Ðề: Quán nghe nhìn Cẩm Phả!
"Nghe ít thì hay, nghe nhiều thì nặng"
Em thấy mỗi điều này bởi vì:
Người có giọng Bass có giọng rất dầy, nói chuyện cực trầm, nhiều người có giọng nói và hát rất khô và nghe như “vịt cồ”. Giọng Bass thường không phải là gương mặt nổi trội trong dàn hợp ca, không phải là giọng lợi thế để hát solo nhưng nó là một phần không thể thiếu nếu muốn có một bản hợp xướng giọng hát vì nó làm cho âm thanh của dàn hợp ca nghe đầy đặn hơn.
Giọng Bass thường được dùng cho những bài hát trầm lắng, nhạc nhẹ nếu hát solo.
Người hát giọng Bass sẽ trở nên rất đặc biệt nếu xuất hiện trong 1 chương trình ca nhạc nếu các tiết mục trước đó hát bằng các loại giọng khác nhưng sẽ nghe chán nếu hát nhiều bài liên tiếp!
Giọng Bass trong Opera thường được giao cho những vai cao quý, có quyền lực, địa chủ, quý tộc và vua chúa, người cầm đầu vì sự oai phong của nó!Hé hé, có bác nào giọng Bass không? xuống bộ karaoke nhà bác hôm trước vào có 4 loa bose
Bài này chú minhhaimdc viết hay quá =))
anh có bài này bổ xung cho chú nè :
GIỌNG NỮ:
1.Soprano (Nữ cao):
Giọng cao nhất, hát thánh thót, thường là giọng mỏng (tập riết nó dày cung có), hát cao chót vót, hát thấp vừa hát vừa cười cho đỡ quê ^^, có thể hát = giọng óc hay còn gọi là giọng gió (Falsetto) của nữ 1 cách dễ dàng (Các bạn có bik, giọng gió còn là niềm tự hào của phái nữ vì đàn ông ít chú trọng với loại giọng này (sẽ nói kĩ hơn ở phần giọng nam!) mà = giọng này thì có thể hát cao chót vót mà âm thanh nghe vẫn rất đẹp! Hic, mấy bạn nữ ráng lên!. Giọng này thường dùng hát thánh ca rất hay, nghe như chim hót, rất cuốn hút và truyền cảm. Ngoài ra, loại giọng này rất "ngon" khi hát Ồ bé ra! (kái zọng này zống bà Ớt vs Ji này :"> )
Thử giọng:
(Cách thử: dùng đàn, bấm nốt và hát theo xem mình hát được thoải mái từ khoảng nốt nào đến khoảng nốt nào gòi kết luận giọng!)
Giọng này âm vực ( khoảng từ ): La thấp - Fa ... siêu cao (Gần 3 quãng tám, thua 3 quãng tám 2 nốt!) (Hic hic, quái thú!).
2.Alto hay Contralto (Nữ trầm):
Giọng thấp ở nữ, dầy, mạnh mẽ, hát rất thuyết phục, rất có phong cách khi hát nhạc hiện đại, hát dưới thấp thì như cá gặp nước, không chê vào đâu được! Loại giọng này có rất nhiều âm sắc khác nhau với những ca sĩ khác nhau. Những nữ ca sĩ có giọng này thường tập trung phát triển giọng chính của mình (Nhưng cũng có thể hát giọng gió ở cao độ thấp) và hát các ca khúc iu cầu âm vực giọng thấp nhưng cần nhiều trau chuốt để tạo hiệu quả biểu cảm! ngoài ra, có nhiều Alto "không cam chịu số phận của mình" mà muốn có giọng gió thật hay vẫn tập và có thể đạt tới trình độ giọng gần như Soprano gọi là Mezzo-Soprano (sẽ nói phía dưới nhé!).
Giọng này thì chơi solo dễ sống! Hát nhạc nhẹ, thể hiện bản thân và cá tính cùng rock, ... Nói chung là SOLO! ^^.
Hic, giọng nì dùng trong hợp ca cũng được trọng dụng. ( kái này là ss Hanglam vs mẹt Kun là chuẩn =] )
Ghi chú: Giọng Alto ko độc quyền ở nữ mà có nhiều người nam cũng có giọng này, nhưng trong những người nam ấy, trên TG chỉ có 9 người làm ca sĩ, trong đó có 1 người Việt Nam (Tự hào!!! ^^). Các bạn cũng có thể bắt gặp những Alto nam này bình thường khi gặp những bạn nam giọng nói giống con gái, điều này cũng có nghĩa, gặp mấy người giống vậy đừng cười khinh nhé! Họ là hàng hiếm đó, mơ cũng ko được đâu!)
Thử giọng:
Alto hát từ Sol thấp đến Sol cao (2 quãng tám).
3.Mezzo-Soprano (Nữ trung, giọng nữ kịch tính):
Nói là nữ trung tức không thể hát thấp quá như Alto và không thể hát cao quá như Soprano được nhưng nếu chăm chỉ luyện tập thành tài có thể trở thành giọng "trùm nhất" giữa các giọng nữ vì giọng này có thể kham nổi cả giọng thật và giọng gió dẫn đến trong tiết mục hát có thể thay đổi linh hoạt, tạo nên một tác phẩm tuyệt vời. Trong hát Opera, giọng nữ này thương được giao cho các vai đóng vai trò tạo nên yếu tố kịch tính, tình huống bất ngờ vì họ có thể dễ dàng chuyển từ giọng Alto sang giọng Soprano, gọi là giọng nữ kịch tính. Giọng này thì có thể thể hiện thành công nhiều thể loại ca khúc từ nhạc nhẹ cho đến nhạc tiền chiến và v…v…
Ngoài ra, một thực tế lí thú là nếu bạn có giọng Alto và chăm chỉ tập luyện thì bạn vẫn có thể đạt tới trình độ của 1 Mezzo-Soprano đấy!
Thử giọng nào!:
Sol thấp đến La cao (Hơn 2 quãng tám 1 nốt) (Cũng hơi Alto 1 nốt nhưng tất nhiên đây chỉ là cách chia ước chừng thôi, có nhiều người còn tập luyện hát trùm hơn nhiều!)
KẾT LUẬN: ta là giọng Mezzo-Soprano =)) nhưng ko đc tới nữ kịch tính =] gớm giếc hơn nhìu =))))) chỉ đúng mỗi câu "ko thể hát quá thấp như Alto nhưng cũng ko thể hát quá cao như Soprano đc" =] còn chăm chỉ luyện tập thỳ né vờ =))
Týp đê ~ ~ ~
GIỌNG NAM:
1.Tenor (Nam cao):
Nam cao là giọng nam hát được cao nhất, phạm vi giọng dưới Alto khoảng 1 quãng năm và được xem là giọng “đinh” nếu xuất hiện trong 1 nhóm hát! Nam cao có khả năng hát cao bằng giọng chính của mình một cách thoải mái nên thường được giành cho hát những khúc cao trào trong kịch Opera, những bài hát với những nốt thật thật cao. Nam cao cũng rất được ái mộ vì họ giống như những anh hùng trong một bài hát, có thể đảm đương những khúc hát không phải ai cũng hát nổi, là những gương mặt được nhớ nhất trong một nhóm hợp ca, nổi nhất! Chơi trội nhất! ^^
Một tin mừng cho chúng ta là với cấu tạo tự nhiên và đặc điểm ngôn ngữ qua mấy ngàn năm, người Việt Nam ta sinh ra với phạm vi giọng trời cho là trung và cao vì thế nói về giọng Tenor và Soprano nước ta không hiếm người có thể học và trở thành ca sĩ mang các giọng “đinh” này. Điều này lại hoàn toàn khác ở các nước phương Tây vì giọng họ sinh ra vốn … siêu trầm nên có một vài người có giọng Tenor là họ nể lém! (Tập thành tài qua đó quậy bà con ơi!!!)
Thử giọng nam cao:
Do thấp đến Đô cao (2 quãng tám)
2.Baritone (Nam trung):
Không lên quá cao, hay xuống quá thấp, dầy mỏng đều có, hát trong phạm vi vừa phải. Baritone có thể bắt gặp rất nhiều trên làn âm nhạc hiện nay, đứng giữa Tenor và Bass (Nam trầm), Baritone là lối thoát cho các bạn nam iu nhạc nhưng không thể hát cao được như Tenor hay xuống trầm như Bass. Người hát Baritone thường chú trọng đến phát triển âm sắc của mình cho đa dạng, phong phú để bù cho phạm vi giọng trung trung không quá đặc biệt của mình. Nhưng nói chung giọng Baritone cũng không thể xem thường, nếu có một bài hát cao hay trầm mà ko có ca sĩ thì 1 giọng Baritone tốt cũng có cứu cánh cho màn trình diễn cũng rất tốt đó.
Xét về giọng này, các bạn có thể liên tưởng đến: Đan Trường, Lam Trường, Quang Dũng (Bass-Baritone), …
Thử đê thử đê!!!:
Sol … siêu thấp cho đến Sol trung (Cũng 2 quãng tám)
3.Bass (Nam trầm):
Nếu nữ có độc quyền giọng Soprano vô cùng đẹc bẹc (Đặc biệt ấy mà) thì ở nam cũng tự hào có giọng độc quyền là Bass, bậc thầy trong việc hát những nốt cực kì trầm, đây là giọng hát thấp nhất. Người có giọng Bass có giọng rất dầy, nói chuyện cực trầm.
Đối với người có giọng Bass mà không học hát, nhiều người có giọng nói và hát rất khô và nghe như “vịt cồ”. Bass thường không phải là gương mặt nổi trội trong dàn hợp ca, không phải là giọng lợi thế để hát solo nhưng nó là một phần không thể thiếu nếu muốn có một bản hợp xướng giọng hát vì nó làm cho âm thanh của dàn hợp ca nghe đầy đặn hơn.
Giọng Bass thường được dùng cho những bài hát trầm lắng, nhạc nhẹ nếu hát solo.
Người hát giọng Bass sẽ trở nên rất đặc biệt nếu xuất hiện trong 1 chương trình ca nhạc nếu các tiết mục trước đó hát bằng các loại giọng khác nhưng sẽ nghe chán nếu hát nhiều bài liên tiếp!
Giọng Bass trong Opera thường được giao cho những vai cao quý, có quyền lực, địa chủ, quý tộc và vua chúa, người cầm đầu vì sự oai phong của nó!Hé hé, có bạn nào giọng Bass không?:
Thử hát trong khoảng Mi siêu thấp cho đến Mi trung xem nhé! (Cũng 2 quãng tám)
Bên trên là sơ lược về các giọng cơ bản của chúng ta, nhưng nó không chỉ dừng có thế, còn hàng chục loại giọng khác nữa đấy các bạn, ví dụ nhé:
Countertenor: Hát cao như Tenor nhưng hát = giọng gió mà nghe thì người ta thường gọi là giọng mái. Đây cũng không hẳn là một loại giọng mà có thể coi là 1 cách hát do những người nam ko phải tenor ham hố muốn hát cao! ^^
Multi-Range: Người có nhiều loại giọng: Ví dụ những người hát trùm hát được cả phạm vi giọng của 2 giọng kề nhau hay người hát giọng chính và cũng hát được giọng gió nhưng khi hát hai giọng này thì thể hiện trên 2 phạm vi của 2 giọng khác nhau, …
(Giọng nì hiếm quá nên mình chưa tìm được ví dụ mong mí bạn thông cảm ^^)
Belter: Giọng hét, cũng bị đánh đồng với phong cách hát, chưa được coi là 1 giọng, giọng nì hát như gào, nghe như tiếng bị bể, giọng bị khàn đi và nghe thấy sợ sợ, giọng này thường gặp trong hát Rock, nghe Linkin Park sẽ bít! ^^
copi bên sotayamnhac