Ðề: Tin Buồn cho các tín đồ của SONY
Sự đi xuống của 1 thương hiệu thường phản ánh qua doanh số thị trường dù ở phân khúc nào. Số liệu này phản ánh cái nhìn của người dùng đối với thương hiệu đó. Chính bản thân Sony cũng đã thừa nhận nhận vấn đề của chính mình. Vậy mà 1 số fan Sony bảo thủ khăng khăng dựa vào ấn tượng quá khứ và đưa ra yếu tố phân khúc thị trường. Thử nhớ lại cách đây 10-15 năm thương hiệu JVC có kém gì Sony mà đến nay JVC đã phải tuyên bố từ bỏ thị trường TV.
Nói vậy để thấy sự đào thải trong các lĩnh vực công nghệ cao là rất nhanh và quan trọng hơn hết chúng ta là người dùng thì phải thức thời, người dùng phải luôn đòi hỏi chất lượng phải đi đôi với giá cả.
Bác Chip so sánh cặp Samsung vs Sony với cặp Toyota vs Rolls Royce là không hợp lý. Vì Rolls Royce nằm hoàn toàn trong phân khúc cao cấp và ăn đứt phần cao cấp của Toyota. Sony có cả phân khúc cao cấp và bình dân, trong phân khúc cao cấp thì Sony cũng không vượt trội Samsung nhưng ở mặt trận bình dân học vụ thì Samsung và LG thống trị.
Kiến thức của bác này về thị trường quả xứng đáng bậc FULL-HD \m/
Xin phép bác chủ thread cho em spam vào đây cái research của em, rồi mọi người sẽ hiểu em là fan của bác Korea or Japan...
:-@:-@:-@
Quản trị chiến lược là môn học tương đối mới và nói toàn chuyện “trên trời” không thôi thế nên mới được gọi là “chiến lược”, ra đời vào khoảng thập niên cuối của thế kỷ trước dựa trên việc phân tích sự thành công cũng như thất bại của những công ty lớn trên thế giới, rồi từ đó rút ra kết luận: “Các công ty này sở dĩ thành công (hay thất bại) là do họ có (hoặc không có) chiến lược tốt”. Thế là từ đó sản sinh ra thêm “môn phái” được gọi là “Quản trị Chiến lược”, với nội dung chính bao gồm các bước:
1. Hoạch định chiến lược
2. Thực thi chiến lược
3. Đánh giá chiến lược
4. Tái hoạch định chiến lược (hay hiểu nôm na là quay trở lại Bước thứ 1).
Trong đó bao gồm các hoạt động tiếp thị, sản xuất, cạnh tranh, quản lý, tài chính... có thể nói là hoạt động gì cũng có một chút trong này cả! Thế nhưng nó lại là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty, chẳng hạn như: làm thế nào để phát triển thị trường nội địa, cạnh tranh quốc tế, mở rộng sản xuất, toàn cầu hóa sản phẩm… Mọi kinh nghiệm và phương châm trong kinh doanh đều được áp dụng vào đây cả: cạnh tranh trực tiếp theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", hoặc chỉ tập trung vào hoạt động trong một phân khúc thị trường mà mọi người thường bỏ qua, tạo dựng nên một nhu cầu mới hoàn toàn… được minh họa qua hoạt động của các công ty khổng lồ, đa quốc gia như:
- Sony đã từng thành công rất lớn trong lĩnh vực sáng chế ra máy ghi âm, máy thu hình, thế nhưng máy thâu & phát hình theo chuẩn BetaMax lại bị thất bị nặng nề trong việc cạnh tranh với các VCR theo chuẩn VHS (Video Home System) tuy chất lượng không bằng so với BetaMax nhưng lại thắng áp đảo về giá cả & mức độ phổ biến.
- Tương tự, việc phát minh ra VCD và DVD đã hạ gục hoàn toàn công nghệ Laser Disk đắt đỏ và sa sỉ.
- Mặt khác, Sony cũng đã tấn công trực tiếp vào lĩnh vực giải trí bằng việc mua MGM, thành lập Sony Picture & tung ra thị trường máy trò chơi điện tử cầm tay nổi tiếng PSP cạnh tranh trực tiếp với GameBoy của Nintendo.
- Sony cũng thành công rực rỡ trong việc phát minh ra Walkman, tivi đèn hình phẳng CRT với công nghệ lưới Trinitron, nhưng vẫn bị lạc hậu khá xa trong lĩnh vực màn hình mỏng LCD & máy nghe nhạc MP3.
- Thời gian gần đây Sony mới bắt đầu bước vào lĩnh vực sản xuất LCD & đóng cửa hoàn toàn các nhà máy sản xuất CRT lạc hậu (trong đó có nhà máy tại Vietnam). Đây cũng là một khía cạnh khác của chiến lược, đối với các quốc gia bị ngăn cách bởi "hàng rào thuế quan" hoặc "độc quyền" thì chiến lược tốt nhất là liên doanh, liên kết, hùn vốn… với các công ty bản địa. Khi hàng rào ngăn cách này được dỡ bỏ thì lập tức chuyển sang hình thức kinh doanh độc lập vì không còn lý do gì để phải chia xẻ lợi nhuận của mình cho phía đối tác nội địa lạc hậu nữa.
- Và cuối cùng thì Sony cũng đã lấy lại được phong độ “đi tiên phong” của mình qua việc phát minh ra chuẩn BlueRay và trở thành tiêu chuẩn quốc tế cho mọi đầu phát DVD độ phân giải cao, chiến thắng được chuẩn HD-DVD trong gang tấc. Đây là một trong những bước thắng lợi đầu tiên trong chiến lược của Sony sau một thời gian dài “ngủ vùi” trong chiến thắng.
- Intel trong thập niên 80 của thế kỷ trước cũng gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt trong việc sản xuất các chip RAM (bộ nhớ cho máy điện toán) với hàng loạt công ty điện tử Nhật Bản mới nổi lên. Các nhà sản xuất Nhật Bản thời đó tuyên bố sẽ giảm 10% so với giá bán của Intel cho mọi loại RAM chip, đã làm Intel không thể giữ được vị trí dẫn đầu của mình nữa, thậm chí phải đối diện trước nguy cơ bị phá sản. Cuối cùng, Intel phải chọn con đường là từ bỏ việc sản xuất RAM chip và đưa ra chiến lược tập trung mọi nguồn lực vào việc thiết kế & sản xuất chip vi xử lý trung tâm và đứng đầu thế giới trong việc sản xuất CPU cho máy điện toán.
- Samsung sau một thời gian phát triển thì xây dựng hẳn một đại bản doanh tại thung lũng Silicon của Mỹ chuyên phụ trách việc nghiên cứu, phát minh & ứng dụng những công nghệ điện tử mới nhất. Thế là từ “chất xám của Mỹ” đã biến thành bản quyền của Samsung và giúp Samsung dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất màn hình LCD các loại được sản xuất trong các nhà máy của Samsung đặt khắp 5 châu, với sản lượng chiếm hơn 80% thị trường thế giới.
- Microsoft thuở sơ khai đã tấn công trực tiếp vào lĩnh vực thiết kế hệ điều hành (Disk Operation System hay còn gọi là DOS) mà đã bị bỏ quên bởi chàng khổng lồ IBM, rồi từ đó bành trường ra thế giới với chiến lược “có mặt trong máy điện toán cá nhân của mọi người”. Đến nay thì hơn 90% máy điện toán cá nhân được trang bị hệ điều hành Windows XP hoặc Vista của Microsoft. Công ty đã phát triển đến giới hạn của mình & đang muốn bành trướng ra khỏi lĩnh vực máy điện toán cá nhân để đi vào khai thác trong lĩnh vực giải trí và tương đối thành công trong việc tung ra máy trò chơi điện tử Xbox, nhưng kết quả không mấy khả quan với máy nghe nhạc Mp3 Zune.
- Nintendo phản pháo trở lại cuộc chiến với các máy chơi game PSP của Sony & Xbox của Microsoft bằng chiến lược tung ra máy chơi game Wii với thiết bị "điều khiển không dây" đang rất nổi đình đám hiện nay. Để sở hữu đầy đủ các options phục vụ việc chơi các game thể thao hoặc hành động sẽ ngốn hết ngân sách lên đến 2,000 Mỹ kim là chuyện bình thường đối với các fans hâm mộ của Wii.
- RedHat thì xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn toàn đối nghịch với của Microsoft, chẳng hạn: Phần mềm của Microsoft thì được độc quyền, bán giá cao & hỗ trợ kỹ thuật miễn phí. Ngược lại, các phần mềm của RedHat không độc quyền, bán giá rẻ & hỗ trợ kỹ thuật có tính phí. Thế mà doanh số của RedHat cũng lên đến con số hàng tỉ Mỹ kim mỗi năm lận đó và đã bị Microsoft phản đối kịch liệt việc cung cấp mã nguồn mở cho mọi người của RedHat.
Tóm lại, mọi chuyện xảy ra trên thương trường đều được nghiên cứu & tìm ra nguyên nhân của nó, bao gồm luôn cả sự kiện “công ty Nortel đã sa thải toàn bộ quản lý các cấp của nhà máy đặt tại Trung Quốc do đã chi các khoản tiền ngoài luồng để bôi trơn hoạt động sản xuất, việc được coi là bắt buộc phải có nếu muốn kinh doanh tại Trung Quốc”, vấn đề đạo đức trong kinh doanh như “việc thuê mướn lao động trẻ em của Nike” hay “việc đóng cửa toàn bộ các xưởng may của Levi’s” hoặc “việc Coca & Pepsi bị tẩy chay tại thị trường Ấn Độ do bị cho là có dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm & làm ô nhiễm nguồn nước uống của cư dân địa phương”. Sau này xem báo cáo mức độ tham nhũng toàn cầu 2005 của Tổ chức Trong sạch Quốc tế mới thấy Vietnam, Ấn Độ & Trung Quốc vào Top 10 các nước xem việc tham nhũng là "chuyện nhỏ" (xem thêm thông tin về 2005 Global Curruption Report tại đường link
www.globalcurruptionreport.org).
Trong đó cũng có nhắc đến việc vào năm 2004, các "đại gia" của công ty bảo hiểm AIA móc nối với AIG nhằm tạo ra "doanh số ảo" để moi "tiền thưởng thật" từ các hợp đồng bảo hiểm lòng vòng (AIG mua bảo hiểm khống của AIA & hưởng lợi thật từ việc chia lợi nhuận trên "doanh số bán ảo" này). Thế mà thời gian này, báo chí Vietnam chẳng có chút thông tin gì về việc này cả, thậm chí toàn đăng quảng cáo cho hãng bảo hiểm này là "chất lượng toàn cầu" nữa chứ! Do ngành bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc “Bán hàng đa cấp” mà dấu hiệu để nhận biết là “sản phẩm có giá bán & tỉ lệ chia lời cực kỳ cao” thường thấy ở các sản phẩm có giá trị sử dụng mơ hồ chẳng hạn như: thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm… mà thời gian qua đã diễn ra khá ồn ào ở Vietnam như các loại sản phẩm có nguồn gốc từ lô hội, nha đam, rong biển… các loại mỹ phẩm xách tay từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… với giá bán vài triệu VND cho mỗi sản phẩm/dịch vụ trọn gói, nhưng chỉ cần bán được 3 bộ sản phẩm là thu hồi được vốn (siêu lợi nhuận đến hơn 30%). Và AIG là một trong những trường hợp hiếm hoi mà chính phủ Mỹ chấp thuận tài trợ vốn để tiếp tục hoạt động trong cơn bão phá sản đang quét qua thị trường tài chính toàn cầu.
Những chuyện trên trời dưới đất, từ đông sang tây như thế này được các kinh tế gia của Mỹ gọi tên cũng khá mỹ miều là “chiến lược” đó. Như vậy là Vietnam ai cũng là một "chiến lược gia" khá tốt, tuy nhiên phần lớn các chiến lược này chỉ đang ở bước hình thành trong suy nghĩ mà thôi, chứ chưa có điều kiện để thực thi cũng như đánh giá & tái điều chỉnh chiến lược, hay diễn giải bằng ngôn ngữ “phi chiến lược” thì trong dân gian thường gọi là: “Nói một đằng – Làm một nẻo đó”. Mà thực ra đây cũng chính là một chiến lược…