Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

nghiadalat

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Transport và các vẫn đề liên quan
Transport lâu nay vẫn là gây tranh cãi lớn trong giới audiophile, người thì nói CDP là nhất, người thì bảo nhạc số qua máy tính không hề kém cạnh. Phần bài viết này của em chủ yếu nói về kinh nghiệm bản thân với các loại transport, mong mọi người có cách nhìn thấu đáo hơn, từ đó tránh bị giới sản xuất đồ audio vốn đầy rẫy thành phần “snake oil” thuốc hàng

1. Transport là gì.
Transport ở đây em nói đến là transport chuyên dụng, chỉ nhằm mục đích đọc tín hiệu số rồi truyền tín hiệu số digital đó ra DAC rời hoặc phần DAC tích hợp.

Transport = phần đoc tín hiệu (ví dụ như mắt đọc và bộ xử lý trong CDP, máy tính, Raspberry Pi hay transport chuyên dụng như Auralic Aries, Aurender) + phần nguồn điện cung cấp + phương thức truyền dẫn ra DAC (i2s, USB, SPDIF coaxial, Toslink, AES/EBU)

Đầu tiên chúng ta đánh giá về phần đọc tín hiệu trước và nguồn điện liên quan. Đây là một trong số những lý do CDP dùng cổng ra coaxial digital dù rẻ tiền vẫn tốt hơn 98% máy tính bình thường trong việc làm transport. Máy tính bình thường dù có được tính chỉnh phần mềm thì vì phải cáng đáng rất nhiều thứ nên mạch rất lớn. Mạch lớn, đa phần dùng windows nên phải gành quá nhiều tác vụ không cần thiết cho audio nên rất tốn điện. Nguồn điện xung của máy tính (kể cả loại xịn) thì về độ nhiễu nhiều hơn hẳn nguồn điện cung cấp cho các transport chuyên dụng khác như CDP do tải lớn… Đấy là còn chưa kể đến hằng ha sa những sóng RFI, EMI trong mạch làm ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu số ở cổng ra. Có bác sẽ bảo tín hiệu số chỉ là 0 và 1. Không sai những truyền dẫn những tín hiệu đó lại là tín hiệu điện mà tín hiệu điện thì phải tuân theo các cơ chế vật lý, cho nên những nhiễu loạn do nguồn điện gây ra là hoàn toàn có thật.

Dĩ nhiên, nhiều người cũng đã thấy được yếu điểm của việc lấy máy tính thường làm transport nhưng nhạc số quá tiện dụng và là tương lai của công nghiệp âm nhạc. Không thể thấy nó chưa được tốt mà vứt bỏ đi và quay lại với đầu CD được. Con người hiện đại chắc chắn không muốn nhấc mông lên đổi CD 10-15 phút một lần chỉ vì muốn nghe một track yêu thích, cũng như gần 35 năm trước mọi người cũng hoan hỉ khi CD ra đời để khỏi phải đứng dậy đổi mặt của đĩa than 30 phút một lần. Họ muốn nằm một chỗ, dùng di động, tablet hay cùng lắm là laptop để đổi bài hát. Có cầu ắt có cung, các nhà thiết kế đã cố gằng cải tiến transport máy tính. Cách làm cũng không có gì đặc biệt: tự thiết kế bo mạch loại nhỏ, thiết kế hệ điều hành nhỏ gọn, chỉ phục vụ nghe nhạc, sản sinh ít sóng nhiễu EMI/RFI, tiêu tốn ít điện năng để có thể sử dụng những nguồn một chiều thật sạch. Tiêu biểu như những transport của Auralic, Aurender, Sonore MicroRendu. Một số hãng còn “tiện hơn”, đặt mua những mạch máy tính nhỏ như cubox, raspberry Pi thêm bộ nguồn sạch, tự thiết kế hệ điều hành linux cho bo mạch đó thêm bộ chuyển đổi sang SPDIF rồi bán ra với giá tiền nghìn đô :))

Em đã có dịp nghe thử thì quả thật những transport đó vượt hẳn những máy tính thường trong việc làm transport, kể cả những máy đã độ và không hề kém CDP làm transport trong cũng tầm giá (dĩ nhiên là khi cùng so sánh trên CD và bản rip 16-44.1 từ chính CD đó)

2. Các giao thức truyền tín hiệu sang phần DAC của transport.
Đây cũng là một trong số những phần rất quan trọng trong việc có được âm thanh tốt nhất.

Các loại transport thường thấy:
2.1 USB synchron (USB đồng bộ):

Đây là giao thức kết nối DAC với máy tính hồi trước năm 2011. Chất lượng phải nói là tệ hại vì nó thừa hưởng tất cả điểm yếu của giao thức USB nói chung (sẽ đề cập ở dưới) lẫn máy tính (do nó dùng clock nhiễu kinh khủng của máy tính làm clock cho DAC). Trong tất cả các giao thức, nó là tệ nhất cả về lý thuyết lẫn thực tế, cần phải tránh xa bằng mọi giá.

2.2. Toslink (hay cổng quang):

Được phát triển bởi Toshiba hồi cuối những năm 1980s. Đây là một ví dụ tiêu biểu của lý thuyết thì hay những chả bao giờ làm ra được cái thực tế, và cũng là một bài học cảnh tỉnh cho mọi người về khả năng “thuốc” của các hãng đồ âm thanh.
Về lý thuyết quảng cáo: toslink truyền tín hiệu qua tín hiệu ánh sáng, có nghĩa là sẽ gần như không có hao hụt trên đường đi, cộng với việc không còn là tín hiệu dòng điện nên sẽ không còn các nhiễu loạn khác. Nghe rất hay nhưng đến thực tế mới ngã ngửa ra là quá khó để đạt như lý thuyết. Vấn đề nằm ở chỗ để có thể truyền tín hiệu quang trên dây, mỗi đầu xuất và nhận cần có một bộ chuyển tín hiệu quang sang điện và ngược lại. Cái bộ chuyển đổi này thực tế tạo ra rất nhiều jitter, và để giảm thiểu điểm yếu này thì đòi hỏi chi phí cao. Quan trọng là chỉ cần 1 đầu phát hoặc nhận không đạt chuẩn lập tức tín hiệu sẽ không ra gì, và chắc chắn cái sự đạt chuẩn audio đó sẽ không thể tồn tại trên những cái TV hay máy tính sản xuất đại trà được. Cá nhân em đã từng nghe rất nhiều DAC những có một vấn đề nổi cộm với toslink là tiếng rất sạch nhưng không hề có bass, hay nói chính xác là bass không có tí impact nào, kể cả những DAC đó có tiếng về bass đi chăng nữa. Đánh giá: chất lượng thứ hai đứng từ dưới lên, cố gắng tránh dùng.

2.3. USB asynchron (USB không đồng bộ)

USB asynchron được phát triển bởi kĩ sư Gordon Rankin của Wavelength Audio vào năm 2011. Phải công nhận là so với Toslink và đặc biệt là USB synchron, chất lượng của nó là trội hơn hẳn. Nó giải quyết yếu điểm của USB synchron là nó sẽ sử dụng clock trong DAC làm điểm tham chiếu, nhờ đó giảm đáng kế jitter. Dân chúng audio tin rằng đây chính là bước ngoặt của audio, và từ nay thì những máy tính laptop cũng sẽ thành transport tốt. Nghe rất hay và hấp dẫn nhưng thực tế thì cùng một DAC lấy cổng vào là USB từ laptop đem so với cổng coaxial từ những đầu CDP rẻ tiền thì CDP vẫn trội hơn hẳn về chất lượng, bass xuống sâu hơn, treble lên cao hơn nhưng không bị sạn, hơn hẳn cái độ mờ mịt khi qua USB asynchron ở hai khoảng này, âm trường cũng tĩnh hơn nữa. Lý do chính là USB có những yếu điểm cực lớn về điện học, đó là không cách ly điện. USB bao giờ cũng có 4 đường, 1 đường 5V+, 1 đường đất ground, và 2 đường tín hiệu. Vẫn đề là do không cách ly điện nên các đường này có sự tương tác crosstalk với nhau gây ra nhiễu trên đường đi. Nếu bo mạch nhận tín hiệu của bác không dùng nguồn 5V+ từ máy tính, bác có thể cắt đường 5V+ và đường ground nhưng hai đường data còn lại vẫn có tác động qua lại. Cái yếu điểm này không sửa được cho đến ngày nay.

Có bác bảo là USB copy file dùng năm này qua năm khác có thấy ảnh hưởng gì đâu. Vấn đề là USB dùng khi bác copy file là quá trình không phụ thuộc thời gian nên khi nhân tín hiệu sẽ có quá trình tự sửa lỗi còn với truyền tín hiệu audio và giải mã gần như là thời gian thực nên sẽ không có chỗ cho sửa lỗi và sẽ được tự thêm bằng buffer, bất cứ sự nhiễu loạn nào trên tín hiệu sẽ truyền được nguyên vẹn đến chip DAC. Và nên nhớ rằng digital không như analog. Với thiết bị thuan analog như ampli thì độ méo 0,001 với 0,01 hầu như không khác nhau quá nhiều, nhưng trong quá trinh giải mã qua chip vốn làm việc với cỡ micro giây hay nhỏ hơn thì bất cứ sự thay đổi nhỏ nào cũng sẽ khiên âm thanh kém đi một cách rõ ràng ngay.

2.4. SPDIF
SPDIF viết tắt của Sony/Philips Digital Interface Format là định dạng do Sony và Philips phát triển cho truyền dẫn tín hiệu nhạc số. Nền tảng của nó là chuẩn AES3 hay còn gọi là AES/EBU vốn được dùng trong các phòng thu (hay còn gọi là professional audio, gọi tắt là pro audio). Ưu điểm của nó là được cách ly điện (cái này USB không bao giờ bằng được). Nhược điểm là ground loop và quan trọng hơn là phụ thuộc hoàn toàn vào clock của nguồn phát. Cho nên những CDP rẻ làm transport sẽ không tốt bằng những transport chuyên dụng khi dùng kết nối này với DAC vì clock kém hơn.

Thật ra thì Toslink cũng dùng protocol của SPDIF nhưng vì nó truyền dẫn theo kiểu quang nên em tách riêng ra.

Ngoài Toslink có 3 cổng truyền dẫn SPDIF chính:
Thứ nhất là qua cổng RCA dùng cáp đồng trục coaxial. Thứ hai là cổng BNC. Thứ ba là qua cổng XLR hay còn gọi tắt là cổng AES. Hai cái sau chủ yếu ở những DAC cho pro audio hoặc những DAC hãng đắt tiền hoặc DAC Tàu.

Cá nhân em thì đánh giá chất lượng âm thanh là AES > BNC > RCA coaxial. Lý do là do vấn đề truyền dẫn. Trong truyền dẫn digital thì quan trọng là sự chính xác của trở kháng nhằm tránh tín hiệu vị phản xa do có sự lêch trở kháng trên đường đi. Với AES là 110 Ojhm, với BNC là 75Ohm và Coaxial RCA là 75 Ohm. Vấn đề là dù hoàn toàn có thể đạt 110 Ohm cho đầu cắm AES và 75 Ohm cho BNC nhưng với đầu cắm RCA thì gần như không thể đạt 75 Ohm được. Đây cũng là lý do có rất nhiều dây digital coaxial cho audiophile nhưng lại rất ít dây AES hay BNC. Lý do chính là do đầu cắm và giắc cắm RCA rất rất khó đạt 75 Ohm nên dây digital RCA dễ ảnh hưởng đến âm thanh hơn 2 loại dây kia. Và vì thế với từng bộ dàn thì dây này quá hợp nên tốt, mang sang bộ dàn khác lại thành dở. Còn so AES với BNC thì em thấy AES hơn vì cùng được cách ly điện nhưng AES truyền kiểu balance cho 2 kênh nên nhiễu sẽ ít hơn BNC, dù cách biệt rất nhỏ.

Đây là về lý thuyết còn so trên con DAC của em, dùng Mutec 1.2 làm interface xuất coaxial và AES thì coaxial cho nền âm sạch nhưng hơi nhấn bass và treble quá, còn AES thì cân bằng hơn rất nhiều. Dây coaxial là dây DH labs D-750 đi mượn (giá 85 Euro) còn dây AES là tự làm, giá 15 Euro.

2.5. I2S

I2S là một định dạng kêt nối trực tiếp với chip DAC, giống như SPDIF. Ưu điểm là sự kết hợp giữa hai điểm mạnh của USB và SPDIF, vừa có cách ly điện như SPDIF, vừa có thể kết nối không đồng bộ với nguồn phát như USB, như vậy sẽ ít phụ thuộc nguồn phát hơn. Hơn nữa, do truyền riêng biệt tín hiệu clock và data nên sẽ ít jitter hơn việc truyền đồng bộ clock và data trên cùng một kênh như SPDIF. Nói chung là về ly thuyết là hoàn hảo. Có điều như nhiều cái “hoàn hảo” như đã nói ở trên, gần như việc sử dụng kêt nối này giữa transport và DAC rời đã gần như bị xóa sổ dù mới nhen nhóm hồi 2012-2013. Lý do chính là các hãng làm DAC và làm chip DAC có cách config các con chip DAC khác nhau (dùng cổng nào trên chip khác nhau). Việc cắm nhầm cổng I2S có thể phá hỏng con chip, do đây là dạng kết nối trực tiếp. Lấy ví dụ như I2s interface như DIU8 của audio gd có thể dùng cho DAC rời của Audio GD và PS Audio nhưng i2S interface của Gustard lại không dùng được. Chính do sự không thống nhất này nên giờ kết nối i2S chỉ có tương lại với Raspberry PI (sẽ được đề cập đến ở dưới). Hơn nữa, theo em thấy so sánh AES/EBU với i2S cũng là một 9 một 10 (do tín hiệu i2S truyền data và clock riêng biệt nên dù ít jitter nhưng nếu khoảng cách truyền dài, sự lệch giữa hai tín hiệu này sẽ lớn và ảnh hưởng đến quá trình sử lý của chip, chính vì vậy mà I2S chủ yếu được dùng ở mạch nhận tín hiệu và chip DAC trong cùng một DAC hay CDP)

Chốt lại về chất lượng truyền dẫn: AES = i2S (I2S tốt hơn ở khoảng cách ngắn, dưới 30cm, còn từ 1-2 m trở ra thì AES tốt hơn) > BNC> SPDIF coaxial đồng trục > USB không đồng bộ > Toslink > USB đông bộ


3. Kết luận và lời khuyên về transport.
3.1 Nếu như các bác nghe nhạc chủ yếu qua CD thì giải pháp rẻ tiền và tốt nhất cho transport là vẫn là CDP (chỉ cần có hỗ trợ cổng ra digital coaxial). Nếu vẫn chơi CDP mà kĩ tính hơn có thể chọn những CDP chuyên dụng cho phòng thu có cổng ra AES ví dụ như Tascam CD-500B, trông không bắt mắt nhưng rất tốt (Tascam là nhánh của Teac chuyên về thiết bị phòng thu).

3.2 Nếu tập trung vào nhạc số nhằm tận dụng nguồn nhạc HiRes thì theo kinh nghiệm của em tránh dùng đến USB nối trực tiếp. Dĩ nhiên, USB rất tiện lợi nhưng nó có quá nhiều yếu điểm cố hữu về thiết kế cho việc dùng audio như đã nói ở trên.

Hiện nay, để khắc phục yếu điểm của USB, người ta có một số cách như sau:
Thứ nhất : Dùng soundcard xuất SPDIF ra ngoài cho DAC. Đây là cách làm cũ kĩ, về lý thuyết cũng là rất tốt vì nó bỏ qua hoàn toàn tín hiệu USB. Thế nhưng, soundcard không gắn được vào laptop hay tablet nên tính khả dụng không lớn. Thứ hai, tuy bỏ qua USB nhưng vì soundcard thường gắn vào máy tính bàn, nơi có điện năng không ổn định, nhiều sóng nhiễu nên nguồn phát này cũng không thể gọi là “sạch” được. Để sửa chữa những yếu điểm đó cũng không quá khó. Có những soundcard với thiết kế lọc nguồn và chặn sóng RFI/EMI dùng cho pro audio như của lynx cũng rất tuyệt vời (mỗi tội đắt tiền và cần thêm world clock ngoài nữa). Nói chung, giải pháp này là tốt và rẻ cho các bác nào nghe nhạc từ soundcard và sau đó nâng cấp lên DAC rời. Chỉ cần mua 1 dây coaxial digital và nối với DAC từ soundcard là xong, chất lượng tốt hơn USB trực tiếp nhiều.. Hoàn toàn không khuyến khích.

Thứ hai: Nếu vì lý do nào đó vẫn muốn dùng laptop và USB thi có thể cân nhắc giải pháp là các thiết bị lọc USB. Có rất nhiều thiết bị kiểu đó hiện nay: rẻ nhất là Audioquest Jitterbug, rồi iFi iPurifier, Schiit Wyrd, hay đắt tiền như Uptone Regen hay Intona. Em có may mắn là được thử hầu hết đám này. Jitterbug và iPurifier em mua về thử rồi đem trả lại trong vòng 14 ngày, Intona đem đi mượn demo, còn Uptone Regen thì chính thức sở hữu. Đánh giá của em về các thiết bị này là ở chừng mực nào đó có hiệu quả, đặc biệt là làm giảm nhiễu nền. Con ít có tác dụng nhất iFi iPurifier, hầu như không có thay đổi gì đáng kể. Con Jitterbug (em đã review trên forum rồi), có xu hướng làm cứng phần treble, chuyển nền âm về mid bass, nhiễu nền có giảm đi chút xíu. Vì lẽ đó nên tác dụng của nó là tùy bộ dàn, như với em là tác dụng ngược, nói chung con này nên cân nhắc trước khi mua. Hai con tốt nhất là USB regen và Intona, âm trường tĩnh hơn hẳn, Regen có xu hướng mở rộng âm trường nhưng phần làm nó “flat” hơn còn con Intona tiếng tập trung hơn. Chốt lại là Intona > Regen > iPurifier = Jitterbug. Vấn đề là kể cả Regen nếu đem so với những bộ chuyển USB to SPDIF loại tốt sẽ nói ở phần sau thì vẫn không bằng, không hiểu sao độ chi tiết của USB trực tiếp ở bass và treble và độ nhiễu nền kể cả khi dùng Regen vẫn kém hơn CDP và bộ chuyển USB to SPDIF loại tốt. Hơn nữa, tác dụng của các thiết bị lọc USB kiểu này cũng tùy vào DAC. Sau khi tiêu tốn cũng kha khá cho phần này, kết luận của em là nếu chơi dàn thì không nên đầu tư cho các thiết bị kiểu này. Chỉ dùng khi bác quá cần đến USB trực tiếp (để chơi DSD chả hạn) hoặc DAC của bác là loại portable, không có cổng SPDIF in, cần một thiết bị nhỏ gọn mang đi công tác, khi đấy thật sự các thiết bị kiểu này cũng là đáng giá. Những bộ chuyển USB to SPDIF loại vớ vẩn như M2Tech 2Face, Gustard U12, Musicland cũng không bằng USB regen hay Intona đâu.

Thứ ba, sử dụng các bộ chuyển USB to SPDIF loại tốt (và thường là không rẻ). Ở VN mọi người hay nhắc đến M2Tech 2Face (50$) hay đắt tiền hẳn như Berkeley Alpha USB (2000$). Về cấu tạo thì là nhận tín hiệu USB, tách lấy thông tin và chuyển về SPDIF, thậm chí với một số con loại tốt như Berkeley Mutec MC3+ còn reclock lại tín hiệu, lọc nhiễu USB bằng chip fpga. Cá nhân em thấy cách này hay hơn các cách truyền dẫn trên nếu làm tốt. Lý do là nhận tín hiệu USB và reclock về SPDIF nên nó sẽ truyền tín hiệu đến DAC ít nhiễu hơn. Hơn nữa, vì nằm tách biệt với PC nên nó sẽ ít bị nhiễu điện hơn, clock cho cổng ra SPDIF cũng tốt hơn. Tuy nhiên, như tục ngữ Tây có nói là “there is no free lunch”, tức là không có cái gì cho không cả. Ví dụ như chất lượng của cái bộ chuyển này rất phụ thuộc vào chip xử lý, thường là XMOS, vào clock cho SPDIF vào nguồn điện cấp cho chip XMOS. Chỉ cần làm không tốt thì bác sẽ nhận được không phải tập hợp những cái tốt mà sẽ là tập hợp những cái kém của USB và SPDIF. Như đã nói ở trên những bộ chuyển USB to SPDIF cấp thấp hoàn toàn không hơn gì, thậm chí là kém những bộ lọc USB cùng tầm giá như USB Regen hay Intona.
Trong tầm hiểu biết của em thì có những USB to SPDIF này là đáng chú ý (chắc chắn hơn hẳn lọc USB) và là giải pháp tốt nhất cho các bác vẫn dùng PC làm transport.
Một là Mutec MC-1.2: Mutec là hãng chuyên làm đồ cho pro audio của Đức vì thế ít được biết đến hơn. Có điều sản phẩm thì quá tốt, em từng đem con USB regen đi thử với con Mutec thì còn Mutec MC-1.2 cho con USB regen ra bã luôn. Hiện nay em đang sở hữu em này. Giá nó không hề rẻ (bác có thể tra qua thomann.co.uk để biết giá) nhưng rất đáng đồng tiền, hơn nữa nó có tất cả các cổng ra nên rất đa dụng.
http://www.thomann.de/gb/mutec_mc_12_aluminum.htm?ref=search_rslt_mutec_356319_8

Hai là con Singxer F-1: Một thiết kế Tàu khựa. Nhìn trông thế này thôi nhưng bọn làm ra cái này cho vào đó rất nhiều chất xám và linh kiện tốt. Chip là XMOS XU208, dùng 2 clock femto xịn của Crystek CHD575 cho 2 nhóm tần số 44,1kHz và 48kHz. Ở giữa còn có chip isolation và chíp lọc LDO (low-dropout regulator) nhằm cung cấp điện sạch nhất cho chip XMOS và clock. Em chưa được thử con này nhưng theo vài người em biết có cả 2 con nói chất lượng không thua Mutec MC-1.2 và giá chỉ bằng nửa. Nếu bác cần phiên bản nhiều cổng ra như Mutec thì bọn này cũng có một con, giá bằng con Mutec
http://www.ebay.com/itm/F-1-XMOS-US...dule-XU208-U8-upgraded-version-/111961717820?
http://www.ebay.com/itm/Singxer-SU-1-XMOS-XU208-USB-Digital-interface-CPLD-DSD256-DOP/122000079084?_trksid=p999999.c100623.m-1&_trkparms=aid=222007&algo=SIC.MBE&ao=1&asc=20160323102634&meid=0327a307cda343579346f63dff583e18&pid=100623&rk=5&rkt=6&sd=111961717820


Hai con đó là rẻ và tốt nhất em biết, có nó tương đương với transport CD rồi. Nếu rủng rỉnh và cần chất lượng cao hơn (có reclock cho SPDIF luôn) thì có những sự lựa chọn khác như Mutec MC3+ USB, Off-Ramp 5 hay đỉnh cao là Berkeley Alpha USB cùng bản nhái hàng Tàu của nó là Tanly.

Thứ tư, giải pháp tối ưu nếu có nhiều tiền hẳn, bỏ qua hẳn USB, chơi luôn các transport xịn, tất cả phần cứng phần mềm, nguồn điện đều tối ưu cho audio, đầu ra là AES hoặc SPDIF. Tiêu biểu là Auralic Aries, Total DAC Server, Aurender N10. Cách này là tối ưu, đảm bảo mọi thứ đơn giản,dễ dủng chả phải chỉnh chọt gì, được cả phần nghe lẫn phần nhìn, mỗi tội đắt. Nếu có đồ rẻ mà tốt đa phần cũng là đồ Tàu, ví dụ Soundaware D100 Pro.
http://www.soundaware.net/index.php?m=content&c=index&a=show&catid=14&id=13

4. Đó là những giải pháp transport hiện tại, vậy thì tương lai gần là thế nào.
Cá nhân theo quan điểm của em tương lai của transport ngoài các đầu transport chuyên dụng thì có hai khả năng lớn như sau.
Thứ nhất là đối với đa số mọi người vẫn dùng máy tính làm nơi chứa nhạc và phát nhạc thì tương lai đó là kết nối ethernet. Bỏ qua toàn bộ cái USB kia đi, bác sẽ xuất tín hiệu qua cổng LAN. Cổng LAN có một đặc điểm nổi trội là cũng như SPDIF là cách ly điện (galvanic isolation) nên sẽ tốt hơn USB rất nhiều. Dĩ nhiên, các thiết bị kiểu này cũng mới chỉ xuất hiện nhiều cho các thiết bị cho pro studio. Tiêu biểu là Merging NADAC hay Focusrite Rednet 3, mà theo tay này đập chết tất cả các thể loại USB-to SPDIF converter kể cả Mutec MC3+. Dĩ nhiên bác thấy đây là cho pro audio nên nó có rất nhiều cổng ra vào, chúng ta sẽ còn phải đợi khá lâu trước khi chúng thật sự tiến vào phân lớp dành cho khách hàng dân dụng
https://global.focusrite.com/ethernet-audio-interfaces/rednet-3

Thứ hai chính là Raspberry PI và các miniboard loại nhỏ. Ưu điểm của Pi thì ai cũng biết, nhỏ gọn, chạy hệ điều hành linux thu gọn, đỡ các tác vụ nên có thể dùng các nguồn điện sạch. Hơn nữa còn rẻ, cũng không khó để dùng. Tuy nhiên, đừng bao giờ lầm tưởng những cái đó là đủ cho chất lượng âm thanh hàng tuyển giống như bài viết nâng bi ở trên đây:
https://volumio.org/raspberry-pi-i2s-dac-sounds-so-good/

Ý tưởng Raspberry Pi chính là tương lai của audio. Nhưng nó không phải là hoàn hảo. Bỏ qua chuyện dùng USB DAC vì bản thân USB trực tiếp đã đầy rẫy lỗi rồi. Ở đây em nói đến thế mạnh nhất của Pi đó là xuất i2s. Về lý thuyêt, xuất i2s từ Pi vào trực tiếp cổng i2s của chip là đường ngắn nhất và sạch nhất. Thế nhưng, vấn đề là cổng i2s truyền data và clock riêng biệt, mà i2s trên Pi để mặc định clock trên Pi là master còn DAC chip là slave. Điều đó có nghĩa là clock trên Pi sẽ quyết định chất lượng i2s. Thế nhưng clock trên Pi lại là clock rẻ tiền, hơn nữa là clock 19,2 MHz, có nghĩa là nó sẽ chỉ support tốt nhất cho 48kHz audio digital, tức là video. Còn khi có nguồn nhạc 44,1kHz, và bội số, nó phải sử dụng thuật toán khác dẫn đến vô khối jitter. Đó chính là lý do vì sao trong các DAC rời họ dùng 2 clock cho 2 họ tần số 44,1 và 48 kHz. Ok, sẽ có bác bảo là quan trọng gì, Pi rẻ mà, cần gì phải đòi hỏi, nghe ra tiếng là được. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của em, clock mà phò thì chất lượng chi tiết qua DAC sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cái vấn đề clock đó thậm chí còn đi ngược lại mục đích của i2s là làm giảm jitter khi truyền dẫn tín hiệu.

Vậy giải pháp tốt đó là viết code để Pi là slave còn dùng clock trên bo mạch DAC làm master. DAC+ Pro của hifiberry đã làm điều đó. Ý tưởng rất tốt khi dùng 2 clock trên DAC+ Pro, vấn đề lại do muốn giá thành thấp nên nó lại dùng hai clock rẻ tiền nữa thay vì dùng những clock loại tốt của NDK hay Crystek. Hơn nữa, nó còn dùng chung nguồn điện với Pi nữa. Còn board Digi+ còn không có clock mà vẫn dùng clock của Pi. Ok, với tầm tiền thì Pi + DAC+ hay Pi+ Digi+ là rất tốt. Có điều giữa tốt về mặt tỉ lệ chất lương/giá thành là một chuyện, còn tốt nếu so sánh với những cái tốt khác lại là một chuyện khác. Em từng mua Pi2 + Digi+ + iFi iPower 5V về so với Mutec MC-1.2 của em thì dù độ nhiễu nền của combo Pi ngang Mutec nhưng so về chi tiết và độ chân thực của chi tiết thì vẫn còn kém một bậc.

Dĩ nhiên, Digi+ không tốt không có nghĩa sẽ không có những transport dùng Pi ngon. Em đang chờ đợi những thiết kế mới cho Pi, ít chú trọng đến độ rẻ hơn mà tập trung hơn vào chất lượng thật sự. Em xin giới thiệu cho các bác tham khảo:
http://www.pi2design.com/coming-soon.html

Bác để ý đến board xuất SPDIF đó là High-Performance Digital Audio (HAT). Thằng thiết kế đã có những thiết kế rất đúng chuẩn cho audio. Sử dụng 2 clock riêng biệt của NDK, sử dụng ultra low noise power filter LT3042, quan trọng hơn, nó cho phép dùng jumper để dùng nguồn 5V riêng, ko chung nguồn điện với Pi. Thằng thiết kế còn nói sẽ có phiên bản nâng cấp dùng cổng ra BNC và AES. Giá thành tất nhiên sẽ không thể có giá 30$ như Digi+ nhưng cũng sẽ không đắt. 50$ cho bản thường và có thể là 80$ với bản có AES. Em nghĩ với những sự thiết kế đó, transport Pi sẽ không thua gì con Mutec của em, và khi đó em sẽ lại có thể bán con Mutec để tái đầu tư cái khác.

Vài lời dông dài về transport, mong nó có thể cung cấp cho các bác tí chút thông tin
Xin chân thành cảm tạ bài viết cô đọng, chứa đầy kiến thức cùng kinh nghiệm. Đây mới là Bảo bối để thâm nhập thế giới Nhạc số. Món này mà không trang bị kiến thức nền thì chỉ có mà ốm đòn (có cả đòn của bọn bán thiết bị lẫn đòn của Vợ!)
 

ABCAudio

Active Member
@trung224

Chúc bạn trung224 khỏe mạnh, thành công, và có thời gian cung cấp lai rai những bài viết giá trị để anh em được mở mang thêm kiến thức.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kdd031206

Member
Các bác cứu em với: em mới kiếm được con modi mut. Về nhà kết nối với con laptop dell nhưng ko cài được vì nó đòi «Please connect the CMEDIA UsB 2.0 Audio Device» giờ phải làm sao các bác
IMG_20161204_105724_edit.jpg
 

giaphongn

Well-Known Member
Các bác cứu em với: em mới kiếm được con modi mut. Về nhà kết nối với con laptop dell nhưng ko cài được vì nó đòi «Please connect the CMEDIA UsB 2.0 Audio Device» giờ phải làm sao các bác View attachment 236531
Bản này sẽ cho thông báo như bác bị: For Windows 10: Schiit USB Gen2 Drivers (W10) 1.01 (6.5MB)
Bác phải cài cái bên dưới cho Windows 10
Alternate drivers (if you have trouble with the above): Schiit USB Gen2 Drivers 1.03 (For 7 and 8)
Em cũng đã toát mồ hôi vụ này.
 

kdd031206

Member
cảm ơn các bác
Sau khi toát nhiều mô hôi như bác giaphongn, thì em cũng phải dùng thăng Drivers 1.03, nhưng khi cài tiếp cái thằng asio mà bọn Schiit giới thiệu phía cuối thì không được. Vụ này bác giaphongn giải quyết các nào, hay là nghe ko cần asio ạ
 

giaphongn

Well-Known Member
cảm ơn các bác
Sau khi toát nhiều mô hôi như bác giaphongn, thì em cũng phải dùng thăng Drivers 1.03, nhưng khi cài tiếp cái thằng asio mà bọn Schiit giới thiệu phía cuối thì không được. Vụ này bác giaphongn giải quyết các nào, hay là nghe ko cần asio ạ
Mình cũng không nhớ lắm, nhưng hình như không có cài. Mình thấy có cả ASIO mà (hình minh họa dùng JRiver 22)

upload_2016-12-5_8-45-55.png
 

mrhungtn

Member
cảm ơn các bác
Sau khi toát nhiều mô hôi như bác giaphongn, thì em cũng phải dùng thăng Drivers 1.03, nhưng khi cài tiếp cái thằng asio mà bọn Schiit giới thiệu phía cuối thì không được. Vụ này bác giaphongn giải quyết các nào, hay là nghe ko cần asio ạ
Có cả Asio và Wasapi rồi không cần cài nữa đâu Bác.
 

giapxuanduong

New Member
E có con dac x20u và singxer su1 nhờ các bác tư vấn giúp e nên dùng sợi dây hdmi nào và mua ở đâu? E ở Hà Nội.
 

trung224

Well-Known Member
cảm ơn các bác
Sau khi toát nhiều mô hôi như bác giaphongn, thì em cũng phải dùng thăng Drivers 1.03, nhưng khi cài tiếp cái thằng asio mà bọn Schiit giới thiệu phía cuối thì không được. Vụ này bác giaphongn giải quyết các nào, hay là nghe ko cần asio ạ

Bác đang dùng Windows nào ạ. Nếu như bác đang dùng Windows 10 thì ko cần quan tâm đến ASIO nữa đâu. Vì Windows 10 đã chính thức hỗ trợ USB Audio 2.0 (tương tự như MacOS hay Linux) rồi, do đó không cần đến ASIO nữa, chỉ dùng WASAPI thôi. Câu chuyện về ASIO là câu chuyện của 5 năm trước rồi bác à.
 

kdd031206

Member
Bác đang dùng Windows nào ạ. Nếu như bác đang dùng Windows 10 thì ko cần quan tâm đến ASIO nữa đâu. Vì Windows 10 đã chính thức hỗ trợ USB Audio 2.0 (tương tự như MacOS hay Linux) rồi, do đó không cần đến ASIO nữa, chỉ dùng WASAPI thôi. Câu chuyện về ASIO là câu chuyện của 5 năm trước rồi bác à.
Em dùng Win 7, hôm trước em test trên foobar 2000 thì thấy asio nghe rõ hơn Wasapi một tí mới lạ chứ, hay chỉ là cảm giác thôi các bác nhỉ
 

trung224

Well-Known Member
Em dùng Win 7, hôm trước em test trên foobar 2000 thì thấy asio nghe rõ hơn Wasapi một tí mới lạ chứ, hay chỉ là cảm giác thôi các bác nhỉ
Không hẳn là cảm giác đâu bác à. ASIO tiếng trong và có phần mượt hơn WASAPI, trong khi WASAPI tiếng có độ động tốt hơn. Trong các chương trình nghe nhạc trên windows thì foobar có nền âm hơi "mộc", bass xuống sâu nhưng hơi bị mờ chi tiết, do đó khi kết hợp với ASIO tiêng trong là hợp. Nếu bác dùng Jriver có nền âm "mượt" thì em thấy WASAPI lại hơn bác ạ. Hồi xưa em cũng đánh vật với mấy cái này mãi. Còn một cái nữa là Kernel Streaming. Nói chung kinh nghiệm của em với mấy cái này là tùy chương trình nghe nhạc, thử cả 3 cái (ASIO, WASAPI, Kernel Streaming), cái nào hợp tai hơn thì chọn thôi.
 

giaphongn

Well-Known Member
Không hẳn là cảm giác đâu bác à. ASIO tiếng trong và có phần mượt hơn WASAPI, trong khi WASAPI tiếng có độ động tốt hơn. Trong các chương trình nghe nhạc trên windows thì foobar có nền âm hơi "mộc", bass xuống sâu nhưng hơi bị mờ chi tiết, do đó khi kết hợp với ASIO tiêng trong là hợp. Nếu bác dùng Jriver có nền âm "mượt" thì em thấy WASAPI lại hơn bác ạ. Hồi xưa em cũng đánh vật với mấy cái này mãi. Còn một cái nữa là Kernel Streaming. Nói chung kinh nghiệm của em với mấy cái này là tùy chương trình nghe nhạc, thử cả 3 cái (ASIO, WASAPI, Kernel Streaming), cái nào hợp tai hơn thì chọn thôi.
Cảm nhận của em với Modi Multibit cũng thấy vậy. Trên RJiver 22, em dùng WASAPI thấy hay hơn ASIO và Kernel Streaming. Cân bằng cả 3 dải, đặc biệt là treble rõ nét hơn. Nhưng trung âm không nổi hẳn lên như nghe với ASIO.
Bác Trung cho em hỏi thêm đánh giá của bác với 02 option:
1. Laptop (chạy Windows 10 & JRiver 22) + Singxer F-1/SU-1 + DAC
2. RP3/Odroid C2 (chạy gì em còn đang mông lung) + DAC
Thì phương án nào cho độ nhiễu nền nhỏ hơn, và nhạc tính thì thua kém nhau thế nào?
Mong rằng với trải nghiệm của bác cũng cho em có định hướng đúng cho mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Cảm nhận của em với Modi Multibit cũng thấy vậy. Trên RJiver 22, em dùng WASAPI thấy hay hơn ASIO và Kernel Streaming. Cân bằng cả 3 dải, đặc biệt là treble rõ nét hơn. Nhưng trung âm không nổi hẳn lên như nghe với ASIO.
Bác Trung cho em hỏi thêm đánh giá của bác với 02 option:
1. Laptop (chạy Windows 10 & JRiver 22) + Singxer F-1/SU-1 + DAC
2. RP3/Odroid C2 (chạy gì em còn đang mông lung) + DAC
Thì phương án nào cho độ nhiễu nền nhỏ hơn, và nhạc tính thì thua kém nhau thế nào?
Mong rằng với trải nghiệm của bác cũng cho em có định hướng đúng cho mình.

Em ko có Singxer F-1 nhưng với kinh nghiệm của em với con Mutec MC-1.2 (chất lượng có lẽ nằm giữa F-1 và SU-1) thì Laptop + Mutec + DAC > RP3 + Rune + DAC. RP3/Rune + DAC âm sắc thì ổn nhưng mà âm hình bị mờ mờ, ko được sắc nét như combo laptop + Mutec + DAC. Sau quả so sánh thì em quyết định RP3 + Mutec + DAC là tương đối vẹn cả đôi đường. Dĩ nhiên ở đây RP3 chỉ dùng với cục pin Anker thôi.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Cảm nhận của em với Modi Multibit cũng thấy vậy. Trên RJiver 22, em dùng WASAPI thấy hay hơn ASIO và Kernel Streaming. Cân bằng cả 3 dải, đặc biệt là treble rõ nét hơn. Nhưng trung âm không nổi hẳn lên như nghe với ASIO.
Bác Trung cho em hỏi thêm đánh giá của bác với 02 option:
1. Laptop (chạy Windows 10 & JRiver 22) + Singxer F-1/SU-1 + DAC
2. RP3/Odroid C2 (chạy gì em còn đang mông lung) + DAC
Thì phương án nào cho độ nhiễu nền nhỏ hơn, và nhạc tính thì thua kém nhau thế nào?
Mong rằng với trải nghiệm của bác cũng cho em có định hướng đúng cho mình.
Rune đưa Su1 vào tiếng dịu hẳn đi nghe sướng lắm. Tuy nhiên Su1 nó cho mình trăng mật độ 10h thôi, sau đó cần thêm độ 100h mới thực sự phát huy. Nhìn chung rất đáng mua.
 

giapxuanduong

New Member
Nhờ các bác tư vấn giúp e kết nối giữa dac x20u và singxer su1 bằng dây gì trong tầm giá khoảng 2 triệu?
 

giapxuanduong

New Member
E thấy dây hdmi toàn dây dài thôi bác ạ còn loại 30cm thì e thấy 30k dây rẻ quá k biết nghe có ổn không?
 
Bên trên