Viết cả đống lý thuyết cao siêu thế nhưng lý thuyết cơ bản nhất của việc chuyển đổi ADC và DAC thì chưa thấy đề cập tới.
Mình xin đố bác chủ topic và các bác khác.
Tại sao là 44.1kHz mà không phải 36kHz, 50kHz, 60kHz, v.v... ? )
Bác có đọc bài của em không vây. Chuyện 44,1 kHz em đã giải thích trong phần 2. , tại sao âm thanh cho nhạc số lại là 16 bit 44,1kHz rồi. Còn chuyện ADC thì em chưa muốn viết vì bản thân người nghe nhạc không cần để ý nhiều đến nó. Chúng ta không phải là nhà thu âm, mà chỉ nhận được 1 file nhạc số ở trong CD, hay CD rip,.. nên chỉ cần quan tâm đến đầu ra, tức là DAC, bộ phận chuyển đổi tín hiệu digital sang analog là đủ.
Còn chip R2R dành cho y tế và quân sự thật ra chỉ có khác với chip cho audio là nó không có sẵn các bộ lọc tần số cao ngoài ngưỡng nghe (vì không cần thiết) như chip Audio. Vì vậy, nếu dùng chip này bác phải tự viết code riêng cho nó (cả input lẫn filter).
Bác không viết cái mà mình cho là lý thuyết cơ bản của việc lựa chọn tần số lấy mẫu 44.1kHz. )
Tiên đề Nyquist-Shannon.
Bác không viết cái mà mình cho là lý thuyết cơ bản của việc lựa chọn tần số lấy mẫu 44.1kHz. )
Tiên đề Nyquist-Shannon.
.....Còn nếu bác muốn thể hiện độ hiểu biết của mình (bá đạo hay không không biết) có thể tự viết hẳn một bài viết toàn kiến thức cao siêu, cần gì phải vào cái thread cùi này thể hiện....
Em đã giải thích cái Nyquist-Shannon đó ra trong post số 2 rồi. Thứ nhất, em ko học đại học ở VN nên ko biết sách VN gọi nó là gì. Thứ hai, em nói thẳng luôn, bài viết này phục vụ cho số đông, ko phải ai cũng học kĩ thuật và không phải ai cũng muốn tìm hiểu cái lý thuyết tên là gì cả, chỉ cần biết nó ứng dụng ra sao thôi.
Nếu bác góp ý những cái đúng, ví dụ như có bác ở các post trước đề nghị em thêm phần dùng chip fpga vào phần 1, em xin nhận lỗi (em quên mất ko viết về nó) và sẽ bổ sung sau. Còn nếu bác muốn thể hiện độ hiểu biết của mình (bá đạo hay không không biết) có thể tự viết hẳn một bài viết toàn kiến thức cao siêu, cần gì phải vào cái thread cùi này thể hiện
...Thậm chí file lossless đó ghi đĩa CD nghe vẫn thấy 'truyền cảm' hơn nghe với Dac...
Hi.., trước nghe cd em toàn mua đĩa chép dạng 25 - 30k, tiền đâu mà chơi đĩa gốc hết. Với dàn cd trung bình thì mua đĩa gốc tầm 300 - 400k/ đĩa...phí quá bác ơi. Ở đây cũng nhiều bác có mua hoặc tự ghi đĩa chép (một hình thức lossless còn gì). Sau khi mua tầm 200 cd (50% gốc nhưng đoán chắc cũng nhái nước thứ 3 quá), em ngưng luôn. Chuyển qua sưu tầm lossless, chắc phải tương đương 2.000 cd với chi phí...quá bèo. Quả thực với đầu cdp pioneer T07 tầm $450 chẳng hạn, nghe cd vẫn phê bác ạ.Hi,
Anh "cảm thấy" như anh nói thì chơi CD thôi anh àh, DAC chỉ tốn kém cả thời gian, tiền bạc và cảm nhận...hihihii...
Em thì chơi đủ từ cdp DAC và sound card nhưng toàn hàng cùi mía! Nhiều bác phân tích sâu quá thì chỉ có một số rất ít hiểu số còn lại thi gà mờ trong đó có em!
Góp ý với bác rằng ko chỉ coaxial mà optical cũng là S/PDIF
Góp ý với bác rằng ko chỉ coaxial mà optical cũng là S/PDIF
Ở phần 3 này lý giải của bác trung224 về jitter khiến cho âm thanh sắc lạnh, có vẻ hợp lý, dù logic suy luận cảm thấy còn thiếu 1 bước.
Cá nhân mình dùng mấy con DAC cỏ thấy vẫn ổn, nhưng sau khi đọc về jitter và những ảnh hưởng của nó thì mình đổi lên con iFi Nano. Hiệu quả nhận thấy không có khác biệt quá nhiều, ngoại trừ việc bass hay hơn và quan trọng nhất là nghe tiếng đàn piano thật hơn, nghe thích hơn.
Tiếng đàn piano là một trong những nhạc cụ rất quen thuộc nhưng lại rất khó tái tạo trên bộ dàn gia dụng của đa số mọi người. Trước đó tiếng đàn piano trên dàn của mình nghe không có ấn tượng gì, nhưng khi làm giảm jitter thì các tần số của cùng một nốt có vẻ như đi sát lại với nhau hơn, và hợp âm nó tạo ra giống như khi nghe tiếng đàn trực tiếp nhiều hơn.
Việc sử dụng pin để cấp nguồn giúp giảm nhiễu cũng làm nền âm tĩnh hơn. Nói chung các cải thiện này có hiệu quả rõ rệt cho những ai nghe nhạc giao hưởng, hoặc nghe những bản phối với kỹ thuật hòa âm cao cấp. Còn nhạc bolero (nhất là pre 75) thì không có khác biệt gì mấy!
Tôi đề xuất mở nhiều topic nhỏ để dễ đọc & thảo luận vd: topic về DAC, topic về các định dạng DSD, PCM, topic về music server, v.v
nếu k mai mốt topic này lên cả trăm trang thì các bác đến sau chỉ đọc mỗi trang 1 & trang cuối vì dài quá.