Ðề: TÂY DU KÝ: MỐI TÌNH NGOẠI TRUYỆN
xem xong phim ngoài rạp mình có các bình luận + phân tích như sau: (SPOILER ALERT!)
1. phim cuốn hút từ đầu phim tới cuối phim. phim hài nhưng ko nhảm :| mình thừa nhận đây là lần đầu tiên coi phim của bác Tinh, nên mình ko hiểu "hài nhảm" theo kiểu CTT là thế nào. nhưng riêng mình thấy phim ko những hài cười đến đau bụng răng rụng mà còn rất ý nghĩa.
2. nói như bạn mình là "phim này cái chỗ cần hài thì nó hài, chỗ cần cảm động thì sẽ cảm động." Phim có mấy chỗ đạo lý, chỗ nào cũng thâm sâu.
3. chỗ Tôn Ngộ Không hỏi Huyền Trang thấy thân hình Đoạn tiểu thư chuẩn ko, Huyền Trang nói "Vậy hả, sao tôi không thấy?" thì Tôn nói "tại ta có mắt," với cái đoạn Huyền Trang rửa mặt trong cái lư "Kính hoa thủy nguyệt" mới thấy tượng phật cao 1300 trượng, rộng 256 trượng ấy. Mình hiểu là: việc mình thấy 1 điều gì đó hay ko, là do mình có muốn thấy hay ko.
4. lúc ông sư phụ cầm chân vịt lên ăn, Huyền Trang nói sư phụ phạm giới, sư phụ nói "lòng ta ko có sự ham muốn, nên ta ăn ta không cảm thấy gì. Còn ngươi có lòng ham muốn, mà miệng lại ko dám nói ra."
5. lúc Đoạn tiểu thư sắp chết, hỏi Huyền Trang có yêu mình ko, yêu đến chừng nào, Huyền Trang trả lời "Một ngàn năm. Một vạn năm." Đoạn tiểu thư nói "Một vạn năm thì lâu quá. Yêu thiếp... hiện tại thôi." Thiên trường địa cửu hữu thời tận. một ngàn năm, một vạn năm đến thời cũng hết, nhưng hiện tại là vĩnh cửu.
6. Huyền Trang ko phải đến lúc trước khi Đoạn tiểu thư chết mới nhận ra tình cảm của mình. Thật ra Huyền Trang nhận ra mình yêu họ Đoạn từ lần đầu tiên họ gặp mặt rồi. Vì lý tưởng riêng nên Huyền Trang ko dám đối mặt với tình cảm đó, sau này vì số phận nên ko thể bên nhau. Đó là ý nghĩa chính của bài nhất sinh sở ái (bài Thư Kỳ múa dưới ánh trăng), "làm sao chối bỏ số mệnh?" Bài nhất sinh sở ái bao trùm luôn số phận của Trần Huyền Trang và Đoạn tiểu thư.
7. cuốn 300 ca khúc thiếu nhi, Đoạn tiểu thư ko biết nhiều chữ nhưng ghép lại được đại phật Như Lai chân kinh. Mình hiểu là: khi nhìn 1 thứ với góc nhìn khác sẽ ra thứ khác, có thể lúc đầu thứ ấy có ngoại hình ko cân xứng với bản chất.
8. có trải qua bể khổ trầm luân thì mới thấu hiểu đc cái khổ của nhân gian. có cố chấp thì mới từ bỏ đc. tình yêu nam nữ nằm trong tình yêu vạn vật chúng sinh, ko có sự phân biệt giữa tình yêu này và tình yêu khác. Vạn vật đại đồng, vô tướng, vô sắc, vô thường.
9. Đoạn tiểu thư có 1 ước muốn hết sức đời thường (kết hôn, sinh con đẻ cái, sống 1 cuộc đời bình dị) nhưng lại bị cuốn vào quá nhiều thứ khác. Với lại phim cũng ko quá mang hơi hướm "cổ tích", cũng có người chết, mất mát, đau thương.
10. phần kết giải thích tại sao Trần Huyền Trang suốt đời ko hề bị yêu nữ nào mê hoặc. Nói như 1 review mình đọc trên mạng là "CTT đã cho Huyền Trang yêu, và chính tình yêu đó là động lực, là điểm giác ngộ của anh để nhận chân ra con đường cứu khổ, giúp con người thoát khỏi bể khổ của Tham - Sân - Si, của những ảo tưởng, của sự diệu kì đến từ những bài giảng kinh tưởng chừng đơn giản của đạo Phật. Một sự mô tả "Giác Ngộ" rất ấn tượng và rất con người, không còn là một Trần Huyền Trang phải tu luyện vô lượng kiếp để đầu thai vào thời nhà Đường."
11. phim xây dựng tình tiết không thừa, liên quan với nhau và rất logic, có những chi tiết nhỏ xíu còn là điềm báo cho những tình tiết phía sau của phim.
12. sự tích cái vòng kim cô của Tôn Ngộ Không @@ cái vòng đó là sự kết tinh của tình yêu và giác ngộ phật pháp cao thâm @@
13. "nhân chi sơ, tính bản thiện" tiêu diệt yêu quái không bằng lược bỏ cái ác mà để lại phần chân, thiện, mỹ.
14. với bạn nào còn lưỡng lự việc đi coi phim: cứ thản nhiên gạt bỏ những hình tượng cố hữu về Trần Huyền Trang và tây du kí (vì tên phim là tây du hàng ma thiên chứ ko phải tây du kí), và cảm nhận bộ phim bằng chính cảm xúc hiện tại. khuyên là nên xem phim trong rạp, vì có những cảm xúc chỉ trong rạp mới có thể cảm nhận sâu sắc.