Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

bác có đĩa trên à bác

loa đề nghi: pioneer twin 77 SD giá khoảng gần 10 củ

Mua cái receiver này về mà xem phim, minhhai?

rv8_front_lo.jpg

dùng chán bán còn hơn 60 củ:D
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Để có sự so sánh với những thiết bị trên em xin đưa ra một bộ khủng hơn (khủng hơn ở đây là phần nguồn, và đồ đánh, nhưng cơ bản vẫn dùng loa bookself để các bác có thể hình dung được âm thành của loại loa này khi chơi trong phòng `15m2.
- Cambridge Audio AZUR 840A
- CD Primare CD21
- Loa bookself (cái này phải tìm đôi nào tương tự như user 520 cho dễ cảm nhận hoặc bác nào mua tạm đôi này về làm chuột bạch, không được bán lại cho em:D)
- Dây loa: Taralab
- Dây tín hiệu: 500k
- Dây nguồn Pangea AC9, AC14.
- Với những ampli trên 100W/k như Cambridge Audio AZUR 840A thì có thể chơi những đôi loa bookself cho dải trẩm tốt hơn như: EPOS11..dòng loa này đã có nhiều bài viết về nó.
- Có thể thay thế bằng nhưng ampli tương tự: Creek, Cyrus 1,2,3
- Bộ này sẽ cố gắng xây dựng sớm để các bác nào muốn sắm loa trong phòng nhỏ nghiên cứu….
- Các bác thấy thế nào cho ý kiến nhé!

Có người bán loa này nè
VNAV • Login
giá quá good, các bác tham khảo
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

kinh quá hôm qua đóng cửa rồi chú kia vẫn cố vào làm 4 phát nữa =))

Mở hàng nào anh em , hy vọng đắt hàng hơn hôm qua 8-}
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

vâng! hôm nào em sắm đc bộ giàn a cho em mượn nghe thử nhe, e cũng nghỉ đây, chúc bác ngủ ngon. bbbbbb

ok chú cứ sắm dàn đi, nguồn nhạc thì anh em nhiều lắm /

chú xem bộ này có vừa với phòng của chú ko nếu vừa anh giới thiệu cho:D ?

ko ưng tý anh giới thiệu bộ khác to hơn :D

DSC00039.jpg
 

kthien

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

các bác có biết HI-END là gì ko:
Nếu xét theo Kinh Tế Học thì Hi-End chắc chắn phải thật đắt tiền.
Nếu xét theo Vật lý Học thì Hi-End tất phải kêu to.
Nếu xét theo Tâm Lý Học Thì Hi-End là hay trong tầm tiền.
Nếu xét theo Khảo Cổ Học thì Hi-End nhất thiết phải là đồ cổ.
Nếu xét theo Xã Hội Học thì Hi-End phải là của độc mà không ai có.
Nếu xét theo Thần Học thì đồ Hi-End phải thật huyền bí, kinh dị và gồ ghề.
Nếu xét theo Võ Học thì Hi-End là sắp đến ngưỡng tàu hỏa nhập ma.
Nếu xét theo Y học thì Hi-End nghe phải sạch sẽ và vô trùng (không được nghe LPs)
Nếu xét theo Ngôn Ngữ Học thì Hi-End là đỉnh cao cuối cùng (mà đã ai đi tới được đâu)
Còn nếu xét theo Triết Học thì Hi-End là 1 phạm trù trừu tưởng mà ở đó gần như dung hòa được ý thức và vật chất.
............
.......
...?
 

neverage

New Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Chào cả nhà! bg e mới mở cửa, hình như hn quán ta vắng khách hay sao ý. Bác dtung giới thiệu cho em bộ giàn đó nghe đc thể loại j vậy bác.
Bác kthien định nghĩa Hi end tổng quát quá, e đang chờ đc nghe chém đây.......
 

neverage

New Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Dành cho tín đồ nhạc jazz/và hoặc đang tìm hiểu về nhạc jazz
Em vừa đọc được bài này thấy hay, pot lên dd mời ae tham khảo

Jazz singer - Các giọng ca nam hàng đầu


Đối với đa số dân chơi âm thanh trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, CD, LP (đĩa than) của các jazz singer bao giờ cũng là một những chương trình âm nhạc phổ biến rộng rãi nhất và được ưa chuộng nhất. Không cần là một audiophile, không cần quá am hiểu âm nhạc hay thông thạo tiếng Anh, chúng ta cũng dễ dàng đoán được jazz singer chính là ca sĩ hát jazz.


Thoạt nghe thì khái niệm jazz singer có vẻ hết sức bình thường. Mọi thể loại âm nhạc thuộc thể loại popular (đại chúng) đều cần đến các giọng hát: pop, rock, blues… Jazz cũng là một trong số đó. Thế nhưng, ở ngay tại nước Mỹ – quê hương của jazz, từ nhiều thập kỷ qua, người ta đã đặt ra một câu hỏi được xếp vào dạng khó trả lời: Ca sĩ hát jazz là gì? (What’s jazz singer). Một số người cho rằng, jazz singer chỉ cần hát theo lối scat (hát không thành lời) là đủ, số khác đơn giản hơn, lên sân khấu nhún nhảy là xong. Điều đó có nghĩa, jazz vốn không cần thiết phải có ca sĩ.

alt

Nhưng cũng còn những ý kiến khác và dưới đây là một định nghĩa được coi là khá hợp lý. Jazz singer là người ứng tác phong cách của mình vào ca khúc thông qua lời hát, nhịp điệu, sự trầm bổng của các nốt nhạc một cách ngẫu hứng. Sự khác biệt giữa một jazz singer và pop singer (ngay cả với các nhạc công cũng vậy) là jazz singer không bị gò vào “khuôn” của sự trình tấu. Mục đích của họ không phải tái hiện lại bản nhạc một cách chính xác nhất – mà là bộc lộ được hết cảm xúc ở ngay thời điểm trình bày. Cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy các jazz singer đẳng cấp thể hiện các ca khúc mỗi lúc, mỗi nơi một khác, ngay cả các nhạc công trong ban nhạc cũng như vậy. Nếu một jazz singer chỉ biết hát đúng theo bản nhạc thì người đó sẽ không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ những quán bar tầm thường để trở thành một ngôi sao lớn. Jazz là ngẫu hứng. Không có sự ngẫu hứng, xin đừng lai vãng tới lãnh địa của jazz.

Thập niên 1920 - 1950

Để thuận tiện cho việc tìm hiểu, xin được chia các jazz singer thành hai nhóm nam và nữ riêng biệt. Mặc dù jazz đã phát triển mạnh mẽ từ những năm cuối thế kỷ 19 nhưng cũng phải tới tận thập niên 1920 các jazz singer mới chính thức góp mặt cùng ban nhạc. Tuy Louis Amstrong và Bing Crosby là những nam ca sĩ hát jazz quan trọng nhất trong giai đoạn này nhưng rõ ràng họ không phải người đầu tiên. Cái tên chiếm được vinh dự đó là Cliff Edwards (biệt danh khác là Ukulele Ike), một tay chơi ukulele (guitar Hawaii) và kazzo (sáo ca-du) thiện nghệ, tuy nát rượu nhưng lại có giọng hát đầy màu sắc. Cliff Edwards cũng là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc When You Wish Upon A Star trứ danh trong vở nhạc kịch Pinochio năm 1940. Người tiếp theo là Don Redman – cũng là ca sĩ đầu tiên ghi âm lối hát scat cùng Fletcher Henderson trong bản My Papa Doesn't Two-Time No Time năm 1924.

alt

Tuy nhiên, ai cũng biết là Louis Amstrong mới là giọng ca quan trọng bậc nhất. Ông hát theo cách ngắt nhịp của một cây kèn trumpet, chất giọng khàn đặc trưng “không giống ai” đã để lại nhiều ảnh hưởng lên các tài danh cùng thời và sau này như Bing Crosby, Ella Fitzgerald hay Billie Holiday… Ngay sau Amstrong là Bing Crosby – người đã mang ảnh hưởng của Amstrong sang lãnh địa pop, một ông vua không ngai của những bản tình ca êm dịu. Chất giọng baritone (nam trung) của Bing Crosby đã “cứu cả thế giới khỏi những cậu trai trẻ hát giọng tenor (nam cao) vào cuối thập niên 1920”. Bước sang kỷ nguyên swing, mặc dù các giọng nữ tỏ ra lấn lướt hơn nhưng nước Mỹ vẫn sản sinh ra những nam ca sĩ hàng đầu: Jimmy Rushing, Billie Ekstine và đặc biệt là Frank Sinatra. Ông hát với nguồn cảm hứng jazz mãnh liệt dù chưa bao giờ thực sự là một jazz singer. Các ca khúc của ông như Fly Me To The Moon, Stranger In The Night… được không biết bao nhiêu thế hệ sau này trình bày lại. Cũng không thể bỏ qua Nat King Cole, vốn là một nhạc công piano – với chất giọng trầm ấm, đã mang lại cho người nghe những tuyệt tác như Unforgetable, Quizas hay Autumn Lveaves… Cũng như Frank Sinatra, ông rất thành công bên lãnh địa pop và hơn thế, còn sinh hạ được một cô con gái tài năng - đó là ca sĩ Natalie Cole.

Thập niên 1950 - 2000

Thập niên 1950, lối hát scat trở nên phức tạp hơn rất nhiều và đại diện tiêu biểu phải kể đến Dizzie Gillespie, Joe Carroll hay Babs Gonzales… Các nhóm hát jazz cũng chiếm được vị trí quan trọng trên nhạc đàn nhờ sự nỗ lực của Dave Lambert và Annie Ross. Khi Ray Charles lấy tinh thần của jazz pha trộn với gospel, soul và R&B thì cũng đã có những Jimmy Witherspoon, Ernie Andrews, Joe Williams trôi nổi trong cả hai lãnh địa jazz và blues, còn Chet Baker, với vẻ quyến rũ như của một cậu trai mới lớn cùng những bản ballad sâu lắng đã biến mình thành “kẻ đánh cắp trái tim” (heartrob) của không biết bao thính giả nữ. Cho tới nay, ca khúc My funny Valentine của ông vẫn được xếp vào hàng kinh điển và được các thế thệ sau này trình tấu lại theo nhiều phong cách khác nhau. Cùng với Chet Baker là Billie Ekstine – người có giọng baritone “ấm áp như ánh nắng hè và ngọt như mật”. Phải nói rằng chính Billie Ekstine mới là người để lại nhiều ảnh hưởng lên các thế hệ giọng nam hát ballad đi sau, trong đó có cả Earl Coleman và Johnny Hartman (năm 1963, Hartman đã có lần hợp tấu cùng tay kèn trumpet hàng đầu John Coltrane và các tác phẩm của họ đều được xếp vào hàng kinh điển).

Hai giọng ca hát jazz nam hàng đầu trong thập niên 1960 phải kể đến Oscar Brown Jr. và Mose Allison. Lối hát với giọng điệu châm biếm cay độc các vấn đề xã hội thời bấy giờ được cả nước Mỹ ưa thích. (Khi đó, jazz cũng đã bay sang châu Âu nhưng chỉ mạnh ở các ban tam tấu, tứ tấu chứ không phát triển được cùng các jazz singer. Các câu lạc bộ có tiếng ở London và Thuỵ Điển chính là nơi jazz bám gốc rễ và phát triển thành một trường phái mới mà sau này người ta gọi là jazz châu Âu, có phong cách khác hẳn với jazz Mỹ. Nếu jazz Mỹ thiên về sự đơn giản, bình dân thì jazz châu Âu ngược lại, rất màu mè, kiểu cách và có chút gì đó sang trọng, trưởng giả). Bên cạnh đó là Leon Thomas và Pharoah Sanders – nhưng nhà tiên phong cho thể loại fusion (jazz - rock) với ca khúc kinh điển The Creator Has A Master Plan. Thập niên 1970 – 1980 là quãng thời gian jazz phải nhường chỗ cho cơn bùng nổ của rock ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, rồi tiếp theo là sự lấn át của trào lưu disco, funk, punk, pop…

alt
Không còn thấy sự xuất hiện của một tài năng thực sự nổi bật nào trong đội ngũ các nam ca sĩ. Phải tới tận giữa thập niên 1990 mới thấy có Kevin Mahogany xây dựng lại sự nghiệp trên nền tảng truyền thống của Joe Williams, Kurt Elling là phiên bản mở rộng của Mark Murphy… Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự hồi sinh mạnh mẽ của jazz là một loạt giọng ca nam hàng đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các giọng ca đương đại này chưa xuất hiện nhiều, chúng ta chỉ có thể đếm ra vài cái tên tương đối xuất sắc và được giới audiophile tìm nghe như Harry Connick Jr với album Only You, Ingram Washington – một người Mỹ có chất giọng baritone đầy quyến rũ lưu lạc sang tận Hà Lan và lập nghiệp ở đó với hai album xuất sắc: Embrace You và What A Different A Day Make, Leon Cohen với tông giọng bass cực khoẻ, có thể xuống được những nốt thấp nhất. Cũng rất vui mừng khi có sự xuất hiện của những chàng trai, tuổi mới đôi mươi, thậm chí còn măng sữa như Bill Gilman cũng đã đam mê và theo đuổi nghiệp hát jazz với phong cách và kỹ thuật diễn tấu rất chững chạc, đàng hoàng.

Tại Việt Nam, rất khó mua được đầy đủ các giọng ca kể trên, nhưng với các tên tuổi lớn như Louis Amstrong, Bing Crosby, Frank Sinatra, Nat King Cole, Dizzie Gillespie, Chet Baker hay các ca sĩ đương đại như Ingram Washington và Leon Cohen thì việc tìm CD của họ cũng không phải điều khó khăn.

(Theo Phi Tuyet Nhacvietplus)
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Cái này chủ yếu nói về jazz Vocal, các nghệ si tên tuổi như: Frank sinatra, nat king cole, chet baker (bác nào đã nghe bài close to you của susan Wong rồi thì khi nghe lại bản của sinatra mới thấy chất mộc mạc).
Nat king cole có cô con gái natalie cole, nhưng cô không bao giờ đạt đẳng cấp như người cha.
Theo em nhưng bản jazz vocal cổ đĩa than trình diễn xuất sắc hơn CD nhiều lần.
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

các bác có biết HI-END là gì ko:
Nếu xét theo Kinh Tế Học thì Hi-End chắc chắn phải thật đắt tiền.
Nếu xét theo Vật lý Học thì Hi-End tất phải kêu to.
Nếu xét theo Tâm Lý Học Thì Hi-End là hay trong tầm tiền.
Nếu xét theo Khảo Cổ Học thì Hi-End nhất thiết phải là đồ cổ.
Nếu xét theo Xã Hội Học thì Hi-End phải là của độc mà không ai có.
Nếu xét theo Thần Học thì đồ Hi-End phải thật huyền bí, kinh dị và gồ ghề.
Nếu xét theo Võ Học thì Hi-End là sắp đến ngưỡng tàu hỏa nhập ma.
Nếu xét theo Y học thì Hi-End nghe phải sạch sẽ và vô trùng (không được nghe LPs)
Nếu xét theo Ngôn Ngữ Học thì Hi-End là đỉnh cao cuối cùng (mà đã ai đi tới được đâu)
Còn nếu xét theo Triết Học thì Hi-End là 1 phạm trù trừu tưởng mà ở đó gần như dung hòa được ý thức và vật chất.
............
.......
...?

Không ghi nguồn vào có bác lại chém cho giờ.
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

........................năm 1963, Hartman đã có lần hợp tấu cùng tay kèn trumpet hàng đầu John Coltrane và các tác phẩm của họ đều được xếp vào hàng kinh điển..
Bác này lại nhắc đến một tên tuổi kinh điểm:D Coltrane
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Mói nghe bác nên nghe thử nhưng album của Dave Brubeck, Ray Brown....sinatra
 

neverage

New Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Cái này chủ yếu nói về jazz Vocal, các nghệ si tên tuổi như: Frank sinatra, nat king cole, chet baker (bác nào đã nghe bài close to you của susan Wong rồi thì khi nghe lại bản của sinatra mới thấy chất mộc mạc).
Nat king cole có cô con gái natalie cole, nhưng cô không bao giờ đạt đẳng cấp như người cha.
Theo em nhưng bản jazz vocal cổ đĩa than trình diễn xuất sắc hơn CD nhiều lần.

mình cũng chỉ là yêu thích trên cảm nhận ban đầu thôi, còn để thưởng thức đc thì vẫn là ở phía trước nên tính sau, bg đang trong quá trình tìm hiểu mà,
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Chào cả nhà! bg e mới mở cửa, hình như hn quán ta vắng khách hay sao ý. Bác dtung giới thiệu cho em bộ giàn đó nghe đc thể loại j vậy bác?Bác kthien định nghĩa Hi end tổng quát quá, e đang chờ đc nghe chém đây.......

Bộ đó nghe nhạc lung tùng xẻng. Nhưng nó đi ở lâu rồi ạ. Nó đi thì Tannoy D100 mới có chỗ để chứ ạ

Ps: chắc bác đoán được bộ đấy của ai rồi chứ ạ?
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

kinh nhỉ dạo này các audiophile chuyển hết sang nghiên cứu âm thanh bác học rồi àh :D
anh ủng hộ các chú nghiên cứu và đi sâu đi sát vào các thể loại nhạc =D>
-Chỉ có một yêu cầu nho nhỏ là có đĩa gì hay mới ra nhớ rì viu lên đây cho anh em thưởng thức nhá :-??
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

mình cũng chỉ là yêu thích trên cảm nhận ban đầu thôi, còn để thưởng thức đc thì vẫn là ở phía trước nên tính sau, bg đang trong quá trình tìm hiểu mà,

Tìm hiểu và luyện tai đến khi nào ban nhạc vũ cường đường thanh niên chơi mà cũng thấy hay nữa là đạt đến đẳng cấp kịch kim rồi đấy =))
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Nếu đi đám ma, mà có dàn kèn đồng Nam Định chơi thì chẳng có bộ dàn nào âm thanh trung thực đến thế!
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

HDCP ốm đau thế nào mà lâu khỏi thế nhỉ :-?? chắc ko chịu kiêng đấy mà :-c
từ đến chiều mà ko thấy anh em tập trung lên thăm hỏi nhá [-(
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên