pegasus3390
Well-Known Member
Vài ngày gần đây chúng ta đã nghe nhiều tin tức về việc Apple đã đăng ký bằng sáng chế với một bàn phím ảo tương tự như trên iPad trên phần đế của những chiếc MacBook. Và rất có khả năng Apple sẽ sử dụng bằng sáng chế này để làm mới chiếc MacBook của mình.
Khi sử dụng, màn hình cảm ứng sẽ cho người dùng biết là đã nhấn vào bàn phím khi với việc rung phản hồi đồng thời sẽ thay đổi cấu trúc bàn phím tùy thuộc vào từng phần mềm đang được sử dụng. Bàn phím mới với tên gọi là “zero travel” này nếu được trang bị trong tương lai có thể sẽ giúp tạo ra những chiếc MacBook siêu mỏng. Tuy nhiên, khác với một chiếc iPad, chiếc MacBook sẽ vẫn chạy hệ điều hành Mac OS X với khả năng thực hiện được nhiều tác vụ hơn.
Và thử tưởng tượng nếu không phải mất nhiều không gian cho bàn phím, loại bỏ luôn cả cổng USB-C (tưởng tượng các thiết bị trong tương lai sẽ được trang bị công nghệ không dây WiGig để truyền tải dữ liệu, đồng thời với công nghệ sạc không dây và cả Bluetooth để kết nối với các phụ kiện khác như tai nghe không dây(có lẽ sẽ sớm phổ biến hơn nữa nhờ sự ra mắt của iPhone 7 sắp tới), chúng ta sẽ có 1 chiếc MacBook hoàn toàn “phẳng”.
Mỏng! Liệu có hợp lý?
Chúng ta tự hỏi liệu Apple sẽ tạo ra một chiếc MacBook như vậy? Hay đây chỉ đơn giản là một bằng sáng chế và đơn giản là chỉ để “chặn đầu” các công ty khác không tạo ra sản phẩm tương tự? Có lẽ chúng ta có lý do hợp lý hơn. Cũng trong thời gian gần đây chúng ta đã nghe nói Apple sẽ nâng cấp những chiếc MacBook Air và Pro với thiết kế mới mỏng hơn. Và như chúng ta đều biết, Apple gần như có nỗi ám ảnh về độ mỏng, thậm chí họ bất chấp những thứ chúng ta từng cho là “hiển nhiên phải có” như ổ CD, cổng USB. Chiếc MacBook 12 inch chính là “thành quả cắt gọt” mới nhất của hãng với thiết kế hàng đầu và hiệu năng mạnh mẽ (ít nhất là với một thân hình như vậy), một phần nhờ chip thế thệ Skylake của Intel, khiến nó trở thành chiếc máy tính mỏng nhất và nhẹ nhất từng có vào thời điểm ra mắt. Và cuối cùng thì các hãng khác cũng nhảy vào và mới nhất là chiếc HP Spectre 13, khái niệm “hợp lý” có lẽ được tạo ra dưới tiêu chuẩn của Apple nhiều hơn.
Chìa khóa để thành công.
Thực ra ngoài việc làm cho những chiếc MacBook trở nên siêu mỏng, bàn phím cảm ứng có thể mở rộng thêm những lựa chọn thú vị cho người dùng khi nó được tùy chỉnh tùy vào từng ứng dụng hoặc có thể làm nổi bật phím tắt thường dùng. Người dùng có thể sử dụng bàn phím tùy biến để lựa chọn các công thức cho bản tính hoặc tinh chỉnh bảng điều khiển trên các phần mềm như Garageband. Ý tưởng về việc loại bỏ những phím không thường dùng và thay thế bằng những phím khác nhau sẽ thú vị hơn nhiều. thử tưởng tượng việc lên mạng xã hội như Facebook thay vì hàng phím điều khiển trên cùng là các tác vụ “cứng” như Launchpad hoặc Mission Control bằng các biểu tượng khác như truy cập nhanh vào phần inbox hoặc mở bảng thông báo cũng như gửi các biểu tượng emoji mà không cần phải di chuyển chuột đến 1 vị trí nhất định. Thao tác lúc này sẽ liền mạch và nhanh hơn rất nhiều.
Lenovo trước đây cũng đã thử làm điều tương tự khi tung ra chiếc ThinkPad X1 Carbon năm 2014 của hãng có một hàng phím function ảo có thể thay đổi tùy thuộc vào từng phần mềm mà nó đang chạy. Tuy nhiên. Mặc dù kỳ vọng là tính năng mới này sẽ được nhiều người ủng hộ nhưng Lenovo năm đó đã nếm trái đắng, có lẽ trải nghiệm người dùng không được tốt dẫn đến thất bại và hãng cũng không theo đuổi tính năng này thêm nữa.
Acer vào năm 2011 cũng đã thử nghiệm bàn phím cảm ứng hoàn toàn với chiếc Iconia Touchbook, toàn bộ phần bàn phím là một màn hình cảm ứng cho phép nhập liệu và hiển thị mở rộng màn hình. Tất nhiên là kết quả thì ai cũng đoán được.
Nếu thực sự Apple muốn tạo ra sự thay đổi này thì hãng phải làm tốt hơn Acer và Lenovo rất nhiều cả về phần cứng lẫn phần mềm, các biểu tượng phím phải rõ ràng và dễ nhận ra và việc thay đổi giao diện bàn phím theo từng phần mềm cũng phải được hoàn thiện tốt nhất. Bởi khác với việc sử dụng bàn phím truyền thống, người ta gần như đã nắm rõ vị trí của các phím và mất rất ít thời gian để làm quen với bàn phím mới thì việc thay đổi sẽ khiến người dùng phải thích nghi nhiều hơn. Hơn nữa việc cho phép người dùng tùy chỉnh phím tắt và hiển thị các cụm phím tắt này như trên các bàn phím chơi game cũng cần được xem xét để tăng tính linh hoạt cho người dùng.
Vẫn có vấn đề ở đây
Như đã nói ở trên việc chuyển đổi sẽ tăng tính linh hoạt cực cao cho người dùng, nhưng lại bắt buộc người dùng phải nỗ lực rất nhiều để thích nghi được với sự thay đổi này, điều này đồng nghĩa với sự ĐƠN GIẢN trước nay của Apple bị mất đi. Không kể đến những phản hồi rất tiêu cực từ phía người dùng nếu mọi chuyện xấu đi.
Tiếp theo là khi không có phản hồi từ các phím bấm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng và thường thì mọi người sẽ thích sử dụng bàn phím cứng hơn là bàn phím cảm ứng. Và đó cũng là một trong những lý do chiếc iPad Pro cũng như iPad Pro 9.7 inch phải được trang bị thêm bàn phím mở rộng. Nhập liệu trên bàn phím cảm ứng, vớ vẩn.
Thực sự với “khát khao siêu mỏng” của Apple thì bàn phím mới chính là trở ngại lớn nhất của Apple trong việc đưa độ mỏng của những chiếc MacBook đến giới hạn. Và loại bỏ bàn phím vật lý có lẽ chỉ còn là vấn đề sớm muộn. Điều chúng ta quan tâm có lẽ là làm cách nào Apple giải quyết vấn đề về trải nghiệm sử dụng bàn phím cảm ứng của mình một cách triệt để nhất trước khi có thể đưa sản phẩm này đến tay người dùng.
(Cá nhân mình cho rằng đừng nhìn vào những chiếc MacBook, hãy xem chừng những chiếc iPhone và iPad, đó mới chính là nơi Apple thử nghiệm khả năng của bàn phím ảo vào thực tế trước khi đưa lên những chiếc MacBook)