Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

justbenice

Moderator
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em nghĩ DAC thì như bạn trung224 nói, nên dùng DAC bán dẫn để cho được chất lượng âm thanh đúng gốc nhất. Còn nếu thích chất âm đèn vào thì có thể dùng pre đèn, amply đèn. Em chơi qua vài đời amply đèn thì thú thực là em chơi đèn dù hay nhưng khá lích kích cầu kỳ. Chắc phải sau này khi em cảm thấy cuộc sống chậm lại thì mới chơi nổi.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Thực ra giữa DAC đèn hay DAC bán dẫn chỉ khác nhau ở phần sau của mạch, là nơi sau khi đã chuyển đổi tín hiệu từ digital sang analog xong xuôi rồi. Nên các ưu điểm của một DAC bán dẫn ở phần trước của mạch thì DAC đèn có thể hoàn toàn kế thừa.

Những phần xử lý phía sau bao gồm:

1) I-V conversion
2) Low-pass filters
3) Gain stage
4) Output buffers

Ở đây thường nói đến IV stage, mà nhiều người hay gọi nhầm là tầng 4, vì tưởng đó là số la mã. Thực ra đây là tầng chuyển đổi từ cường độ sang điện thế (current to voltage conversion stage). Mà nó thường được hiểu là toàn bộ 4 bước như liệt kê ở trên.

Đặc điểm của mạch DAC là tín hiệu đi qua nó khi xuất ra analog có cường độ dòng điện biến thiên, trong khi đó DAC cần xuất ra một tín hiệu có điện thế biến thiên để trở thành tín hiệu đầu vào của Pre-amplifier. Điện thế biến thiên này thực ra vẫn còn rất nhỏ, chỉ vài milivolt, trong khi đầu vào của Pre/Amp cần từ 500 mV đến 2V. Do đó điện thế đầu ra này cần được khuếch đại. Việc khuếch đại này thường không đảm bảo sự tuyến tính và có khi vượt quá phạm vi xử lý của mạch; khi đó với opamp thì nó sẽ clipping tín hiệu, còn với đèn tuy vẫn clipping nhưng nó bị distorsion chứ không cắt ngang, nhờ vậy tín hiệu nghe có nhạc tính hơn. Với một hãng như Audio Note thì thậm chí họ còn có một phương án độc quyền, sử dụng biến thế để xuất âm cho DAC, giúp cho sự tuyến tính khi khuếch đại còn tốt hơn đèn.

Dựa trên phân tích này mình cho rằng DAC đèn sẽ hợp với tai người hơn là DAC hoàn toàn bán dẫn.

Tất nhiên đây là mình hiểu như vậy, có gì sai nhờ các bác bổ túc thêm.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em đã thử dac loại khá là lm 502 A. Nó có 2 chế độ là đèn và bán dẫn. Chế độ đèn nghe hay hơn tương đối rõ nhưng tiếng ko sạch, trong phòng nhỏ (11m2) ko ổn.
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bro trung224 DAC không dùng dac đèn ,như vậy ampli có nên dùng ampli đèn không ?. TYhanks

Có chứ bác. DAC em không dùng đèn vì sự cần thiết của độ sạch và ổn định ở phần này, chứ đến phần ampli thì vẫn cần một chút chất đèn cho âm nó mềm đi, ướt át hơn :D. Em dùng ampli đèn xuất âm cho tai nghe Sennheiser HD650 và dùng chính ampli đó làm preamp cho con powered speaker Audioengine A2+.

Thực ra giữa DAC đèn hay DAC bán dẫn chỉ khác nhau ở phần sau của mạch, là nơi sau khi đã chuyển đổi tín hiệu từ digital sang analog xong xuôi rồi. Nên các ưu điểm của một DAC bán dẫn ở phần trước của mạch thì DAC đèn có thể hoàn toàn kế thừa.

Những phần xử lý phía sau bao gồm:

1) I-V conversion
2) Low-pass filters
3) Gain stage
4) Output buffers

Ở đây thường nói đến IV stage, mà nhiều người hay gọi nhầm là tầng 4, vì tưởng đó là số la mã. Thực ra đây là tầng chuyển đổi từ cường độ sang điện thế (current to voltage conversion stage). Mà nó thường được hiểu là toàn bộ 4 bước như liệt kê ở trên.

Đặc điểm của mạch DAC là tín hiệu đi qua nó khi xuất ra analog có cường độ dòng điện biến thiên, trong khi đó DAC cần xuất ra một tín hiệu có điện thế biến thiên để trở thành tín hiệu đầu vào của Pre-amplifier. Điện thế biến thiên này thực ra vẫn còn rất nhỏ, chỉ vài milivolt, trong khi đầu vào của Pre/Amp cần từ 500 mV đến 2V. Do đó điện thế đầu ra này cần được khuếch đại. Việc khuếch đại này thường không đảm bảo sự tuyến tính và có khi vượt quá phạm vi xử lý của mạch; khi đó với opamp thì nó sẽ clipping tín hiệu, còn với đèn tuy vẫn clipping nhưng nó bị distorsion chứ không cắt ngang, nhờ vậy tín hiệu nghe có nhạc tính hơn. Với một hãng như Audio Note thì thậm chí họ còn có một phương án độc quyền, sử dụng biến thế để xuất âm cho DAC, giúp cho sự tuyến tính khi khuếch đại còn tốt hơn đèn.

Dựa trên phân tích này mình cho rằng DAC đèn sẽ hợp với tai người hơn là DAC hoàn toàn bán dẫn.

Tất nhiên đây là mình hiểu như vậy, có gì sai nhờ các bác bổ túc thêm.

Em rất khâm phục hiểu biết của bác. Có điều, đấy chỉ là phần mạch analog của DAC. Còn lý do không nên dùng ampli đèn nằm ở phần giải mã của DAC. Bác cũng biết, thiết bị điện tử bán dẫn như chip giải mã có thông số hoạt động rất khác nhau ở các nhiệt độ khác nhau. Thường khi chế tạo DAC, các nhà thiết kế họ thường tinh chỉnh để DAC hoạt động tốt nhất tại một nhiệt độ bão hòa ổn định. Ngoài chip DAC thì phần clock (đồng hồ đồng bộ tín hiệu) trên mạch nhận tín hiệu cũng có đặc tính cân bằng động phụ thuộc nhiệt tương tự. Nhiệm vụ clock là để kiểm soát tín hiệu vào, reclock tín hiệu để hạn chế jitter của tín hiệu vào. Tuy nhiên là linh kiện điện tử nên bản thân clock cũng tạo ra jitter. Clock khi đạt tới cân bằng động thì lượng jitter thấp nhưng khi chưa đạt thì lượng jitter tạo ra rất lớn. Mặc dù cùng phụ thuộc nhiệt nhưng các linh kiện lại có độ phụ thuộc khác nhau. Vi dụ như clock loại tốt (femto clock) để đạt tới cân bằng nhiệt cần cỡ 1h được bật lên, với chip giải mã theo em cảm nhận là cỡ gần 2 tiếng. Vì vậy để đảm bảo phần giải mã trong DAC hoạt động một cách chuẩn chỉ nhất thì luôn nên để DAC bật 24/7. Lượng điện năng do DAC tiêu thụ (với DAC bán dẫn) khá là thấp nên cũng không hại túi tiền lắm.

Về vấn đề mạch analog. Đèn có các ưu điểm đúng như bác nói, nhưng lại rất không ổn định. Em cũng chơi đèn nên em cũng rõ là đèn chỉ hoạt động đúng 100% chất lượng (hoặc đạt gần mức đấy) đến khoảng 50% tuổi thọ thôi. Ngoài 70% tuổi thọ thì chất lượng bắt đầu sụt đi thấy rõ luôn, kéo theo đó là chất lượng DAC cũng suy giảm theo. Mà tuổi thọ đèn đâu có cao (cỡ 2000 giờ), đó là chưa kể bóng ngon cho audio đa phần là bóng NOS (new old stock) được sản xuất cỡ vài ba mươi năm, nên thâm chí tuổi thọ còn khó đoán hơn, có cái mua về dùng vài chục giờ tiếng đã bắt đầu bị "bẩn nặng" và tach sau đó vài giờ (Đây cũng chính là kinh nghiệm đau thương em từng trải qua).
 

My FB

Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Mà tuổi thọ đèn đâu có cao (cỡ 2000 giờ), đó là chưa kể bóng ngon cho audio đa phần là bóng NOS (new old stock) được sản xuất cỡ vài ba mươi năm, nên thâm chí tuổi thọ còn khó đoán hơn, có cái mua về dùng vài chục giờ tiếng đã bắt đầu bị "bẩn nặng" và tach sau đó vài giờ (Đây cũng chính là kinh nghiệm đau thương em từng trải qua).

Bác đang chơi đèn gì mà tuổi thọ tệ thế. Em dùng mấy thứ này mãi chẳng hư
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em hiện đang chơi mấy bóng rẻ tiền kiểu 6N23P Voskhov 1980 với một vài bóng Siemens loại sản xuất gần đây thôi bác ạ. Mấy bóng NOS của Telefunken, Philips Ampharex thì đắt quá nên chưa có điều kiện chơi. Về tuổi thọ bóng thì em có hơi nhầm lẫn, về thông số khi test thì đúng là tầm 8000-10000h, nhưng tuổi thọ tube trong thiết bị thì lại không được như vậy vì còn phụ thuộc vào bias,...
 

leduongxd

New Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Bạn cho xin ý kiến về DAC của PM 7005 với
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Các bác cho em hỏi chút, em có 1 cái không biết gọi là gì vì nó nhận dữ liệu từ hdd hoặc nas để giải mã rồi xuất ra analog, tuy nhiên nó lại có thể thu được radio internet và nhận được nhạc của smart phone đẩy nhạc vào (blue sound node). Vấn đề là cái thứ này nó không có nút nguồn nên nó cứ phải ghim điện suốt, vậy ghim lâu nó có nhanh chết không các bác.
 

My FB

Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Vấn đề là cái thứ này nó không có nút nguồn nên nó cứ phải ghim điện suốt, vậy ghim lâu nó có nhanh chết không các bác.
Nếu thiết bị của bác không có nút tắt nguồn thì bác nên mua ổ cắm có công tắc để dùng (ổ cắm Điện Quang) cho lành bác ạ
Thiết bị đện tử nào cũng có tuổi theo thời hạn sử dụng bác nhé
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em ở Đức nên thỉnh thoảng cũng kiếm được mấy bóng Siemens rẻ (tầm 50 euro 1 cặp) là loại bóng mới. Chứ link bác chỉ chắc là bóng NOS thì đắt lắm, em không theo nổi đâu :D
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Cổng usb nghe tốt, tôi còn thích hơn con LM 502 CA giá đôi chục. Có lẽ trong phòng tôi nó vậy.

Bác có con LM502 CA ạ. Em nghe nói con đấy đã lâu mà chưa có dịp được nghe. Tube output stage có lẽ sẽ làm cân bằng lại tiếng chói gắt và thiếu lực của ES9016.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Mượn thôi, trả rồi. Con này giá sách bên Tây 1,8k lận. Nghe chế độ đèn rất hay nhưng trong phòng nhỏ tôi cần sạch tiếng.
 

gaucopsutu

New Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em định chơi DAC Wadia 122 giá tầm 1600-1700$. Không biết con này sử dụng chíp gì. Ổn không? trong tầm giá này có con nào ngon không?. Xin các bác chỉ giáo.
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em chưa nghe qua con DAC wadia di122 nhưng theo trải nghiệm của em thì tất cả sản phẩm của Wadia (từ DAC, Pre đến Amp) đều có một chất âm chung, đó là tiếng rất khỏe ở bass và mid, độ động lớn, âm trường rộng, đổi lại treble bị khô và rất tối. Nói chung sản phẩm của bọn này không trung tính, có hơi hướng "màu sắc hóa" âm thanh. Nếu bác đã thích chất âm của hãng này thì hãy chơi, còn nếu cần tìm DAC trung tính cho bộ dàn thì không nên.
 

aromat

Active Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

+Phần 2: Tín hiệu Digital Audio

Đó là ví dụ về scaling.Câu chuyện analog và digital cũng vây. Analog đến 1980 đã đến tận cùng giới hạn về sự phát triển. Nó cho âm thanh hay, chân thực, âm trường tốt nhưng bản thân nó có phát triển thế nào cũng ko giải quyết được vấn đề nhiễu nền do vật liệu và khả năng tinh chỉnh khi bản thu có vấn đề. Ví dụ bác thu analog, edit bằng analog một buổi thu trực tiếp. Nếu máy thu hoặc vấn đề gì đó khiên băng nguồn có chỗ không ổn bác vẫn ko thể nào xử lý được và đành để bản thu đó bị hạ thấp chất lượng. Nhưng với digital và các thuật toán bác có thể xử lý được tín hiệu ra sao cho giống với buổi biểu diễn đó nhất. Với các bản thu tốt thì digital vẫn có thể làm tốt hơn bằng việc dùng them các filter giảm nhiễu, dễ dàng hơn analog rất nhiều. Đó chính là khả năng vô cùng của digital.[/B][/I]

Âm thanh analog giống như vẻ đẹp tự nhiên, còn âm thanh digital thì mang vẻ đẹp của phẫu thuật thẩm mỹ!!!
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Âm thanh analog giống như vẻ đẹp tự nhiên, còn âm thanh digital thì mang vẻ đẹp của phẫu thuật thẩm mỹ!!!

Bác nói thế hơi quá :)
Với em analog là hoa hậu (Kỳ Duyên chẳng hạn) mặt mộc, còn digital là đã trang điểm.
 

ABCAudio

Active Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Em chưa nghe qua con DAC wadia di122 nhưng theo trải nghiệm của em thì tất cả sản phẩm của Wadia (từ DAC, Pre đến Amp) đều có một chất âm chung, đó là tiếng rất khỏe ở bass và mid, độ động lớn, âm trường rộng, đổi lại treble bị khô và rất tối. Nói chung sản phẩm của bọn này không trung tính, có hơi hướng "màu sắc hóa" âm thanh. Nếu bác đã thích chất âm của hãng này thì hãy chơi, còn nếu cần tìm DAC trung tính cho bộ dàn thì không nên.

Bài viết của bạn Trung thật lý thú và bổ ích. Rất mong bạn tiếp tục đóng góp nhều hơn nữa cho diễn đàn.

Tôi hay nghe computer audio nên quan tâm tới DAC. Tôi đã nghe qua DAC WADIA di122 và cả di321 nhưng cũng chưa thật ấn tượng. Tôi thích nhất hai con AMR DP-777SE và HUGO TT (giải BEST DAC 2016) nhưng giá cao quá!

Tôi đang ngắm con DAC BENCHMARK DAC2 HGC (xếp sau con DAC HUGO TT theo avhub.com.au) nhưng chưa có điều kiện nghe thử, nên còn lưỡng lự. Tôi chủ yếu nghe nhạc cổ điển, giao hưởng, thỉnh thoảng thì vocal.

Ở VN chưa thấy mấy ai dùng. Đọc các review trên mạng nước ngoài thì thấy DAC2 được đánh giá khá cao , nên tôi muốn được nghe thêm lời tư vấn của bạn về DAC2 này để dễ chọn lựa.

Cảm ơn trước nhé.

Thân mến
 

trung224

Well-Known Member
Ðề: Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

Chào bác,
Em cũng chuyên nghe nhạc cổ điển, giao hưởng (đúng ra hầu như không nghe thể loại nhạc khác) nên rất vui được biết người có cùng sở thích về cả âm nhạc lẫn audio như bác
Thú thật với bác trong ba con DAC của bác đã kể em chỉ ấn tượng nhất với con AMR DP-77SE. Con Hugo TT theo em tuyệt vời về tính chi tiết, âm trường, tuy nhiên em cảm thấy chất âm tạo ra không thật (có cảm giác mid và treble lấn cả bass), mà bác nghe nhạc giao hưởng cũng biết là khi trong khán phòng thì phần bass và mid bao giờ cũng trội hơn treble. Còn con Benchmark DAC2 thì cũng chịu chung những yếu điểm như Hugo TT, có điều thâm chí còn kém hơn nhiều, ít chi tiết hơn, treble bị chói, nói thẳng ra con DAC này ngoài nhiều tính năng ra thì chất lượng âm thanh không hơn những con DAC 900-1100, theo em nó kém hơn con NAD M51 mà bác có thể mua ở VN giá chỉ khoảng 25 triệu.

Còn em xưa nay không tin mấy trang chuyên review audio bác ạ, đặc biệt là những trang web lớn vì bản thân họ có sự thiên vị đối với các sản phẩm của các công ty lớn (những người trả tiền để được review), nhất là những trang của bọn Anh như whathifi vì bọn đấy thiên vị đồ audio của bọn Anh một cách khủng khiếp. Bác để ý thấy một thủ thuật thường thấy của mấy trang review này là so sánh chất lượng của sản phẩm review với những sản phẩm thấp tiền hơn rất nhiều (có khi so DAc 1900USD với DAc 900 USD) rồi nói conDAC 1900 USD tốt hơn, nghe cực kì là vô nghĩa.

Với em, nếu bác có từ 1000-2000 USD thì theo em có mấy con DAC đáng chú ý là NAD M51, Matrix X-Sabre của Tàu, BMC Pure DAC của Đức và tốt nhất là Schiit Gungnir Multibit, hoặc nếu bác có thể/ và chấp nhận mua đồ cũ thì PS Audio Perfectwave MK1 hoặc MKII đều là những lựa chọn tốt ( con Perfectwave và con Gungnir Multibit có chất lượng theo em là ngang ngửa). Nếu bác có khoảng 2000-3000 USD thì nên lấy con Schiit Yggdrasil (ở VN có bán giá 60 triệu). Nói sợ bác không tin nhưng con DAC này là con DAC duy nhất dưới 5000 USD có thể đạt tới chất lương với những DAC đỉnh cao TOTL như Briscati M1, Total DAC D1, MSB Analog, AMR DP-777SE, Berkeley Audio Alpha DAC2.
 
Bên trên