Nhạc vàng trong tôi
Tôi sinh sau cuộc chiến 2 miền đất nước, tôi chưa thấy chiến tranh, chưa thấy súng nổ, chưa thấy bom rơi, chưa thấy xác người chết phơi trên đường, trên ruộng đồng hay trong nhà thờ. Nhưng tôi cảm nhận được những đau thương những chia li của cuộc chiến tranh qua những bài nhạc vàng (một dòng nhạc thường bị gọi là bi lụy).
Hãy nghe bài "Biển Mặn" của Trần Thiện Thanh để biết : "Nhưng quê hương chưa ngủ khi bom đạn tơi bời còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương", hay bài "Hai Mùa Mưa" của Lê Minh Bằng : "Hai đứa vui, chưa vơi tâm sự hôm sau anh lên đường Tôi tiễn anh...Như bao anh hùng hiên ngang ra sa trường Vì yêu quê hương anh lặng lẽ bước chân đi Vì thường non sông tôi gạt nước mắt phân ly ", 2 người bạn thân (hình như là Nam), và người bạn đó mãi mãi không về nữa...
Và nghe nhạc vàng thì chắc chắn phải biết đến lính ( lính VNCH, dân ta hay gọi là lính ngụy). Tôi không phân biệt lính này lính kia, nhưng quả thật nhạc vàng dành riêng cho lính VNCH chứ không dành cho bộ đội (vì bộ đội đã có dòng nhạc đỏ). Nhạc nói về lính thì rất rất buồn, buồn chết đi thôi. Bác tôi kể rằng khi các ca sĩ như Duy Khánh, Chế Linh vào các đồn trong rừng hát cho lính nghe thì quả thật, chỉ muốn buông súng mà bỏ về : Gần tết thì hát bài "Xuân này con không về", những bài hát não nề...Nhưng như vậy mới đúng mới cảm thấy cái đau buồn của cuộc chiến. Song song đó là những bài hát kích động nhạc (nhạc nhảy ) chắc là để cân bằng lại tâm trạng.
Vậy các bạn hỏi tại sao nhạc vàng 80% là nói về lính, đơn giản thôi, một : là các nhạc sĩ thường dễ rung động do họ sống trong thời chiến, cảm kích những người đã xả thân bảo vệ đất miền Nam. Hai : Họ là Lính (hoặc đã trải qua khóa huấn luyện quân sự)
Nhạc vàng còn là nơi để những ngôn từ tiếng việt thể hiện cái tinh hoa của mình...Ca từ rất hay mà các bạn không bao giờ tìm được ở thời nhạc ba xu hiện nay...Hãy tìm kiếm những bài nhạc của Trúc Phương : Mưa nửa đêm, kẻ ở miền xa, hai lối mộng, tàu đêm năm cũ, ai cho tôi tình yêu...Đa số là những bài nhạc buồn, nhưng cái buồn lại dễ được chấp nhận và dễ đi vào lòng người hơn..
Ví dụ thế này : film truyền hình chiếu những cảnh diễn viên sống trong nhà đẹp, ăn ngon, đi xe xịn....thì những người nghèo coi không rút ra được gì cho bản thân, cũng không dám mơ ước như người ta. Nhưng nếu chiếu những cảnh giản dị như em bé chăn trâu, đá banh với đám bạn, về nhà sum quầy cùng gia đình nghèo ăn buổi cơm đạm bạc, gia đình nghèo nhưng hạnh phúc...thì người xem (dù là giàu hay nghèo) lại rất thích do họ hiểu được cuộc sống là niềm vui là hạnh phúc...
Đó, nhạc vàng cũng vậy, buồn và dễ đi vào lòng người, còn như mấy nhạc trẻ mà bạn trẻ thích hiện nay, tôi hy vọng là tạm thời, vì khi bạn bước vào 1 tuổi nào đó, bạn sẽ tìm đến nhạc vàng hoặc loại nhạc nào khác nhạc trẻ hiện nay. Đơn giản thôi, người cha 40-50 tuổi mà lại nghe nhạc vớ vẩn ca từ tào lao, thì đứa con hay người khác đánh giá ra sao??
Người sành nghe nhạc vàng lại thường ít nói. Nhưng nói say sưa với người cùng sở thích. Ca từ nhạc vàng rất đẹp, rất hay nên họ khó có thể nghe 1 thể loại nhạc khác...(nếu là người sành nghe nhạc như tui- nghe nhạc vàng lúc 4-5 tuổi gì đó). Nghe nhạc trẻ tui rất dễ bực bội (không biết sao này bạn gái tui thích nhạc trẻ thì sao hả trời!!!!) như các từ ố...ồ..ồ...ố...ô nghe rất nhảm nhí.
Các bạn hãy thử 1 lần nghe nhạc vàng và phải thực sự nghe từng ca từ của nó thì sẽ biết được tại sao lại có rất rất nhiều người đam mê nó...Ban đêm mà sắp ngủ thì nghe bài : Kể chuyện trong đêm, hai mùa mưa, tàu đêm năm cũ, mưa nửa đêm......thì phải nói là không có gì bằng...
Một vài tâm sự gửi tới các bạn không mê nhạc vàng....