Sau bao ngày trì hoãn vì sợ giật
, hôm qua em đã dũng cảm đóng điện. Có thể tạm gọi là gần xong phần thô của transport
Cấu hình:
Pi 2 (Moode UPnP) + IsolatorPi + 502DAC.
Cấp nguồn cho 502DAC và nhánh isolated của isolator Pi là Salas Reflektor Mini + DC Flexy (2 board PSU ở phía trong) + R-Core 1
Cấp nguồn cho Pi : AMB Sigma 11 (board PSU phía ngoài) + R-Core 2
Dây nối giữa các bo PSU và tải: dây Duelund AWG 20, cái này phải cám ơn bác
@do_long_khach đã giới thiệu
Do chưa dám chắc 100% độ an toàn nên em chưa cấp nguồn riêng cho 3 nhánh trên Pi mà vẫn cho chạy qua mini USB để nếu có vấn đề gì thì vẫn có mạch bảo vệ, ko sợ nướng cháy Pi. Em định sẽ cho chạy rà ít nhất 5 ngày để đảm bảo không có sự cố gì rồi mới làm đến bước tiếp theo.
Một số nhận xét:
Đầu tiên là các bác cẩn thận một chút khi dùng r-core Tàu. Output cúa nó ko như ghi trên nhãn đâu. Cả hai con trafo của em đều output 11V AC kể cả khi có tải. Điều đó dẫn đến lượng nhiệt tỏa ra sẽ lớn khi dùng nguồn linear kéo xuống 5V DC, do đó phải chuẩn bị tản nhiệt cho hợp lý.
Nguồn shunt đúng là danh bất hư truyền về độ nóng và tỏa nhiêt. Em chỉ để nó ra dòng có 400mA thôi, thậm chí cẩn thận dùng cả cái tản nhiệt to bố tướng kia cho nó mà vẫn nóng.
So sánh sơ qua Sigma 11 và iFi iPower: Dù chưa burn in hết phần tụ trong Sigma 11, nhưng em thích Sigma 11 hơn. Sự khác biệt ko hề lớn, nhưng Sigma 11 đã sửa được một cái điểm yếu của iFi iPower: đó là những chỗ "sạn" trong âm thanh đôi khi xuất hiện khi dùng iPower nay đã ko còn nữa.
Hôm qua em cũng so sánh có IsolatorPi và ko có IsolatorPi. Thật sự là em hết sức hài lòng về IsolatorPi, vì sự thay đổi tích cực của nó mang đến với em, dù với nhiều người khác em ko nghĩ sẽ nhận ra. Đầu tiên, phải nói luôn là dùng IsolatorPi thì sự thay đổi mang đến ko lớn như khi bác chuyển từ Hifiberry DAC+ pro lên Boss DAC, mà nó nằm ở những chỗ chi tiết rất nhỏ.
Với em, một trong những bài test tốt nhất để test đồ là bằng Piano Concerto, tức là một tác phẩm dành cho Piano + dàn nhạc. Và trong đó, những đoạn piano chạy nốt ở âm lượng nhỏ và tốc độ cao là bài test khó nhất. Yêu cầu là tiếng piano phải tròn, căng, và dù âm lượng nhỏ và tốc độ cao thì vẫn phải nghe được rõ nốt, cũng như sự thay đổi về âm lượng, tốc độ (đánh giá về độ động) cũng như âm sắc (thông qua tiếng ngân) giữa từng nốt piano được chơi ra. Ở bài test này, khi có IsolatorPi, những sự thay đổi về âm lượng, tốc độ của tiếng đàn đươc thể hiện rõ hơn. tiếng piano cũng tròn tiếng, cũng như tiếng vocal (em có test qua mấy bài vocal) cũng có phần thực hơn hơn.
Dĩ nhiên, không phải dòng nhạc nào và ko phải người nào cũng nhận thấy và cần sự những cái này. Do đó, theo quan điểm của em thì IsolatorPi ko bắt buộc, trừ khi có có gu thưởng thức có phần khó tính, đòi hỏi cao, hoặc muốn tìm kiếm một sự toàn vẹn về mặt kĩ thuật (cách ly ground hệ thống với Pi)