Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Nghia_PMT

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Đến 1 lúc cũng phải phàn nàn thôi, cái nghiệp này là thế muh, chạy trời ko khỏi nắng đâu ah :)). Bên chú H đang có cặp CM9 màu wenger còn BH tẹc ga giá cũng khá ngon kìa các bác ơi.
 

lehoang40

New Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Chào bác Fusin.
Được bác nhảy vào lảnh vực nhạc việt thể loại tình ca , thì anh em yêu mến nhạc tình ca việt nam có thêm cơ hội để mở rộng tầm nhìn rồi...:)
Có một góp ý nhỏ với bác Fusin: Nên chăng thống nhất với nhau về định nghĩa nhạc vàng, qua đó mới tìm kiếm chất âm đặc trưng của nó. Vì hiện nay, chử Nhạc vàng có nhiều cách hiểu khác nhau.

Có một bài viết trên wikipedia khá đầy đủ về dòng tân nhạc VN nói chung và nhạc tình ca nói riêng:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tân_nhạc_Việt_Nam

Ở đây mình muốn nói riêng về dòng nhạc được gọi là nhạc vàng:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhạc_vàng

Theo như các tài liệu mà mình trích dẩn thì tụ chung danh từ "nhạc vàng" hiện nay được đa số hiểu theo cách nói của Phạm Duy:
Phạm Duy viết: "Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến."

Và tiêu biểu cho dòng nhạc này là:
Các nhạc sĩ nổi tiếng của khuynh hướng nhạc vàng có Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Vinh Sử, Châu Kỳ, v.v.; và các ca sĩ là Thanh Tuyền, Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Giao Linh, Thanh Lan v.v.

Cần thiết thống nhất với nhau dòng nhạc vàng theo các định nghĩa trên để phân biệt với các dòng nhạc tình ca VN khác, nhằm tìm kiếm chất âm đặc trưng, qua đó hướng đến các loa, amply phát lại dòng nhạc này một cách hay nhất (chưa chắc là trung thực nhất).
 

Nghia_PMT

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Bác Nghĩa mới tu luyện trên núi về lên đầu 8 đi để anh em theo với;))

Có luôn bác, chú H có cặp đầu 8 cụ thể là 803S hơn 3k Obama, hay e về bán con xe e mua con loa ở nhà nghe nhạc khỏi đi làm luôn nhỉ ;))
 
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Có luôn bác, chú H có cặp đầu 8 cụ thể là 803S hơn 3k Obama, hay e về bán con xe e mua con loa ở nhà nghe nhạc khỏi đi làm luôn nhỉ ;))

Đi xe bus bác ạ, vừa tiết kiệm vừa có tiền để nâng cấp loa:-?
 

Nghia_PMT

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Mô phật mô phật, thiện tai thiện tai quay đầu là bờ
 

lehoang40

New Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Chào bác Fusin.
Nếu đã thống nhất với nhau về định nghĩa nhạc vàng rồi, thì bước kế tiếp cần xác định nhạc vàng có những đặc trưng gì mà dòng nhaạc khác ít có hay không có. Có nhiều ý kiến về vấn đề này, nhưng mình thấy ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn, trường ĐH New South wales là tương đối dể hiiểu và bình dân (xin nói têm vị GS này chuyên về Y Khoa chứ không phả nhà nghiên cứu âm nhạc, nên các ý kiến về nhạc cũng chỉ là cho anh em tham khảo thêm, không có ý xem là chân lý)

Theo tôi, nhạc sến có 3 đặc điểm chính như sau: nhạc điệu đơn giản, cách hát thì sướt mướt, và lời giản dị. Đặc điểm thứ nhất thì quá rõ ràng, vì phần lớn những bài ca mà người ta cho là sến thường dễ chơi. Chỉ cần một cây guitar là đủ. Còn âm điệu thì chỉ cần một hợp âm cũng đủ, hay nhiều lắm là 3 hợp âm. Thử so sánh bài Người yêu cô đơn với bài Áo anh sứt chỉ đường tà thì thấy bài nào dễ chơi hơn!

Đặc điểm thứ 2 là cách hát thường ngọt ngào, sướt mướt, và đau khổ. Không có cách diễn này thì không phải là nhạc sến. Nghe Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, v.v… thì sẽ thấy đặc tính này. Riêng Thanh Thúy mà ca nhạc của Trúc Phương thì ôi thôi nói mùi mẩn làm sao (và sến nữa)!

Đặc điểm thứ 3 có lẽ là “lợi hại” nhất là lời ca đơn giản, đi đẳng vào vấn đề. Nhạc sến không có những câu triết lí cao siêu, mà toàn là những câu chữ ngay cả anh tài xế xích lô và chị bán hàng cá có thể hiểu được:

"Tại anh đó nên duyên mình dở dang
Em nào mộng mơ quyền quý cao sang"

Hay

"Một hôm tôi đên tìm em để từ giã lên đường
Gửi lại phố phường, chuyện đôi mình thương mai xa cách ngàn phương
Cuộc đời sương gió, chiến chinh nơi miền xa qua những vùng xa lạ quá
Quê hương bao la, những chiều đóng quân ven rừng, gặp hoa trắng ngày xưa thương em nói sao cho vừa"
(Bài Người em xóm đạo)

Làm sao bảo anh xích lô và chị bán bún mắm hiểu được nhưng câu như sau:

"Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi"

Hay

"Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua"

Hay

"Từ giã hoàng hôn trong mắt em
Tôi đi tìm những phố không đèn"

Thật ra, có mấy người gọi là (hay tự xưng là) “trí thức” hiểu được những câu trên? Tôi nghĩ không nhiều đâu. Có thể họ nghĩ rằng họ hiểu, nhưng trong thực tế thì họ không hiểu. Có phải viết ra những câu chữ làm người ta phải vò đầu bức tóc để suy nghĩ nó có nghĩa là gì là sang chăng? Tôi nghi ngờ lắm.

Người ta tưởng rằng phải dùng từ ngữ của Tây, của Tàu thì mới sang, còn nói thẳng như người Nam bộ là … sến. Đã có quá nhiều người nói những danh từ sang, những thuật ngữ khoa học, nhưng nếu hỏi thật thì có bao nhiêu người nói những thuật ngữ đó hiểu họ nói cái gì hay hiểu thuật ngữ đó có nghĩa là gì. Kinh nghiệm của tôi cho thấy con số hiểu không nhiều đâu. Nói đến đây tôi nhớ đến ngày xưa khi học toán, thầy cứ giảng “tuyến tính” và chúng tôi cứ cấm đầu cấm cổ nói “tuyến tính” mà chẳng hiểu nguồn gốc của thuật ngữ này. Đến khi sang đây, sách tiếng Anh viết rõ ràng là straightline (đường thẳng). Ôi, dễ hiểu làm sao! Đường thẳng thì nói huỵch tẹt ra là đường thẳng, mắc mớ gì mà nói tuyến tính để làm đau đầu học trò? Đọc sách Kinh Dịch của người Việt dịch tôi chẳng hiểu gì, nhưng đọc sách dịch của người Tây phương dịch thì rất dễ hiểu. Nhạc sến có ca từ đơn giản đi thẳng vào vấn đề, và theo tôi xu hướng đó không có gì là có hại cả. Vậy thì xin đừng trách sến nhé!
Source: http://tuanvannguyen.blogspot.com/20...-v-nhc-sn.html
 

locnp

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Chào bác Fusin.
....

Cần thiết thống nhất với nhau dòng nhạc vàng theo các định nghĩa trên để phân biệt với các dòng nhạc tình ca VN khác, nhằm tìm kiếm chất âm đặc trưng, qua đó hướng đến các loa, amply phát lại dòng nhạc này một cách hay nhất (chưa chắc là trung thực nhất).

Khi nhắc hai từ "nhạc vàng" hay "nhạc đỏ" thì nó mang tính chính trị nhiều, mà đa số anh em mình ít ai quan tâm. Xét đến vấn đề này rất phức tạp anh ạ!

Năm 1975 là dấu mốc lịch sử lớn của VN, những tình khúc lãng mạn trước 1975 (kể cả ở miền Bắc) thì theo em đó chính là nhạc vàng. Ngay cả những tình khúc ủy mị như nhạc sĩ Phạm Duy đề cập mà giờ người ta thường gọi là là nhạc Sến thì theo em nó cũng là nhạc vàng luôn.

Về vấn đề âm thanh thì đặc trưng cho dòng nhạc này là tiết tấu chậm rãi, dễ nghe. Một số người còn bảo những dàn nào nghe có vẻ "analog hơn" thì nghe
sẽ hay hơn. Theo em đó cũng chính là lí do những CDP philips, marantz đc VN rất ưa chuộng, nhất là những dòng CDP MR 63, 67, 94, 95...v.v
 

lehoang40

New Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Dòng nhạc vàng có nhạc lý đơn giản, phần lớn dựa vào điệu Bolero, Ballad, có tích cách lập đi lập lại, sử dùng toàn bài chỉ có 3 hợp âm là đủ. Ngoài cái này thì phần lớn các bản nhạc được hòa âm phối khí, người ta hay có khuynh hướng đưa các nhạc cụ dân tộc Việt vào như đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, sáo trúc....vv...vv....
Giọng ca của nhạc vàng thường là rên rĩ, sướt mướt, giọng tự nhiên, lấy hơi chủ yếu từ vùng cổ và các xoang mặt, các giọng ca có cách hát như vậy đã đi vào huyền thoại là Chế Linh, Duy Khánh, Giao Linh, Thanh Tuyền...vv.., Trong khi lớp ca sĩ mới, dùng cách lấy hơi từ ngực, bụng, dùng lối nhả chử như trong các lớp thanh nhạc, ngân nga từ cổ-thanh quản như các ca sĩ opera để hát nhạc vàng như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên..thì lại không được dân mê nhạc vàng chấp nhận. Trong một lần phỏng vấn trên TV, khi bàn về nhạc vàng sau khi Lệ Quyên hoàn tất album Khúc tình xưa, nhạc sĩ Tôn Thất Lập cũng đã hỏi: Quyên có nghe các ca sĩ trước đây, như Giao Linh, hát nhạc vàng không?...:)
Lời ca mộc mạc, tình tự, mang tính đi thẳng vấn đề.


Hehe.
Viết tới đây gữi bác Fusin như một góp ý, hy vọng góp sức với bác Fusin tìm được cách phối ghép sao cho phát huy hết tất cả 3 yếu tố trên của nhạc vàng lại, rồi cùng giới thiệu cho anh em.

Cám ơn bác Fusin nhiều.
 

tuansaka

New Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Trước hết em xin lỗi bác LeHoang40, em định hỏi chỗ khác nhưng thấy ở đây toàn cao thủ nên xin hỏi luôn.
Xin các cao thủ cho em biết 2 bộ bình dân này nghe nhạc vàng sẽ như thế nào? có nên chọn bộ nào không các bác?

1. KEF iQ10 & MARANTZ NR1501
2. KEF iQ30 & ONKYO TX-SA608

Xin lỗi bác LeHoang40 và cám ơn mọi người.
 

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

em k chắc vê chất của từng dàn, nhưng nên chọn số 1.... nghe cái Onkyo là ghét từ cái tên
 

onggia

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

EM thì vẫn nghe 684 với 3310, ko có gì phải phàn nàn cả.

Thế Kharma của bác để vợ nghe à :D??? Đặc tính của loa để nghe nhạc vàng theo em là bass với treble ko quan trọng bằng trung âm,bass có thể ko cần đáp ứng nhanh,xuống sâu,mạnh mẽ,treble ko cần tơi nhuyển lenh kenh chi tiết vẫn có thể chơi nhạc vàng hay.Quan trọng nhất khi nghe nhạc vàng là cần có 1 trung âm mộc mạc,ấm áp mà driver thích hợp nhất có lẽ là driver màng giấy,gân vải của dòng JBL Monitor hay những đôi AR với hình thức khủng khiếp :) Loa quá chi tiết sẽ làm những dải tần của bản nhạc vàng ko còn gắn kết chặt chẽ với nhau nữa mà đôi khi cho cảm giác 1 thứ 1 phách ko ăn nhập,3 dải dinh dính với nhau nhiều khi lại tốt hơn với nhạc vàng :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vtlam

Active Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Tiện đây đang bàn về loa nghe nhạc vàng mới, các bác tư vấn cho bộ sau nhé, e định mua:
Usher S-520 ghép với CDP Marantz 5003, amp 5003
hoặc Elac BS63 ghép với CDP và AMP 6003
Các bác giúp cho nhé.
 

hungteng

Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Em mới đọc đến trang 2 vì lười đọc, em cũng đã nghe qua B&W 684, đúng thật là nó không hợp với nhạc vàng đâu ạ, trình em chắc chỉ là vỡ lòng so với các bác nhưng em có thể dùng 1 từ là chất âm của 684 hơi "dầy" nghe nhạc vàng không được bay lắm, như bác gì nói nghe nhạc vàng ko cần nhiều bass, và con 684 này thì bass lại khỏe.
Hôm em dẫn ông anh đi mua loa để nghe nhạc vàng có thử qua 684 và không thể nghe được quá 10 phút, thử qua MA RX6 + Cambridge 550A thì phê vật luôn
 

lehoang40

New Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Thế Kharma của bác để vợ nghe à :D??? Đặc tính của loa để nghe nhạc vàng theo em là bass với treble ko quan trọng bằng trung âm,bass có thể ko cần đáp ứng nhanh,xuống sâu,mạnh mẽ,treble ko cần tơi nhuyển lenh kenh chi tiết vẫn có thể chơi nhạc vàng hay.Quan trọng nhất khi nghe nhạc vàng là cần có 1 trung âm mộc mạc,ấm áp mà driver thích hợp nhất có lẽ là driver màng giấy,gân vải của dòng JBL Monitor hay những đôi AR với hình thức khủng khiếp :) Loa quá chi tiết sẽ làm những dải tần của bản nhạc vàng ko còn gắn kết chặt chẽ với nhau nữa mà đôi khi cho cảm giác 1 thứ 1 phách ko ăn nhập,3 dải dinh dính với nhau nhiều khi lại tốt hơn với nhạc vàng :))

Đồng ý với bác Sơn về những dòng mình tô đậm.
Nhưng mình biết có nhiều bác thích nghe nhạc vàng mà bass phải lớn và treble phải leng keng...:), vậy thì cứ thống nhất như vậy đã, bác nào có nhu cầu khác thì phải tự tìm hiểu thôi.
 

onggia

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Đồng ý với bác Sơn về những dòng mình tô đậm.
Nhưng mình biết có nhiều bác thích nghe nhạc vàng mà bass phải lớn và treble phải leng keng...:), vậy thì cứ thống nhất như vậy đã, bác nào có nhu cầu khác thì phải tự tìm hiểu thôi.

Thì mấy bác này ko phải fan thực sự của nhạc vàng chứ sao nữa bác ơi,mà em cũng nói rõ là nhạc vàng Tuấn Vũ,Chế Linh nó khác nhạc vàng được thu âm những năm gần đây roài mà.
 

Nghia_PMT

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Nhạc vàng như kiểu Đàm hay Lệ Quyên - Khúc tình xưa là điển hình, mà thật nghe nhạc vàng hòa âm phối khí hiện đại bây h nghe còn đc chứ nghe nhạc xưa kia trối ko ngữi đc :(
 

onggia

Well-Known Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Nhạc vàng như kiểu Đàm hay Lệ Quyên - Khúc tình xưa là điển hình, mà thật nghe nhạc vàng hòa âm phối khí hiện đại bây h nghe còn đc chứ nghe nhạc xưa kia trối ko ngữi đc :(

Bác phải đổi loa đi lấy loại khác thì nghe mấy thứ đấy mới hay được,bán rẻ con 683 tầm 5 triệu cho mấy bác thích Lệ Quyền hay Mr Đàm là ổn roài :)) Bác post bài kiểu như thế này e thấy cũng trối ko ngửi được,bác có ko thích nhạc cũ thì cũng ko nên phát biểu 1 cách vô tư quá như thế.
 

lehoang40

New Member
Ðề: Phải chăng loa BW nghe nhạc vàng (mới) không được hay?

Bác phải đổi loa đi lấy loại khác thì nghe mấy thứ đấy mới hay được,bán rẻ con 683 tầm 5 triệu cho mấy bác thích Lệ Quyền hay Mr Đàm là ổn roài :)) Bác post bài kiểu như thế này e thấy cũng trối ko ngửi được,bác có ko thích nhạc cũ thì cũng ko nên phát biểu 1 cách vô tư quá như thế.

Ý bác Nghĩa PMT là bác ấy thích nghe Mr Đàm và Lệ Quyên nên bác ấy mới đầu tư BW...:) còn AR hay JBL cổ thì bác ấy không chơi vì không nghe nổi Chế Linh, Thanh Tuyền...:)
 
Bên trên