số quan điểm của tớ về nghệ thuật (trên cơ sở tớ là một sinh viên ngành nghệ thụât)
Ngày xưa, thời Phục hưng, thì hội hoạ luôn hướng tới việc mô tả hiện thực sao cho càng giống càng tốt, và chính vì các hoạ sĩ đã đạt được tới đỉnh cao của cái mục đích ấy mà người ta coi đó là một trong những giai đoạn huy hoàng của lịch sử nghệ thụât.
Sau này khi các phái dã thú, lập thể, trừu tượng ra đời, cái quan điểm về nghệ thuật cũng dần thay đổi theo. Với dã thú thì nghệ thụât phải là mô tả hiện thực bằng ngôn ngữ riêng, cảm xúc riêng của người nghệ sĩ. Với lập thể thì là biến thiên, cách điệu, thậm chí làm quái dị hiện thực theo những suy nghĩ, cảm xúc, cảm quan, cách nhìn về hiện thực của hoạ sĩ.
Và tới thời hiện đại, khi phái trừu tượng ra đời, người ta cho rằng đây chính là tột độ của nghệ thuật. Vì sao thế? Nhiều người bảo là xem tranh trừu tượng chả hiểu gì. Vì trên thực tế tranh trừu tượng đựơc vẽ ra không phải để ai HIỂU cả, mà là để khán giả "CẢM".
Người nghệ sĩ vẽ tranh trừu tượng khác những trường phái khác ở chỗ họ không miêu tả, không cách điệu hiện thực nữa, họ vẽ ra những thứ mang tính "tinh thần" nhiều hơn. Và ta hiểu đơn giản hơn thì đó là họ vẽ ra "cảm xúc" (hay suy nghĩ, tâm trạng,... những thứ thuộc về tinh thần) của họ bằng bất cứ phương tiện gì có thể.
Thế nên khi thưởng thức nghệ thụât trừu tượng (hay mới đây còn có nghệ thụât sắp đặt và nghệ thụât biểu diễn) được làm ra để cho khán giả thưởng thức nó bằng những cảm quan cá nhân của mình, bằng cảm xúc cá nhân của mình. Khán giả nhìn vào tác phẩm và CẢM thấy gì, chứ không phải họ NHÌN thấy gì nữa. Và điều chắc chắn là mỗi khán giả sẽ lại có một cảm xúc, trạng thái khác nhau khi thưởng thức cùng một tác phẩm.
Vậy thì ta nói trừu tượng là vị nghệ thuật cũng đúng, mà là vị nhân sinh cũng chẳng sai. Và trừu tượng cho ta hiểu rằng, nghệ thụât là ở trong mỗi con người, chứ không phải ở trong tác phẩm. Từ nhân sinh mà mới có nghệ thuật, rồi nghệ thuật lại vị nhân sinh.
Và mình tin là mọi thứ nghệ thụât khác cũng vậy thôi, điện ảnh cũng ko phải là ngoại lệ.
Phim nghệ thuật là phim mà xem xong, khán giả mỗi người đều có một cảm nhận riêng về nó, những họ đều có cảm xúc, tâm trạng, và khán giả phải suy ngẫm về nó, để "CẢM" nó chứ không phải "HIỂU" nó.
Còn phim giải trí là phim xem xong rồi quên, xem chỉ để vui, khôgn có cảm xúc hoặc cảm xúc hời hợt. Dù có suy nghĩ thì cũng chỉ dừng ở mức "HIỂU" nội dung phim, còn "CẢM" thì không.
Câu chữ hơi khó hiểu một chút, nhưng hi vọng mọi người vẫn hiểu ý
Thế nhưng, khi niềm đam mê và tư tưởng thật của nhà làm phim khác xa với người xem, đến mức trở nên lạc loài, thì ai sẽ bước qua cây cầu ấy?? Có lẽ chỉ chính họ mà thôi….
Mình không tin có bất cứ nghệ sĩ nào muốn lèo lái tư tưởng của khán giả mình theo tư tưởng trong tác phẩm cả, và mình biết là người nghệ sĩ chân chính sẽ không làm thế trong tác phẩm của mình.
Nhiệm vụ của người nghệ sĩ khi sáng tác nghệ thụât phải là đưa ra công cụ, gợi mở, gợi ý cho khán giả thưởng thức nghệ thuật có thể cảm nhận và suy tư về tư tưởng trong phim theo cách riêng của họ. Tuỳ vào hoàn cảnh sống, điều kịên sống, cách sống và cả kinh nghiệm sống của mỗi người mà tư tưởng rút ra được từ một bộ phim nghệ thụât của mỗi người sẽ khác nhau, thậm chí là đối lập nhau và gây ra tranh cãi.
Nếu để ý các bạn sẽ thấy những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất lịch sử luôn luôn khiến cho người ta phải tranh cãi nảy lửa trong cả một thời gian dài mà khôgn bao giờ có thể đưa ra lời đáp chính xác về ý nghĩa/tư tưởng của tác phẩm. Một phần vì người nghệ sĩ đó đã qua đời và không thể giải đáp, một phần vì những người nghệ sĩ không muốn giải đáp, vì chính những tranh cãi mang tính lịch sử đó lại là mục đích lớn nhất khi người nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm. Vì thành công của một tác phẩm nghệ thụât phải là có càng nhiều cách cảm nhận khác nhau về nó càng tốt, vì như vậy là nó đã khiến người ta phải suy tư nhiều về nó, khiến người ta nhớ đến nó mãi mãi, vì sẽ chẳng có ai giải đáp cho họ cả.
Ví dụ về hội hoạ thì có bức The Last Supper của Leonard Davinci, về graphic novel thì đấy là Sandman của Neil Gaiman hay Watchmen của Alan Moore, ví dụ về âm nhạc thì có lẽ không phải liệt kê ra nữa, những bản nhạc hoà tấu của các nghệ sĩ vĩ đại như Beethoven, Mozart, Chopin vẫn sẽ sống mãi với thời gian, và ví dụ về điện ảnh thì có lẽ các bạn có nhiều hơn mình
Hơn nữa, nếu như ranh giới giữa nghệ thụât và phi nghệ thụât chỉ là khó hay dễ, thì người ta đã chẳng gọi nó là nghệ thuật. Thành công của tác phẩm nghệ thụât ko phụ thuộc hoàn toàn vào khổ luyện, nó là tài năng và không phải ai cũng có hoặc có nhưng ko phải ai cũng khám phá ra được.
Và như mình nói, giá trị tư tưởng của một tác phẩm khác nhau đối với mỗi người, và nó phải được người khán giả tự cảm nhận bằng chính tâm hồn mình chứ không phải nhờ có sự lèo lái của tác giả trong tác phẩm, và chính cái việc làm sao để gợi mở đủ để khiến cho mỗi khán giả lại có một cảm nhận khác nhau là cái đỉnh cao của nghệ thuật, bất kể đó là nghệ thụât gì.
Người nghệ sĩ chỉ cho khán giả cái mồi câu, còn câu được con cá gì là do mỗi người mà thôi.
Có người hiểu ra nỗi buồn của người nghệ sĩ là nỗi buồn lặng thing trầm lắng hay là nỗi buồn thấm đẫm nước mắt dằn vặt đau đớn, hay sẽ có người cảm thấy cả cuộc đời tình cảm dành cho mẹ thông qua bản nhạc, có người lại cảm thấy đó chỉ là những tháng ngày cảm xúc cô đơn mất mẹ. ==> That's what I meant.
Người ta gọi một số thứ là "nghệ thuật" chính vì "nghệ thuật" làm "phong phú" tâm hồn con người. Khi người này cảm thấy thế này và chia sẻ với người kia cảm thấy thế khác thông qua thảo luận, thậm chí tranh cãi, họ sẽ dần mở rộng đựơc tâm hồn, mở rộng được cảm xúc.
Đồng cảm thì đồng cảm, như mình đã nói, người nghệ sĩ chân chính không làm ra tác phẩm có chức năng bắt khán giả phải cảm nhận tác phẩm theo tư tưởng của mình mà là để tự họ cảm nhận bằng chính cảm xúc của họ, nhờ đó, thành công của tác phẩm là khi có đa dạng những cảm xúc khác nhau cho cùng một tác phẩm. Còn khán giả có đồng cảm hay không thì còn tuỳ hoàn cảnh sống và xuất thân của mỗi con người nữa. Cái này quá chủ quan, và nghệ thuật không có chỗ cho sự chủ quan trong tư duy.
Đúng, nghệ thuật là sáng tạo, cởi mở và sàng lọc, nhưng không có nghĩa là với một tác phẩm có tư tưởng của tác giả thì bắt buộc đáp án khi khán giả cảm nhận PHẢI là cái mà tác giả đưa vào.
Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ ai, bất cứ người nào, trình độ nào, lứa tuổi nào hoàn cảnh nào cũng có khả năng có được những cảm nhận thực sự tương xứng với tác phẩm. Có những người không hề có ý nịêm họ cần "cảm nhận/cảm xúc" khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, họ sẽ có những suy nghĩ sai lệch hẳn đi, và đánh giá sai tác phẩm (ví dụ tác phẩm âm nhạc nhịp nhanh và vui tươi mà lại hiểu ra là nhạc chiến tranh chả hạn) hoặc thậm chí là không có cảm nhận gì với tác phẩm (cái này nhiều là khác).
Chính vì thế cái mà mình muốn nói về sự đa dạng trong cảm nhận đối với tác phẩm là chỉ để nói những người thực sự "cảm nhận" tác phẩm, chứ không phải bất kỳ ai, kể cả những người chỉ thưởng thức tác phẩm một cách chân phương mà không thực sự "cảm" nó (đâu phải ai cũng cảm thấy gì đó khi xem một bức tranh trừu tượng?). Và ngay trong chính những người thực sự cảm nhận tác phẩm đã có những cảm nhận khác nhau.
Không thiếu trường hợp chính những người khán giả đã khám phá ra những cái hay, cái đẹp của 1 tác phẩm nghệ thuật mà chính người tác giả khi sáng tác cũng không hề hay biết (vì họ đã đưa nó vào tác phẩm một cách vô thức theo bản năng của một nghệ sĩ)
Cùng một bát nước mắm thì có người thấy mặn chát, có người thấy mặn vừa, có người lại thấy chưa đủ mặn.