Ðề: Slumdog Mafia sequel : The End of Destinies
Phim underground Việt: "Ngầm" cũng nhộn nhịp
Không có mặt và cũng không hề được nhắc tới tại LHP Việt Nam lần thứ 16 đang diễn ra tại TP.HCM trong suốt tuần này, nhưng không vì thế mà dòng ngầm của “phim underground”- một thuật ngữ còn khá mới mẻ ở Việt Nam, ngừng cuộn chảy.
Tháng 11 vừa qua, bộ phim do một bạn trẻ (sinh năm 1988) đang học tại một trường đại học về kinh tế ở TP.HCM làm từ A đến Z, từ viết kịch bản, đạo diễn kiêm diễn viên chính, quay bằng… một chiếc máy ảnh kỹ thuật số đã thu hút sự chú ý của hầu hết cư dân các mạng phim ảnh. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam có phim underground – một dòng chảy ngầm bên cạnh dòng phim chính thống (mainstream). Những “tay chơi” trong lĩnh vực này ở Việt Nam, cả người xuất thân từ các trường điện ảnh lẫn những kẻ chỉ đơn thuần yêu thích phim ảnh, đã âm thầm thực hiện tác phẩm của mình từ khoảng chục năm trở lại đây.
Điện ảnh underground - nói “không” với thương mại hóa điện ảnh - cho thấy sức mạnh tình yêu của các tín đồ điện ảnh. Và những thử nghiệm không giới hạn của phim underground phần nào “thách thức” sự làm mới của dòng phim chính thống.
Thử nghiệm để…thỏa chí
Tháng 5 năm 2009, cư dân mạng trên các diễn đàn www.yxine.com và các blog cá nhân xôn xao vì sự ra mắt của Slumdog Mafias, một phim nghiệp dư được làm bởi nhóm IU gồm các sinh viên đang theo học tại đại học Quốc tế - ĐHQG TPHCM. Phim kể về cuộc chiến tranh giành địa bàn của hai băng đảng tại Slumdog, một vùng đất nằm trong tưởng tượng của những người làm phim. Bộ phim gây ngạc nhiên lớn bởi những pha hành động đẹp mắt được quay và dàn dựng khá công phu, một kịch bản giàu kịch tính cùng khả năng kể chuyện rất lôi cuốn của đạo diễn. Trong một khuôn khổ nghiệp dư, mọi thành tố của phim đều đạt hiểu quả cao, khiến người xem tin vào thực tại đang diễn ra trên phim, thậm chí đôi lúc quên mất mình phải châm chước cho bộ phim được làm hoàn toàn bởi những người lần đầu tiên cầm máy quay. Là người chưa bao giờ học qua trường điện ảnh, thậm chí vốn phim đã xem cũng ít ỏi, Phúc Đoàn, nhà sản xuất và đồng đạo diễn của phim, đã khiến người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sử dụng máy chụp hình Canon Ixus 70 cùng thẻ nhớ 4 GB, Phúc và những người bạn của mình đã ghi lại nhiều thước phim sống động bằng cách sử dụng máy cầm tay theo nhân vật và hành động, sử dụng xe máy để thực hiện những cú dolly vòng 360 độ nhằm tạo kịch tính cao độ cho những cảnh đối đầu giữa hai băng đảng. Bản thân Phúc và nhóm bạn cũng không rành về võ thuật nhưng đã dàn dựng nên những pha võ thuật rất sinh động và đẹp mắt bằng cách tham khảo những bộ phim võ thuật nổi tiếng. Phúc cũng đã rất thông minh khi chọn cách kể chuyện theo lối chương - hồi, với những đoạn giới thiệu về hoàn cảnh, tính cách, sở trường mỗi khi nhân vật mới xuất hiện và lời dẫn cho chuyện phim bắt đầu hay tiếp tục. Cách kể chuyện này rất phù hợp trong điều kiện thu âm hạn chế của phim, nó cũng giúp khán giả nhập cuộc nhanh hơn vào chuyện phim. Đảm nhận hầu hết những vai trò chính yếu trong phim, từ sản xuất, đạo diễn, biên kịch, chỉ đạo võ thuật cho đến dựng phim, chọn nhạc, Phúc Đoàn cho thấy một khả năng làm việc linh hoạt, một phẩm chất cần có của một nhà làm phim độc lập. Cậu cũng tự phân vai và điều chỉnh tính cách nhân vật dựa theo cá tính bạn bè, tự dựng phim ngay sau khi quay và có những điều chỉnh về kịch bản trong suốt quá trình quay để bộ phim ngày càng hấp dẫn hơn. Khi hoàn thành bộ phim, Phúc chiếu phim trong giảng đường vào giờ nghỉ giữa hai ca học, đồng thời cậu cũng thực hiện một chiến dịch quảng bá nho nhỏ cho bộ phim trên blog cá nhân và diễn đàn điện ảnh. Nhờ thế mà bộ phim được biết đến rộng rãi bởi cư dân mạng.
http://www.thethaovanhoa.vn/133N200...nderground-viet-ngam-cung-nhon-nhip-bai-1.htm
Phim underground Việt: "Ngầm" cũng nhộn nhịp
Không có mặt và cũng không hề được nhắc tới tại LHP Việt Nam lần thứ 16 đang diễn ra tại TP.HCM trong suốt tuần này, nhưng không vì thế mà dòng ngầm của “phim underground”- một thuật ngữ còn khá mới mẻ ở Việt Nam, ngừng cuộn chảy.
Tháng 11 vừa qua, bộ phim do một bạn trẻ (sinh năm 1988) đang học tại một trường đại học về kinh tế ở TP.HCM làm từ A đến Z, từ viết kịch bản, đạo diễn kiêm diễn viên chính, quay bằng… một chiếc máy ảnh kỹ thuật số đã thu hút sự chú ý của hầu hết cư dân các mạng phim ảnh. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam có phim underground – một dòng chảy ngầm bên cạnh dòng phim chính thống (mainstream). Những “tay chơi” trong lĩnh vực này ở Việt Nam, cả người xuất thân từ các trường điện ảnh lẫn những kẻ chỉ đơn thuần yêu thích phim ảnh, đã âm thầm thực hiện tác phẩm của mình từ khoảng chục năm trở lại đây.
Điện ảnh underground - nói “không” với thương mại hóa điện ảnh - cho thấy sức mạnh tình yêu của các tín đồ điện ảnh. Và những thử nghiệm không giới hạn của phim underground phần nào “thách thức” sự làm mới của dòng phim chính thống.
Thử nghiệm để…thỏa chí
Tháng 5 năm 2009, cư dân mạng trên các diễn đàn www.yxine.com và các blog cá nhân xôn xao vì sự ra mắt của Slumdog Mafias, một phim nghiệp dư được làm bởi nhóm IU gồm các sinh viên đang theo học tại đại học Quốc tế - ĐHQG TPHCM. Phim kể về cuộc chiến tranh giành địa bàn của hai băng đảng tại Slumdog, một vùng đất nằm trong tưởng tượng của những người làm phim. Bộ phim gây ngạc nhiên lớn bởi những pha hành động đẹp mắt được quay và dàn dựng khá công phu, một kịch bản giàu kịch tính cùng khả năng kể chuyện rất lôi cuốn của đạo diễn. Trong một khuôn khổ nghiệp dư, mọi thành tố của phim đều đạt hiểu quả cao, khiến người xem tin vào thực tại đang diễn ra trên phim, thậm chí đôi lúc quên mất mình phải châm chước cho bộ phim được làm hoàn toàn bởi những người lần đầu tiên cầm máy quay. Là người chưa bao giờ học qua trường điện ảnh, thậm chí vốn phim đã xem cũng ít ỏi, Phúc Đoàn, nhà sản xuất và đồng đạo diễn của phim, đã khiến người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sử dụng máy chụp hình Canon Ixus 70 cùng thẻ nhớ 4 GB, Phúc và những người bạn của mình đã ghi lại nhiều thước phim sống động bằng cách sử dụng máy cầm tay theo nhân vật và hành động, sử dụng xe máy để thực hiện những cú dolly vòng 360 độ nhằm tạo kịch tính cao độ cho những cảnh đối đầu giữa hai băng đảng. Bản thân Phúc và nhóm bạn cũng không rành về võ thuật nhưng đã dàn dựng nên những pha võ thuật rất sinh động và đẹp mắt bằng cách tham khảo những bộ phim võ thuật nổi tiếng. Phúc cũng đã rất thông minh khi chọn cách kể chuyện theo lối chương - hồi, với những đoạn giới thiệu về hoàn cảnh, tính cách, sở trường mỗi khi nhân vật mới xuất hiện và lời dẫn cho chuyện phim bắt đầu hay tiếp tục. Cách kể chuyện này rất phù hợp trong điều kiện thu âm hạn chế của phim, nó cũng giúp khán giả nhập cuộc nhanh hơn vào chuyện phim. Đảm nhận hầu hết những vai trò chính yếu trong phim, từ sản xuất, đạo diễn, biên kịch, chỉ đạo võ thuật cho đến dựng phim, chọn nhạc, Phúc Đoàn cho thấy một khả năng làm việc linh hoạt, một phẩm chất cần có của một nhà làm phim độc lập. Cậu cũng tự phân vai và điều chỉnh tính cách nhân vật dựa theo cá tính bạn bè, tự dựng phim ngay sau khi quay và có những điều chỉnh về kịch bản trong suốt quá trình quay để bộ phim ngày càng hấp dẫn hơn. Khi hoàn thành bộ phim, Phúc chiếu phim trong giảng đường vào giờ nghỉ giữa hai ca học, đồng thời cậu cũng thực hiện một chiến dịch quảng bá nho nhỏ cho bộ phim trên blog cá nhân và diễn đàn điện ảnh. Nhờ thế mà bộ phim được biết đến rộng rãi bởi cư dân mạng.
http://www.thethaovanhoa.vn/133N200...nderground-viet-ngam-cung-nhon-nhip-bai-1.htm