Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

langthangvn33

Uploader
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Mình chưa làm & nhìn cũng ko rõ hình nhưng theo suy luận thì đầu dưới hở để không khí vào ống được & đầu trên bịt kín (nếu cả 2 đầu cùng hở thì không khí nó chạy tuồn tuột qua rồi thì chắc chả "bẫy" được cái gì). Cái này về nguyên lý chắc nó cũng giống cái ống Helmholtz.

mình đang bệnh nên chưa trả lợi kịp bạn nói đúng nó là nguyên lý cái ống Helmholtz

cái này dựa theo nguyên lý Helmholtz cộng hưởng vì vậy bác gì đó bên VNAV có thể sai rồi .

200px-Helmholtz_resonator.jpg


Helmholtz cộng hưởng là hiện tượng cộng hưởng của không khí trong một cái hộp,chẳng hạn như khi thổi trên đầu của một chai rỗng.

Bộ cộng hưởng Helmholtz được sử dụng trong âm học kiến ​​trúc để giảm âm thanh tần số thấp không mong muốn (đứng sóng, vv) bằng cách xây dựng một cộng hưởng điều chỉnh tần số vấn đề, do đó loại bỏ nó.

Vì vậy chắc chắn sẽ có một đầu bịt kín .

còn chi tiết thì nghiên cứu ở đây.

Helmholtz resonance - Wikipedia, the free encyclopedia
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Theo ý em
1. hiện tượng sóng âm trong ống giao thoa với nhau tạo nên sự cộng hưởng trong ống ( dù hở hay bịt )
2. không phải lúc nào cũng có cộng hưởng ở trong ống ( thoả mãn điều kiện giao thoa mới dc )
3. tiêu âm bằng ống là làm cho sóng âm ko thoát ra khỏi ống ở dải tần số nhất định ( giao thoa với biên độ cực tiểu tại đầu ống )
4. tấm tiêu âm cơ chế khác với hiện tượng này
5. tiêu âm còn phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ cao mực nước biển, vật liệu.,..
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Em chưa lắp kệ hoàn chỉnh mà chỉ mới đặt gá lại thử nghe coi sao thì thấy có khác thật.
Khác ở chỗ âm thanh đúng là tập trung hơn,có cảm giác chi tiết hơn, còn âm bass ko thấy có gì thay đổi.
Em xem lại tài liệu và thấy lí thuyết thế bảo thế này:

f = v/(2.L)

Với f: tần số ( Hz ) , v: tốc độ sóng âm ( m/s ) , L: chiều dài ống ( m ).

TH1: Nếu ống hở cả hai đầu thì mục đích là cộng hưởng âm ở tần số f .
TH2: Nếu ống kín 2 đầu thì mục đích là tiêu âm ở tần số f.
(TH3: Nếu 1 đầu kín và 1 đầu hở thì mục đích là cộng hưởng âm ở tần số f với công thức tính khác.)

Vậy từ đây theo lí thuyết vật lí em đi đến kl là hai đầu hở ko thể là tiêu âm mà tăng âm có tần số f. Và cái ống bên VNAV làm là có mục đích tán âm và tăng âm có tần số f.

Công thức trên em trích dẫn từ cuốn: Vật lý đại cương - Tác giả Trần ngọc Hợi ( Giảng viên đại học bách khoa Hà Nội ) + Phạm văn Thiều ( Hội vật lý Việt Nam ) - Nhà xuất bản giáo dục.

PS: chiều tiến hành lại với hai đầu ống kín coi sao bác ạ..:-"
vận tốc âm tính gần đúng theo công thức: v = 331 + 0,6 x nhiệt độ môi trường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

kết luận của em là bịt hai đầu và ống dài bao nhiêu là tuỳ bác định tiêu âm ở tần số f.

Chả hạn muốn tiêu âm tần số 80 Hz và lân cận nó với nhiệt độ phòng nghe cỡ 25 độ C thì ống dài 2,16 m
... 100 Hz ... 1,73 m
... 120 Hz .....1,44 m
... 108,125 Hz ... 1,6 m.

PS: vụ cộng hưởng tăng âm bass em ko tham gia nhé, theo em kiểm soát nó rất khó nên mình triệt tiêu nó để nghe đỡ ù hay hơn ạ. Và em có tham khảo một số ý kiến các bác bên VNAV thì với bass nên dùng tiêu âm là ok nhất.
 

langthangvn33

Uploader
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

kết luận của em là bịt hai đầu và ống dài bao nhiêu là tuỳ bác định tiêu âm ở tần số f.

Chả hạn muốn tiêu âm tần số 80 Hz và lân cận nó với nhiệt độ phòng nghe cỡ 25 độ C thì ống dài 2,16 m
... 100 Hz ... 1,73 m
... 120 Hz .....1,44 m
... 108,125 Hz ... 1,6 m.

PS: vụ cộng hưởng tăng âm bass em ko tham gia nhé, theo em kiểm soát nó rất khó nên mình triệt tiêu nó để nghe đỡ ù hay hơn ạ. Và em có tham khảo một số ý kiến các bác bên VNAV thì với bass nên dùng tiêu âm là ok nhất.

sau khi đọc kỹ wikipedia thì nếu 1 đầu kín và 1 đầu hở thì mục đích là cộng hưởng âm ở tần số f ,cộng hưởng do sự rung động và giao thoa sóng...

đồng ý với bác là bịt kín 2 đầu........

công thức là :

f = v/(2.L)

Với f: tần số ( Hz ) , v: tốc độ sóng âm ( m/s ) , L: chiều dài ống ( m ).

thanks bác.

Vậy là đọc bên VNAV bác gì đấy ứng dụng chưa phù hợp lắm
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Sau một buổi chiều ngồi nghe thử với ống 1,6 m phi 60 bịt kín 2 đầu em có kết quae như sau:

1. kết quả tiếng tress ko thấy vấn đề gì.
2. âm mid tập trung hơn, nhất là tiếng ca sĩ về vị trí giữa 2 loa ( có thêm cảm giác rõ hơn, âm chi tiết rõ hơn )
3. bass tốt hơn hẳn ở chỗ rõ và ko còn đuôi.

Cụ thể vị trí đặt như sau ( chỉ đặt dựng đứng dựa vào tường, ko có kệ ngon ):

Phía trước và sau vị trí ngồi nghe đặt 3 ống cách nhau 2,5 cm.
Phía sau loa đặt 2 chiếc, các góc nhà đặt 1 chiếc.

PS: kết quả chỉ của em cảm nhận nên ko dc mang tính khách quan..
mong bác langthang và bác panamera thử dùm cùng coi sao.
Nếu các bác thử thì hãy làm với ống có chiều cao 1,73 m hoăc 2,16 m nhé.
 

langthangvn33

Uploader
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Sau một buổi chiều ngồi nghe thử với ống 1,6 m phi 60 bịt kín 2 đầu em có kết quae như sau:

1. kết quả tiếng tress ko thấy vấn đề gì.
2. âm mid tập trung hơn, nhất là tiếng ca sĩ về vị trí giữa 2 loa ( có thêm cảm giác rõ hơn, âm chi tiết rõ hơn )
3. bass tốt hơn hẳn ở chỗ rõ và ko còn đuôi.

Cụ thể vị trí đặt như sau ( chỉ đặt dựng đứng dựa vào tường, ko có kệ ngon ):

Phía trước và sau vị trí ngồi nghe đặt 3 ống cách nhau 2,5 cm.
Phía sau loa đặt 2 chiếc, các góc nhà đặt 1 chiếc.

PS: kết quả chỉ của em cảm nhận nên ko dc mang tính khách quan..
mong bác langthang và bác panamera thử dùm cùng coi sao.
Nếu các bác thử thì hãy làm với ống có chiều cao 1,73 m hoăc 2,16 m nhé.

hay là bác làm luôn một bộ 1,73m gửi vào đây cho em...hihiihh
 

hayhay

Well-Known Member
Nếu các bác làm cho các ống lồng vào nhau nhưng thật kín để có thể kéo lên thụt xuống như cái ăng ten râu thì có thể thay đổi chiều cao của ống 1 cách tùy ý từ: 1,5m đến 2,8m, nhưng như vậy thì đường kính ống bị thay đổi theo bậc thì không biết có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của việc tiêu tán âm hay không...cái này phải thử mới biết!

Nhưng theo hình này thì mình thấy nó không nhất thiết đường kính phải y như nhau :

....dựa theo nguyên lý Helmholtz cộng hưởng

 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Re: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Nếu các bác làm cho các ống lồng vào nhau nhưng thật kín để có thể kéo lên thụt xuống như cái ăng ten râu thì có thể thay đổi chiều cao của ống 1 cách tùy ý từ: 1,5m đến 2,8m, nhưng như vậy thì đường kính ống bị thay đổi theo bậc thì không biết có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của việc tiêu tán âm hay không...cái này phải thử mới biết!

Nhưng theo hình này thì mình thấy nó không nhất thiết đường kính phải y như nhau :

....dựa theo nguyên lý Helmholtz cộng hưởng


Cảm ơn bác !
Ý tưởng gặp nhau rồi..hi hi. em dự định khác bác chút xíu là lồng ống kín nhỏ vào trong ống to, ống nhỏ 1,4 m lồng trong ống to hơn 1,7 m, và lại lồng trong ống to hơn nữa 2,1 m.
ý em định làm cái này sau khi thử nghiệm thành công với cái cái hai đầu bịt kín trước.
Và theo lí thuyết em tìn hiểu nó ko hề nói là hình dạng cột không khí trong ống có ảnh hưởng tới việc tiêu âm này. ( hoàn toàn khác với kiến thức của cái hình trên bác nhé ).

PS: để mai em tét tiếp nhạc tính nhé, cả buổi chiều vẫn ko đủ thời gian ạ. Với lại tét ko thể một lúc là xong ạ..:p
 
Chỉnh sửa lần cuối:

langthangvn33

Uploader
Ðề: Re: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Cảm ơn bác !
Ý tưởng gặp nhau rồi..hi hi. em dự định khác bác chút xíu là lồng ống kín nhỏ vào trong ống to, ống nhỏ 1,4 m lồng trong ống to hơn 1,7 m, và lại lồng trong ống to hơn nữa 2,1 m.
ý em định làm cái này sau khi thử nghiệm thành công với cái cái hai đầu bịt kín trước.
Và theo lí thuyết em tìn hiểu nó ko hề nói là hình dạng cột không khí trong ống có ảnh hưởng tới việc tiêu âm này. ( hoàn toàn khác với kiến thức của cái hình trên bác nhé ).

PS: để mai em tét tiếp nhạc tính nhé, cả buổi chiều vẫn ko đủ thời gian ạ. Với lại tét ko thể một lúc là xong ạ..:p

hay nhỉ biết đâu bác thành công ,bác đăng ký bản quyền chuyên sx ống PVC tiêu âm...

---------- Bài trên gởi vào lúc 11:16:46 PM ---------- Bài dưới được thêm vào lúc 11:16:04 PM ----------

Nếu các bác làm cho các ống lồng vào nhau nhưng thật kín để có thể kéo lên thụt xuống như cái ăng ten râu thì có thể thay đổi chiều cao của ống 1 cách tùy ý từ: 1,5m đến 2,8m, nhưng như vậy thì đường kính ống bị thay đổi theo bậc thì không biết có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của việc tiêu tán âm hay không...cái này phải thử mới biết!

Nhưng theo hình này thì mình thấy nó không nhất thiết đường kính phải y như nhau :

....dựa theo nguyên lý Helmholtz cộng hưởng


ý tưởng của bác hay quá...vậy mà em khộng nghĩ ra....
 

training

Well-Known Member
ngon, bổ, rẻ............................nhưng ko đẹp và thẩm mỹ
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Re: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

ngon, bổ, rẻ............................nhưng ko đẹp và thẩm mỹ

Vâng , chất lượng chưa ok thì sao dám nói đẹp dc bác.hi hi
Mà nói bác đừng cười vì suy nghĩ còn hạn hẹp quá, chỉ mong góp vui thôi ạ.
 
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Cái này thì phòng cũng phải rộng rộng hoặc là phòng nghe riêng, chứ phòng khách hoặc phòng ngủ mà để mấy cái này thì hết chỗ luôn
 

theanhpe

Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Hóng chuyện các bác tý !
bác nào đã làm rồi thử bịt đầu dưới, đổ nước vào ống
thay đổi mực nước trong ống để tìm được âm thanh ưng ý
vì bản chất cũng là dao động cộng hưởng của sóng âm, cột không khí trong ống thay đổi theo mực nước sẽ cho các tần số dao động cộng hưởng khác nhau
lót dép chờ thông tin của các bác, thấy ổn em cũng làm một bộ ;))

chúc các bác thành công !

Thanks !
 

hayhay

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Cảm ơn bác !
Ý tưởng gặp nhau rồi..hi hi. em dự định khác bác chút xíu là lồng ống kín nhỏ vào trong ống to, ống nhỏ 1,4 m lồng trong ống to hơn 1,7 m, và lại lồng trong ống to hơn nữa 2,1 m.
:p ...Mình vẫn không hiểu cách lồng ống vào nhau theo kiểu này của bác!
- Vậy khi kéo hết các ống ra thì nó dài thành ~5m à, trần nhà nào mà cao thế...?
- Khi rút hết các ống lại vào nhau thì nó chỉ được ngắn nhất là 2,1m mét chứ đâu có thành 1,4m...?
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Hóng chuyện các bác tý !
bác nào đã làm rồi thử bịt đầu dưới, đổ nước vào ống
thay đổi mực nước trong ống để tìm được âm thanh ưng ý
vì bản chất cũng là dao động cộng hưởng của sóng âm, cột không khí trong ống thay đổi theo mực nước sẽ cho các tần số dao động cộng hưởng khác nhau
lót dép chờ thông tin của các bác, thấy ổn em cũng làm một bộ ;))

chúc các bác thành công !

Thanks !

Chào bác, ý tưởng của bác ko phải ko có nhưng nó sẽ rất vất vả để tính toán ạ.
Sóng âm truyền trong các môi trường khác nhau có tốc độ khác nhau nên từ trong nước rồi ra lớp ko khí sẽ thay đổi tốc độ và lại tính toán khó lắm bác ơi. Hơn nữa thì nếu là cột nước thì nó sẽ dài hơn cột không khí rất nhiều vì tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn không khí ạ.
Đôi lời góp ý cùng bác thma khảo!:-"
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

:p ...Mình vẫn không hiểu cách lồng ống vào nhau theo kiểu này của bác!
- Vậy khi kéo hết các ống ra thì nó dài thành ~5m à, trần nhà nào mà cao thế...?
- Khi rút hết các ống lại vào nhau thì nó chỉ được ngắn nhất là 2,1m mét chứ đâu có thành 1,4m...?

Ý em là chơi ống nhỏ trong ống to ạ, tức là cái ống 1,4 m lồng trong ống 1,7 m, rồi lại dc lồng trong ống 2,1 m ạ.

Hi hi hi nhưng ý tưởng này ko thành công khi em xem lại lí thuyết và trao đổi với ae chuyên môn lý: cột không khí phải có đường kính ko đổi ( còn đường kính bao nhiêu ko quan trọng ạ )..
 

theanhpe

Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Chào bác, ý tưởng của bác ko phải ko có nhưng nó sẽ rất vất vả để tính toán ạ.
Sóng âm truyền trong các môi trường khác nhau có tốc độ khác nhau nên từ trong nước rồi ra lớp ko khí sẽ thay đổi tốc độ và lại tính toán khó lắm bác ơi. Hơn nữa thì nếu là cột nước thì nó sẽ dài hơn cột không khí rất nhiều vì tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn không khí ạ.
Đôi lời góp ý cùng bác thma khảo!:-"

Chào bác !

tôi không nắm được lý thuyết nên không tính toán được, lại cũng chưa làm thử mô hình nên không test được
ý tôi là các bác cứ thử nghiệm kiểu sai-đúng ấy mà (cứ tăng giảm mực nước cho đến khi thấy ổn)
theo tôi nghĩ chủ quan, dùng mấy công thức đơn giản bên trên chắc khó lòng giải quyết được bài toán cộng hưởng âm thanh phức tạp
làm kiểu đổ nước nghe có vẻ trẻ con và mất thời gian nhưng thực dụng và cho kết quả trực quan
Chúc các bác sớm thu được kết quả tốt và chia sẻ với Anh Em !
Tks !
 

langthangvn33

Uploader
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Chào bác !

tôi không nắm được lý thuyết nên không tính toán được, lại cũng chưa làm thử mô hình nên không test được
ý tôi là các bác cứ thử nghiệm kiểu sai-đúng ấy mà (cứ tăng giảm mực nước cho đến khi thấy ổn)
theo tôi nghĩ chủ quan, dùng mấy công thức đơn giản bên trên chắc khó lòng giải quyết được bài toán cộng hưởng âm thanh phức tạp
làm kiểu đổ nước nghe có vẻ trẻ con và mất thời gian nhưng thực dụng và cho kết quả trực quan
Chúc các bác sớm thu được kết quả tốt và chia sẻ với Anh Em !
Tks !

cái ông chân voi để bẫy âm trầm cũng dùng nguyên tắc này mà
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Tiêu tán âm ARGENT ROOM LENS ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

Chào bác !

tôi không nắm được lý thuyết nên không tính toán được, lại cũng chưa làm thử mô hình nên không test được
ý tôi là các bác cứ thử nghiệm kiểu sai-đúng ấy mà (cứ tăng giảm mực nước cho đến khi thấy ổn)
theo tôi nghĩ chủ quan, dùng mấy công thức đơn giản bên trên chắc khó lòng giải quyết được bài toán cộng hưởng âm thanh phức tạp
làm kiểu đổ nước nghe có vẻ trẻ con và mất thời gian nhưng thực dụng và cho kết quả trực quan
Chúc các bác sớm thu được kết quả tốt và chia sẻ với Anh Em !
Tks !


Em lại nghĩ khác bác ở chỗ
1. công thức em đưa ra ko hề đơn giản bác nhé ( hi hi em cam đoan với bác 5 trang A4 chưa chắc chứng minh xong dc nó bác nhé - bác có thể tham khảo cuốn sách em nêu trên hay cuốn Cơ sở vật lý do nhà xuất bản giáo dục dịch từ sách vật lý của Mỹ ).
2. lần nữa em nó rõ chỗ bác dùng nước là rất khó vì tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn trong ko khí nên việc tiêu âm trong nc trở nên phức tạp và cồng kềnh hơn nhiều.
3. em ko làm mò bác nhé, em tính toán trên cơ sở lí thuyết ạ hi hi vì bác biết đấy cơ sở lí thuyết giúp mình đi nhanh hơn đến kết quả ( em ko bàn đến việc đưa ra lí thuyết mới nhé - mà sóng âm thì ko phải là mới )
4. dùng nước rất nguy hiểm với hệ thống audio bác ạ

Cảm ơn ý tưởng của bác, nó có thể thành công hay ko em chờ kết quả từ bác!
Em sẽ tiến hành theo cách em đưa ra và rồi cùng so sánh với kết quả của bác biết đâu em với bác lại có dc món ngon bổ rẻ cho ae .hi hi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên