3. Đánh giá
3.1 Kiểm chứng câu quảng cáo “Nguồn phát và dây USB không quan trọng nếu dùng USB Gen V (hoặc Schiit Eitr)
Test 1: So sánh cùng một nguồn phát, sử dụng 2 dây USB khác nhau.
Em có so sánh dùng 2 dây máy in, khi so thì không thấy khác biệt. Tuy nhiên, do hiện ko có dây USB audio nào nên em sẽ để phần này lại, bổ sung sau.
Test 2: So sánh cùng một dây USB, sử dụng nguồn phát khác nhau là Pi 2 cấp 3 nguồn vs laptop và PC.
Bài test: Sử dụng LMS server trên máy tính, streaming sang squeezelite renderer 1 là laptop, squeezelite renderer 2 là PC, squeezelite renderer 3 là Pi cấp 3 nguồn.
Kết quả: Nếu sử dụng nhạc Việt, đặc biệt là mấy bản thu nhạc trẻ bị auto tune thì sự khác biệt giữa cả ba phương án là không có, hoặc nếu có thì ở mức nhỏ đến mức tai em không thể nhận ra được. Thậm chí đến mấy bài test 1-4 của em thì sự khác biệt cũng rất nhỏ. Tai em thấy rằng qua Pi 3 cấp 3 nguồn thì âm thanh có phần đỡ bị cứng hơn. Nhưng sự khác biệt đó theo em cũng ở ranh giới của placebo chứ không rõ ràng.
Kết luận: Chưa xét đến dây USB thì theo quan điểm của em, khi dùng USB gen V thì ảnh hưởng của nguồn phát vẫn là có, nhưng quá nhỏ để thật sự đáng chú ý. Lời quảng cáo của Schiit về tính năng này có vẻ chấp nhận được ở chừng mực nào đấy.
Tuy nhiên, bài test của em mới chỉ test với những nguồn phát USB chưa phải tối ưu. Laptop và PC của em thì không đáng nói đến, kể cả Pi 2 cấp 3 nguồn theo em cũng ko thể gọi về mặt thiết kế là một nguồn phát USB đỉnh. Nên kết luận trên có thể thay đổi nếu thay bằng streamer USB của SOtM, cái này thì em ko có điều kiện test và không có ý định test.
3.2 So sánh việc dùng nhạc online giữa PC + Gen V USB vs Airplay + transport Pi
Em làm cái so sánh này trước vì đây là mục đích chính khi em mua USB Gen V
Bài test 1: “Đóa hoa vô thường”, sáng tác Trịnh Công Sơn, trình diễn Hồng Nhung, trong video của hãng Phương Nam thì phải. Theo em thì đây là bản trình diễn nhạc phẩm này ổn nhất cho đến hiên nay, và em không nghĩ trong tương lai gần sẽ có một bản thu khác ngang tầm chứ chưa nói đến vượt được. Thậm chí em nghĩ Hồng Nhung bây giờ hát lại cũng ko thể đạt được thế này nữa vì giọng Hồng Nhung giờ rất phô chứ không “pure” như ngày ấy nữa.
Quay lại phần so sánh, combo USB Gen V + PC đập chết hoàn toàn Airplay + transport Pi. Những điểm vượt trội: high mid không còn chút gắt nữa, cái này là điểm cộng đầu tiên. Thứ hai, tiếng ngân dài của giọng Hồng Nhung rõ ràng hơn, có độ thay đổi âm sắc nghe thật hơn và do thể hiện sự thay đổi âm sắc trong giọng ca một cách rõ ràng nên giọng ca có cảm giác mềm mại hơn. Thứ ba, tiếng nhạc cụ như guitar, violin đệm nghe rõ ràng và có âm sắc rõ ràng hơn. T. Nói tóm lại nghe thật hơn và “nhạc tính” hơn (em dùng tạm từ này dù rất không thích dùng)
Kết luận: Phải tránh xa Airplay và sản phẩm liên quan đến âm thanh của Táo. Bới nó can thiệp vào tín hiệu nhạc. Em trước đây anti Táo, một dạo dùng Airplay thì tạm chấp nhận, nay có đồ tốt hơn thì tiếp tục anti.
Bài test 2: Nhạc trẻ đa thể loại, các bài hit của Sơn Toòng, Trung Quân, Mỹ Tâm, Ngô Phước Thinh, Soobin Hoàng Sơn,...
Kết quả: Với một số hit của Mỹ Tâm, điểm nổi trội của USB Gen V tương tự như bài test 1. Với phần còn lại, ngoại trừ âm bass điện tử được thể hiện với nhịp điêu rõ ràng hơn thì so sánh phần giọng hát giữa 2 set up không có sự khác biệt. Lý do chỉ có thể là giọng hát đã bị cắt hết các hòa âm trong quá trình hậu kì kém cỏi của các nhà sản xuất, nên có cho vào bộ dàn tốt hơn vẫn thế
Bài test 3: Buổi concert của Berliner Philharmoniker và Simon Rattle trên Digital Concert Hall
Sự khác biệt còn lớn hơn, tiếng nhạc cụ đặc biệt là bộ gỗ như oboe được tái hiện rất sát với âm sắc thực tế. Độ tách bạch các nhạc cụ rất tốt. Đây là lần đầu tiên em tương đối hài lòng khi nghe bản thu này từ PC (đã test trực tiếp dùng Mutec MC-1.2 USB, Singxer F-1, Singxer SU-1, Uptone Regen)