Ðề: Tổng hợp danh sách các bài hát nước ngoài bị VN đạo nhạc
Hình như mấy bác này chưa nghe nhạc nước ngoài lời Việt thì phải, thế nên mới có chuyện bảo là người ta đạo nhạc. Xin nói cho rõ, lúc Việt Nam chưa tham gia công ước Bern, thì việc lấy ca khúc nước ngoài phổ lời Việt mà không cần xin phép người sở hữu bản quyền, không cần trả tiền bản quyền là chuyện không vi phạm pháp luật, và lúc đó cũng không ai xem việc đó là vi phạm đạo đức cả. Còn việc phổ lời Việt như thế nào cho đúng với nghĩa gốc của bài hát, cho hay thì đã có những nguyên tắc viết lời bài hát có trong giới âm nhạc. Tất nhiên là ngày nay có nhiều nhạc sĩ viết lời Việt không theo nguyên tắc gì hết, như vậy là điều không đúng, như cái tụi viết nhạc thị trường cho Lý Hải, Lâm Hùng bây giờ, nghe nhạc sáo rỗng thấy ớn, bài nhạc Hoa đúng hay, qua tay mấy anh này thành ra cái bài hát nghe thấy nản. Hồi thập niên 90, nếu không có nhạc Hoa lời Việt thì xin nói thật với các bác, người Việt(Kinh, không phải gốc Hoa nhé) sẽ chẳng có 1 ai biết đến những bài nhạc nổi tiếng của Hồng Kong, Đài Loan cả, ví dụ "999 đóa hoa hồng","Những lời dối gian",v.v Và có nghĩa là đời sống âm nhạc của công chúng sẽ nghèo nàn đi chỉ vì cách biệt ngôn ngữ. Thế nên việc lời của ngôn ngữ bản xứ cho 1 tác phẩm âm nhạc không phải là tiếng mẹ đẻ là điều bình thường, cả thế giới này đều làm, sao lại gọi là đạo nhạc.
Sau này, khi Việt Nam tham gia công ước Bern rồi, dĩ nhiên việc bản quyền thương mại của ca khúc được chú trọng hơn cũng không có gì là lạ. Nhưng xưa nay chẳng có ai gọi nhạc nước ngoài lời Việt là nhạc đạo cả, ngoại trừ đám 9x bây giờ nghe những bài hát gốc tiếng nước ngoài, thấy ca sĩ Việt Nam cover lại, đụng chạm tới thần tượng của họ, thì la um sùm lên là đạo nhạc mà thậm chí không hiểu rõ hai từ "đạo nhạc" là gì. Đạo nhạc là như nhạc sĩ Bảo Chấn ấy, đạo bài "Tình thôi xót xa" ấy, đã được giới chuyên môn xác nhận là đạo nhạc ấy, đi lấy bài nhạc không lời của Nhật, viết lời Việt, rồi tự nhận là mình sáng tác ấy, mới gọi là đạo nhạc. Còn cái chuyện viết lời Việt cho ca khúc nước ngoài mà cũng xem là đạo nhạc thì đúng là bó tay. Người ta viết lời Việt cho ca khúc thôi, chứ có nhận là mình sáng tác bài hát đó đâu, người ta ghi rõ là nhạc ngoại quốc lời Việt mà. Nếu bạn nào chưa rõ vấn đề thì cứ xem bìa đĩa của các ca sĩ Việt Nam ở hải ngoại(Mỹ chẳng hạn). Cứ vào đường link này mà xem,
http://hdvietnam.com/diendan/showthread.php?p=293293, album "Một lần nữa thôi"(1996), bài số 9 là "Yêu dấu xa vời" là nhạc ngoại đó, có ghi rõ là nhạc ngoại quốc đó. Các album Việt Nam cũng ghi rõ là nhạc ngoại lời Việt đó thôi, không tin thì cứ ra ngoài tiệm đĩa gốc mà xem.
Còn nữa, chuyện đã mua bản quyền hay chưa không liên quan gì đến nghĩa của từ "đạo nhạc". Nếu chưa mua thì là quy phạm luật về bản quyền thương mại của sản phẩm trí tuệ thôi, sẽ bị kiện để đòi bòi thường tác quyền thôi. Nhưng không phải là kiện để người viết lời thừa nhận là đạo nhạc, vì người viết lời Việt có khẳng định là chính họ sáng tác giai điệu ca khúc đó hồi nào đâu mà kiện người ta đạo nhạc.
Nhớ hồi bài "Take me to your heart" của Michael Learn to Rock nổi đình nổi đám,năm 2003,2004 gì đó, nhỏ bạn cùng lớp vô tình nghe được bài "Nụ hôn biệt ly" của Thiên Vương Hồng Kông Trương Học Hữu, nhỏ bạn phán 1 câu xanh rờn :"ca sĩ Hồng Kông đạo nhạc của Michael Learn to Rock". Nó có biết đâu là bài đó Trương Học Hữu hát từ năm 1993, nổi tiếng ầm ầm ở châu Á, là bái hát đưa Hữu lên đỉnh vinh quang. Mấy năm sau Lam Trường đã hát lại bài này với lời Việt và có tựa dịch theo sát nghĩa gốc luôn. Nếu nói theo cái tiêu chí đạo nhạc của chủ topic thì chắc là Michael Learn to Rock đạo nhạc của Trương Học Hữu à.
Còn bác nào nói tam ca 3 Con Mèo đạo nhạc bài "Mẹ yêu" đó, làm ơn đưa ra chứng cứ so sánh, như bản giấy ghi nốt nhạc âm của hai bài hát chẳng hạn. Và làm ơn chỉ ra cho rõ giống nhau nốt nào, giống nhau bao nhiêu nốt, giống nhau đoạn nào, giống đến bao nhiêu phần trăm. Đừng có cái kiểu nghe lời báo chí nghi ngờ rồi phán khơi khơi như vậy, nếu nghi ngờ sao không kêu xác minh như trường hợp của Bảo Chấn đó.