Nhạc số : Chia sẻ kiến thức và bàn luận

hoaianhplayboy

New Member
@trung224 Hi bác Trung , bác có thể chia sẻ cùng anh em diễn đàn con đường đến với nhạc cổ điển của mình được không , nếu có thể bác vui lòng cho biết những tác giả hoặc tác phẩm mình yêu thích và các nguồn âm nhạc mà mình hay sử dụng.
Cám ơn bác !
 

trung224

Well-Known Member
@trung224 Hi bác Trung , bác có thể chia sẻ cùng anh em diễn đàn con đường đến với nhạc cổ điển của mình được không , nếu có thể bác vui lòng cho biết những tác giả hoặc tác phẩm mình yêu thích và các nguồn âm nhạc mà mình hay sử dụng.
Cám ơn bác !
Vâng. Em xin phép được kể lại con đường tiếp cận nhạc cổ điển của em. Thật ra em nghĩ là chuyện em nghe nhạc cổ điển cũng do cái số. Cả họ nhà em thì không ai theo nghề nhạc, chứ đừng nói đến nhạc cổ điển "bác học" :D Hai cụ nhà em thì cũng chẳng thích hát hò gì nên có thể nói em là "trang giấy trắng" về âm nhạc đến tận trung học cơ sở, cho nên gu nhạc của em cũng không bị ảnh hưởng từ người lớn. Mà từ bé tí em cũng đã ghét nghe nhạc thiếu nhi, hồi đấy em chỉ thích một số trích đoạn nhạc trong phim hoạt hình "Tom và Jerry" và một số trích đoạn nhạc thỉnh thoảng xuất hiện trên TV, sau này em mới biết đó là nhạc cổ điển.

Lên cấp hai là thời của ipod, bọn bạn cùng lớp cũng mang nhạc đến lớp nghe. Đa phần nghe nhạc trẻ VN hoặc pop phương Tây, có đứa nghe nhạc vàng, có đứa nghe rock. Em sau khi nghe với chúng nó thì tự thấy không nghe được nhạc vàng vì nó ủy mị quá mà bình sinh em chúa ghét cái gì ủy mị sến súa. Nhạc trẻ VN thời đó em cũng ghét vì nhạc trẻ hồi đấy toàn đạo nhạc Tàu, nghe thấy âm sắc đã ghét. Sau này nhạc VN tự phát triển lên, ko còn vay mượn nhạc Tàu thì em nghe được, tuy nhiên cũng phải vài năm sau. Nhạc rock em cũng nghe qua nhưng rock ballad thì nhạt còn rock "chuẩn" thì em nghe không vào vì thiếu độ trữ tình. Đến thời đó thì internet cũng phát triển và em có thời gian tìm kiếm tên của những đoạn nhạc ngắn mà mình yếu thích từ bé, được cái trí nhớ em tốt nên vẫn nhớ giai điệu để đi tìm.

Đây là những đoạn nhạc từ thuở thơ ấu làm em nhớ mãi
1. Grande Valse Brillante op 18 (Chopin) trong tập Tom và Jerry "The Flying Cat"
2. Hungarian Rhapsody No.2 (Liszt) trong tập "The Cat Concerto"
3. Một số trích đoạn trong vở opera "The Barber of Seville" (người thợ cạo thành Seville) của Rossini trong tập "Kitty Foiled"
4. "An der schönen blauen Donau" (dòng Danube xanh), "Emperor Waltz" (điệu valse hoàng đế) của Johann Strauss II trong tập "Johann Mouse"
5. Giao hưởng số 5 Beethoven chương I, "In the Hall of the Mountain King" của Grieg, "Can Can" của Offenbach trong bộ phim "Three Musketeer" của Walt Disney
6. Một số trích đoạn trong ba vở ballet "Hồ Thiên Nga", "Kẹp hạt dẻ", "Công chúa ngủ trong rừng" của Tchaikovsky
7. Đoạn nhạc rất vui tươi hay dung trong khi trao giải thưởng là Overture của vở opera "Ruslan and Ludmilla" của Glinka
8. Hai trích đoạn trong "The midsummer night's dream" (giấc mộng đêm hè) của Mendelssohn và Lohengrin của Wagner, và bản Canon của Pạchelbel luôn được dùng trong nhạc đám cưới.
9. Cái này là cái khó kiếm ra nhất, đó là một trích đoạn nhạc rất hoành tráng dạo đầu cho cái chương trình Xây dựng đảng gì đó trên kênh VTV2 hồi xưa, sau này mới biết đó là trích đoạn trong chương IV giao hưởng số 3 "Eroica" (Anh hùng) của Beethoven (Công nhận bác nào chọn nhạc này cho chương trình ấy thì cũng rất có đầu óc propaganda :D)

Trong quá trình tìm hiểu thì em nghe nhiều hơn và thấy nó rất hợp với mình, vì nó có cả vui tươi (như nhạc baroque, haydn,mozart), có một chút trữ tình (nhưng không ủy mị), còn lại rất nhiều bản nhạc rất hoành tráng, mạnh mẽ, hào hùng hoặc phức tạp. Sau này nghe sau thì em thích nhất là độ phức tạp của nó, nhiều bản nhạc như giao hưởng, concerto, tứ tấu mỗi lần nghe mình lại thấy có những chi tiết mà mình chưa bao giờ để ý đến, nghe mãi không chán (tính em hay cả thèm chóng chán, âm nhạc mà khi tiếp cận quá thụ động, đơn giản thì chỉ nghe vài lần là chán). Thế là cứ từ đó mà tiếp tục với nhạc cổ điển, thỉnh thoảng đổi gió bằng nhạc trẻ VN, hoặc nhạc đỏ hay nhạc VN khác có độ phức tạp cao (Trường ca sông Lô, Du kích sông Thao, Người Hà Nội, Bình Trị Thiên khói lửa, Đóa hoa vô thường, Xa khơi, Bài ca Hy Vọng, , Tình ca của Phạm Duy,...)

Quay lại với nhạc cổ điển, em giờ nghe rất nhiều rồi nên nhạc sĩ nổi tiếng nào em cũng có tác phẩm yêu thích, giờ kể tên ra thì nhiều lắm (dù sao nhạc cổ điển cũng là 500 năm âm nhạc phương Tây, giờ chỉ ra tên những cái nổi tiếng cũng đã quá khó rồi) Nếu bác cần danh sách thì chắc đợi cuối tuần em có thời gian ngồi dợt qua 5TB nhạc của em thì mới viết ra rõ được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
......1. Grande Valse Brillante op 18 (Chopin) trong tập Tom và Jerry "The Flying Cat"
2. Hungarian Rhapsody No.2 (Liszt) trong tập "The Cat Concerto"
3. Một số trích đoạn trong vở opera "The Barber of Seville" (người thợ cạo thành Seville) của Rossini trong tập "Kitty Foiled"
4. "An der schönen blauen Donau" (dòng Danube xanh), "Emperor Waltz" (điệu valse hoàng đế) của Johann Strauss II trong tập "Johann Mouse"
5. Giao hưởng số 5 Beethoven chương I, "In the Hall of the Mountain King" của Grieg, "Can Can" của Offenbach trong bộ phim "Three Musketeer" của Walt Disney
6. Một số trích đoạn trong ba vở ballet "Hồ Thiên Nga", "Kẹp hạt dẻ", "Công chúa ngủ trong rừng" của Tchaikovsky
7. Đoạn nhạc rất vui tươi hay dung trong khi trao giải thưởng là Overture của vở opera "Ruslan and Ludmilla" của Glinka
8. Hai trích đoạn trong "The midsummer night's dream" (giấc mộng đêm hè) của Mendelssohn và Lohengrin của Wagner, và bản Canon của Pạchelbel luôn được dùng trong nhạc đám cưới.
9. Cái này là cái khó kiếm ra nhất, đó là một trích đoạn nhạc rất hoành tráng dạo đầu cho cái chương trình Xây dựng đảng gì đó trên kênh VTV2 hồi xưa, sau này mới biết đó là trích đoạn trong chương IV giao hưởng số 3 "Eroica" (Anh hùng) của Beethoven......
Hôm nào rảnh anh cho bọn em xin album compilation những bài này của anh nhé. Em rất muốn nghe :rolleyes:
 

lamyen2001

Well-Known Member
Em nghe nhạc cổ điển vì nó trung thực nhất, ít phải nghe hiệu ứng kỹ xảo phòng thu và nghe hoài ko chán. Em cũng thích nhạc tiền chiến, nhạc vàng vì ca từ đẹp. Em thích dân ca vì sự mộc mạc và đậm tình quê hương. Và nghe cổ điển cũng giúp ích cho việc đánh giá bộ dàn audio nữa, mà càng nghe live càng thấy chán con vợ già ở nhà :D
 

thchung

Member
bác trung224 có chút thời gian rảnh rỗi làm một chuyên mục nhỏ về nhạc cổ điển trong chuyên mục nhạc không lời.Bác up lên uploaded.net để anh em còn có thời gian download và thưởng thức 5T nhạc chọn lọc của bác.
 

do_long_khach

Well-Known Member
bác đọc ko kỹ, tôi đã nói bên trên là pc ko quạt, dùng ssd, ram laptop nên ko dùng được mấy món đó.
 

ko853

Well-Known Member
SSD vẫn nhiễu mà bác nên vẫn cần dùng sata filter. Cái nào dùng điện cũng gây nhiễu hết chỉ là ít hay nhiều và nhiễu kiểu gì thôi.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Chán bác quá, bác hỏi tôi dùng "mấy món trên" chưa, tôi trả lời là mấy món của elfidelity ko dùng trên pc của tôi được, thế thôi. Còn thì ko "nghĩ thế" gì cả.
 

ko853

Well-Known Member
Việc bác ko muốn dùng khác với việc nó ko dùng được nên mới làm rõ với bác. Bác làm gì căng thế???
 

do_long_khach

Well-Known Member
Hì căng gì đâu, tôi chỉ nói đơn zản là cái pc của tôi ko dùng được mấy món hàng của Elfidelity. Có vậy nhưng ko hiểu sao bác lại tán ra thành tôi "nghĩ" thế này, "nói" thế nọ. Chẳng hạn bác vừa nói tôi "ko muốn dùng", mà tôi ko hề nói thế. Vậy mới đủ lạ để có "???"
 

lamyen2001

Well-Known Member
Mình có mượn được 2 bộ chống rung của 1 công ty VN làm. Mình chỉ viết cảm nhận trên hệ thống ở nhà mình thôi, bàn kệ chưa đúng chuẩn, ko lọc ko biến áp cách ly, chỉ được cái gần trạm biến thế :)
Chống rung thì hình dáng ko gì đặc biệt, ko đẹp ko xấu. Có 2 dòng V1 (thiết bị) và V2 (nguồn điện).
Mình dùng nguyên bộ V1 thì thấy tổng thể tiếng căng và gọn hơn, rõ nét nhưng dải thấp hơi nông cho cảm giác tiếng bị mỏng. Có lẽ do mình ko áp dụng bộ V2 cho ổ cắm nguồn.
Phối hợp 2 cục V2 để dưới biến áp và 1 cục V1 thì bass sâu và tròn hơn, dải thấp dày nhưng dải cao hơi hụt, violin nghe hơi hụt tông kiểu như tiếng viola. Chắc chỉ hợp vocal kiểu jazz và nhạc vàng. Update: sau khi kéo giãn khoảng cach 2 cục V2 thì tiếng đã tiệm cận setup 2V2-2V1, ảnh hưởng lên dải thấp đã giảm, tiếng violin ko còn cảm giác hụt tuy vẫn còn hiền.
Phối hợp 2 cục V2 và 2 cục V1 cho tiếng theo mình là smooth và đầy đặn nhất nhưng tốn kém hơn xíu và violin nghe hơi hiền tuy ko đến mức hụt như phối hợp 2 V2 + 1 V1. Mình thích phối hợp này nhất tuy nhiên setup 2V2-1V1 sau khi điều chỉnh khoảng cách giữa 2 cục V2 cho kết quả cũng khá sát mà lại tiết kiệm hơn.
Trải nghiệm này chỉ đúng với hệ thống nhà mình, với những hệ thống khác nhau sẽ có những hiệu quả khác nhau và cách phối hợp khác nhau vì con combo Dac/Amp Nos11 của mình có 3 biến thế nằm ngang phía trước nên khi dùng V2 hay V1 đều phải sắp 2 cục phía trước và 1 hoặc 2 cục V1 phía sau. Và mình cũng ko có đk để test cả 2 bộ V1 và V2 do ko có ổ điện xịn đủ to và nặng.
Nhạc test The Four Seasons và A Thousand Kisses Deep (Leonand Cohen) và 1 số bài khác của Ngọc Quy, Thụy Long, Elvis Phương, Diệu Hiền.
Công ty họ có cho mượn test tầm 2 tuần nghe ko vừa ý hoàn tiền 100% nếu ở xa, ở HCM thì hình như khỏi cọc tiền luôn.

p/s: quan điểm của mình là nếu hệ thống nghe đã ổn (với tai mình) thì ko nên thêm gì vô cho khỏi tốn kém và giống như việc giải hệ nhiều phương trình nhiều biến, càng đưa thêm phương trình và biến thì càng phức tạp :D

21083717_10155208578413557_3885262626705748280_o.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

toi511

Well-Known Member
Các bác cho em hỏi con DAC Gustard A20H này nghe nhạc việt có ổn không, so với x20 thì như nào nhỉ. Em thấy mua tabao về vn giá cũng khoảng hơn 16 tr chút.
IMG_0855.JPG
 

trung224

Well-Known Member
Review Schiit USB Gen V (tương đương Schiit Eitr)


Lời giới thiệu: Sau dự án transport Pi, em đã rất hài lòng về phần thuần digital trong bộ dàn của mình cho việc nghe nhạc lossless và Hires. Trong loạt bài transport Pi, em đã có nói đến việc dùng Airplay phát audio của youtube (hoặc các thể loại nghe nhạc online khác) sang transport Pi để xuất ra DAC cho hiệu quả khá ổn. Những tưởng thế là xong, tuy nhiên, một tối đẹp giời ngồi nghịch điện thoại, em có thử so sánh streaming audio từ video trên youtube theo cơ chế Airplay (built in trên HTC Connect) với UPnP (qua một số app như Tubio). Vấn đề nảy sinh từ đây khi âm thanh qua Airplay vừa bị bí vừa hơi bị gắt và chói dải cao. Trước nay em vẫn biết Airplay nó có can thiệp vào code, nhưng đến khi so sánh trực tiếp mới thấy nó không ổn.


Vấn đề thứ hai là đến hẹn lại lên, năm nay em lại được khuyến mãi một cái voucher, cho phép truy cập vào xem miễn phí kho video online chất lượng caoDigital Concert Hall của Berliner Philharmoniker trong vòng 7 ngày. Bản thân là một musicophile (nhiều hơn phần audiophile), nên em lại phải lọ mọ chuẩn bị các phương án làm sao để mình có thể đạt được âm thanh hay nhất khi dùng cái voucher đấy.

https://www.digitalconcerthall.com/en/home


Phương án streaming Airplay coi như thất bại vì chất lượng không đảm bảo. Đúng lúc đấy thì bọn Schiit ra con Schiit Eitr USB-SPDIF converter và upgrade USB gen V cùng thiết kế. Nói thật thì sau khá nhiều trải nghiệm với USB, em không muốn quay lại nó một lần nào nữa. Điều em hết sức khó chịu là dù có thêm bao nhiêu bộ lọc USB cleaner hay USB converter vào thì âm thanh vẫn phụ thuộc vào cái dây USB từ nguồn phát đến bộ lọc. Nếu dùng USB converter có xuất BNC hay AES/EBU thì còn đỡ vì hai loại kết nối này tương đối “trì”, dây đắt tầm trung bình cỡ 100-150 USD và dây chuẩn thường cỡ 25$ không khác gì nhau lắm (dây vài trăm đô thì em chưa được thử). Còn nếu USB converter mà chỉ xuất coax SPDIF hoặc USB cleaner thì còn phụ thuộc nhiều vào cả cái dây coax hoặc dây USB nối đến DAC nữa.


Tuy có chút định kiến như vậy, song bo USB gen V và Schiit Eitr vẫn làm em khá hứng thú. Đứng về góc độ kĩ thuật mà nói, cách thiết kế của bọn Schiit có sự khác biệt so với các thiết kế isolator trước đây, đó là dùng pulse transformer (như kiểu thiết kế mạng LAN) thay vì digital isolator chip như các hãng khác. Đứng về góc độ review thì một số người em cho rằng khá tin cậy và có trải nghiệm nhiều như tay Torq trên superaudiobestfriends khen rất nhiều, nên em nghĩ mình cũng nên thử và review cho anh em luôn, lấy tham chiếu là transport Pi.


Sau khi đắn đo, em quyết định thử upgrade USB Gen V vì nó rẻ hơn rất nhiều (gần bằng nửa nếu tự lắp) so với con Eitr.

1. Trên tay bo USB Gen V

  1. gen5.jpg

Đây là hình gen V trên trang chủ của Schiit. Tuy nhiên, em thấy bọn Tây lông này có trò làm bẫy khá hay đó là dùng mạch in 4 lớp hai mặt để giấu linh kiện

Đây là ảnh mặt dưới

mD1YEgN.jpg



2. Thiết lập hệ thống đánh giá

Em nhận bo gen V vào tầm 21h30 tối hôm thứ hai, mất 20 phút cho việc lắp ráp vào con Gumby. Sau đó bật liên tục tầm gần 48 tiếng để burn-in bo gen V (em ko tin chuyện burn-in mấy thiết bị thuần digital lắm nhưng vẫn làm cho chắc, có kiêng có lành), đồng thời để con Gumby đạt trở lại trạng thái tối ưu


Hệ thống đánh giá:

Loa + Ampli : loa kiểm âm JBL LSR305

DAC : Schiit Gungnir Multibit

Dây interconnect: Dây hivilux XLR OCC 99,9997% Copper 3 mét

Dây nguồn : dây nguồn cho thiết bị y tế (nguồn digikey).

Vị trí ngồi: near-field, cách loa khoảng 1,2 mét

Tham chiếu và so sánh: transport Pi và 1 PC, 1 laptop

Dây BNC tự làm từ dây Belden 1694A 75 Ohm và jack BNC 75Ohm.

Dây USB: dây máy in loại thường


Các bài test:

  1. J.S.Bach : Concerto for 2 violin BWV1043 - Rachel Podger, Andrew Manze, Academy of Ancient Music. Định dạng PCM 24 bit 88,2 kHz convert bằng Pyramix/Saracon từ SACD

  2. Chopin: Piano Concerto No.1 - Martha Argerich piano, Claudio Abbado conductor, London Symphony Orchestra. Định dang 24 bit 192 kHz

  3. Mahler: Symphony No.3 chương I và II - Ivan Fischer, Budapest Festival Orchestra. Định dạng 24 bit 96kHz

  4. Mozart : trích đoạn “Der Hölle Rache kocht in meinem Herzen” trong vở opera “Cây sáo thần”, trình diễn Edda Moser và dàn nhạc Bavarian State Opera dưới chỉ huy của nhạc trưởng Wolfgang Sawallisch. Định dạng 16bit 44.1 kHz

  5. Nhạc Việt: (test khi so sánh xuất USB giữa PC/laptop với Pi cấp 3 nguồn. Các bài test: Đóa hoa vô thường (sáng tác Trịnh Công Sơn, biểu diễn Hồng Nhung), một số bài nhạc trẻ đang nổi tầm 2-3 năm nay.

  6. Beethoven: Symphony No.4 & 7 - Biểu diễn: Simon Rattle, Berliner Philharmoniker, xem miễn phí trên digitalconcerthall, để test USB GenV + PC vs Airplay + transport Pi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên