Cảm nhận về một buổi đi chơi kiêm test đồ âm thanh (phần 2)
Sau khi nghỉ giải lao 30 phút, mọi người bước vào phần 2 đó là test DAC và Power Amp. Phần 2 không được tiến hành ở phòng "xem phim" mà ở phòng dành riêng cho việc nghe nhạc. Căn phòng rộng cỡ 40-50m2
Hệ thống tham chiếu ở phòng này còn khủng hơn phần 1:
Nguồn phát là Oracle CD1000 transport (ngoài cùng bên tay trái ở ảnh trên)
http://www.oracle-audio.com/cd1000-mkiii
Pre-Amp là Audio Note Kanada L5 Mentor 5.1 Silver Signature Wide Band (ngoài cùng bên tay phải ở ảnh trên)
http://www.ankaudiokits.com/L5-Mentor-Tube-Pre-Amplifier.html
Loa là YG Acoustics ANAT Refeerence II Professional (là con tiền thân của con YG Acoustic Sonja hiện nay)
http://www.stereophile.com/floorlou...professional_loudspeaker/#0sdeXWw7kVDbizb8.97
Do vấn đề thời gian nên cuối cùng việc test DAC rút gọn về con Schiit Gungnir của em (con dưới cùng trong giá), Aqua La Scala optologic MKIII (hàng demo, con La Scala phiên bản 3 này hiện vẫn chưa chính thức bán) và Lampizator DER7 (không ở cùng trên giá với 2 con DAC kia mà nằm ngay cạnh con transport Oracle CD1000).
Một chút về Aqua La Scala và Lampizator DER7:
Aqua La Scala là dòng DAC đầu bảng của Aqua Acoustic. Tiêu chí của Aqua Acoustic khi thiết kế DAC lẫn CDP là dùng thiết kế NOS (non oversampling) và R2R (multibit DAC). Các phiên bản đầu tiên và MKII của Aqua Scala đều dùng 4 chip PCM1704K., tuy nhiên đến phiên bản MKIII, hãng đã chuyển sang dùng mạch R2R discrete, em đoán khả năng là nguồn cung chip PCM1704K đã cạn kiệt
Em từng có dịp được nghe Aqua Scala MKII, về cơ bản là khá tuyệt. Chất âm đặc mùi NOS, hơi ấm, holographic, không quá mạnh về speed nhưng về chi tiết và độ động vẫn rất tốt. Tuy nhiên, chất bass vẫn mang thiên hướng chung của PCM1704, vừa mạnh vừa nhiều nhưng hơi cục, timbre (âm sắc) của bass không thật sự xuất sắc. Chính vì vậy, khi thấy Aqua Scala chuyển sang mạch R2R ladder, em rất tò mò muốn thử xem nó có ra gì không.
Lampizator là một hãng làm DAC của Ba Lan đang rất nổi hiện nay. Tay chủ kiêm kĩ sư trưởng là Lukasz Fikus, một tay diy cực nổi tiếng thời đầu những năm 2000 với việc mod tất cả các CDP cũ thành có mạch analog dùng tube. Dến cỡ năm 2010, có lẽ chán việc chỉ đi mod, ông ta lập ra Lampizator, chuyên sản xuất DAC đèn, có điều trái với hồi diy, giá của Lampizator không hề mang tính diy tí nào mà cực đắt. Triết lí thiết kế của Lampizator em thấy không giống như Aqua Scala, Schiit, hay khá nhiều hãng DAC hiện nay dựa vào khả năng thiết kế mạch digital, mà có hơi hướng giống Audio Note, tức là phần digital thì bình thường nhưng phần mạch analog lại xuất sắc, với việc dùng mạch analog đơn giản dùng tube, thậm chí mạch cấp nguồn cũng dùng tube recitifer thay vì diode, nhưng dùng toàn tube xịn (của KR Audio, Emission Labs hay PSVANE) và linh kiện như tụ, trở (tụ Mundof, Jensen, V-Cap). Em đã từng được nghe con Lampizator Lite 7 của hãng này hồi cách đây 2 năm. Về cơ bản là ngon nhưng không hiểu sao vẫn có một chút siblance, sau này khi bắt đầu chơi sâu vào DAC thì em mới xác định khả năng là do mạch DAC. Nên khi biết con Lampizator DER7 được sử dụng mạch R2R discrete mới (nghe trên diyaudio có chú mở ra coi thử thì kêu là board R2R Soekris bản 0.01%) thì em cũng muốn đến xem nó có đúng là do phần digital hay không.
Đến phần đánh giá, điều đầu tiên mà em nhận ra được là phần chất âm của 3 con DAC khá giống nhau dù giá tiền chênh nhau khá xa (con Gungnir MB giá 1250$, còn 2 con kia một con giá 6000$ và một con 7500$). Điều đáng kể nhất là chất âm rất thực và tự nhiên, không có gây ra một chút "gơn" hay khó chịu nào ở treble. Tất cả mọi người tham gia buổi test đều rất ngạc nhiên về con Gungnir Multibit, và không thể ngờ được khi em nói ra giá, vì tất cả mọi người đều nghĩ giá của con này phải cỡ 2500-3000$. Thật ra tay audiophile tổ chức buối offline này đã tổ chức test DAC vài lần rồi, lần nào cũng có một hai chú như em mang những con DAC "rẻ tiền" đến, lần trước là Aune S16 và Geek Pulse Infinity, lần trước nữa có Mytek DSD192. Vói những người tham gia test DAC (có ít nhất vài tay làm trong nghe studio) thì trong những con DAC "rẻ tiền" từng được mang đến, chỉ duy nhất con Gungnir Multibit của em có thể ở chừng mực nào đó so sánh được với các anh lớn.
So sánh một chút giữa 3 con DAC, nếu chỉ nói đến độ chính xác (về chi tiết và âm hình) và độ sạch sẽ của âm thanh thì đáng ngạc nhiên là con Gungnir Multibit đứng đầu. Điều này cũng không có gì lạ khi con Gungnir Multibit là oversampling DAC còn hai con kia là NOS DAC, chưa kể cả hai con kia đều dùng tube. Xét về yếu tố này, thứ tự là Gungnir Multibit > Aqua Scala MKIII > Lampizator DER7
Tuy nhiên, nếu xét về micro detail và quan trọng nhất là độ holographic của âm thanh thì con Lampizator DER7 hoàn toàn trội hơn hẳn hai con còn lại. So sánh thì âm thanh mà hai con kia tái tạo được hoàn toàn 2D, còn con Lampizator là hoàn toàn 3D. Về điểm này Lampizator >> Aqua Scala MKIII >= Gungnir Multibit.
Về chất âm, con Lampizator là ấm nhất và ngọt nhất, con Aqua La Scala cũng tầm tầm thế còn con Gungnir Multibit thì khá trung tính, so với hai con kia thì hơi khô hơn
Về macrodynamic hay tốc độ thì hai bài test không đủ khả năng test thật sự.
Tổng quan lại, sự khác biệt về chất lượng giữa con Gungnir Multibit và con La Scala MKIII khá nhỏ. Dĩ nhiên thì con La Scala là đồ mới đang chạy rà chưa được 100h nên cũng chưa thể nói chắc được điều gì, Con Lampizator DER7 thì tốt hơn cả hai con kia kha khá, nhưng vẫn có những thứ chưa thật hoàn hảo, nền âm hơi "bẩn" nếu so với hai con kia dù nghe có "cảm xúc" hơn khá nhiều. Tay chủ xị cũng thừa nhận rằng, trong số DAC của hắn thì nếu vừa đảm bảo được độ sạch sẽ chính xác như Gungnir Multibit vừa đảm bảo được độ nhạc tính như con Lampizator DER7 thì chỉ có con Aqua Formula giá 12000USD (mà do đã đặt ở phòng xem phim để test cho phần 1 nên ko mang ra test ở phần 2) mới được.
Ngoài con Aqua Formula và Lampizator DER7, tay này còn có con Audio Note DAC 5.1 nhưng theo hắn bảo con Audio Note chất âm kiểu kiểu như Lampizator nên ko mang ra test.
Phần cuối cùng trong này là test Power Amp, mục đích chính là test giữa các kiểu thiết kế Amp. Có 4 bộ Monoblocks được test đó là Jeff Rowland 501 (class D), Mark Levinson (class A/B), Devialet 400 (hybrid class A/D) và NAT Transmitter (Đèn Class A), test tracks có 4 bài, 1 bài Chor (đồng ca) mà em không nhớ tên, 1 bài vocal nữ, 1 bài test track giữa piano Steinway và violin Stradivariú, 1 bài test track của piano Bösendorfer. Lúc này mọi người quyết định dùng con DAC tốt nhất từ cuộc test DAC là Lampizator DER7 để làm chuẩn
Một chút nhận xét:
Jeff Rowland vs Mark Levinson: Nếu xét về độ động macrodynamic (tức là khả năng chuyển âm lượng từ nhỏ nhất sang to nhất), độ chi tiết và độ tĩnh của nền âm thì Jeff Rowland 501 hơn hẳn Mark Levinson 434. Tuy nhiên, nếu xét về độ chính xác trong tiếng ngân của nhạc cụ thì Mark Levinson lại hơn Jeff Rowland.
Tiếp đến là NAT Transmitter, phải nói là nghe đến con này thì hoàn toàn khác. Bài "Chor" đầu tiên nghe hay đến nỗi mà nghe xong tất cả mọi người trong phòng tự động vỗ tay. Âm nghe thật đến mức như kiểu hát ngay trước mặt vậy. Âm sắc của piano và violin thật hơn cả từ Mark Levinson 434. Độ tĩnh của nền âm cũng tương đương Mark Levinson 434.
Cuối cùng là Devialet 400 mono, nói về độ tĩnh của nền âm hay độ động macrodynamic thì con Devialet này trội hơn hẳn cả 3 con còn lại. Tuy nhiên, độ siblance gây khó chịu thì cũng tăng hơn nhiều lần, thậm chí khi so với một con Amp Class D như Jeff Rowland. Âm hình chính xác song đặt vào âm trường có phần 2D nếu so với con NAT Transmitter. Quan trọng nhất, em cảm nhận thấy khả năng tái hiện độ ngân của piano từ các con Amp Class D không ổn bằng Mark Levinson chứ chưa nói đến con NAT Transmitter.
Tổng kết lại:
1. Có vài điều rất vui từ cuộc đi chơi này, thứ nhất là em có cơ hội được trải nghiệm khá nhiều đồ âm thanh thật sự high end, và để lại ấn tượng sâu sắc (bài Solo Tu với KR830 ở phần 1 và bài đồng ca với NAT Transmitter ở phần 2)
2. Qua cuộc test, em biết được đường hướng tiếp theo cho mình khi chọn bộ dàn 2 kênh. Đó chắc chắn không phải là Class D, kể cả hybrid như Devialet đi chăng nữa. Tối thiểu là Class A còn nếu có thể Tube monoblock,
3. Em rất tự hào về con Gungnir Multibit, giá chỉ là số lẻ so với các con DAC khác trong cuộc test. Kích thước cũng bé nhỏ hơn hẳn. So sánh không khác gì David với Goliath, thế nhưng con Gungnir Multibit chỉ thua kém một chút mà thôi. Mà những cái thua đó (micro dynamic, micro detail và độ 3D của âm thanh) lại chủ yếu do các DAC gấu kia dùng tube analog stage. Em hoàn toàn có thể yên tâm vì mình sẽ không cần lo lắng về DAC nữa
, ít nhất là khi bộ dàn của mình đủ khủng
4. Tuy nhiên, thú thật sau cuộc đi chơi này em cũng có chuyện rất buồn. Đó là sau khi trải nghiệm tuyệt vời ở bộ dàn khủng thì em mất hết hứng thú nghe nhạc với bộ dàn còi ở nhà. Tối hôm đó vừa về bật bài "Solo Tu" lên mà nghe khô không khốc, chỉ sau hơn 1 phút không chịu nổi phải tắt loa đi. Mãi đến dăm hôm sau, ân tượng nó quên đi thì mới nghe nhạc lại được