Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Bốn ngày em mới up một lần, bác chờ được không?
 

HaFe

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Các Bác thích allbum này chứ?
frontblog126.jpg

Em làm riêng tặng các Bác
HDCP 4 ngày thì em 1 tuần:D
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Có khi mình phải chơi LP mới được:D

Thú Chơi Đĩa Than.

Vì có nghĩa là khi chơi nó sẽ là môt niềm đam mê bất tận với âm nhạc mà người thưởng thức giá trị của âm nhạc qua âm thanh truyền đạt từ cái lưu trữ trung thực nhất ,tuyệt hảo nhất..

Ta hãy tìm hiểu cuộc hành trình của đĩa than (đĩa nhựa ) và đầu đọc đĩa (turner disc player ) bắt nguồn từ đâu ?

Lịch sử của việc ghi âm bắt đầu hình thành từ năm 1796 khi Antoine Favre, một thợ sản xuất đồng hồ, đã trình bày ý tưởng của anh về một thiết bị mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi máy hát có ống quay hình trụ, hay còn gọi là "Musical box".

Đó chỉ là một dụng cụ chơi nhạc tự động, có thể chơi các giai điệu định sẵn theo ý muốn nhưng không thể thu bất cứ âm thanh nào. Vì thế, để có thể tái hiện các tín hiệu âm thanh trong cuộc sống, trước hết người ta cần phải phát minh ra một thiết bị có thể ghi lại các loại âm thanh đó.

Ống trụ bằng sáp là thiết bị thu âm đầu tiên được sản xuất cho mục đích thương mại. Quá trình thu âm này là phát minh của Edison năm 1877. Bằng cách quấn các lá thiếc quanh ống trụ, và nhờ một mũi kim dao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh có độ sâu khác nhau trên lá thiếc, ông đã ghi lại được bài hát Mary had a little lamb. Sau đó, Edison sử dụng một cây kim và màn rung (diaphragm) để tái hiện bản thu âm này.

Khi tiến hành nghiên cứu bóng đèn điện, Edison đã quên mất phát minh này của ông đến vài năm. Chỉ khi niềm say mê với việc tái hiện âm thanh trở lại, ông mới phát minh ra phương thức sản xuất hàng loạt máy hát ống quay hình trụ bằng cách tạo một khuôn đúc hình trụ nguyên khối thông qua phương pháp mạ điện.

Năm 1887, Emile Berliner (người Mỹ) đã phát minh ra một thiết bị có thể ghi lại các rung động của âm thanh trên đĩa kẽm thay vì trên các ống quay hình trụ. Thiết bị tạo ra các đường rãnh trên mặt phẳng của đĩa. Âm thanh sẽ được ghi lại qua các đường rãnh hình xoáy ốc có độ sâu không đổi trên một đĩa phẳng. Berliner gọi loại đĩa này là đĩa ghi âm. Các đĩa thu âm thời kỳ đầu và ống kính quay hình trụ có khả năng tạo ra âm thanh với chất lượng tương tự như nhau, mặc dù về mặt lý thuyết, các ống quay hình trụ có lợi thế về tốc độ và phạm vi động của các rãnh lên xuống lớn hơn. Các ống quay hình trụ của Edison có thời lượng ghi/phát từ 2 hoặc 4 phút, thu với tốc độ 160 vòng/phút. Còn đĩa của Berliner chạy với tốc độ 60 vòng/phút trong thời gian 2 phút. Tất cả chỉ đủ sức ghi lại một bản nhạc duy nhất. Việc ghi âm và phát âm được thực hiện hoàn toàn bằng cơ học với sự hiện diện của chiếc kèn kim loại to tướng và bóng loáng. Khi ghi âm, chiếc kèn có nhiệm vụ "gom" âm thanh lại để tạo nên áp suất lớn cho kim ghi có thể ghi được. Ngược lại, khi phát âm, người ta lại phải dùng chiếc kèn theo hướng ngược lại để khuếch đại âm thanh lên mức có thể nghe được.

Năm 1887, Edison vẫn tiếp tục triển khai quá trình sản xuất hàng loạt máy hát ống quay hình trụ. Quá trình này kéo dài cho đến tận năm 1900 khi ông sử dụng một loại sáp mà khi cho vào khuôn có thể co lại khi nguội, giúp lấy ra dễ dàng. Năm 1894, công ty máy hát American Gramophone và Columbia đã sáp nhập để hình thành nên Công ty thu âm Combia (Columbia Record Company). Trong khi đó, công ty sản xuất máy hát của Berliner cũng bắt đầu đưa ra thị trường một mặt đĩa đường kính 7 inch, tốc độ 70 vòng/phút với giá 50 cent. Cả hai loại máy hát ống quay hình trụ và máy hát đĩa đều được vận hành từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau, từ cơ quay tay dùng bàn đạp cho đến vận hành bằng lò xo và các động cơ điện chạy ắc-quy.

Mặc dù ống quay hình trụ và đĩa hát cùng tồn tại song song trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, nhưng có thể nhận thấy đĩa hát dễ đưa vào sản xuất hàng loạt hơn. Cho đến năm 1913, đĩa hát trở nên thắng thế và máy hát ống quay hình trụ không còn được tiếp tục sản xuất. Nhạc dance trở nên thịnh hành để đáp ứng nhu cầu. Edison lại bắt tay vào thiết kế loại đĩa dày dành cho nhạc khiêu vũ có rãnh điều chỉnh theo phương thẳng đứng, quay 80 vòng/phút. Các nhà sản xuất khác cũng sản xuất đĩa hát có tốc độ quay 78 vòng/phút, với các thể loại nhạc rất đa dạng phù hợp với mọi thị hiếu như nhạc cổ điển, nhạc jazz, nhạc khiêu vũ, hoặc các màn trình diễn của các ca sĩ thời đó như Harry Lauder. Khi chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918, ngành công nghiệp sản xuất đĩa hát thực sự cất cánh..Đó là thời kỳ mà người ta gọi nôm na là Đĩa Đá vì đĩa dược làm bằng chất liệu giống như đá vậy, trọng lượng lên tới gần 1kg /đĩa .Khi sử dụng thì đầu kim đĩa nghe rè rè như cào vào đá vậy.....Ngay năm tiếp theo, Công ty Victor (Có hình con chó ngồi cạnh chiếc máy quay đĩa cổ có cái loa kèn ở trên )đã cho ra đời đĩa nhạc pop đầu tiên được bán với số lượng trên 1 triệu bản (đĩa Dardanella do dàn nhạc Ben Selvin trình bày). Đến năm 1922, âm nhạc đĩa hát đã trở thành loại hình giải trí phổ biến nhất tại Mỹ.

Cuộc suy thoái kinh tế năm 1923 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hai công ty ghi âm Columbia và Victor. Tuy nhiên, Công ty Western Electronic cùng với hai tên tuổi khác là AT&T và Bell Labs đã đưa ra một hệ thống thu âm chạy đèn điện tử, tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thu âm. Lúc đó, microphone có thể thay thế cho các kèn thu âm thanh, nhờ vậy cũng tạo nên một bước đột phá lớn cho chất lượng của các bản thu âm. Các đĩa hát được sản xuất ra có hai mặt và mỗi mặt chơi được với thời lượng 5 phút.

Vào năm 1925, tại Mỹ, tốc độ của đĩa hát được chuẩn hóa là 78,26 vòng/phút. Tiêu chuẩn này được tạo ra căn cứ theo chuẩn thời bấy giờ về vòng quay của môtơ điện (3.600 vòng/phút) và bộ giảm tốc 46 - 1 (3.600/46=78,26) để quay mâm đĩa.

Những chiếc đĩa thương mại đầu tiên thời kỳ này được làm từ một hỗn hợp chất liệu tự nhiên gọi là shellac, bao gồm nhựa cánh kiếng Ấn Độ trộn với một số sợi xen-lu-lô khác . Đến năm 1930, chất liệu tự nhiên shellac được thay thế bằng nhựa tổng hợp, nhưng chất liệu mới vẫn có nhược điểm là gây tiếng ồn, giòn và dễ vỡ hơn shellac

Ngành sản xuất công nghiệp máy hát mau chóng phát triển cùng với những tiến bộ trong công nghệ sản xuất sau năm 1946, công ty RCA đã tiến hành một số nghiên cứu tìm loại chất liệu mới cho đĩa hát, sử dụng nhựa vinyl "vitrolac" có thể ghi ở tốc độ 33,3 vòng/phút. Tuy vậy, loại đĩa này chưa thể thay thế cho loại đĩa 78 vòng đang phổ biến, mặc dù được đánh giá cao về âm nhiễu bề mặt thấp và độ đàn hồi lớn. Cũng như vậy, chất shellac không còn được phổ biến nên các đĩa hát 78 vòng lại được sản xuất từ chất liệu vinyl.

Năm 1948, hãng Columbia Records cho ra mắt đĩa rãnh siêu nhỏ đường kính 12 inch từ chất liệu vinyl, tốc độ 33,3 vòng/phút, với loại đĩa này, khả năng ghi âm được kéo dài hơn trước nhiều, do đó, người ta gọi chúng là Long-Play (viết tắt là LP). Không thể để bị qua mặt như vậy, một năm sau đó, RCA cũng giới thiệu loại đĩa đơn 45 vòng/phút đưởng kính 7 inch. Đây chính là bước ngoặt lớn khi một đĩa 45 vòng có thể lưu trữ một lượng thông tin tương đương một đĩa 78 vòng, đường kính 12 inch. Chưa kể đến loại đĩa này lại nhẹ và bền hơn. Các đĩa đơn sản xuất tại Mỹ có đường kính vòng tròn tâm là 1 inch, đòi hỏi phải có một bánh nhựa tròn tương thích mới có thể chơi trên trục quay theo chuẩn Anh quốc. Phần lớn các máy hát tự động có nguồn gốc từ Mỹ nên các đĩa hát nhãn hiệu Anh đều có tâm mở rộng để phù hợp với các trục quay loại này.

Thời hoàng kim thập niên 60 của đĩa hát 45 vòng/phút song song cùng kỷ nguyên của nhạc rock-and-roll (the Beatles , the Venture … ). Các loại đĩa 33 vòng gồm nhiều bài nhạc và các đĩa đơn 45 vòng có giá thành thấp và dễ kiếm, chất liệu bằng plastic nhẹ nên giới trẻ có thể tìm về chơi trên các máy hát loại Dansettse trong gia đình và từ đó nó thường đươc gọi là Đĩa Nhựa. Bước tiến mới trong chất lượng âm thanh của đĩa LP cùng với thùng gỗ rộng của các máy hát có radio đã mở ra kỷ nguyên Hi-Fi, tạo thách thức mới trong ngành công nghiệp thu âm.

Từ đó cho đến ngày nay ,qua bao thăng trầm của thời gian ,nền khoa học tiến bộ, đĩa nhựa đã hình thành qua bao giai đoạn dể tuyêt hảo và trung thực trên tất cả các loại đĩa hay băng khác .Nhưng khi nói về âm thanh của đĩa nhựa thực sự ta cũng phải nói đến sự nhận thức của tai nghe , người nghe nhạc có bén nhậy với âm thanh thực này không.

Mâm quay đĩa (turner disc player ) ra đời song song với đĩa ,nó cũng đươc thay đổi và cải tiến để thích hợp với mỗi loại đĩa thời đó…Ngày nay với một mâm quay chuẩn là cần đặt đĩa phải hình cong chữ S ,vì cần đĩa này khi chạy (từ ngoài vào trong ) ở những vòng đầu cũng như vòng cuối “ Kim đọc đĩa “ luôn luôn thẳng góc với bán kính của đĩa . Vì vậy âm thanh nghe sẽ không bi méo tiếng hay không đều. .. Đồng thời mâm quay phải nặng,càng nặng càng tốt, vì nó tránh được chấn động rung hay nhẩy đĩa do nhưng điều kiện chung quanh tạo nên . Tiếp theo là trục quay đĩa chính là Mô tơ của đĩa (direct driver player tên gọi sau nữa của mâm quay đĩa )…Cuối cùng là Kim đĩa ,cái này là điều đánh giá kết luận của âm thanh hoàn hảo.. Có nhiều loại kim đĩa đươc chế tạo theo mâm đĩa tùy theo công ty sản xuất…Nhưng theo đánh giá của tôi nên dùng kim Shure là hợp nhất…Và vì kim Shure cũng có nhiều loại để phù hợp với nhiều kiểu nghe và thể loai nhạc…

Đó trò chơi lắm công phu là thế..!

Nguồn: st
 

HaFe

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Đĩa nhạc không lời này rất hay, em kết nhất bài " Mediterraneo"

SCDA The Vultures mua chỗ nào vậy Hải ơi. Cố bóp bụng kiếm đĩa xịn nghe cho nó máu
Nghe để nhớ thời xa xưa cứ đám cưới là xập xình nhạc sống với nhạc chết.
 

TQN

New Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

SCDA The Vultures mua chỗ nào vậy Hải ơi. Cố bóp bụng kiếm đĩa xịn nghe cho nó máu
Nghe để nhớ thời xa xưa cứ đám cưới là xập xình nhạc sống với nhạc chết.

Bác có dCS không, nếu không có bác chơi SACD the same với CD, em đảm bảo luôn!
- Nếu có dCS thì hôm nào cho em nghe ké tí, thèm lắm nhưng không có điều kiện :|
 

HaFe

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Can em, đừng có nhúng...vào nước sôi.
Bác càng can ông í càng lao vào đó. Tốt nhất không ý kiến Bác ơi:D
Bác có dCS không, nếu không có bác chơi SACD the same với CD, em đảm bảo luôn!
- Nếu có dCS thì hôm nào cho em nghe ké tí, thèm lắm nhưng không có điều kiện :|
Mình không có dCS Tùng ơi, CD thường thôi nhưng nhìn hộp đĩa SACD đẹp quá
Có hay về QN không đấy. Khi nào về alo nhỉ
 
Chỉnh sửa lần cuối:

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

SCDA The Vultures mua chỗ nào vậy Hải ơi. Cố bóp bụng kiếm đĩa xịn nghe cho nó máu
Nghe để nhớ thời xa xưa cứ đám cưới là xập xình nhạc sống với nhạc chết.

Shop Đức hàng bài, thực ra em cũng không có đầu đọc SACD, em chỉ đơn giản mua đia CD về nghe thôi, nhưng cái này không có Cd nên em lấy SACD, em mua kiểu này cũng nhiều lần rồi, đĩa CD nhiều khi đắt hơn SACD tùy chương trình bác ạ.
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Bác có dCS không, nếu không có bác chơi SACD the same với CD, em đảm bảo luôn!
- Nếu có dCS thì hôm nào cho em nghe ké tí, thèm lắm nhưng không có điều kiện :|

Thấy bác nhắc đến từ "DCS" em mới nhớ tới bài báo nói về cái giải mã Delius.Delius luôn là giải mã không có đối thủ trong tầm giá 10.000 USD.
Với giá tiền trên thì chỉ xem, tham khảo, đôi khi là đọc cho biết.
Mà em thấy cũng lạ, sao các bộ dàn tham chiếu, khi test không bao giờ dùng đĩa SACD?
Họ thường dùng đầu CD có giải mã tốt.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Thấy bác nhắc đến từ "DCS" em mới nhớ tới bài báo nói về cái giải mã Delius.Delius luôn là giải mã không có đối thủ trong tầm giá 10.000 USD.
Với giá tiền trên thì chỉ xem, tham khảo, đôi khi là đọc cho biết.
Mà em thấy cũng lạ, sao các bộ dàn tham chiếu, khi test không bao giờ dùng đĩa SACD?
Họ thường dùng đầu CD có giải mã tốt.

Người ta có test dùng SACD chứ. Nhưng khi sử dụng SACD người ta phải đọc trên đầu SACD cơ:D

Cố lên em =))
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Người ta có test dùng SACD chứ. Nhưng khi sử dụng SACD người ta phải đọc trên đầu SACD cơ:D

Cố lên em =))
Anh hiểu nhầm ý em rồi, nếu test SACD thì tất nhiên phải dùng đầu SACD rồi.
Tại em nói phần trên không rõ, nhưng em đọc rất nhiều bài rì vui thiết bị thì thường lại sử dụng đĩa CD.
Phần trên bác TQN nói về "DCS" em thấy điều này thực sự mới vì em chưa chơi DAC bao giờ, nhưng đã từng đọc nhiều bài rì viu về những thiết bị DCS Puccini; Scarlatti DAC; Delius nói trên..
Một người chơi đã sử dụng công nghệ trên các bác tham khảo ở đây:
Transport Classé CDT-1 và Tín hiệu từ Classé CDT-1 được dẫn đến giải mã Delius của dCS.
2.jpg

6.jpg

Bác "TQN" bớt chút thời gian giải thích về công nghệ này khi chơi với Computer làm nguồn phát, ở đây chưa bàn đến chuyện giá thành sản phẩm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HaFe

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Anh hiểu nhầm ý em rồi, nếu test SACD thì tất nhiên phải dùng đầu SACD rồi.
Tại em nói phần trên không rõ, nhưng em đọc rất nhiều bài rì vui thiết bị thì thường lại sử dụng đĩa CD.
Phần trên bác TQN nói về "DCS" em thấy điều này thực sự mới vì em chưa chơi DAC bao giờ, nhưng đã từng đọc nhiều bài rì viu về những thiết bị DCS Puccini; Delius nói trên..
" DCS only music"
Bác "TQN" bớt chút thời gian giải thích về công nghệ này khi chơi với Computer làm nguồn phát, ở đây chưa bàn đến chuyện giá thành sản phẩm.

DSD (Direct Stream Digital) chứ nhỉ #-o
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Em hổng có biết :D
Nhưng có tiền, chắc thử làm bộ này về nghe thì biết ngay, có shop đang bán
IMG_2379.jpg
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

dCS, DSD, DXD cứ nhặng hết cả lên. Ông TQN có rỗi rãi thì vào cho anh em vài cái gạch đầu dòng với....!
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Chưa biết thì hôm nay biết mai đi nói lại vơi người chưa biết:D
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên