co1972nguyen
Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại
Khi Randy đến đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần, chào bà. Hai người đồng cảnh cứ đứng nắm tay nhau.
Nhận được tin người phụ nữ gốc Huế hiện sống ở Đồng Nai nhiều khả năng là mẹ mình, chàng ca sĩ gốc Việt Randy đã quyết định tới gặp bà. Đối với bà Hai, cuộc gặp gỡ này là sự kỳ vọng lớn nhất sau hơn 40 năm đằng đẵng chờ đợi. Còn với Randy, từng đó thời gian nếm trải đủ gai góc và nghiệt ngã của cuộc sống đã rèn cho anh một bản năng điềm đạm trước những hoàn cảnh dễ khiến con người bộc lộ cảm xúc.
Trước khi khởi hành, Randy nhờ người vào tiệm mua bó hoa và giỏ trái cây để tặng "mẹ". Lúc lên xe Randy mải mê kể cho những người đi cùng về các cuộc điện thoại, tin nhắn anh nhận được lâu nay. Sự điềm tĩnh giúp Randy đủ tỉnh táo để kiểm chứng, thẩm định thông tin và nhanh chóng khẳng định đúng hay sai, cho đến lần này…
Đọc thông tin về người mẹ Randy sắp tới gặp, ca sĩ gốc Việt khẳng định, có một vài thông tin không khớp với những gì anh tìm được tại Cô nhi viện Thánh Tâm. Tuy nhiên sự giống nhau qua bức ảnh của bà hồi trẻ và bức phác họa chân dung của nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến… khiến Randy cảm thấy cần phải gặp bà.
Cuộc gặp gỡ vui vẻ và cảm động giữa ca sĩ Randy và bà Hai. Ảnh: TT.
"Đó sẽ là niềm hạnh phúc nếu bà là mẹ tôi nhưng nếu không phải thì tôi cũng sẽ rất vui nếu được gặp bà. Cuộc đời của tôi đã khốn khổ nhưng so với bà, nỗi đau khổ của tôi thật nhỏ bé. Chỉ riêng những nỗi buồn mà bà trải qua đã quá đủ để đem tôi đến gặp bà", Randy tâm sự.
"Tôi đã phải chịu nhiều cảnh phân biệt đối xử nên tôi hiểu. Giờ tôi cũng đã làm bố của ba đứa trẻ nên tôi càng hiểu hơn", Randy thở dài.
Hành lang rộng cỡ chừng hơn một m2 của dãy nhà trọ nơi bà Hai thuê đã được quét tước sạch sẽ, bày biện thêm chiếc bàn và mấy cái ghế nhựa mượn vội từ quán nước của bà chủ cho thuê nhà. Bộ đầu đĩa và TV vẫn liên tục phát ra những bài hát của ca sĩ Randy. Bà Hai phúc hậu trong chiếc áo bà ba màu tím Huế đang còn mới, chiếc áo chỉ mặc cho những ngày lễ trọng, cứ nhấp nhỏm ở cửa ngóng khách tới.
"Ba đêm nay chị hai tôi không ngủ rồi đó", cô em gái út của bà Hai cười rơm rớm nước mắt. Còn bà Hai hồi hộp hỏi bằng giọng run run: "Thế Randy có xuống được không chú? Randy chắc chút nữa mới xuống sau chú nhỉ?".
Kể từ khi chia sẻ câu chuyện đời của mình trên báo, bà Hai đã bước sang một phần khác của cuộc đời. Những người quen biết bà sững sờ trước những gì bà đã phải trải qua. Cô em út cứ ôm chị khóc mà nói, tưởng đã hiểu đời chị khổ như thế nào, giờ mới rõ là mình chỉ biết được 50%. Bằng thái độ khá điềm tĩnh, bà Hai bày tỏ cuộc gặp này là hên xui. Chỉ có 50% khả năng đứa con thất lạc bà đang tìm kiếm chính là nam ca sĩ này.
"Nhưng 50% là đã quá nhiều với tôi rồi, nên tôi cố gắng gặp bằng được Randy. Nếu không gặp được ở Việt Nam, dù có qua tới đất Mỹ tôi cũng tìm gặp bằng được", bà Hai quả quyết.
Chất giọng Huế nhẹ nhàng của bà Hai khi nói đến chuyện gặp mặt bỗng trở nên rắn rỏi và kiên định. Người phụ nữ này đã nhiều lần cắn răng ôm lấy con khi đứa bé bị trêu chọc, bị dằn vặt, bị xa lánh bởi một màu da khác biệt với chúng bạn... Khi những bí mật đau buồn hơn 40 năm qua đã được bộc lộ, lương tâm bà đã thanh thản hơn rất nhiều, và cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
"Đọc bài báo về ca sĩ Randy, tôi thấy nhiều tình tiết rất trùng hợp, cho dù ngày và tháng có điểm không chính xác, cũng có thể do người ta thay đổi khi ghi vào sổ. Nhưng khi nhìn đến bức ảnh phác thảo của nhà ngoại cảm và ảnh ngày xưa của tôi thì ai cũng bảo là chính xác. Còn có cả sự trùng khớp ở chi tiết bệnh viện và nhà bảo sanh. Nếu không có chi tiết đó thì không bao giờ tôi lên tiếng cả", bà Hai tâm sự, nước mắt lại trào ra.
Hai "mẹ con" đã ôm chằm lấy nhau trong buổi gặp mặt đầu tiên. Ảnh: TT.
Khi Randy đặt chân vào đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần bà, chào bà. Hai người của hai số phận nhưng đồng cảnh cứ đứng nắm tay và nhìn thẳng vào nhau im lặng thật lâu. Họ đứng như thế rất lâu rồi ngồi xuống, mắt không rời. Không gian như chùng xuống, tĩnh lặng, có đôi chút gượng gạo, thổn thức, ngại ngần và trìu mến… Randy phá vỡ không gian "chết sững" ấy bằng những lời thăm hỏi sức khỏe. Bà Hai bình tĩnh và dần mặn chuyện hơn.
Câu chuyện của họ miên man về gia đình người con cả của bà Hai hiện sống ở Texas, về những đứa cháu nội đang chờ bà làm thủ tục sang đó để đoàn tụ, về gia đình và 3 đứa con cùng công việc của Randy…
Bà Hai kể, người con cả liên tục gọi điện hỏi thăm khi nào bà và Randy gặp nhau. Randy cũng tâm sự chuyện vợ anh thường xuyên hỏi về chuyện gặp bà Hai. Khi hai người cố gắng ráp nối lại những mốc thời gian mà Randy có được khi quay về cô nhi viện Thánh Tâm hỏi lại hồ sơ, câu chuyện bắt đầu quay về chủ đề chính.
Quá trình hồi tưởng ấy đưa họ trở về với những kỷ niệm đau lòng. Bà Hai lại khóc khi kể về quãng thời gian nhiều tủi nhục, một mình nuôi con, bị người đời dị nghị. Nghe vậy, giọng Randy chùng xuống: "Lúc chưa lập gia đình, con rất buồn và hận nữa. Nhưng từ khi con có vợ con rồi, con mới hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Có thể lúc đó tuổi đời con còn nhỏ, chưa cảm nhận được cuộc sống. Còn bây giờ con không hề oán trách gì người mẹ của mình nữa. Trong lòng con hiện giờ chỉ muốn được gặp mẹ để chia sẻ với mẹ thôi. Thế nên khi về Việt Nam con mới viết bài Xuân này con về với mẹ đó".
Nghe đến bài hát này, bà Hai lại vui vẻ trở lại. Hai người, một già một trẻ, có nỗi đau giống nhau, lại hào hứng bàn luận về lời ca của bài hát mà ngày nào họ cũng hát, theo cách khác nhau. Câu chuyện của họ quay về chuyến đi gặp nhà ngoại cảm của Randy mới cách đây hơn một tháng tại Bến Tre. Trong cuộc gặp đó, khi quan sát khuôn mặt của Randy, ông tuyên bố mẹ Randy đã mất, và sẽ cố gắng giúp anh tìm được mộ mẹ.
"Con rất cám ơn những ai cố gắng giúp con tìm được mẹ, nhưng chắc chắn con không muốn nghe đến từ 'mất' rồi. Con chỉ cầu mong một điều là đó không phải là sự thật, vì niềm tin mẹ vẫn còn sống là động lực khiến con có nỗ lực tìm kiếm, Randy chia sẻ.
Bà Hai cũng chia sẻ nỗi dằn vặt trong 40 năm khiến bà mệt mỏi, và ước rằng, dù có là mẹ con thật hay không, bà cũng sẽ là người mẹ tinh thần cho Randy. Hai người quyết định là sẽ đi thử ADN cho dù một vài thông tin không khớp.
"Nếu trong trường hợp xấu nhất là không phải, thì con vẫn vui vì cô là người mẹ tinh thần của con, bởi người như cô sẽ thấu hiểu nhất cuộc sống cũng như nỗi buồn của con và những người anh em lai bạn bè của con, ở Mỹ hay ở Việt Nam", Randy chia sẻ.
Randy quyết định sẽ ở lại Việt Nam đến đầu tháng 9 để hoàn thành việc xét nghiệm ADN, để hai người và hai bên gia đình được mãn nguyện. Randy kể cho bà Hai vết hằn tâm lý mà những người con lai như anh từng phải chịụ đựng, cú sốc văn hóa lẫn sự phân biệt đối xử mà anh và bạn bè đã trải qua suốt thời thơ ấu, cả ở Việt Nam và ở Mỹ. Bà Hai cũng trải lòng về những dằn vặt tâm lý của bà mẹ có con lai, vì sự xô đẩy của số phận mà phải rời bỏ máu thịt của mình.
Cũng trong thời gian qua, nam ca sĩ Mỹ gốc Việt này đã liên lạc với chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" (một chương trình truyền hình tương tác) để nhờ tìm mẹ giúp. Mới đây, ban tổ chức thông báo đã tìm được một cô gái, có khả năng là em ruột của Randy. Bước đầu cô gái này cho biết, người mẹ già đã qua đời cách đây khá lâu và hiện chị vẫn còn giữ ảnh của anh trai mình rất có thể là Randy. Toàn bộ chi tiết về trường hợp này vẫn được giữ kín đến phút chót.
Nam ca sĩ có giọng hát trầm buồn cho biết, hiện nay tâm trạng anh khá hồi hộp mong chờ kết quả xét nghiệm ADN như thế nào. Nhưng nếu ngay cả những trường hợp "người nhận là mẹ" trên vẫn không đúng thì anh sẽ công bố kết quả ADN của mình trên các phương tiện truyền thông để bà mẹ nào hoàn cảnh tương tự có thể tiện đối chiếu.
Randy tâm sự: "Tôi luôn hy vọng mẹ còn sống, nhưng nếu sự thật mẹ đã mất thì tôi cũng phải chấp nhận thôi. Dù thế nào tôi cũng cần phải kiểm chứng rõ ràng. Trong trường hợp nếu mẹ mất thật thì tôi hy vọng mình vẫn còn anh em họ hàng thân thích. Còn có rất nhiều bà mẹ cùng hoàn cảnh như tôi. Tôi muốn họ hãy trải lòng ra, kể câu chuyện của mình và để cho những đứa con có cơ hội được tìm thấy họ, đừng có gì mà ngại ngần nữa!", bà Hai rưng rưng nói.
Cuộc gặp gỡ bịn rịn của Randy và bà Hai kéo dài gần tiếng đồng hồ. Cả hai chẳng ai muốn rời xa. Randy tâm sự: "Tôi hy vọng đó là mẹ tôi. Nếu kết quả ADN không công nhận điều đó thì tôi cũng mong người phụ nữ ấy giải tỏa được nỗi đau của riêng mình. Còn tôi, tôi sẽ tiếp tục hành trình tìm mẹ".
Theo Nông Huyền Sơn (An Ninh Thế Giới)
Ca sĩ Randy trải lòng về những người mẹ
(Dân trí) - Biết anh về Việt Nam tìm mẹ, nhiều người cảnh báo anh có thể gặp phải tình huống ngoài mong đợi. Nhưng Randy - chàng ca sĩ "con lai" - sẵn sàng đón nhận trường hợp xấu nhất để nuôi hy vọng một ngày có thể cất lên tiếng gọi “Mẹ”.
Tất cả những ai biết đến hoàn cảnh và hành trình tìm mẹ của ca sĩ Randy - giọng ca nổi tiếng với ca khúc “Nó” - đều khó kìm xúc động. Nhưng ít ai biết để đi đến quyết định quay lại đối diện với nơi mà trong ký ức từng là nỗi ám ảnh, Randy đã trải qua nhiều thay đổi trong cảm nhận, suy nghĩ về một người. Người đó anh không hề biết mặt nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc đớn đau và khát khao nhất. Đó là mẹ.
“Tại sao mẹ sinh tôi ra?”
Từ nhỏ sống ở cô nhi viện, đến 5 tuổi cậu bé Trần Quốc Tuấn, tên trong giấy tờ của ca sĩ Randy, được một gia đình ở Hội An (Quảng Nam) nhận làm con nuôi cho đến năm 1990, lúc 19 tuổi, anh theo một gia đình người Hoa đến Mỹ. Đó là quãng thời gian “đứa con lai” sống trong sự kỳ thị, phân biệt của những người nhận anh làm con, những người hàng xóm và… chính anh cũng kỳ thị bản thân khi nhìn rõ sự khác biệt trên cơ thể mình: làn da đem nhẻm, tóc xoăn. Những tên gọi “thằng con lai”, “con hoang” “đồ Mỹ đen”… theo anh từ thuở nhỏ càng đẩy Randy tách biệt với thế giới xung quanh.
Khi đó, anh luôn tự hỏi: “Tại sao mẹ sinh tôi ra? Tại sao lại vứt bỏ tôi? Tại sao bà sinh tôi lại khác với mọi người thế này?”. Từ nỗi đau của bản thân, cảm nhận về người đã sinh ra mình với Randy lúc ấu thơ chỉ là sự hờn giận lẫn oán trách.
Randy nhớ lại, những lúc đi chăn bò, anh thường nhìn xuống hố nước ở ngoài đồng và nghĩ dưới chiếc hố kia là bùn, là rác hay là phân, bẩn cỡ nào anh cũng sẽ nhảy xuống nếu nó có phép màu giúp da không còn đen, tóc không còn xoăn để được sống, được yêu thương, quan tâm như bao người. Khát khao đó anh chỉ giữ cho riêng mình, không có lấy một người để chia sẻ và anh lại trút tâm tư bằng cách… oán trách người đã sinh ra mình.
Việc quay lại tìm mẹ ngày hôm nay của Randy là điều mà trước đây anh chưa từng nghĩ tới!
Sang Mỹ, bước chân vào nghề hát, có điều kiện để học hành cũng là lúc cái nhìn về cuộc sống, con người của anh thay đổi. Anh bắt đầu mày mò, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Anh hiểu rằng mình sinh ra ở thời chiến khốc liệt, lại là đứa con của hai người giữa hai chiến tuyến, quan niệm của người Việt lại rất khắt khe thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Trước đây anh nghĩ mình bị mẹ bỏ rơi, bị hắt hủi thì giờ anh đặt ra nhiều tình huống. Sinh con vào thời chiến, biết đâu vì cuộc sống quá bần cùng, không đủ sức che chở cho con nên mẹ phải gửi anh vào cô nhi viện như là một sự sắp đặt, tính toán để con được sống, được một chỗ nương tự? Hành động đó chắc gì đã là sự bỏ rơi mà biết đâu lại là sự hy sinh của mẹ? Biết đâu mẹ cũng đang đau khổ muốn biết đứa con mình đứt ruột sinh ra bây giờ thế nào?... Rồi khi Randy có gia đình, có con, anh càng thêm khát khao muốn được sống với cảm giác về “tình mẹ” dù chỉ một giây.
Điều này đã thôi thúc anh quay lại nơi từng là nỗi “ám ảnh cuộc đời” để tìm mẹ. Hành trình này bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài cho đến hôm nay. Người đàn ông đã qua tuổi tứ tuần thường hình dung: “Nếu gặp mẹ tôi sẽ sà vào lòng bà. Được bà hôn lên tóc, vuốt má thì cho dù mình có hơn 40, 50 hay 60 tuổi đi nữa vẫn như một đứa con nít”.
Trong bấy nhiêu năm, Randy đi khắp các vùng miền ở Việt Nam, làm mọi cách để nhiều người biết đến mình nhưng không phải với vai trò một ca sĩ mà đơn thuần là “đứa con hoang” quay lại nơi mình có mặt trên cuộc đời với hy vọng gặp được người sinh ra mình.
Randy nói rằng, không phải là anh đang đi tìm mẹ vì anh không có tên tuổi, chỗ ở hay bất cứ thông tin nào về bà để tìm. Mà anh đang làm công việc “rao tin” về bản thân với hy vọng người sinh ra anh biết đứa con của mình còn sống và đang khát khao gặp bà.
Và những “người mẹ” trên hành trình
Cũng chính vì lẽ đó, trên hành trình của mình, Randy đã gặp không biết bao nhiêu người tìm đến anh, bản thân họ cũng nuôi hy vọng gặp lại được đứa con lai đã thất lạc của mình. Những người mẹ tìm gặp Randy, kể cả sau đó biết anh không phải là đứa con họ đang tìm, vẫn đưa đến cho anh nhiều tình cảm. Trong họ anh thấy được quá khứ đớn đau và dai dẳng chẳng biết đến bao giờ mới kết thúc. Hậu quả của chiến tranh không chỉ để lại những cơ thể tật nguyền hay là sự hy sinh mất mát mà còn đó biết bao nhiêu người phụ nữ có con lai phải chôn dấu quá khứ như bí mật cuộc đời. Đó cũng là rào cản để những "đứa con lai" như anh khó khăn trong việc tìm lại người ruột thịt.
Có những người mẹ gọi điện cho Randy trong nước mắt khi đề nghị: “Tôi muốn gặp cậu vì có thể cậu là con trai của tôi, năm nay nó cũng tầm tuổi cậu. Nhưng chỉ có thể gặp trong bí mật, tôi không thể để ai biết được về sự thật này”.
Trên hành trình tìm mẹ của mình, anh đã gặp không ít "người mẹ" Việt mang những nỗi đau đáu về quá khứ.
Với các trường hợp, Randy đều hỏi han rất kỹ, nếu các thông tin không trùng hợp, anh từ chối gặp để họ không hy vọng cũng như tránh cho họ không gặp phải những tình cảnh khó xử.
Người Randy đến gặp gần đây nhất là bà mẹ gốc Huế hiện đang sống ở Đồng Nai. Các thông tin về đứa con của bà mẹ này thật ra chưa trùng khớp với thân phận của mình, Randy không đặt quá nhiều hy vọng nhưng vẫn quyết định đến gặp bà vì anh thật sự xúc động trước sự can đảm, công khai chuyện quá khứ đã giữ kín bấy nhiêu lâu để được gặp đứa con của bà. Người mẹ này rất tin tưởng anh là con trai của bà. Bà thường xuyên gọi điện hỏi han, nhắc nhở anh giữ gìn sức khỏe hay việc xét nghiệm ADN, bà tự đi lấy máu, đem đi gửi chứ không để ai làm vì không yên tâm.
Điều này là động lực cho anh bởi anh anh đã từng nghĩ đến tình huống, có thể mẹ biết đến sự xuất hiện hôm nay của mình nhưng vì cuộc sống hiện tại, quá khứ đau lòng mà không thể lên tiếng nhận anh.
Randy biết trường hợp một cô con gái lai, quay lại Việt Nam tìm gặp mẹ. Những người em cùng mẹ khác cha nhận cô, nhưng chính người sinh ra cô lại nhất quyết từ chối không nhận vì bà không đối diện được với quá khứ.
“Nếu điều đó xảy ra với tôi, tôi cũng không trách mẹ. Tôi đã lường trước điều này, nếu để nhận lại đứa con mà mẹ phải đánh đổi tất cả, phải đối mặt với quá khứ đớn đau thì không phải là điều tôi mong muốn. Cha mẹ có thể hy sinh vì con, con không thể hy sinh vì bố mẹ mà”, Randy chân thành.
Suy nghĩ là vậy, Randy vẫn không giấu được anh đang rất hồi hợp chờ đợi kết quả ADN vào giữ tháng 9 tới không chỉ riêng với người mẹ ở Đồng Nai mà còn với hai người phụ nữ ở Đà Nẵng và Đăk Lăk. Nếu kết quả lần này vẫn chưa cho anh gặp được mẹ, Randy nói việc anh quay lại tìm mẹ diễn ra một cách rất tự nhiên nên đến một ngày có thể kết thúc rất tự nhiên. Nhưng chí ít bây giờ anh đã để lại ADN như là giọt máu của mình ở Việt Nam, nếu người sinh ra anh muốn tìm gặp đứa con của mình sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, Randy sẽ hoàn thành được khát khao sà đầu vào lòng bà để cất lên tiếng gọi “Mẹ”.
Hoài Nam
Ca sĩ lai Randy đã tìm thấy mẹ đẻ?
Khi Randy đến đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần, chào bà. Hai người đồng cảnh cứ đứng nắm tay nhau.
Nhận được tin người phụ nữ gốc Huế hiện sống ở Đồng Nai nhiều khả năng là mẹ mình, chàng ca sĩ gốc Việt Randy đã quyết định tới gặp bà. Đối với bà Hai, cuộc gặp gỡ này là sự kỳ vọng lớn nhất sau hơn 40 năm đằng đẵng chờ đợi. Còn với Randy, từng đó thời gian nếm trải đủ gai góc và nghiệt ngã của cuộc sống đã rèn cho anh một bản năng điềm đạm trước những hoàn cảnh dễ khiến con người bộc lộ cảm xúc.
Trước khi khởi hành, Randy nhờ người vào tiệm mua bó hoa và giỏ trái cây để tặng "mẹ". Lúc lên xe Randy mải mê kể cho những người đi cùng về các cuộc điện thoại, tin nhắn anh nhận được lâu nay. Sự điềm tĩnh giúp Randy đủ tỉnh táo để kiểm chứng, thẩm định thông tin và nhanh chóng khẳng định đúng hay sai, cho đến lần này…
Đọc thông tin về người mẹ Randy sắp tới gặp, ca sĩ gốc Việt khẳng định, có một vài thông tin không khớp với những gì anh tìm được tại Cô nhi viện Thánh Tâm. Tuy nhiên sự giống nhau qua bức ảnh của bà hồi trẻ và bức phác họa chân dung của nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến… khiến Randy cảm thấy cần phải gặp bà.
Cuộc gặp gỡ vui vẻ và cảm động giữa ca sĩ Randy và bà Hai. Ảnh: TT.
"Đó sẽ là niềm hạnh phúc nếu bà là mẹ tôi nhưng nếu không phải thì tôi cũng sẽ rất vui nếu được gặp bà. Cuộc đời của tôi đã khốn khổ nhưng so với bà, nỗi đau khổ của tôi thật nhỏ bé. Chỉ riêng những nỗi buồn mà bà trải qua đã quá đủ để đem tôi đến gặp bà", Randy tâm sự.
"Tôi đã phải chịu nhiều cảnh phân biệt đối xử nên tôi hiểu. Giờ tôi cũng đã làm bố của ba đứa trẻ nên tôi càng hiểu hơn", Randy thở dài.
Hành lang rộng cỡ chừng hơn một m2 của dãy nhà trọ nơi bà Hai thuê đã được quét tước sạch sẽ, bày biện thêm chiếc bàn và mấy cái ghế nhựa mượn vội từ quán nước của bà chủ cho thuê nhà. Bộ đầu đĩa và TV vẫn liên tục phát ra những bài hát của ca sĩ Randy. Bà Hai phúc hậu trong chiếc áo bà ba màu tím Huế đang còn mới, chiếc áo chỉ mặc cho những ngày lễ trọng, cứ nhấp nhỏm ở cửa ngóng khách tới.
"Ba đêm nay chị hai tôi không ngủ rồi đó", cô em gái út của bà Hai cười rơm rớm nước mắt. Còn bà Hai hồi hộp hỏi bằng giọng run run: "Thế Randy có xuống được không chú? Randy chắc chút nữa mới xuống sau chú nhỉ?".
Kể từ khi chia sẻ câu chuyện đời của mình trên báo, bà Hai đã bước sang một phần khác của cuộc đời. Những người quen biết bà sững sờ trước những gì bà đã phải trải qua. Cô em út cứ ôm chị khóc mà nói, tưởng đã hiểu đời chị khổ như thế nào, giờ mới rõ là mình chỉ biết được 50%. Bằng thái độ khá điềm tĩnh, bà Hai bày tỏ cuộc gặp này là hên xui. Chỉ có 50% khả năng đứa con thất lạc bà đang tìm kiếm chính là nam ca sĩ này.
"Nhưng 50% là đã quá nhiều với tôi rồi, nên tôi cố gắng gặp bằng được Randy. Nếu không gặp được ở Việt Nam, dù có qua tới đất Mỹ tôi cũng tìm gặp bằng được", bà Hai quả quyết.
Chất giọng Huế nhẹ nhàng của bà Hai khi nói đến chuyện gặp mặt bỗng trở nên rắn rỏi và kiên định. Người phụ nữ này đã nhiều lần cắn răng ôm lấy con khi đứa bé bị trêu chọc, bị dằn vặt, bị xa lánh bởi một màu da khác biệt với chúng bạn... Khi những bí mật đau buồn hơn 40 năm qua đã được bộc lộ, lương tâm bà đã thanh thản hơn rất nhiều, và cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
"Đọc bài báo về ca sĩ Randy, tôi thấy nhiều tình tiết rất trùng hợp, cho dù ngày và tháng có điểm không chính xác, cũng có thể do người ta thay đổi khi ghi vào sổ. Nhưng khi nhìn đến bức ảnh phác thảo của nhà ngoại cảm và ảnh ngày xưa của tôi thì ai cũng bảo là chính xác. Còn có cả sự trùng khớp ở chi tiết bệnh viện và nhà bảo sanh. Nếu không có chi tiết đó thì không bao giờ tôi lên tiếng cả", bà Hai tâm sự, nước mắt lại trào ra.
Hai "mẹ con" đã ôm chằm lấy nhau trong buổi gặp mặt đầu tiên. Ảnh: TT.
Khi Randy đặt chân vào đầu ngõ, bà Hai đứng phắt dậy, nhìn chằm chằm. Randy tới gần bà, chào bà. Hai người của hai số phận nhưng đồng cảnh cứ đứng nắm tay và nhìn thẳng vào nhau im lặng thật lâu. Họ đứng như thế rất lâu rồi ngồi xuống, mắt không rời. Không gian như chùng xuống, tĩnh lặng, có đôi chút gượng gạo, thổn thức, ngại ngần và trìu mến… Randy phá vỡ không gian "chết sững" ấy bằng những lời thăm hỏi sức khỏe. Bà Hai bình tĩnh và dần mặn chuyện hơn.
Câu chuyện của họ miên man về gia đình người con cả của bà Hai hiện sống ở Texas, về những đứa cháu nội đang chờ bà làm thủ tục sang đó để đoàn tụ, về gia đình và 3 đứa con cùng công việc của Randy…
Bà Hai kể, người con cả liên tục gọi điện hỏi thăm khi nào bà và Randy gặp nhau. Randy cũng tâm sự chuyện vợ anh thường xuyên hỏi về chuyện gặp bà Hai. Khi hai người cố gắng ráp nối lại những mốc thời gian mà Randy có được khi quay về cô nhi viện Thánh Tâm hỏi lại hồ sơ, câu chuyện bắt đầu quay về chủ đề chính.
Quá trình hồi tưởng ấy đưa họ trở về với những kỷ niệm đau lòng. Bà Hai lại khóc khi kể về quãng thời gian nhiều tủi nhục, một mình nuôi con, bị người đời dị nghị. Nghe vậy, giọng Randy chùng xuống: "Lúc chưa lập gia đình, con rất buồn và hận nữa. Nhưng từ khi con có vợ con rồi, con mới hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Có thể lúc đó tuổi đời con còn nhỏ, chưa cảm nhận được cuộc sống. Còn bây giờ con không hề oán trách gì người mẹ của mình nữa. Trong lòng con hiện giờ chỉ muốn được gặp mẹ để chia sẻ với mẹ thôi. Thế nên khi về Việt Nam con mới viết bài Xuân này con về với mẹ đó".
Nghe đến bài hát này, bà Hai lại vui vẻ trở lại. Hai người, một già một trẻ, có nỗi đau giống nhau, lại hào hứng bàn luận về lời ca của bài hát mà ngày nào họ cũng hát, theo cách khác nhau. Câu chuyện của họ quay về chuyến đi gặp nhà ngoại cảm của Randy mới cách đây hơn một tháng tại Bến Tre. Trong cuộc gặp đó, khi quan sát khuôn mặt của Randy, ông tuyên bố mẹ Randy đã mất, và sẽ cố gắng giúp anh tìm được mộ mẹ.
"Con rất cám ơn những ai cố gắng giúp con tìm được mẹ, nhưng chắc chắn con không muốn nghe đến từ 'mất' rồi. Con chỉ cầu mong một điều là đó không phải là sự thật, vì niềm tin mẹ vẫn còn sống là động lực khiến con có nỗ lực tìm kiếm, Randy chia sẻ.
Bà Hai cũng chia sẻ nỗi dằn vặt trong 40 năm khiến bà mệt mỏi, và ước rằng, dù có là mẹ con thật hay không, bà cũng sẽ là người mẹ tinh thần cho Randy. Hai người quyết định là sẽ đi thử ADN cho dù một vài thông tin không khớp.
"Nếu trong trường hợp xấu nhất là không phải, thì con vẫn vui vì cô là người mẹ tinh thần của con, bởi người như cô sẽ thấu hiểu nhất cuộc sống cũng như nỗi buồn của con và những người anh em lai bạn bè của con, ở Mỹ hay ở Việt Nam", Randy chia sẻ.
Randy quyết định sẽ ở lại Việt Nam đến đầu tháng 9 để hoàn thành việc xét nghiệm ADN, để hai người và hai bên gia đình được mãn nguyện. Randy kể cho bà Hai vết hằn tâm lý mà những người con lai như anh từng phải chịụ đựng, cú sốc văn hóa lẫn sự phân biệt đối xử mà anh và bạn bè đã trải qua suốt thời thơ ấu, cả ở Việt Nam và ở Mỹ. Bà Hai cũng trải lòng về những dằn vặt tâm lý của bà mẹ có con lai, vì sự xô đẩy của số phận mà phải rời bỏ máu thịt của mình.
Cũng trong thời gian qua, nam ca sĩ Mỹ gốc Việt này đã liên lạc với chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" (một chương trình truyền hình tương tác) để nhờ tìm mẹ giúp. Mới đây, ban tổ chức thông báo đã tìm được một cô gái, có khả năng là em ruột của Randy. Bước đầu cô gái này cho biết, người mẹ già đã qua đời cách đây khá lâu và hiện chị vẫn còn giữ ảnh của anh trai mình rất có thể là Randy. Toàn bộ chi tiết về trường hợp này vẫn được giữ kín đến phút chót.
Nam ca sĩ có giọng hát trầm buồn cho biết, hiện nay tâm trạng anh khá hồi hộp mong chờ kết quả xét nghiệm ADN như thế nào. Nhưng nếu ngay cả những trường hợp "người nhận là mẹ" trên vẫn không đúng thì anh sẽ công bố kết quả ADN của mình trên các phương tiện truyền thông để bà mẹ nào hoàn cảnh tương tự có thể tiện đối chiếu.
Randy tâm sự: "Tôi luôn hy vọng mẹ còn sống, nhưng nếu sự thật mẹ đã mất thì tôi cũng phải chấp nhận thôi. Dù thế nào tôi cũng cần phải kiểm chứng rõ ràng. Trong trường hợp nếu mẹ mất thật thì tôi hy vọng mình vẫn còn anh em họ hàng thân thích. Còn có rất nhiều bà mẹ cùng hoàn cảnh như tôi. Tôi muốn họ hãy trải lòng ra, kể câu chuyện của mình và để cho những đứa con có cơ hội được tìm thấy họ, đừng có gì mà ngại ngần nữa!", bà Hai rưng rưng nói.
Cuộc gặp gỡ bịn rịn của Randy và bà Hai kéo dài gần tiếng đồng hồ. Cả hai chẳng ai muốn rời xa. Randy tâm sự: "Tôi hy vọng đó là mẹ tôi. Nếu kết quả ADN không công nhận điều đó thì tôi cũng mong người phụ nữ ấy giải tỏa được nỗi đau của riêng mình. Còn tôi, tôi sẽ tiếp tục hành trình tìm mẹ".
Theo Nông Huyền Sơn (An Ninh Thế Giới)
Ca sĩ Randy trải lòng về những người mẹ
(Dân trí) - Biết anh về Việt Nam tìm mẹ, nhiều người cảnh báo anh có thể gặp phải tình huống ngoài mong đợi. Nhưng Randy - chàng ca sĩ "con lai" - sẵn sàng đón nhận trường hợp xấu nhất để nuôi hy vọng một ngày có thể cất lên tiếng gọi “Mẹ”.
Tất cả những ai biết đến hoàn cảnh và hành trình tìm mẹ của ca sĩ Randy - giọng ca nổi tiếng với ca khúc “Nó” - đều khó kìm xúc động. Nhưng ít ai biết để đi đến quyết định quay lại đối diện với nơi mà trong ký ức từng là nỗi ám ảnh, Randy đã trải qua nhiều thay đổi trong cảm nhận, suy nghĩ về một người. Người đó anh không hề biết mặt nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc đớn đau và khát khao nhất. Đó là mẹ.
“Tại sao mẹ sinh tôi ra?”
Từ nhỏ sống ở cô nhi viện, đến 5 tuổi cậu bé Trần Quốc Tuấn, tên trong giấy tờ của ca sĩ Randy, được một gia đình ở Hội An (Quảng Nam) nhận làm con nuôi cho đến năm 1990, lúc 19 tuổi, anh theo một gia đình người Hoa đến Mỹ. Đó là quãng thời gian “đứa con lai” sống trong sự kỳ thị, phân biệt của những người nhận anh làm con, những người hàng xóm và… chính anh cũng kỳ thị bản thân khi nhìn rõ sự khác biệt trên cơ thể mình: làn da đem nhẻm, tóc xoăn. Những tên gọi “thằng con lai”, “con hoang” “đồ Mỹ đen”… theo anh từ thuở nhỏ càng đẩy Randy tách biệt với thế giới xung quanh.
Khi đó, anh luôn tự hỏi: “Tại sao mẹ sinh tôi ra? Tại sao lại vứt bỏ tôi? Tại sao bà sinh tôi lại khác với mọi người thế này?”. Từ nỗi đau của bản thân, cảm nhận về người đã sinh ra mình với Randy lúc ấu thơ chỉ là sự hờn giận lẫn oán trách.
Randy nhớ lại, những lúc đi chăn bò, anh thường nhìn xuống hố nước ở ngoài đồng và nghĩ dưới chiếc hố kia là bùn, là rác hay là phân, bẩn cỡ nào anh cũng sẽ nhảy xuống nếu nó có phép màu giúp da không còn đen, tóc không còn xoăn để được sống, được yêu thương, quan tâm như bao người. Khát khao đó anh chỉ giữ cho riêng mình, không có lấy một người để chia sẻ và anh lại trút tâm tư bằng cách… oán trách người đã sinh ra mình.
Việc quay lại tìm mẹ ngày hôm nay của Randy là điều mà trước đây anh chưa từng nghĩ tới!
Sang Mỹ, bước chân vào nghề hát, có điều kiện để học hành cũng là lúc cái nhìn về cuộc sống, con người của anh thay đổi. Anh bắt đầu mày mò, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Anh hiểu rằng mình sinh ra ở thời chiến khốc liệt, lại là đứa con của hai người giữa hai chiến tuyến, quan niệm của người Việt lại rất khắt khe thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Trước đây anh nghĩ mình bị mẹ bỏ rơi, bị hắt hủi thì giờ anh đặt ra nhiều tình huống. Sinh con vào thời chiến, biết đâu vì cuộc sống quá bần cùng, không đủ sức che chở cho con nên mẹ phải gửi anh vào cô nhi viện như là một sự sắp đặt, tính toán để con được sống, được một chỗ nương tự? Hành động đó chắc gì đã là sự bỏ rơi mà biết đâu lại là sự hy sinh của mẹ? Biết đâu mẹ cũng đang đau khổ muốn biết đứa con mình đứt ruột sinh ra bây giờ thế nào?... Rồi khi Randy có gia đình, có con, anh càng thêm khát khao muốn được sống với cảm giác về “tình mẹ” dù chỉ một giây.
Điều này đã thôi thúc anh quay lại nơi từng là nỗi “ám ảnh cuộc đời” để tìm mẹ. Hành trình này bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài cho đến hôm nay. Người đàn ông đã qua tuổi tứ tuần thường hình dung: “Nếu gặp mẹ tôi sẽ sà vào lòng bà. Được bà hôn lên tóc, vuốt má thì cho dù mình có hơn 40, 50 hay 60 tuổi đi nữa vẫn như một đứa con nít”.
Trong bấy nhiêu năm, Randy đi khắp các vùng miền ở Việt Nam, làm mọi cách để nhiều người biết đến mình nhưng không phải với vai trò một ca sĩ mà đơn thuần là “đứa con hoang” quay lại nơi mình có mặt trên cuộc đời với hy vọng gặp được người sinh ra mình.
Randy nói rằng, không phải là anh đang đi tìm mẹ vì anh không có tên tuổi, chỗ ở hay bất cứ thông tin nào về bà để tìm. Mà anh đang làm công việc “rao tin” về bản thân với hy vọng người sinh ra anh biết đứa con của mình còn sống và đang khát khao gặp bà.
Và những “người mẹ” trên hành trình
Cũng chính vì lẽ đó, trên hành trình của mình, Randy đã gặp không biết bao nhiêu người tìm đến anh, bản thân họ cũng nuôi hy vọng gặp lại được đứa con lai đã thất lạc của mình. Những người mẹ tìm gặp Randy, kể cả sau đó biết anh không phải là đứa con họ đang tìm, vẫn đưa đến cho anh nhiều tình cảm. Trong họ anh thấy được quá khứ đớn đau và dai dẳng chẳng biết đến bao giờ mới kết thúc. Hậu quả của chiến tranh không chỉ để lại những cơ thể tật nguyền hay là sự hy sinh mất mát mà còn đó biết bao nhiêu người phụ nữ có con lai phải chôn dấu quá khứ như bí mật cuộc đời. Đó cũng là rào cản để những "đứa con lai" như anh khó khăn trong việc tìm lại người ruột thịt.
Có những người mẹ gọi điện cho Randy trong nước mắt khi đề nghị: “Tôi muốn gặp cậu vì có thể cậu là con trai của tôi, năm nay nó cũng tầm tuổi cậu. Nhưng chỉ có thể gặp trong bí mật, tôi không thể để ai biết được về sự thật này”.
Trên hành trình tìm mẹ của mình, anh đã gặp không ít "người mẹ" Việt mang những nỗi đau đáu về quá khứ.
Với các trường hợp, Randy đều hỏi han rất kỹ, nếu các thông tin không trùng hợp, anh từ chối gặp để họ không hy vọng cũng như tránh cho họ không gặp phải những tình cảnh khó xử.
Người Randy đến gặp gần đây nhất là bà mẹ gốc Huế hiện đang sống ở Đồng Nai. Các thông tin về đứa con của bà mẹ này thật ra chưa trùng khớp với thân phận của mình, Randy không đặt quá nhiều hy vọng nhưng vẫn quyết định đến gặp bà vì anh thật sự xúc động trước sự can đảm, công khai chuyện quá khứ đã giữ kín bấy nhiêu lâu để được gặp đứa con của bà. Người mẹ này rất tin tưởng anh là con trai của bà. Bà thường xuyên gọi điện hỏi han, nhắc nhở anh giữ gìn sức khỏe hay việc xét nghiệm ADN, bà tự đi lấy máu, đem đi gửi chứ không để ai làm vì không yên tâm.
Điều này là động lực cho anh bởi anh anh đã từng nghĩ đến tình huống, có thể mẹ biết đến sự xuất hiện hôm nay của mình nhưng vì cuộc sống hiện tại, quá khứ đau lòng mà không thể lên tiếng nhận anh.
Randy biết trường hợp một cô con gái lai, quay lại Việt Nam tìm gặp mẹ. Những người em cùng mẹ khác cha nhận cô, nhưng chính người sinh ra cô lại nhất quyết từ chối không nhận vì bà không đối diện được với quá khứ.
“Nếu điều đó xảy ra với tôi, tôi cũng không trách mẹ. Tôi đã lường trước điều này, nếu để nhận lại đứa con mà mẹ phải đánh đổi tất cả, phải đối mặt với quá khứ đớn đau thì không phải là điều tôi mong muốn. Cha mẹ có thể hy sinh vì con, con không thể hy sinh vì bố mẹ mà”, Randy chân thành.
Suy nghĩ là vậy, Randy vẫn không giấu được anh đang rất hồi hợp chờ đợi kết quả ADN vào giữ tháng 9 tới không chỉ riêng với người mẹ ở Đồng Nai mà còn với hai người phụ nữ ở Đà Nẵng và Đăk Lăk. Nếu kết quả lần này vẫn chưa cho anh gặp được mẹ, Randy nói việc anh quay lại tìm mẹ diễn ra một cách rất tự nhiên nên đến một ngày có thể kết thúc rất tự nhiên. Nhưng chí ít bây giờ anh đã để lại ADN như là giọt máu của mình ở Việt Nam, nếu người sinh ra anh muốn tìm gặp đứa con của mình sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, Randy sẽ hoàn thành được khát khao sà đầu vào lòng bà để cất lên tiếng gọi “Mẹ”.
Hoài Nam
Chỉnh sửa lần cuối: