Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

trung224

Well-Known Member
Thông báo với các bác một tin vui. Board 503SPD2 HAT của pi2design đã ra lò. Tuy nhiên, board này sẽ đựoc tích hợp DAC luôn thành 502DAC2, lý do theo như thằng thiết kế bảo là nếu ko tích hợp DAC luôn thì rất khó cạnh tranh với các board HAT hàng rẻ tiền như digi+, do đó giá thành ko đựơc hạt rẻ cho lắm. Em đã đặt đựơc một board, có lẽ gần 2 tuần nữa sẽ về đến, lúc đó sẽ có bài so sánh với Mutec MC-1.2:)

http://www.pi2design.com/store/p15/502DAC_-_Pro_Audio_Shield.html
 

Lesailes1

Member
Thông báo với các bác một tin vui. Board 503SPD2 HAT của pi2design đã ra lò. Tuy nhiên, board này sẽ đựoc tích hợp DAC luôn thành 502DAC2, lý do theo như thằng thiết kế bảo là nếu ko tích hợp DAC luôn thì rất khó cạnh tranh với các board HAT hàng rẻ tiền như digi+, do đó giá thành ko đựơc hạt rẻ cho lắm. Em đã đặt đựơc một board, có lẽ gần 2 tuần nữa sẽ về đến, lúc đó sẽ có bài so sánh với Mutec MC-1.2:)

http://www.pi2design.com/store/p15/502DAC_-_Pro_Audio_Shield.html
Bác có thể giới thiệu sơ lược chức năng của board và điểm mạnh technically của nó được không ah. Em có đọc sơ qua link bác gửi nhưng chưa chơi pi và các dạng converter như Mutec, lại gà mờ về điện nên chưa rõ lắm.

Như e nhìn cái mạch điện thì hiểu là nó có thể nhận tín hiệu digital qua cổng I2S từ pi, hoặc usb type A hay hdmi từ nguồn khác. Tín hiệu sau đó qua chip DAC để xử lý, output sẽ là:

- tín hiệu analog sẽ out RCA (24-Bit DAC – Highly regarded -112db THD PCM5122 running in Master Mode converts the I2S Stream to Analog at 24-Bit up to 192Khz Frame Rate); hoặc
- xử lý qua bộ clocks, control và xuất ra ngõ BNC...(DIGITAL AUDIO – Industry standard WM8804 converts the I2S stream to Pro-Audio Standard AES/SPDIF formatted data at 24-Bit up to 192Khz Frame Rate).

Vậy nghĩa là phần DAC và usb/pi/hdmi to spdif là độc lập đúng không ah, và bác so sánh với Mutec là so phần spdif converter thôi đúng ko vậy.

PS: e thấy web để có 89$ thôi mà sao bác lại chê chát :p.
 

trung224

Well-Known Member
@Lesailes1 : Đúng rồi bác ạ, em so sánh tính năng xuất digital (SPDIF coaxial/BNC) so với con Mutec MC-1.2 thôi bác à. Chứ phần DAC của nó thì em chả hi vọng gì đâu, có hơn chắc cũng chỉ hơn kém DAC+ Pro chút đỉnh thôi (khác biệt clock)

Board này ko có tính năng nhận USB hay HDMI từ Raspberry PI, nó chỉ nhận tín hiệu i2s qua các cổng GPIO từ Pi, rồi xuất sang SPDIF qua chip chuyển đổi WM8804 hoặc xuất analog qua chip DAC PCM5122.

Khi so sánh thì những board kiểu Digi+ chỉ có mỗi chip WM8804 để xuất SPDIF thôi, tuy nhiên nguồn điện lấy từ GPIO của Raspberry PI, khi convert sang SPDIF dùng internal clock trong WM8804 chứ ko có clock ngoài, ko có xuất AES/EBU hay BNC.

Ở Digi+ Pro (bản đang test), Hifiberry có cải tiến một tí xíu, tức là thêm không dùng clock trong WM8804 nữa mà dùng 2 clock XpressO (tuy nhiên, hai clock này cũng chỉ là hàng chất lượng trung bình), về phần nguồn điện vẫn dùng 5V từ Pi với tùy chọn cho phép bác tự cấp nguồn 3.3V cho WM8804 và clock (yêu cầu bác phải tự hàn),. Xuất digital qua coaxial SPDIF và Tosklink, ko có xuất AES/EBU, cho phép tùy chọn xuất BNC (nhưng cũng yêu cầu bác phải tự hàn lấy).

Trong khi đó với 502DAC, bác sẽ có dual clock, ko phải là loại 1 euro /1 cái như Express0 mà là của NDK (giá bán trên diyinhk là 8€ / 1 chiếc), thông số hai clock này bác có thể thấy trên mạng. Cho phép xuất cả Toslink, BNC (nếu muốn xuất SPDIF coaxial thì họ cũng gửi kèm thêm BNC to RCA connnector), AES/EBU (qua jack TRRS vì lý do diện tích ko đủ, nhưng cũng gửi kèm thêm XLR adapter). Quan trọng nhất là vấn đề nguồn điện, có 2 option tùy chọn, lựa chọn 1 là dùng điện qua GPIO của Pi, lựa chọn 2 là cấp nguồn 5V riêng qua jack DC 2.5mm, sau đó sẽ được chuyển về 3.3V qua LT3042 regulator (0.8uv RMS Noise trên 10Hz-100KHz) để cấp cho WM8804 và hai clocks, hai option này đều được làm sẵn, đổi qua jumper chứ ko yêu cầu vọc vạch gì cả.

Thật ra 89$ với em vẫn là rẻ nhưng với nhiều bác khác thì cái giá đó lại là đắt (nó đắt gấp 3 lần digi+). Em nói chuyện đắt rẻ là theo số đông, chứ nếu là audiophile gạo cội nhiều thóc thì nên chơi hẳn transport xịn :D

@minh2102 : Sự khác biệt em đã nói ở phần trên rồi đó bác, trông thì ko khác các board khác lắm nhưng tech và linh kiện trên đó khác hẳn đó bác. Còn về vấn đề xuất i2s đầu ra, hiện nay ko có nhiều DAC rời có i2s input (đếm ra chỉ có vài DAC Tàu, DAC tây thì chỉ có PS Audio), con Gungnir MB của em cũng chỉ có BNC input nên em ko quan tâm lắm đến chuyện xuất i2s thuần. Nếu bác đã có những con như Holo Spring hay Audio GD cần i2s input thì có thể quan tâm đến board Kali là FIFO reclocker và xuất i2s đó bác.

https://www.allo.com/sparky/kali-reclocker.html
 

Lesailes1

Member
@Lesailes1 : Đúng rồi bác ạ, em so sánh tính năng xuất digital (SPDIF coaxial/BNC) so với con Mutec MC-1.2 thôi bác à. Chứ phần DAC của nó thì em chả hi vọng gì đâu, có hơn chắc cũng chỉ hơn kém DAC+ Pro chút đỉnh thôi (khác biệt clock)

Board này ko có tính năng nhận USB hay HDMI từ Raspberry PI, nó chỉ nhận tín hiệu i2s qua các cổng GPIO từ Pi, rồi xuất sang SPDIF qua chip chuyển đổi WM8804 hoặc xuất analog qua chip DAC PCM5122.

Khi so sánh thì những board kiểu Digi+ chỉ có mỗi chip WM8804 để xuất SPDIF thôi, tuy nhiên nguồn điện lấy từ GPIO của Raspberry PI, khi convert sang SPDIF dùng internal clock trong WM8804 chứ ko có clock ngoài, ko có xuất AES/EBU hay BNC.

Ở Digi+ Pro (bản đang test), Hifiberry có cải tiến một tí xíu, tức là thêm không dùng clock trong WM8804 nữa mà dùng 2 clock XpressO (tuy nhiên, hai clock này cũng chỉ là hàng chất lượng trung bình), về phần nguồn điện vẫn dùng 5V từ Pi với tùy chọn cho phép bác tự cấp nguồn 3.3V cho WM8804 và clock (yêu cầu bác phải tự hàn),. Xuất digital qua coaxial SPDIF và Tosklink, ko có xuất AES/EBU, cho phép tùy chọn xuất BNC (nhưng cũng yêu cầu bác phải tự hàn lấy).

Trong khi đó với 502DAC, bác sẽ có dual clock, ko phải là loại 1 euro /1 cái như Express0 mà là của NDK (giá bán trên diyinhk là 8€ / 1 chiếc), thông số hai clock này bác có thể thấy trên mạng. Cho phép xuất cả Toslink, BNC (nếu muốn xuất SPDIF coaxial thì họ cũng gửi kèm thêm BNC to RCA connnector), AES/EBU (qua jack TRRS vì lý do diện tích ko đủ, nhưng cũng gửi kèm thêm XLR adapter). Quan trọng nhất là vấn đề nguồn điện, có 2 option tùy chọn, lựa chọn 1 là dùng điện qua GPIO của Pi, lựa chọn 2 là cấp nguồn 5V riêng qua jack DC 2.5mm, sau đó sẽ được chuyển về 3.3V qua LT3042 regulator (0.8uv RMS Noise trên 10Hz-100KHz) để cấp cho WM8804 và hai clocks, hai option này đều được làm sẵn, đổi qua jumper chứ ko yêu cầu vọc vạch gì cả.

Thật ra 89$ với em vẫn là rẻ nhưng với nhiều bác khác thì cái giá đó lại là đắt (nó đắt gấp 3 lần digi+). Em nói chuyện đắt rẻ là theo số đông, chứ nếu là audiophile gạo cội nhiều thóc thì nên chơi hẳn transport xịn :D

@minh2102 : Sự khác biệt em đã nói ở phần trên rồi đó bác, trông thì ko khác các board khác lắm nhưng tech và linh kiện trên đó khác hẳn đó bác. Còn về vấn đề xuất i2s đầu ra, hiện nay ko có nhiều DAC rời có i2s input (đếm ra chỉ có vài DAC Tàu, DAC tây thì chỉ có PS Audio), con Gungnir MB của em cũng chỉ có BNC input nên em ko quan tâm lắm đến chuyện xuất i2s thuần. Nếu bác đã có những con như Holo Spring hay Audio GD cần i2s input thì có thể quan tâm đến board Kali là FIFO reclocker và xuất i2s đó bác.

https://www.allo.com/sparky/kali-reclocker.html
Cảm ơn bác @trung224 đã trả lời rất chi tiết :D.
E nhìn mạch vẽ cứ tưởng nhận usb, nếu vậy thì ko xài được với computer ah :(. Anw mong vài tuần nữa bác so sánh với e mutec thuộc loại tốt rồi để ae tham khảo với ;).
 

minh2102

Active Member
thực ra em cũng hứng thú với raspberry nhưng sau khi đọc bài trên mạng này :
http://www.dimdim.gr/2014/12/the-rasberry-pi-audio-out-through-i2s/
thì em đang chờ một thiết bị có thể fifo i2s đầu ra của raspberry để regen cả data lẫn clock, theo em đó mới là giải pháp hoàn thiện nhất khi tận dụng i2s của nó, các thiết bị như trên em thấy vẫn chỉ regen clock thôi chưa triệt để giải quyết vấn đề, con kali có thể hứng thú hơn với em nhưng không phải raspberry với quá ít đầu ra cám ơn bác trung.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@minh2102 : Em ko hiểu rõ lắm về vấn đề vì sao phải data regen cho i2s của Pi. Mong bác có thể chỉ rõ. Vì theo em đọc từ link bác gửi, tác giả đo đạc i2s của Raspberry Pi. Vấn đề là tác giả đo khi ở trạng thái dùng Pi là Master, generate tín hiệu i2s từ clock trong chip ARM (bài viết này viết năm 2014, tác giả còn chưa biết về việc có thể slave mode RPi). Trong khi với những board như 502DAC, Kali, Ian FIFO, kể cả Digi+ Pro, họ dùng Pi ở Slave mode với Master Clock trên board HAT/DAC để ép Pi generate tín hiệu i2s qua clock đó nên khi đó ảnh hưởng do clock trên Pi là ko có nữa. Do đó, nếu chỉ lo lắng về jitter (nhiễu trên time domain) theo em chỉ cần regen clock là đủ với I2s theo em biết là tách riêng phần clock và data chứ đâu có như SPDIF là truyền chung đâu. Dĩ nhiên, lúc đó chất lượng tín hiệu i2s sẽ phụ thuộc vào clock trên board vì bản thân clock nào cũng có jitter, clock đỉnh như OCXO (Pulsar Clocks, DuCULoN clock) thì sẽ chuẩn hơn. Chuyện thứ hai theo em biết board Kali hoàn toàn dùng được với Pi mà.

Vấn đề regen data em nghĩ chỉ là do lo sợ phần nguồn điện trên Pi gây nhiễu (chủ yếu là ground GND) dẫn đến tính trạng sai lệch bit khi truyền tín hiệu. Cái này thì thuần túy là điện học (voltage) chứ đâu liên quan đến jitter (time domain) đâu. Và thực tế cũng đã có người làm rồi
http://www.diyaudio.com/forums/pc-b...-i2s-dsd-isolator-hat-native-dsd-decoder.html

Board này có thể dùng với nhiều mục đích như kết nối với Odroid C1 hay để chạy native DSD nhưng quan trọng nhất là cách ly ground của raspberry Pi với phần còn lại của hệ thống qua chip isolator. Do ko dính gì đến software nên bác có thể stack các board FIFO, DAC, ... lên trên board này. Em cũng đã đăng kí một board để dùng với 502DAC, chỉ chưa biết là khi nào bác Ian Jin ship hàng thôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

gzelka

Active Member
Anh em đang nghển cổ đợi bác vụ này. Nhưng TÂy lông cũng chưa có ai test thử à ? Hiện bác trung24 dùng Pỉ 3 với board gì bác ?
 

trung224

Well-Known Member
@gzelka : Có kha khá người được test rồi đó bác. Tuy nhiên đa phần trong số đó ko đáng tin cậy lắm, lý do vì không có sự đối chiếu / so sánh với những sản phẩm đắt tiền hơn đã được sử dụng rộng rãi và đánh giá tốt. Đa phần người được test chỉ mới dùng USB nối trực tiếp đến DAC, hoặc Toslink từ PC hay Macbook, cùng lắm là với Pi + Digi+ và so sánh nó với Pi + DAC2 xuất SPDIF/AES, do đó ko thể dùng như một thước đo về độ tốt thật sự về board HAT này.

Trong số những người test và để lại review, em thấy có 3 comment đáng chú ý về khả năng thật sự của board này, đó là của 3 thành viên valst, hifiandrun, tboooe

Thành viên hifiandrun so sánh với Singxer F-1 đã mod của anh ta (dùng LPS chứ ko dùng 5V từ USB bus).
http://www.superbestaudiofriends.org/index.php?threads/raspberry-pi-i2s-to-spdif-hat.1990/page-36

Thành viên valst so sánh với digi+(đã mod) và Teac 25 VRDS (phần DAC thì rất thường nhưng về mặt transport thì cực đỉnh, vì driver mechanism đỉnh như của những CD kiểu này giờ chỉ còn được sử dụng trong những CDP siêu high end hiện nay như Esoteric)
http://www.superbestaudiofriends.org/index.php?threads/raspberry-pi-i2s-to-spdif-hat.1990/page-24
http://www.superbestaudiofriends.org/index.php?threads/raspberry-pi-i2s-to-spdif-hat.1990/page-23

Đánh giá của thành viên tboooe thì ko trực tiếp cho lắm, vì tay này chỉ so sanh Digi+ với combo High End Audio PC + Mutec MC3+ USB của mình và so sánh Digi+ với 503DAC1 (phiển bản đầu tiên chưa có BNC hay AES/EBU, cũng chưa có dual clock) và trong cả hai trường hợp thì digi+ đều thua 2 cái còn lại khá xa. Nhận xét của tay này về khả năng của combo high end Audio PC + Mutec MC3+ USB so với PI + 503DAC1 + LPS thì không có, sau đó cũng ko có comment gì thêm. Nhận xét của tay này khá chung chung
http://www.superbestaudiofriends.or...y-pi-i2s-to-spdif-hat.1990/page-22#post-62687
http://www.superbestaudiofriends.org/index.php?threads/raspberry-pi-i2s-to-spdif-hat.1990/page-9
http://www.superbestaudiofriends.org/index.php?threads/raspberry-pi-i2s-to-spdif-hat.1990/page-10
Tuy vậy, nếu xét ra tay này có trải nghiệm nhiều nhất về phần digital, full combo Dual Audio PC (giống kiểu high end PC các bác bên vnav build cộng thêm Windows Server 2012, Audiophile Optimization, HQ Player, Jplay, Fidelizer pro,...), card USB audiophile, LAN card, Mutec MC3+ USB (tổng cộng tiền cho combo này chắc cỡ hơn 2k USD).
 

TTViet

Active Member
Nếu build mới thì mua SOtm SmS200 độ chục triệu, iFi Power 1 triệu nữa, vậy là xong bác ạ.

Đang muốn đầu tư theo hướng của bác, bên vnav thấy cũng có nhiều người khen SOtm. Bác có thể phân tích thêm vài dòng về SmS200 (hoặc tương đương) không? Rất mong bác giới thiệu nơi bán hoặc đặt mua tại Hà Nội.
Thank bác!
 

do_long_khach

Well-Known Member
Bác vào trang chủ của nó mà xem. Tôi mới chỉ ở bước ngâm cứu, đang định mua thì thấy Tây kháo nhau là sắp có bản nâng cấp nên dừng lại. Đại để nó là cái máy tính tối ưu hóa cho nghe nhạc, chạy Linux.
 

TTViet

Active Member
Cám ơn bác, liệu ở HN có hãng nào làm MS quãng ~20tr trở xuống mà dùng ổn không bác. Tôi có anh bạn u60 dốt IT nên rất quan tâm đến món này, đọc các kiểu phối ghép âm thanh số anh ấy không hiểu gì cả:eek:
 

trung224

Well-Known Member
Cám ơn bác, liệu ở HN có hãng nào làm MS quãng ~20tr trở xuống mà dùng ổn không bác. Tôi có anh bạn u60 dốt IT nên rất quan tâm đến món này, đọc các kiểu phối ghép âm thanh số anh ấy không hiểu gì cả:eek:

Ở Việt Nam làm music server thì hình như có Thi Văn đó, còn chất lượng thì em ko biết. Hơn nữa, em nghĩ độ ổn của thiết bị nhiều khi phụ thuộc vào mức độ kì vọng và trải nghiệm của từng người. Nếu bạn của bác đã chơi audio lâu năm, đã từng chơi nhiều mâm đĩa than (giá 500-700 USD) hoặc CDP loại gấu và kì vọng một music server tầm 20 triệu hơn (hoặc bằng) được những cái cũ thì theo hiểu biết của em là không thể có được. Còn nếu bạn bác ko có nhu cầu quá cao về audio và cần một music server âm thanh ko quá tệ, tiện dụng, ko liên quan đến máy tính, ko cần nối với DAC rời, cắm vào ampli là chơi được ngay thì em xin đề cử Oppo Sonica (giá đề nghị 840 USD)
 

TTViet

Active Member
Cám ơn Pro đã nhiệt tình tư vấn. Bác này quả là đã chơi lâu rồi (cả phono và R2R...) bác ấy cũng có Dac đèn của Thivan nữa. Nhưng dạo này lại thích high res lossless và DSD nên lại loay hoay mua sắm. Để tôi cùng bác ấy nghiên cứu chơi Sonica xem sao? Nếu có phản hồi tích cực sẽ post lên đây nhé!
 

gzelka

Active Member
Chơi nhạc số là để tìm trải nghiệm mới thôi, chứ vẫn không qua mặt được đĩa nhựa. Tôi dùng cái cơ quay đĩa cổ Lenco L75, kim MM, MC thay đổi mà đến giờ vẫn không thấy cái đầu CD nào vượt qua được, chứ chưa nói đến nhạc máy tính qua DAC,
 

trung224

Well-Known Member

Review Pi2Design 502DAC



Cuối cùng, sau gần 1 tuần chờ đợi cuối cùng board 502DAC cũng đã về với đội của em vào ngày hôm qua. Đúng ra thì em sẽ phải đợi thêm một vài ngày nữa cho hết thời gian burn in mới viết review, nhưng hiệu quả có hơi ngoài mong đợi nên viết luôn cho đỡ mất thời gian

1. Giới thiệu sơ bộ về thiết kế và thành phẩm:

502DAC là sản phẩm của Pi2Design, một hãng nhỏ chuyên thiết kế sản phẩm trên Raspberry Pi. Ý tưởng đầu tiên của board này là board SPD2, một SPDIF interface board tương tự Hifiberry Digi+ nhưng thay vì làm ra một sản phẩm chạy được với tiêu chí rẻ nhất có thể như Hifiberry thì bọn Pi2Design này thiết kế SPD2 với nhiều cải tiến trong thiết kế để phục vụ cho lớp khách hàng có nhu cầu cao hơn. Sau khi nghiên cứu thị trường Pi2Design quyết định tích hợp thêm DAC PCM5122 lên trên SPD2 để trở thành 502DAC nhằm đơn giản trong việc sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

http://www.pi2design.com/store/p15/502DAC_-_Pro_Audio_Shield.html


Đánh giá một chút về thiết kế. Lay-out khá gọn gàng, mặt trên là các cổng ra vào vào với 2 cổng ra analog (1 headphone out và 1 RCA LR out), 3 cổng ra digital ( 1 cổng Toslink out, 1 cổng BNC out có thể config sang RCA out, một cổng TRS out để xuất AES/EBU có kèm thêm TRS-XLR adapter). Cả hai loại cổng TRS và XLR đều có trở kháng là 110 Ohm nên khi dùng TRS-XLR adapter cho việc xuất AES/EBU ko ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn, trái nguợc với việc dùng BNC-RCA adapter để xuất SPDIF. Mặt dưới là các linh kiện điện tử, với chip PCM5122 làm hai nhiệm vụ reclock và giải mã sang analog, chip WM8804 để chuyển i2s sang SPDIF hay AES/EBU và hai clock NZ2520SD của NDK dùng cho hai nhóm tần số 44.1 kHz và 48 kHz. Power section có LT3042 để chuyển điện 5V về 3.3V cho clock và WM8804 hoạt động.

Trên mặt trên còn có 2 jumper. Jumper 1 có chú thích Pi 5V, nếu để nguyên thì Pi và 502DAC sẽ dùng chung nguồn điện 5V (có thể qua đường mini USB trên Pi hoặc cổng DC in trên 502DAC), nếu tháo ra thì hai cái trên sẽ ko dùng chung nguồn điện nữa (tức là người dùng sẽ phải cấp điện riêng cho Pi và 502DAC). Jumper 2 nằm cạnh cổng BNC out. Công dụng của Jumper này nếu để nguyên thì cổng BNC sẽ có output level cao, dùng cho xuất BNC trực tiếp sang DAC như con Gungnir Multibit của em. Còn nếu tháo jumper đó thì sẽ hạ output level xuống sao cho phù hợp để dùng BNC-RCA adapter và dây SPDIF coaxial nối với DAC. Ngoài ra board còn có cổng i2s out (tín hiệu i2s sau khi được reclock)

Ngoài ra theo tay thiết kế (điều này em ko kiểm chứng được) thì thay vì dùng 2-Layer board như Hifiberry thì tay này dùng loại 4-Layer Board (giá thành cao hơn nhưng tốt hơn cho truyền tín hiệu tốc độ cao như tín hiệu digital, đồng thời dễ dàng trong việc cách ly nhiều điện - Không phải ngẫu nhiên mà con DAC dùng cho Pro Studio đình đám hiện nay là RME 2DI Pro dùng 10-Layer board). Ngoài ra còn cách ly ground của Pi với phần analog board 502DAC bằng ferrit nhằm tránh ảnh hưởng nhiễu cao tần.

Cái hay nhất của board này là tích hợp sẵn LDO LT3042 với nhiễu chỉ 0.8uV cho việc chuyển đổi từ 5V sang 3,3V, nhờ đó board hoạt động vẫn rất tốt khi dùng nguồn ko sạch, trong khi các board rẻ tiền như Digi+, DAC+ bắt buộc phải có nguồn siêu sạch mới hoạt động tốt được.

Một điểm đáng chú ý nữa là việc có sẵn cổng AES/EBU và BNC thay vì cổng coaxial. Nói thẳng ra em rất hạn chế dùng dây SPDIF coaxial, trừ khi ko có cả BNC lẫn AES/EBU. Lý do trong truyền dẫn cao tần như truyền dẫn digital audio thì đảm bảo impedance matching là vô cùng quan trọng, mà trên đời ko có dây coaxial SPDIF nào chuẩn 75 Ohm do quá khó để tạo ra một jack RCA 75 Ohm. Tại sao các dây SPDIF coaxial nghe rất khác nhau, đơn giản là vì dây SPDIF coaxial càng audiophile thì trở kháng càng xa 75 Ohm dẫn đến tín hiệu digital bị lệch lạc, âm thanh vì thế bị bóp méo đi, nên có thể nó sẽ hợp với dàn này nhưng sẽ tệ với dàn khác. Trong khi test lẫn dùng, quan điểm của em là cái gì chuẩn được thì nên chuẩn, do đó BNC hay AES/EBU là tốt hơn vì chỉ cần vừa đủ là ok.

IMAG0395_zpsnisyecfb.jpg

IMAG0396_zpshwofgvji.jpg


2. Đồ test:

Loa kiểm âm JBL LSR305s nối với DAC Schiit Gungnir Multibit qua dây XLR. Nguồn phát nhạc: Raspberry Pi 3 + iFi iPower 5V làm renderer, control point là Linn Kinsky, Server là máy gaming cài Minimserver.


Đối chiếu: Mutec MC-1.2 USB-SPDIF converter (đối chiếu trực tiếp) và Digi+ (qua trí nhớ).

Nhạc test: Em không dùng đĩa nhạc test vì đĩa test là đĩa thuốc, nghe cái gì cũng hay :D. Hơn nữa, test đồ thuần digital như transport thì ko như test amp hay loa là test cái chất âm mà là test về âm trường và tính chi tiết. Do đó em chọn bài test như sau (lý do thì em sẽ giải thích sau)

  1. Beethoven - giao hưởng số 9, chương 1. Chỉ huy Wilhelm Furtwängler, thu âm 1942.

  2. Chopin - Piano Concerto No,1 - Biểu diễn Martha Argerich, thu âm 1970

  3. Volga’s Boatmen (Người chéo thuyền trên sông Volga) - Biểu diễn: Boris Christoff, thu âm 1962

  4. Mozart - Piano Concerto No.23 (thu âm 2005), Rachmaninov - Piano Concerto No.3 (thu âm 1995) - Biểu diễn: Grigory Sokolov

  5. Vivaldi - Bốn mùa - Biểu diễn: Fabio Biondi, thu âm 2001 cho hãng Opus 111 (có lẽ là bản bốn mùa hay nhất em từng được nghe)

Quá trình test: đầu tiên bật lên test bằng phần mềm đo âm lượng để đảm bảo không có sự chênh lệch âm lượng trong bài test. Nhiều cuộc test DAC dình vào lỗi cơ bản đó là ko cân chỉnh âm lượng, nên một số DAC chơi ăn gian bằng việc có output power lớn hơn dẫn đến nghe tiếng dầy hơn và nhiều chi tiết hơn.


3. Đánh giá:

Đầu tiên là bản thu giao hưởng số 9 của Beethoven. Đây là một bản thu nổi tiếng về độ kinh khủng trong cảm xúc mà nó tạo nên. Tuy nhiên, do thu âm từ những năm 1940 nên khi nghe qua USB, âm thanh cực tệ do nhiễu nền khiến âm thanh bị đục, tối và chồng lấn lên nhau. Digi+ cũng chả khá hơn. Mutec MC-1.2 khá hơn nhưng vẫn bị gợn (Mutec MC3+ thì ko khá hơn con MC-1.2 ở bài test này). Trong khi với 502DAC thì thật sự khác biệt, âm thanh sạch nền, mid bass không còn bị chồi lên đè các dải khác mà rất cân bằng, giúp cho việc cảm thụ dòng chảy của bản giao hưởng dễ dàng hơn, đồng thời nghe hêt 19 phút của bản thu này mà ko bị mệt, điều chưa từng xảy ra với em. Ở bản thu này: 502DAC đã thắng rõ ràng


Với bản thu Chopin - Piano concerto. Ở đây bắt đầu có sự khó nghĩ. Mới thoáng nghe qua ai cũng sẽ nghĩ qua Mutec MC-1.2 cho chất âm analog hơn vì âm thanh rất dầy tiếng, hơn kha khá so với qua 502DAC (có thể do 502DAC burn in chưa đủ) dù lượng chi tiết trong đó có phần đuối hơn chút đỉnh (với những đoạn cả dàn nhạc chơi thì với 502DAC em vẫn tách được âm của vài nhạc cụ ra trong khi với Mutec thì khó hơn một chút). Tuy nhiên, càng về sau em mới nhận ra yếu điểm của Mutec, đó là những đoạn bè violin chơi những nốt cao thì tiếng qua Mutec nghe sạn, “grainy” và có một chút hơi chói. Trong khi đó qua 502DAC thì âm thanh dù ko dày tiếng nhưng cân bằng hơn, lên cao ko bị sạn tiếng. Nghe lại đến lần thứ hai thì em để ý ra là transient qua 502DAC mượt hơn Mutec, dẫn đến khi kéo nhau đến những nốt cực cao thì tiếng Mutec bị sạn còn 502DAC thì không. Tiếng Piano từ 502DAC có độ ngân thật hơn một chút


Với bài “Người cheo thuyền trên sông Volga”, do chủ yếu là ca sĩ nam hát nên phần hat chính quaa Mutec và 502DAC gần như không khác nhau. Tuy nhiên, phần bè đệm của 502DAC rõ ràng hơn, nổi hơn chút

Với hai bản thu cuối cùng, 502DAC cho thấy sự trội hơn về Microdynamic, các nốt piano trong vắt, rõ ràng mà vẫn có độ ngân tốt. Với microdynamic tốt hơn, bản nhạc trôi hơn, tạo cảm giác nhanh hơn cho người nghe.

Xét về âm trường, 502DAC cho âm trường hơi cao hơn Mutec dù không nhiều lắm.


Một chút về sử dụng: Hiện em chỉ test vài cách cắm nguồn cho board này:

Cách 1: iFi iPower cấp nguồn cho cả Pi lẫn 502DAC qua mini USB trên Pi, kết quả khá tệ, có lẽ vì cái phần power supply trên Pi kém quá

Cách 2: iFi iPower cấp nguồn cho 502DAC, cục Powerbank Anker cấp điện cho Pi, tháo jumper 1. Kết quả tốt hơn cách 1

Cách 3: iFi iPower cấp nguồn cho cả 502DAC (qua DC jack in) và Pi (qua GPIO, bỏ qua LDO trên Pi). Kết quả hay hơn hẳn hai cái còn lại. Với em, điều này cho 2 kết luận: Thứ nhất kiểm chứng việc với Pi thì nên cấp nguồn trực tiếp qua GPIO, bỏ qua LDO trên Pi. Thứ hai, phần cấp nguồn trên 502DAC với LT3042 là khá tốt, phải dùng chung điện với microprocessors trên PI mà vẫn hoạt động tốt.



Kết luận: Dựa theo trí nhơ của em thì 502DAC trội hơn DIgi+ mọi mặt. Digi+ dù có ưu điểm so với USB thẳng đó là mở rộng âm trường nhưng lại mắc phải một yếu điểm chết người, đó là mid bass bị đẩy lên quá nhiều, át hết sub bass và hơi lấn sang cả mid dẫn đến độ chi tiết mất đi khá nhiều. Chưa kể ko có nguồn tốt thì nghe tiếng khá bẩn.

So với Mutec thì theo em 502DAC vẫn hơn, tiếng trung tính hơn, microdynamic tốt hơn, transient mượt hơn (nên nghe bản nhạc trôi hơn, nghe lâu không mệt), tiếng ko bị sạn khi nghe các nốt cao hoặc violin. Dĩ nhiên, nếu bộ dàn đang quá sáng (ampli Bryston với loa Focal chẳng hạn), thì con Mutec sẽ hợp hơn. Tuy nhiên, nếu xét với tiêu chí là trung tính và cân bằng thì con Mutec ko thể bằng được 502DAC.

Dù là còn một số chỗ chưa hài lòng khi thiết kế như clock vẫn chỉ là loại khá, chưa đạt đến mức đỉnh hay chưa có cách cách ly ground Pi với ground chung trên board, nhưng phải nói 502DAC vẫn là một sản phẩm rất ấn tượng, ấn tượng hơn nhiều so với em tưởng tượng. Lúc mua em cũng nghĩ nó chỉ cần đạt mức Mutec là đủ, tuy nhiên chỉ sau vài tiếng sử dụng nó đã chứng minh là nó trội hơn hẳn. Chất lượng board này + iFi iPower phải ngang cỡ Singxer SU-1 xuất AES/EBU, thậm chí có thể hơn, trong khi giá chỉ bằng 1/3. Tưởng tượng vài tháng tới khi board Raspberry Pi i2s Isolator về đến nơi, cách ly hoàn toàn ground của Pi và i2s đồng thời dùng thêm một iFi iPower nữa để cấp nguồn cho Pi, em nghĩ kết quả sẽ còn cao hơn nữa.


P/S: Con Mutec MC-1.2 của em đã được rao bán hôm nay luôn :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

linh0983

Well-Known Member
Sao bác ko check luôn phần dac PCM5122 trên board 502DAC luôn a . :eek:
Bác @trung224 cho mình hỏi tín hiệu i2s trước khi vào con PCM5122 đã được reclock chưa ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ampli Luxman 505uX (nếu đúng là mẫu này chứ ko phải là các mẫu thời trước) thì quá ổn, em nhớ ko nhầm thì chính nó đánh dấu sự trở lại của Luxman trên thị trường sau gần 2 thập kỉ chìm nghỉm. Combo Luxman-JBL nói chung thì khá ok cho nhạc vàng. Mà bác chơi con này thì bộ dàn của bác đâu thể gọi là còi nữa, riêng giá con ampli mua mới đã hơn 4K USD rồi, mua cũ cũng phải cỡ 2K USD :D

Cảm ơn Bác đã cho em lời nhận xét....
Đọc những dòng của Bác và của bác justbence, sau đó em đã mua Luxman 505uX rồi ạ. Em mua của 1 shop trên vnav, tận SG ship ra ạ, hàng bãi Nhật, giá ở VN giờ 42 triệu Bác ơi, em không đủ tiền mua mới đâu ạ......
Em đang happy vì nó.... Cám ơn các Bác rất nhiều.......
 
Chỉnh sửa lần cuối:

aqh

Member
@trung224: Mutec MC-1.2 cho phép cấp nguồn qua 2 đường: main power và usb power. mình đoán là Trung dùng cách cấp nguồn main power. Trung thử cách cấp nguồn qua usb power, tất nhiên là từ nguồn sạch như iPower chẳng hạn sẽ thấy khác rất nhiều.
Hy vọng Trung chưa bán Mutec MC-1.2 ;)
 

trung224

Well-Known Member
@aqh : Em rất cám ơn bác đã cho góp ý. Đợt trước em cũng có thử cách cấp nguồn qua USB Power cho Mutec với Uptone Regen , bản thân Regen lại được cấp nguồn DC bằng chính iFi iPower 9V bác ạ, nhưng hiệu quả tuy có nhưng những điểm yếu của Mutec MC-1.2 em nói ở phía trên ko được cải thiện quá nhiều bác ạ, thành thử sau đó em mới bán USB Regen và iFi iPower 9V đi, dùng main power của Mutec. Ít nhất theo trí nhớ của em thì kể cả sự khác biệt giữa 502DAC đối với Mutec lớn hơn kha khá so với Mutec với Mutec + Regen + iPower 9V.

@linh0983 : Hôm qua em cũng test qua phần DAC rồi bác ạ. Có điều em ko ghi ra vì không có sự so sánh thích hợp. So sánh với board PiFI DAC+ thì con 502DAC theo em đập chết con PiFi DAC+, đặc biệt là ở transient và chi tiết, nền âm cũng tĩnh hơn. Tuy nhiên, con PiFi DAC+ giá có 16 USD trong khi con 502DAC giá 89USD với một đống cái tiến (từ phần cấp nguồn, board, grounding, đến reclock nên nói gì thì nói nó cũng hơi khập khiễng.
Còn so với Gungnir Multibit thì lại càng khập khiễng vì con Gungnir Multibit ở một đẳng cấp khác về tái tạo âm thanh nhạc cụ, nó không chỉ là vấn đề tiếng sạch và chi tiết mà cả microdynamic lẫn microdetail nữa.
Nếu đối chiếu theo trí nhớ của em thì nếu để xuất ra ampli thì combo 502DAC + iFi iPower 5V sẽ trội hơn so với Modi 2 Uber. Về độ sạch tiếng thì có lẽ ngang với Modi Multibit qua SPDIF nhưng kém hơn về microdynamic và microdetails (đây thuần túy là yếu điểm do con chip giải mã và filter)

Về vấn đề tín hiệu i2s thì 502DAC cũng như Hifiberry DAC+ Pro, reclock tín hiệu i2s đến bằng 2 clock (một cho họ 44,1kHz, một cho họ 48kHz) rồi dùng tín hiệu i2s đã được reclock đó để giải mã về tín hiệu analog
 
Bên trên