Mẹ Cánh chim cô đơn
24 tuổi. Chiến tranh là 2 từ thật xa lạ. Chiến tranh chỉ hiện hữu qua những câu chuyện, bức ảnh, thước phim hay cuốn sách. Không 1 phút trải nghiệm thực tế. Không một ngày cầm súng và càng chưa bao giờ xả những băng đạn k47 vào da thịt một con người. Vì thế, chiến tranh với tôi là phi nghĩa.
Sau mỗi cuộc chiến tranh, người ta thường nói về người thắng, kẻ thua. Về những chiến tích, chiến công, hay những anh hùng. Thường tranh luận với nhau hàng thập kỉ chỉ để biện minh cho cuộc chiến này là chính nghĩa hay phi nghĩa…
Tất cả đều là vô nghĩa.
Chiến tranh là lúc mà Trịnh Công Sơn viết “thế giới này loài người đã dã man, thế giới này chỉ còn lại người điên”. Một thế giới mà con người nói chuyện với nhau bằng SÚNG, bằng xe tăng, bằng máy bay…chứ không phải bằng tình đồng loại.
Cuộc chiến nào cũng đẫm máu và người phải nhiều “vết đạn” nhất trong mỗi cuộc chiến không phải là những người lính. Không phải là thường dân. Và càng không phải là những nhân vật “chop bu” chỉ huy. Người phải hứng chịu nỗi đau khổ lớn nhất là những người MẸ.
Người lính Mỹ có mẹ. 3 đứa con trai Ryan ngã xuống, 1 bà mẹ người Mỹ khóc gục ở cửa nhà (Saving Private Ryan).
Người lính Đức cũng có mẹ.
Người lính Việt Nam có mẹ.
Liệu có người lính nào trên thế giời này lại không có mẹ?
Hình ảnh người Mẹ ôm đứa con là một hình ảnh hạnh phúc. Hạnh phúc vì đứa bé còn sống và đứa bé còn có mẹ. Tôi không tin người mẹ đang phân vân nên vui hay nên mừng vì quân giải phóng đến. Tôi tin vào phần thiện của con người: Người mẹ chưa biết biểu hiện niềm vui như thế nào.
Bà đã trải qua gần như hết những nỗi nhục nhã trên cõi đời này để hiểu rằng: Sống đã là một hạnh phúc. Và còn hạnh phúc gấp trăm ngàn lần hơn nữa là trên tay mình đứa bé còn sống.
Khi người mẹ chịu đựng đến giới hạn cuối cùng của những nỗi đau thì mọi cung bậc tỉnh cảm trên nỗi đau đó đều là hạnh phúc.
Tôi càng tin bức ảnh đó là Hạnh Phúc khi nghe bài hát “Hát trên những xác người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát thì không có hình ảnh. Nhưng bài hát mạng lại cho ta một bức ảnh khác. Một bức ảnh mà không một diễn viên thiên tài nào có thể lột tả hết tâm trạng của người mẹ: “Tôi đã thấy, tôi đã thấy, Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con Mẹ vỗ tay reo mừng xác con Mẹ vỗ tay hoan hô hoà bình”
Đó là năm 68 ở Huế. Bãi Dâu trong ca khúc trên là một địa danh ở phía Đông thành phố Huế, gần bờ biển, một hình ảnh được tái hiện gần như tương tự trong bức tranh trên. Quân giải phóng hành quân vào thành phố. Bên cạnh đường là bà mẹ trở thành mất trí đi sau quan tài đứa con của mình, vừa vỗ tay, vừa cười vừa khóc.
Không thể so sánh nỗi đau này với nỗi đau khác. Và vì thế, tôi không biết nỗi đau của bà mẹ Mỹ trong Saving Private Ryan, hay nỗi đau của bà mẹ mất trí trong “Hát trên những xác người”, hay nỗi đau của bà mẹ Hà Lan trong Band of Brother là đau khổ nhất. Tôi chỉ thấy, hình ảnh bà mẹ trọc đầu bế đứa con nhỏ trên tay là HẠNH PHÚC.
"Khi người tình cho bạn 1 tình yêu
Thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của đắng cay
Nhưng tình yêu của mẹ thì không hề vị lợi
ở trái tim người mẹ
chỉ có sự tràn đây không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa
một người tình có thể ác độc với bạn
nhưng trong long người mẹ thì chỉ có từ tâm
sự ác độc mang đến giá băng trong long bạn
và chỉ có hủy diệt chứ không mang lại 1 điều gì tốt lành
chỉ có ở người mẹ bạn mới tìm được lòng chung thủy tuyệt đối
hãy tin chắc rằng không thể nào có một long chung thủy tương tự thế
bởi vì đối với mẹ
bạn luôn là mục đích đầu tiên và sau cùng."