Bài viết thật sâu! Cá nhân tôi tự chơi & mò mẫm chứ k thể & k có kiến thức để tổng hợp đc như bác Trung. Sau 1 loạt trải nghiệm với coaxial, i2s, BNC, USB đến giờ này tôi tạm dừng lại ở kết nối Ethernet. Chưa thử hdmi.
Chưa hình dung ra con Singxer f1 này lắp vào pc kiểu gì. Theo hình thì nằm ngoài đúng ko bác, vậy phải có box?
Transport và các vẫn đề liên quan
Transport lâu nay vẫn là gây tranh cãi lớn trong giới audiophile, người thì nói CDP là nhất, người thì bảo nhạc số qua máy tính không hề kém cạnh. Phần bài viết này của em chủ yếu nói về kinh nghiệm bản thân với các loại transport, mong mọi người có cách nhìn thấu đáo hơn, từ đó tránh bị giới sản xuất đồ audio vốn đầy rẫy thành phần “snake oil” thuốc hàng
Ý tưởng Raspberry Pi chính là tương lai của audio. Nhưng nó không phải là hoàn hảo. Bỏ qua chuyện dùng USB DAC vì bản thân USB trực tiếp đã đầy rẫy lỗi rồi. Ở đây em nói đến thế mạnh nhất của Pi đó là xuất i2s. Về lý thuyêt, xuất i2s từ Pi vào trực tiếp cổng i2s của chip là đường ngắn nhất và sạch nhất. Thế nhưng, vấn đề là cổng i2s truyền data và clock riêng biệt, mà i2s trên Pi để mặc định clock trên Pi là master còn DAC chip là slave. Điều đó có nghĩa là clock trên Pi sẽ quyết định chất lượng i2s. Thế nhưng clock trên Pi lại là clock rẻ tiền, hơn nữa là clock 19,2 MHz, có nghĩa là nó sẽ chỉ support tốt nhất cho 48kHz audio digital, tức là video. Còn khi có nguồn nhạc 44,1kHz, và bội số, nó phải sử dụng thuật toán khác dẫn đến vô khối jitter. Đó chính là lý do vì sao trong các DAC rời họ dùng 2 clock cho 2 họ tần số 44,1 và 48 kHz. Ok, sẽ có bác bảo là quan trọng gì, Pi rẻ mà, cần gì phải đòi hỏi, nghe ra tiếng là được. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của em, clock mà phò thì chất lượng chi tiết qua DAC sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cái vấn đề clock đó thậm chí còn đi ngược lại mục đích của i2s là làm giảm jitter khi truyền dẫn tín hiệu.
Ethernet của anh theo em hiểu cũng là 1 dạng i2s thôi.Nó với hdmi là 1, vì chuẩn i2s không có dây riêng, họ dùng dây LAN hoặc HDMI cho tiện.
Đọc bài này xong em nghĩ có khi tìm được cách tích kiệm tiền thay vì mua con Mutec hoặc Singxer F-1 thì mua cái board F-1 XMOS USB Digital Interface Module XU208 U8 giá tầm hơn 3 triệu . Sau đó Gỡ board amenaro cũ của DAC ra và thay cái này vào , đầu ra của cái board này là Coxial sẽ được cắm thằng vào đầu vào Coxial của DAC. Vừa gọn nhẹ lại vừa đẹp. Lại dùng luôn được cái biến áp Rcore + mạch nguồn lineair của con Amenaro cũ.
Con Singxer F1 kia giá có 180 đô thôi mà bác, có tiết kiệm hơn được đâuĐọc bài này xong em nghĩ có khi tìm được cách tích kiệm tiền thay vì mua con Mutec hoặc Singxer F-1 thì mua cái board F-1 XMOS USB Digital Interface Module XU208 U8 giá tầm hơn 3 triệu . Sau đó Gỡ board amenaro cũ của DAC ra và thay cái này vào , đầu ra của cái board này là Coxial sẽ được cắm thằng vào đầu vào Coxial của DAC. Vừa gọn nhẹ lại vừa đẹp. Lại dùng luôn được cái biến áp Rcore + mạch nguồn lineair của con Amenaro cũ.
Nói chung ai cũng có lý do này kia. Vấn dề không những nằm ở bên phía ngừoi dùng mà còn ở bọn làm ra file nhạc đó, tức là bọn phòng thu. Đa phần phòng thu bây giờ với nhạc quốc tế họ làm việc với merging pyramix trên nền 24 bit 384khz để tạo ra file nhạc. Về lý thuyết thì khi bác downsample càng nhiều lần thì lượng thông tin mất đi càng lớn. Do vậy, nếu có thể tìm được thì chả tội gì không dùng 192 khz cả. Còn những bài phản đối 24-192 đa phần không quan tâm đến điều này. Hơn nữa, ổ cứng giờ rẻ nên chuyện dung luợng đâu còn là vấn đề. Đấy chỉ là ý kiến cá nhân của em, còn quan trọng nhất vẫn là ở bac. Bác cứ thử tải cả hai bản về nghe, thấy cái nào hay hơn thì tư quýêt định, cần gì phải để ý đến thằng khác phản đối hay không. Âm nhạc cuối cùng là để mình thuởng thức chứ có phải cho nguời khác thuởng thức hộ đâu. Vài lời dông dài, có gì mong bác đừng để ý
Con Singxer F1 kia giá có 180 đô thôi mà bác, có tiết kiệm hơn được đâu
Đọc đoạn của bác Trung224 về thiết bị Mutec và Singxer SU-1 XMOS XU208 USB Digital interface CPLD DSD256 DOP em có thắc mắc như sau :
-Em nhìn mạch của 2 thiết bị này có thiết kế như nhau . Đó là dùng 1 mạch nhận tín hiệu USB dùng chip Xmos, sau đó chuyển nó sang Coxial để xuất ra Coxial .
-Mạch cả 2 dùng nguồn riêng, nắn nguồn lineair, tuy nhiên mạch nguồn của Mutec tốt hơn chút . Cả 2 đều dùng 2 con chip Clock Crystek cao cấp như nhau.
Vậy giờ thắc mắc của em là theo nguyên lý của 2 thiết bị này : Máy tính -> USB - > Mutec hoặc Singxer nhận tín hiệu qua board Xmos sau đó chuyển sang Coxial và kết nối với DAC bằng ngõ Coxial thì so với hiện tại em đang chơi như thế nào : USB -> DAC nhận tín hiệu usb bằng mạch Amanero ( vốn đc đánh giá cao hơn xmos, cũng dùng 2 chip clock Crystek, cũng có dàn nguồn riêng còn khủng hơn cả Mutec và Singxer) -> đưa thẳng vào chip ES9018 xử lý thông qua giao thức I2S .
Em nghĩ Mutec và Singxer dù gì cũng mất công thêm 1 bước là chuyển sang coxial rồi mới đi tới DAC bằng 1 dây Coxial và lại được DAC nhận vào bằng đường Coxial thì nếu về lý thuyết phải thua cách em đang chơi là đi thẳng luôn vào chip ES9018 xử lý phải kô?
Đọc bài này xong em nghĩ có khi tìm được cách tích kiệm tiền thay vì mua con Mutec hoặc Singxer F-1 thì mua cái board F-1 XMOS USB Digital Interface Module XU208 U8 giá tầm hơn 3 triệu . Sau đó Gỡ board amenaro cũ của DAC ra và thay cái này vào , đầu ra của cái board này là Coxial sẽ được cắm thằng vào đầu vào Coxial của DAC. Vừa gọn nhẹ lại vừa đẹp. Lại dùng luôn được cái biến áp Rcore + mạch nguồn lineair của con Amenaro cũ.
Các bác cho em hỏi, trong trường hợp dùng Network audio player (em đang dùng Pioneer N50) thì có sự khác biệt về chất lượng âm thanh khi chơi nhạc từ ổ cứng gắn trực tiếp qua cổng USB và chơi nhạc từ NAS qua cổng LAN không?
Ko thấy bác Trung nhắc đến HDMI, so với USB hay SPDIF thì ntn ?
Em nghĩ vấn đề nằm ở chỗ con F-1 dùng chế độ 2 board riêng biệt. Phần đầu USB gần như các bo mạch nhận USB XMOS hay Amanero khác, tức là có chip xử lý và clock USB. Vấn đề là thay vì nối trực tiếp đến i2s như các bo mạch khác, nó dùng 2 chip ISO7641FM để cách ly điện USB với phần mạch chuyển đổi sang i2s và SPDIF ở sau, làm thế này nhiễu điện từ nguồn phát sẽ ít ảnh hưởng hơn đến phần đằng sau. Kiểu thiết kế đó là kiểu học từ Berkeley Alpha USB. Sau đó cũng như mạch Amanero dùng chip Xillinx CPLD để reclock sang i2s. Chính vì thiết kế giảm nhiễu như trên, phần còn lại gần giống Amanero (chip XU208 mới của XMOS có độ mạnh không thua gì chip Atmel trên amanero, khác hẳn với con chip dòng Xcore U8 cách đây 2 năm)
Em thấy con F-1 này có viết:"Screw position, I2S pin position is fully compatible with Italy Amanero module", thế nên nếu thích bác chỉ cần thay mạch amanero bằng nó là xong, vẫn dùng i2s bình thường. Dĩ nhiên nên hỏi lại bọn sản xuất cho chắc