Ðề: THIÊN MỆNH ANH HÙNG : phim võ thuật cổ trang Việt Nam chiếu Tết 2012
Quanh đi quẩn lại thấy các bác chủ yếu phê bình về 2 yếu tố: trang phục và lịch sử.
Trang phục: mấy bác có biết chắc chắn trang phục thời xưa của dân mình là gì không? Mấy bác bảo phục trang trong phim "y như phim Tàu, phim Hàn", sao các bác biết chắc thời đó dân mình không du nhập đặc điểm trang phục từ Trung Quốc, từ Cao Ly? Chỉ cần chưa đầy 100 năm quần tây áo sơ-mi đã phổ biến khắp thế giới, thời kỳ Bắc thuộc 1000 năm lẽ nào không đủ để trang phục của Việt Nam có những nét giống TQ, hàng ngàn năm giao lưu không khiến trang phục dân Đông Á có những đặc điểm giống nhau? (Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc). Hãy nhìn han-bok (Hàn Quốc) và kimono (Nhật Bản) thử xem?
Theo em nghĩ, do phim cổ trang của Trung Quốc đã quá kỳ cựu, phim cổ trang Hàn Quốc cũng rất được khán giả Việt Nam ưa thích, cho nên khi Việt Nam ra phim cổ trang (đi sau mấy nước kia) là khán giả lại thấy "chỗ này giống Tàu nè, chỗ kia giống Hàn nè". Các bác ạ, chúng ta đều là dân Á Đông, mặc dù có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng cũng có rất nhiều điểm tương đồng, về trang phục, văn hóa, kiến trúc... nếu không có ngôn ngữ khác biệt thì chưa chắc gì ra đường chúng ta đã đoán đúng ai Việt ai Tàu ai Hàn.
Riêng phim này em thấy trang phục khá ổn, có nét đặc trưng của trang phục Việt là cái yếm, em khoái cái này
...Và điều đầu tiên em nghĩ đến khi nghe mấy lời bình luận của mấy bác: 100 hay 200 năm sau, cháu chắt mình làm phim lấy bối cảnh năm 2000, phục trang là quần tây áo sơ-mi, sẽ có người lại chê "bắt chước Tây", hay thấy diễn viên dùng đũa lại bảo "bắt chước Tàu" =))
Về tính lịch sử: Làm hoàn toàn đúng lịch sử thì chỉ có làm phim tài liệu mà thôi. Nếu cứ tuân thủ, rập khuôn theo sự thật lịch sử thì làm sao Trung Quốc có Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hàn Quốc làm sao có Huyền thoại Ju Mong? Cho nên mấy bác đừng lấy lịch sử để bắt bẻ một bộ phim
hư cấu.