Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

giaphongn

Well-Known Member
Bác Trung giải thích cho em đoạn này với:
"Lý do trong truyền dẫn cao tần như truyền dẫn digital audio thì đảm bảo impedance matching là vô cùng quan trọng, mà trên đời ko có dây coaxial SPDIF nào chuẩn 75 Ohm do quá khó để tạo ra một jack RCA 75 Ohm. Tại sao các dây SPDIF coaxial nghe rất khác nhau, đơn giản là vì dây SPDIF coaxial càng audiophile thì trở kháng càng xa 75 Ohm dẫn đến tín hiệu digital bị lệch lạc, âm thanh vì thế bị bóp méo đi, nên có thể nó sẽ hợp với dàn này nhưng sẽ tệ với dàn khác. Trong khi test lẫn dùng, quan điểm của em là cái gì chuẩn được thì nên chuẩn, do đó BNC hay AES/EBU là tốt hơn vì chỉ cần vừa đủ là ok."

Thằng AES/EBU nó có chuẩn 110 Ohm, sao lại không bị những hạn chế giống thằng coaxial ạ? Nếu có thêm kết nối I2S giữa transport và DAC thì em đọc được ở đâu đó nên dùng AES/EBU khi chiều dài dây > 0.5m, còn lại sẽ dùng I2S, tại sao vậy?
 

trung224

Well-Known Member
@giaphongn : Em viết hơi tắt nên dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ như tín hiệu AES/EBU sau khi ra khỏi chip xử lý, sẽ đến một isolated transformer để cách ly điện, transformer này có điện trở cuộn thứ cấp là 110 Ohm, vì vậy phải đảm bao điện trở dây dẫn AES/EBU có cùng điện trở trên là 110 Ohm, điều này khá là dễ dàng. Điều tương tự cũng xảy ra với SPDIF BNC với điện trở 75 Ohm. Tuy nhiên với dây coaxial SPDIF thì khác, do cùng là SPDIF như BNC nên điện trở cuộn thứ cấp cũng là 75 Ohm, tuy nhiên các jack cắm RCA thì ko bao giờ đạt đúng 75 Ohm như BNC cả, khi đó dẫn đến chuyện impedance mismatch. Đó là yếu điểm chính của SPDIF coaxial, căn bản khi digital mới xuất hiện, vì dây và jack cắm RCA đang thông dụng nên mới được xử dụng rộng rãi thôi.

Kết nối AES/EBU được thiết kế với output level lớn cộng với dây AES/EBU có kết cấu balanced với tác dụng cản nhiễu common-mode noise nên thích hợp để truyền tín hiệu trên đường dài. Còn i2s là cũng là giao thức truyền tín hiệu digital audio, được thiết kế dành riêng để các con chip "liên lạc" với nhau, nên nó là tín hiệu "trinh nguyên" nhất. Nếu bác kết nối qua BNC hay AES/EBU có nghĩa tín hiệu i2s đã phải được chuyển về hai định dạng truyền tín hiệu kia rồi sau đó đến chip DAC lại phải convert ngược về i2s để được giải mã. Vì vậy trong điều kiện lý tưởng i2s là chuẩn nhất.

Vấn đề là i2s được thiết kế chỉ để truyền trên phạm vi cực ngắn (dưới 0,5m như bác nói là còn nhẹ, thường chỉ là dưới 30cm thôi) giữa hai linh kiện trên cùng một bo mạch. Do đó nó không có chuẩn chung, ko có impedance bắt buộc giống như BNC, coaxial SPDIF hay AES/EBU mà tùy vào từng bo mạch, cũng ko có output transformer thành thử i2s rất mẫn cảm với nhiễu trên đường truyền.

Khi bác truyền tín hiệu trên đường dài tức là bác phải chọn một trong hai thứ: Giữ kiểu truyền tín hiệu trinh nguyên nhất là i2s nhưng đối mặt với vấn đề nhiễu lớn trên đường đi của tín hiệu hoặc chuyển i2s về AES/EBU hay BNC, những định dạng thích hợp để truyền tín hiệu trên đường dài. Vấn đề là khi chuyển tín hiệu về AES/EBU hay BNC thì các nhà thiết kế kiểm soát được chất lượng còn với nhiều do môi trường khi truyền i2s thì ko kiểm soát được. Vì vậy, nếu truyền đường dài (dài hơn 3m) thì AES/EBU là tốt nhất, dưới 3m đến 0.5m thì BNC, AES/EBU hay i2s gần như nhau, còn dưới 0.5m thì tốt nhất là i2s.
 

giaphongn

Well-Known Member
Cám ơn bác đã phân tích kỹ lưỡng giúp em và các anh em khác hiểu cặn kẽ vấn đề. Vậy có lẽ em phải đầu tư một sợi HDMI 0.3M ngon rồi. Nhân tiện có bác nào có trải nghiệm với dây của Wireworld cho em chút thông tin về thằng này
 
Các bác đánh giá giúp em con Onkyo Ns-6170 này với, thằng bạn em có 1 con khen hay mà em chẳng biết gì về nó
 

trung224

Well-Known Member
@gzelka : Em mua trực tiếp từ trang web Pi2design.com. Bọn này là hãng rất nhỏ, nên họ ko đủ nhân công lẫn vốn để sản xuất thật nhiều một lúc được. Bọn nó mới chỉ sản xuất được 40 board, bán thành 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 2 tuần. Em chậm chân đợt đầu tiên và là người mua kịp board gần như cuối cùng của đợt thứ hai. Chắc phải đợi tầm 1-2 tuần nữa mới có đợt mới hoặc bác liên lạc thẳng với bọn nó theo email [email protected] để hỏi trực tiếp xem
 

gzelka

Active Member
Đội này ship từ đâu bác có biết không ? Bác ở Đức nhận có phải trả thuế không ?
 

trung224

Well-Known Member
Chưa bác à. Tiền gửi đến châu âu là cỡ 15$ (có tracking), ko biết về VN là bao nhiêu.
 

dal33

Active Member
@trung224 bác Trung nói rõ thêm tí về cách 3 cấp nguồn cho cả 2 board kia được ko ạ? E chưa tưởng tượng ra đc
 

trung224

Well-Known Member
@dal33 :
Vâng, em sẽ giải thích lại một chút. Về cấp nguồn cho Pi thì chắc bác cũng biết rồi, có 2 cách: 1 là cấp nguồn qua cổng micro USB (điện được cấp mạch bảo vệ của Pi), 2 là cấp nguồn 5V qua GPIO pin 4 và 6 (sẽ ko có mạch protection). Cách 1 có ưu điểm là sẽ bảo vệ linh kiện trên Pi khi có shock điện tuy nhiên do chỉ được thiết kế để bảo vệ nên dòng điện ra ko sạch. Cách 2 thì dòng điện bác cấp như thế nào thì linh kiện trên Pi sẽ được nhận như thế, nhược là khi có shock điện thì Pi sẽ dễ tèo nếu ko được cắm vào biến áp cách ly.

Với 502DAC và Pi thì có 3 cách.
Cách 1: Jumper 1 trên 502DAC đóng, dẫn đến Pi và 502DAC dùng chung nguồn điện. Cấp điện cho Pi bằng iFi iPower bằng cổng micro USB. Khi đó điện từ iFi iPower sẽ qua mạch bảo vệ cấp điện cho Pi và theo đường GPIO cấp điện cho 502DAC

Cách 2: Jumper 1 trên 502DAC để hở, dẫn đến Pi và 502DAC ko dùng chung nguồn điện. Cấp điện cho Pi bằng pin Anker 5V qua cổng mini USB, khi đó điện từ Pin Anker sẽ qua mạch bảo vệ đến các chip của Pi. Còn 502DAC sẽ được cấp điện bằng iFi iPower qua cổng DC 2.5mm

Cách 3: Jumper 1 trên 502DAC đóng, dẫn đến Pi và 502DAC chung nguồn điện. Cấp điện cho cả hai bằng iFi iPower 5V qua cổng DC 2.5mm trên 502DAC. Khi đó, điện từ iFi iPower sẽ cấp điện trực tiếp cho 502DAC, đồng thời cũng cấp điện luôn cho Pi theo đường GPIO, bỏ qua mạch bảo vệ của Pi

Trong 3 cách em đã thử thì cách 3 đang là tối ưu về chất lượng âm thanh. Về lý thuyết sẽ là tốt nhất nếu để Jumper 1 trên 502DAC hở, cấp nguồn riêng cho cả hai board. Tuy nhiên, phải làm sao bỏ qua mạch bảo vệ trên Pi tức là phải de-solder vài linh kiện trên Pi mà em chưa có kinh nghiệm hàn cho mấy board SMT nên hơi rén, chưa dám làm
 

dongochoan

Active Member
: .... Điều tương tự cũng xảy ra với SPDIF BNC với điện trở 75 Ohm. Tuy nhiên với dây coaxial SPDIF thì khác, do cùng là SPDIF như BNC nên điện trở cuộn thứ cấp cũng là 75 Ohm, tuy nhiên các jack cắm RCA thì ko bao giờ đạt đúng 75 Ohm như BNC cả, khi đó dẫn đến chuyện impedance mismatch. Đó là yếu điểm chính của SPDIF coaxial, căn bản khi digital mới xuất hiện, vì dây và jack cắm RCA đang thông dụng nên mới được xử dụng rộng rãi thôi..

Bác Trung ơi như vậy nếu ta thay jack RCA và dây coaxial bằng jack BNC và dây BNC thì thiết bị vẫn hoạt động đúng chế độ và chất lượng truyền dẫn sẽ tốt hơn chứ ạ?
 

justbenice

Moderator
Cảm ơn Bác đã cho em lời nhận xét....
Đọc những dòng của Bác và của bác justbence, sau đó em đã mua Luxman 505uX rồi ạ. Em của của 1 shop trên vnav, tận SG ship ra ạ, hàng bãi Nhật, giá ở VN giờ 42 triệu Bác ơi, em không đủ tiền mua mới đâu ạ......
Em đang happy vì nó.... Cám ơn các Bác rất nhiều.......
Em xin phép ngoài lề chút.
Em đang có ý định thay con pow rotel bằng luxman 505ux này để đánh cặp tannoy vì em rất thích vẻ hoài cổ với đồng hồ VU. Bác có thể mật thư cho em giá bác mua và shop bác mua đc kô?
Thanks bác!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Bác Trung ơi như vậy nếu ta thay jack RCA và dây coaxial bằng jack BNC và dây BNC thì thiết bị vẫn hoạt động đúng chế độ và chất lượng truyền dẫn sẽ tốt hơn chứ ạ?
Nếu bác có nguồn phát có cổng SPDIF coaxial out và DAC có SPDIF coaxial in thì việc thay jack RCA và dây coaxial SPDIF bằng jack BNC và dây BNC thì thiết bị vẫn sẽ hoạt động đúng chế độ và chất lượng truyền dẫn sẽ tốt hơn (vì khi đó ko có impedance mismatch nữa). Tuy nhiên, bác cần chú ý có 2 loại BNC, một loại 75Ohm dùng cho dân dụng và một loại 50Ohm, cần chú ý khi mua kẻo lầm.

Nếu chỉ một trong hai cổng: input của DAC hoặc output của nguồn phát là jack RCA, cổng còn lại là BNC hoặc AES/EBU thì phải rất cẩn thận. Vì output level của AES/EBU là cỡ 2-7V, của SPDIF BNC là 1V còn của coaxial SPDIF chỉ là 0,5V. Việc dùng converter như kiểu BNC-RCA converter là ko nên vì mức output level là khác nhau, trừ khi cổng BNC có thể tùy chỉnh output level (như cổng BNC out trên 502DAC có thể tùy chỉnh output level cho phù hợp)
 

trung224

Well-Known Member
Thế dây bnc - coaxial thì sao hả bác?
Dây bnc-rca thật ra chả hơn gì dây rca-rca cả, vì căn bản đầu rca trên dây bnc-rca vẫn không là 75 Ohm dẫn đến chuyện impedance mismatch vẫn diễn ra bình thường. Muốn đạt được hiểu quả thì từ đầu đến cuối phải đảm bảo 75 Ohm tức là BNC
 

gzelka

Active Member
Dây bnc-rca thật ra chả hơn gì dây rca-rca cả, vì căn bản đầu rca trên dây bnc-rca vẫn không là 75 Ohm dẫn đến chuyện impedance mismatch vẫn diễn ra bình thường. Muốn đạt được hiểu quả thì từ đầu đến cuối phải đảm bảo 75 Ohm tức là BNC

Túm lại là phải thay cả RCA trên cả 2 máy bằng BNC, rồi nối bằng BNC thì mới bảo đảm 75om. Đúng không bác ? Đầu BNC có đặc điểm gì mà đảm bảo được trở kháng hơn đầu RCA vậy bác ?
 

trung224

Well-Known Member
@gzelka : Jack BNC lúc thiết kế thì đã được mặc định để truyền tín hiệu digital 75 Ohm rồi bác ạ. Còn jack RCA được tạo ra từ những năm 40-50 dùng để kết nối phono, với kết cấu tiêu chuẩn cho khoảng 40-50 Ohm: Jack male RCA (như trên dây coaxial) có thể cố đạt đến gần 75 Ohm nhưng jack RCA female (trên DAC và nguồn phát) thì ko thể được.

Một số jack RCA quảng cáo là chuẩn 75 Ohm như của Canare, nhưng ngay cả bọn dùng jack này để bán dây như blue jeans cable cũng nói là ko hẳn là 75Ohm
https://www.bluejeanscable.com/articles/75ohmrca.htm
 
Bên trên