"Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

MrMilan

Banned
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Đỗ Việt Khoa người hùng thất bại? - Bài 1​


TP - “Xin lỗi Người đương thời, anh hùng chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa vì gọi anh là chàng điếc hồn nhiên. Trong ngày tháng năm oi bức, ngột ngạt ở Vân Tảo, mắt anh đỏ hoe khi tuyên bố bỏ chống tiêu cực, rời nghề giáo sau 17 năm công tác - tôi đã nghe nhiều lần anh nhận mình là người điếc”.


Bài 1: Tôi tỉnh ngộ

Thầy giáo Khoa khẳng định từ bỏ nghề giáo, từ bỏ cuộc đấu tranh chống tiêu cực đang dang dở, ngổn ngang. Và, anh đã khóc. Từ bỏ hay phải ra đi

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện tại nhà riêng thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội. Tôi nói với anh Khoa, trước khi đến đây tôi gặp một số người liên quan việc chống tiêu cực của anh. Có người cho rằng, anh hâm, điếc, lẩn thẩn. Có người lại nói, anh là nạn nhân của nổi tiếng, gồng mình chạy theo hào quang.

Có người thì cho biết, thầy Khoa bị đuổi việc vì không hoàn thành nhiệm vụ, chứ chẳng hảo hớn gì với cái gọi là từ bỏ để thức tỉnh ai đó. Cũng người thẳng thắn chỉ ra rằng, cái mà anh gọi là tiêu cực tại trường Vân Tảo là chuyện không hiếm trong cuộc sống (giống như nhà nào cũng có ít rác, chứ không vô trùng như trong phòng thí nghiệm) nên việc kiện tụng của anh làm mệt mỏi nhà trường, mệt những người tham gia giải quyết... vì thế họ chán anh.

Thầy Khoa cười: “Người ta vẫn nói về anh Khoa như vậy. Họ còn tung tin anh Khoa được bọn phản động mua cho camera, máy ảnh để làm việc. Họ nói nhiều, nhiều lắm...”. Như để trả lời cho những băn khoăn của tôi, anh đưa lá đơn xin thôi việc và giãi bày: “Anh Khoa từ bỏ vì không muốn làm người lập dị nữa”.

...Kính gửi ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Thành phố Hà Nội. Tên tôi Đỗ Việt Khoa, sinh ngày 29-5-1968, là giáo viên trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội. Tôi làm đơn này đề nghị ông và các cán bộ lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho tôi thôi việc hẳn kể từ tháng 7-2010.

Lý do: Như ông đã biết, tôi đã gửi nhiều đơn tố cáo các việc làm sai trái... của các cá nhân liên quan từ tháng 12-2007 đến nay. Tuy nhiên, thanh tra Sở GD-ĐT Hà Tây cũ và Hà Nội đã cố tình kéo dài việc thanh tra...

Tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần đề nghị ông giải quyết, ra quyết định hành chính xử lý đối với những sai phạm mà ông đã khẳng định. Tôi sẵn sàng chấp nhận bị kỷ luật nếu các ông cho tôi là vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian dài, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội im lặng không giải quyết. Tôi cũng có đơn gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội và Bộ GD-ĐT. Nhưng tất cả đều im lặng...

Cuộc đấu tranh của tôi 4 năm nay vừa nhằm bảo vệ kỷ cương của ngành giáo dục, bảo vệ quyền lợi nhân dân và quyền lợi hợp pháp của cá nhân tôi. Sai phạm có hệ thống, có tổ chức không bị xử lý khiến tôi mất niềm tin vào lãnh đạo Sở GD-ĐT các cấp... Sức chịu đựng của tôi có hạn...(lược trích đơn xin thôi việc của thầy Đỗ Việt Khoa).

Anh Khoa nói, tài liệu nặng hàng kilôgam còn đó nhưng đành xếp lại. Anh cho rằng, sự nấn ná, né tránh của một số cán bộ có sức hủy hoại ghê gớm đến quyết tâm, nhiệt huyết theo đuổi vụ việc của anh. Họ sử dụng cách đó như chìa khóa lấp liếm sự thật, thay đen đổi trắng và tạo cớ đẩy người tốt đến chỗ mắc lỗi và cục diện cuộc chiến thay đổi.

Anh tự nhận mình hồn nhiên khi quá tin vào những lời hứa, động viên và tin vào sự trong sáng của một số cán bộ trong ngành nên vỡ mộng, đau đớn. Những cụm từ “cứ bình tĩnh”, “chúng tôi đang xem xét”, “sẽ xử lý những vấn đề thầy nêu”... nghe thật mệt mỏi.

“Anh Khoa đã hiểu được nhiều điều, vỡ ra nhiều thứ. Bốn năm qua anh Khoa đã cố gắng nhưng giờ thì chịu rồi” – thầy Khoa nói.

Điếc không sợ súng

Thầy Khoa bị điếc từ nhỏ. Người ta từng nghĩ thầy Khoa kiện tụng rồi nổi tiếng là do đánh thuê nhằm lật đổ hiệu trưởng cũ theo đơn đặt hàng của nhóm người nào đó. Cũng có người cho rằng, quay được cảnh tiêu cực trong thi cử năm 2006 là tình cờ, may mắn...


Kẻ can đảm cô đơn hay người anh hùng thất bại đều bi thảm như nhau. Nhưng, họ đã góp phần làm thay đổi xã hội theo một cách nào đó

Khi vừa biết nói, bắt đầu đi học, cậu bé Khoa khi đó có tên là Đỗ Hữu Ngạn đau quai bị. Bác sỹ thôn xã chữa theo kiểu đau đâu tiêm đấy, nên nhằm thẳng cổ Khoa mà chọc kim. Một ngày sau, cổ của cậu bé Khoa sưng to hơn, sốt li bì, kèm triệu chứng mắt mờ, ù tai. Khi khỏi bệnh quai bị, Đỗ Việt Khoa bị điếc (tai trái hỏng hẳn, tai phải nghe được 20%).

Từ đó, Đỗ Việt Khoa chủ yếu cảm nhận cuộc sống qua đôi mắt. Cuộc sống của Đỗ Việt Khoa là sắc màu và chuyển động. Đi học, Đỗ Việt Khoa rất chăm chỉ và nhập tâm (có lẽ là không bị chi phối bởi âm thanh).

Một thầy giáo chủ nhiệm thời Đỗ Việt Khoa học cấp 2 năm nay đã 80 tuổi nhớ lại: “Tôi luôn xếp cho Khoa ngồi bàn đầu, thậm chí là bàn riêng ngồi gần thầy. Mỗi lần giảng tôi thường đứng cạnh Khoa và hỏi: Có nghe rõ không em? Nói chung Khoa chăm chỉ, ngoan...".

Ngoài ra Đỗ Việt Khoa thời đó luôn được thầy quan tâm đặc biệt vì là học sinh khiếm thính. Còn bí quyết học của Đỗ Việt Khoa: "Tôi đọc sách giáo khoa, và vở chép bài của bạn học là chủ yếu. Học qua sách, học qua bạn thân. Đến lớp có bạn có bè, có không khí học tập để nhớ thêm, chứ chủ yếu là đọc sách..." - thầy Đỗ Việt Khoa nhớ lại.

Học phổ thông, Đỗ Việt Khoa học rất khá. Năm 1986 là một trong những thí sinh đỗ cao trong kỳ thi vào Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đỗ Việt Khoa sống khép mình, ngại giao tiếp. Cái dáng vẻ e dè, ngơ ngác trong mỗi câu chuyện với bạn bè khiến Đỗ Việt Khoa dễ bị coi là không bình thường. Chỉ người thân, bạn học là không nghĩ vậy vì đã biết cái sự học của Khoa. Cho đến giờ cái dáng vẻ của anh vẫn thế.

Những năm tháng Đỗ Việt Khoa đi học là thời điểm đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, song tình thầy trò, bạn bè rất sâu nặng, không lai căng, pha tạp như giờ. Đỗ Việt Khoa may mắn được gặp nhiều người thầy tốt, hết mực thương yêu, giúp đỡ học trò; đặc biệt hơn khi học trò Khoa là người khuyết tật nên tình cảm các thầy dành cho anh càng đậm, càng rõ.

Bằng sự tinh tế khác thường và sự thâu nạp cuộc sống rất riêng, có phần cực đoan của người khuyết tật đã cài đặt vào đầu chàng sinh viên Đại học Tổng hợp một suy nghĩ khó lay chuyển: Thầy giáo là người tốt, môi trường sư phạm là trọng sạch tuyệt đối.

Năm thứ hai đại học, Đỗ Việt Khoa bắt đầu có được thiết bị trợ thính. Anh cả tôi học ở Liên Xô mua được thiết bị trợ thính, gửi về cho tôi như món quà đặc biệt. Có lẽ đã quá lâu sống trong tĩnh lặng nên với Đỗ Việt Khoa mọi thứ gần như đã an bài. Chẳng hạn như an bài về sự cảm nhận cuộc sống, về sự tốt - xấu ở đời. Sự thay đổi khi nghe được âm thanh của cuộc sống chỉ có thể là bồi đắp thêm cho định kiến ấy trong con người Đỗ Việt Khoa mà thôi (mặc dù có thiết bị trợ thính nhưng thầy Khoa giờ chỉ nghe được khoảng 60%).

Năm 1992, Đỗ Việt Khoa tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Địa chất. Anh làm việc cho một số Cty khoáng sản. Hai năm công tác trong lĩnh vực này nhưng anh thấy không phù hợp. Thời điểm ấy có một thầy giáo ở Sở GD-ĐT mời anh về giảng dạy tại trường THPT Đồng Quan (Hà Tây cũ). Đỗ Việt Khoa nhận lời ngay. Lương 186.000đồng/tháng nhưng Đỗ Việt Khoa luôn vui, hăng say với công việc. Anh công tác tại đây 7 năm rồi chuyển về trường Vân Tảo cho đến hôm nay.

Đầu năm 2005, một lần gặp gỡ bạn cũ, anh nghe kể nhiều chuyện tiêu cực trong thi cử, trong đó có việc giải bài tập thể tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT. “Tôi rất ít gặp gỡ giao lưu nên không được nghe nhiều chuyện. Thường thì cứ đến lớp rồi về nhà. Khi nghe bạn bè kể vậy tôi không tin là có chuyện tiêu cực ngang nhiên như vậy. Có cô bạn còn kể, ngày 20-11 đưa phong bì chậm cho thầy giáo chủ nhiệm mà con bị đối xử không tốt. Tôi nói với bạn bè rằng, nếu gặp cảnh ấy sẽ không làm ngơ.

Năm 2006, tôi coi thi ở trường Phú Xuyên thấy cảnh như lời kể của mấy người bạn. Tại phòng thi, giám thị bỏ phòng đi chơi, mỗi tôi ở lại. Có người còn ép tôi đi chơi để học sinh được thoải mái làm bài.

Sau buổi thi đầu tiên, đêm về tôi không chợp mắt nổi. Ngày thi thứ hai, tôi điện cho Thứ trưởng Bành Tiến Long, trao đổi sự việc và ông đồng ý cho tôi đưa chuyện này lên công luận. Tôi quay cảnh này và sau đó sự việc như thế nào thì mọi người đều đã biết”.

Từ đó, anh lao vào cuộc chiến chống tiêu cực một cách say mê. Khi đó anh thấy cả xã hội đang cổ vũ cho mình. Anh thấy chỗ nào cũng cần phải quét rác. Anh cần mẫn làm sạch môi trường nơi mình công tác một cách quá quyết liệt...

Thế nhưng, sau 4 năm trải mình trong cuộc kiện tụng, với đôi tai có thiết bị trợ thính, anh nghe đủ nhiều để hiểu ra rằng, mình là chàng điếc hồn nhiên.

Anh đã tỉnh ngộ!

Nguồn : tienphong.vn
 

hi_tech

Well-Known Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

phải công nhận là ông Khoa là người đương thời nhưng hơi lập dị, thời buổi này sống mà không theo guồng máy thì có "toi" cũng là chuyên đương nhiên, tui có thằng bạn lúc trước làm việc cho Đ ở 1 cái tỉnh, lúc mới vô cũng chống này chống nọ rồi bị trù dập chịu hok nổi nên bỏ ra ngoài làm cho cty nước ngoài, giờ giàu kết sù:p
 

phuong210876

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Em thấy các bác có vẻ không ưa mr.khoa này cho lắm. Các phấn tích của các bác cũng chỉ dựa trên nhiều thồng tin báo chí mà thôi, còn em đây đã được tiếp xúc với Mr.khoa này trong 2 năm học cấp 3 . Mới đầu học em thấy mọi người nói nhiều về Mr. Nhưng khi tiếp xúc với Mr em mới cảm thấy Mr là một người rất yêu quý học sinh của mình, sẵn sàng làm mọi việc để học sinh không bị thiêt thòi. Các bác biêt Mr mở quán net, biết Mr dạy thêm. Nhưng em thấy việc mở quán net đâu phải là một việc xấu xa, hay là thầy giáo thì không được mở quán net. Còn vấn đề dậy thêm ở đây em muốn các bác hiểu cho Mr. Mr Tốt nghiệp đại học tổng hợp khoa toán tin, nhưng lại được phân dậy bộ môn Địa lý ở trường, mới đầu em cũng nghĩ là do chuyên muôn của thầy không đủ nên phải dậy như vậy,nhưng không phải vậy. Vì vậy mà thầy đã mở lớp dậy thêm một phần vì yêu nghề của mình....
Em không phải nói tất cả các chuyện Mr khoa làm đều đúng, nhưng có bác ơ trên nói một câu mà em thấy rất đúng với Mr.Khoa : Đấu tranh --> Tránh đâu --> Trâu đánh
Nhưng em mốn hỏi các bác là o cả đất nước nầy có mấy ai dám làm như vậy...hay chỉ
K Ệ M Ị A N Ó như bác nta139 đã nói.
Em chỉ nói những gì mình biết không phải qua báo chí, internet, mong các bác chém nhẹ tay. và thông cảm cho Mr khoa

Ý kiến cá nhân này xem ra là được nhất. thực ra mọi người đừng quá cả tin vào báo chí.. em đã bỏ đọc báo từ lâu rồi và thương tham gia vào diễn đàn là chính... Báo giấy và Báo internet bây giờ thì thôi rồi.... Đừng quá tin vào Báo chí của Việt Nam; đừng bao giờ đưa ra ý kiến nếu chưa có cơ sở mà chỉ dựa vào tin đồn "tin đồn thì thôi rồi"; đừng bao giờ nói lại quan điểm của mình trên quan điểm của người khác "a dua".
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Đọc báo lúc này buồn quá, toàn là những tiêu cực. Làm người tốt trong thời buổi này thường bị coi là điên đấy các bác. Không biết còn ai dám điên nữa không?
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

[/I]

Ông siêu hơn tôi chắc hiểu nhanh ! :D

Như vậy tuyển giám đốc sở vào làm với mỗi công việc là ký tên, đóng dấu để sa thải nhân viên. Nội mà ký tên và đóng dấu không thôi cũng hết mịa nó giờ còn thời gian đâu mà gái với gú =P~=P~=P~ Như vậy bác Khoa nhà ta làm đúng trật tự của nó rồi đó. Ngày mai em gọi cho bác ấy gởi mịa nó đến bộ trưởng luôn cho rồi, giải quyết cho lẹ, chứ gởi đến Giám đốc sở vẫn còn bé lắm.
Dù sao thì cũng cảm ơn thông tin sâu và rộng của bác tặng em :-":-":-"
 

MrMilan

Banned
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Bài cuối: Như chuyện hài


TP - Chúng tôi không đề cập chuyện kiện tụng mà muốn nói vấn đề khác, đó là cách phản ứng của một số cao thủ trước việc làm của thầy Khoa. Thế nhưng, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, bị tổn thất cũng là chuyện thường. Hơn nữa, cũng không thể mong sự khoan hòa, tử tế từ một số người không muốn làm việc tốt, vì nếu thế thì đã chẳng có cuộc chiến nào xảy đến. Có chút nuối tiếc là, chuyện xảy ra trong ngành giáo dục, nơi đáng ra việc được xử lý có giáo dục hơn.




Không gồng mình?

Tôi thử trao đổi với anh Khoa: Không một hiệu trưởng nào lại yên tâm khi trong ngôi trường của mình luôn có người săm soi sơ suất, sai sót rồi hô hoán cho xã hội biết. Sao không chọn cách góp ý với lãnh đạo để sửa sai? Có phải cái xấu nào, cái tiêu cực nào cũng đáng phơi ra cho thiên hạ xem mới sửa chữa được. Nếu anh cùng nhà trường cải tạo cái xấu thành cái tốt thì chắc là tốt hơn việc dùng sự nổi tiếng để ép, mặc cả với lãnh đạo. Anh nổi tiếng và được yêu quý khắp nơi nhưng nếu bị ghét, bị cô lập ở cơ quan, đơn vị thậm chí ở quê nhà thì có gì hay ho chứ? Người ta bảo anh có phần quá đà...

Anh Khoa cười và nói rằng, anh không hề bị hào quang Người đương thời, và những hào quang khác từ dư luận che lấp con người thật của mình. Ngay cả khi ứng cử Đại biểu Quốc hội, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có nhiều người ghét mà cay độc: Ông Khoa quá tự đại, đi quá xa cái ranh giới của mình. Thế nhưng, đó lại là quyết định rất đặc trưng Đỗ Việt Khoa.

“Sau khi anh Khoa được mọi người biết đến, có một vị đang công tác trong Quốc hội gọi điện đặt vấn đề là nên ứng cử đại biểu Quốc hội để làm cái gì đó đóng góp cho ngành giáo dục nước nhà. Ông ấy động viên, khích lệ nên anh Khoa liều mình ứng cử, chứ không phải tự đại, tự cao” – Thầy Khoa nói. Được biết, lần lấy ý kiến tại trường Vân Tảo, thầy Khoa không được ai ủng hộ việc ứng cử Đại biểu Quốc hội.

Thầy Khoa cho rằng, tại trường mỗi khi phát hiện những cái sai, cái chưa hợp lý anh đều góp ý với lãnh đạo nhưng đều bị quy là chống đối. Sự khác nhau trong suy nghĩ đã đẩy anh Khoa và lãnh đạo xa nhau, cực đoan hơn, thách thức hơn... Anh Khoa không muốn nói sâu về nội bộ nơi mình công tác mà cho rằng chỉ là anh không phù hợp với môi trường hiện tại nữa.




Chuyện hài?

Nhân chuyện từ chức, xin kể câu chuyện mà anh Khoa nhận là họ nhằm vào mình. Trong rất nhiều kiểu phản ứng với anh Khoa, xin lấy chuyện này làm điển hình, vì được nâng lên tầm nghệ thuật (những chuyện như chuyện anh Khoa bị cô lập, bị hành hung... báo chí cũng đã phản ánh nhiều).

Một tờ báo Trung ương mở cuộc thi truyện ngắn, bút ký viết về ngành giáo dục do Bộ GD&ĐT tổ chức. Cuộc thi ấy đăng truyện: Có bệnh. Truyện này có lối viết hài hước về người thầy có tên là Bệ trong cuộc chiến chống tiêu cực. Mở đầu truyện, tác giả miêu tả công năng cái điện thoại di động mà thầy Bệ mới tậu, rồi bắt đầu câu chuyện:

Bệ nhận được điện thoại hiệu trưởng gọi lên phòng Hội đồng. Hiệu trưởng trang trọng trao tờ giấy mời lên văn phòng Bộ nhận Huân chương “Dũng cảm bội tinh” kèm lời chúc xã giao “Mừng đồng chí” và cái bắt tay hờ hững, mềm oặt như có ý ngầm bảo “Mày chỉ là thằng giáo viên xoàng thôi, vinh dự của mày đổi bằng bao nhiêu vinh dự của người khác đấy, rồi mày phải trả nợ đủ”... (trích Có bệnh).

Tôi hỏi: Sao lại nghĩ truyện này viết về anh? Anh Khoa nói, người ta phô tô từng xấp, phát cho học sinh tất cả các lớp. “Người ta cười nhạo tôi, chuyện này có ai mà nghĩ đó không phải là anh Khoa chứ”.

Tôi có được truyện ngắn ấy từ bản phô tô khổ A3, ghi dưới là 10A3 bằng bút bi màu xanh (có lẽ là bản phát cho lớp 10A3?).

Truyện miêu tả việc thầy Bệ mua điện thoại di động chỉ để xem phim sex, nào là Vàng Anh, Yến Vi... Từ cái điện thoại ấy mới có cảnh quay giải bài tập thể trong kỳ thi rồi nổi tiếng khắp nơi. Mấy hôm sau đoạn phim của Bệ được phát trên truyền hình thật. Hàng chục tờ báo lấy ảnh từ cảnh quay ra phụ vào bài viết về chất lượng thật của giáo dục, nó rất xa với những báo cáo trăm phần trăm tốt của các trường, của cả ngành và của các địa phương các cấp.

Bộ trưởng lập tức tiếp thu dư luận, cho kiểm tra lại việc coi thi ở trường hai và đề nghị Chính phủ cho trường hai thi lại, có sự giám sát đặc biệt của Bộ trước khi có lời đáp chính thức với dư luận. Kết quả thật buồn, chỉ có gần một nửa đủ điểm tốt nghiệp. Bộ trưởng lập tức có biện pháp về việc học thật, thi thật, nói không với bệnh thành tích cho những năm học tới. Đó là lý do Bệ được nhận Huân chương “Dũng cảm bội tinh”. Cuộc sống của Bệ vô tình bước sang trang mới. (trích Có bệnh).


Nếu bây giờ gặp sự kiện như năm 2006 anh làm ngơ hay tiếp tục làm như đã làm? “Tôi vẫn làm nhưng làm theo cách khác. Cách khôn ngoan hơn”.

Đọc đến đoạn này khó mà không nghĩ đến thầy Khoa. Truyện ngắn như một bài báo phiếm chỉ, còn nội dung miêu tả sát đến mức kiểu trẻ con đố nhau con gì kêu meo meo... (quá dễ để trả lời là con mèo, giống như rất dễ để liên tưởng thầy Bệ với thầy Khoa). Một cách phản ứng có nghề và kể cả thầy Khoa hay ai đó nhận ra mình trong tác phẩm này mà đùng đùng nổi giận, kiện cáo thì chẳng những mắc mưu không khảo mà xưng mà còn phí sức đấm vào không khí, vì đó là truyện ngắn, là văn chương, là hư cấu...

Tôi nói với anh Khoa, nếu nhân vật Bệ là anh thì quả là người ta đang chọc cười một vấn đề nghiêm túc trong đó có Bộ trưởng với cuộc vận động hai không (người ta cho rằng, cuộc vận động này chỉ xuất phát từ sự kiện Đỗ Việt Khoa với cú ăn may quay cảnh tiêu cực từ điện thoại di động vốn dùng để xem phim sex!).

Anh Khoa nói thẳng, có người chửi Bộ trưởng GD&ĐT rất nặng, tôi ghi âm được và chuyển cho các cơ quan chức năng còn chẳng làm được gì họ nữa là chửi kiểu này. Anh có biết ai viết truyện này không, tôi hỏi. “Tôi nghĩ là người quen”.

Truyện ngắn miêu tả tỉ mỉ cảnh người thầy chống tiêu cực bị phụ huynh ghét, cộng đồng ruồng rẫy. Đây là cảnh tại một đám cưới: Bệ ngồi chết trân, ngóng mãi chẳng có người đến ngồi cùng. Gia chủ co kéo thế nào cũng không ai đến. Khó xử quá. Toàn khách lạ, Bệ không biết làm sao để có lý do rút lui. Đi ăn cỗ không có người muốn ngồi cùng hỏi có gì ớn bằng... (trích Có bệnh).

Thầy giáo chống tiêu cực trong truyện ngắn đoạn bị hắt hủi này có giống anh không? Thầy Khoa nói, ngoài đời anh không như thế. Tại trường cũng nhiều người yêu quý, vì anh nói những điều họ nghĩ nhưng họ không dám nói. Thế nhưng sợ bị trù dập, ảnh hưởng công việc nên họ đành xa lánh thôi nên anh bị cô lập. Còn bà con làng xóm họ tốt với anh và anh tốt với họ. Còn bạn bè cũ thì rất tốt.

Cuối chuyện là cảnh học sinh phản pháo thầy giáo Bệ tại một giờ giảng văn. Tác giả kết: Thế là ngay cả học trò cũng muốn hắt nước dưa vào mặt thầy rồi. Bệ trầm tư một mình, trong lòng muốn nói: “Nếu đổi được cái “Dũng cảm bội tinh” lấy sự bình yên vốn có thì tôi xin đổi ngay, nào ai muốn đổi cho tôi không? Có ai muốn đổi cho tôi không? Có ai muốn đổi cho tôi không?

Câu hỏi: Có ai muốn đổi cho tôi không? điệp ba lần, có gì đó khiến người ta nghĩ đến cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) và kêu lên điệp khúc: Ai cho tôi lương thiện? Cuộc đấu tranh chống tiêu cực của thầy Bệ trong truyện ngắn hóa ra đáng cười, toàn bộ đáng cười, tuyệt không có cái gì nghiêm túc, đáng ghi nhận? Cái huân chương Dũng cảm bội tinh (cách nói ẩn ý một danh hiệu) hóa ra chẳng đáng giá gì (và cướp mất bình yên của thầy Bệ) khi thầy Bệ muốn đem huân chương ấy đổi lấy bình yên mà không ai thèm.

Đây là câu chuyện mà lãnh đạo Bộ GD&ĐT nên đọc, càng nên đọc hơn khi nó tham gia cuộc thi viết về ngành giáo dục và có thể xuất phát từ một câu chuyện có thật (?). Có đáng buồn cười không?

Khi nghe tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa bỏ nghề nhiều người gọi điện đến chia sẻ, động viên. Một người nói: Một hệ thống, mạng lưới chống tiêu cực được trang bị đầy đủ còn chiến đấu vất vả, bở hơi tai với tiêu cực trong ngành giáo dục còn chưa dám nói là có hiệu quả, nói chi anh Khoa. Sự kiện Đỗ Việt Khoa là một sự lãng mạn thỏa mãn nhất thời mong muốn của dư luận trong cuộc chiến chống tiêu cực thôi.

Cái gì làm nên một người hùng Đỗ Việt Khoa? Điều gì biến anh Khoa thành người mắc lỗi để giờ trở về thấp hơn xuất phát điểm cuộc chiến chống tiêu cực? Một người trong ngành giáo dục cho rằng, đó là sự đụng độ của một bên là cái tốt thô mộc, sự hồn nhiên đến ngây ngô và cách đấu tranh chống tiêu cực đơn sơ - với một bên là sự phản kháng, che chắn có lớp lang, đầy nghệ thuật của những người khôn ngoan. Đỗ Việt Khoa bỏ cuộc, bỏ nghề là kết cục mà nhiều người nhìn thấy trước. Đỗ Việt Khoa, người hùng thất bại hay là xã hội thất bại trong cuộc chiến chống tiêu cực?

Giờ thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã quyết rời khỏi sân khấu nơi anh là người hùng vừa là anh hề, tránh xa đám đông hò reo, trở về nhà với người vợ hiền và 2 đứa con. “Anh Khoa không cay cú, không bao giờ tiêu cực. Anh Khoa muốn thanh thản thôi. Anh Khoa đã hiểu...”.


GS Văn Như Cương thất hứa?

Mới đây, trên báo mạng, GS Văn Như Cương đã từ chối nhận thầy Đỗ Việt Khoa về công tác tại Trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) như đã hứa cách đây ba năm. Sau sự kiện năm 2006, thầy Khoa nổi lên như người hùng chống tiêu cực, GS Văn Như Cương khi đó đã nói, nếu thầy Khoa có mệnh hệ gì ông sẽ nhận về công tác tại trường. Nhưng khi thầy Khoa thất thế, viết đơn xin rời khỏi trường THPT Vân Tảo, GS Cương lại nói, giờ đã nghĩ khác và cho rằng: Anh Khoa không bình thường...

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26-5, thầy Khoa nói: “Tôi buồn lắm! Tôi rất sùng kính thầy Văn Như Cương. Ai dè thầy trả lời thế. Tôi nghĩ thầy và nhiều người thiếu thông tin về những gì tôi đang chịu đựng và vì sao tôi phải lên tiếng...”.


Nguồn: tienphong.vn
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Mới đây, trên báo mạng, GS Văn Như Cương đã từ chối nhận thầy Đỗ Việt Khoa về công tác tại Trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) như đã hứa cách đây ba năm. Sau sự kiện năm 2006, thầy Khoa nổi lên như người hùng chống tiêu cực, GS Văn Như Cương khi đó đã nói, nếu thầy Khoa có mệnh hệ gì ông sẽ nhận về công tác tại trường. Nhưng khi thầy Khoa thất thế, viết đơn xin rời khỏi trường THPT Vân Tảo, GS Cương lại nói, giờ đã nghĩ khác và cho rằng: Anh Khoa không bình thường...

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26-5, thầy Khoa nói: “Tôi buồn lắm! Tôi rất sùng kính thầy Văn Như Cương. Ai dè thầy trả lời thế. Tôi nghĩ thầy và nhiều người thiếu thông tin về những gì tôi đang chịu đựng và vì sao tôi phải lên tiếng...”.


Cha ĐỨT DÂY CƯƠNG này cũng chỉ là loại theo đóm ăn tàn, muốn dựa hơi vào một việc nổi tiếng. Giáo sư mà phát biểu về một người như thế đó, dù chẳng gần gủi và hiểu rõ về họ. Lúc tung hô thầy Khoa thì cũng xông vào bợ đít một cái, khi thầy ngã ngựa thì ráng đạp ké một cái cho thầy mau chết... hix.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhbayxi

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Làm người tốt thật khó các bác nhỉ
 

phuong210876

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Mới đây, trên báo mạng, GS Văn Như Cương đã từ chối nhận thầy Đỗ Việt Khoa về công tác tại Trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) như đã hứa cách đây ba năm. Sau sự kiện năm 2006, thầy Khoa nổi lên như người hùng chống tiêu cực, GS Văn Như Cương khi đó đã nói, nếu thầy Khoa có mệnh hệ gì ông sẽ nhận về công tác tại trường. Nhưng khi thầy Khoa thất thế, viết đơn xin rời khỏi trường THPT Vân Tảo, GS Cương lại nói, giờ đã nghĩ khác và cho rằng: Anh Khoa không bình thường...

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26-5, thầy Khoa nói: “Tôi buồn lắm! Tôi rất sùng kính thầy Văn Như Cương. Ai dè thầy trả lời thế. Tôi nghĩ thầy và nhiều người thiếu thông tin về những gì tôi đang chịu đựng và vì sao tôi phải lên tiếng...”.
Xét cho cùng ở Xã hội này những người như Thấy Đỗ Việt Khoa được cho là người Không bình thường. ý tôi nói là người Nổi tiếng. khi sự vụ đã tiến quá xa mà được cho là không thể kiểm soát được nữa thì nhưng con người tầm thường và bình thường như GS Văn Như Cương "Mình muốn nói là tầm thường vì Ông này lên tiếng có thể nhằm mục đích PR tên tuổi mình trên báo chí chứ Hàm vị là GS thì ghê lắm nha chứ k phải tầm thường như hàm vị Phá GS hic hic " không thể mạo hiểm hoặc cũng không giám manh động nữa vì mọi hành vi của Ông ý có thể khiến vị trí của ông ý không còn vững chắc được nữa. Lời tuyên bố trước đó được coi là Lỡ mồm Dại miệng.=))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

haipvg

Well-Known Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Các bác cứ tìm xem các sách giáo khoa có tên Văn như Cư.... ấy xem nội dung có ra gì không nhé.
 

HD Beginner

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Mọi người đã ko hiểu gì về Khoa hâm này lại cứ vào đây bàn tán. Rõ khổ

http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=68075
Trưa ngày 26/11/2008, PV ANTG có mặt tại nhà thầy giáo Đỗ Việt Khoa và hết sức bất ngờ khi quán Game - Internet của "người đương thời" đông nghịt học sinh của Trường THPT Vân Tảo đang cắm đầu vào các máy "cày" game. Thầy Khoa mở quán kinh doanh trò chơi điện tử, Internet cách cổng trường chỉ khoảng 100m.

Vừa đúng giờ tan học, hàng chục học sinh còn mặc nguyên đồng phục nhà trường đang vào đây hò hét sát phạt nhau bằng các trò chơi game online sặc mùi bạo lực. Khi chúng tôi hỏi thầy Khoa rằng: đáng ra giờ này thầy phải khuyên các em về nhà kẻo gia đình lo lắng thì thầy Khoa trả lời khá bối rối cho rằng: các em chỉ chơi một lúc chứ không sa đà.

Tuy vậy theo quan sát của chúng tôi, thực tế không phải như vậy: nhiều học sinh vẫn tiếp tục ngồi "cày" sang tận giờ chiều. Thầy Khoa lý giải: "Trong quán game này đang có cả những học sinh bị thầy hiệu trưởng kỷ luật không cho vào lớp nên các em ra đây ngồi chứ biết đi đâu".

Thiết nghĩ nếu thầy Khoa thực sự lo lắng cho các học sinh này thì vì sao thầy không khuyên bảo các em đừng vi phạm kỷ luật hoặc là hướng các em vào hoạt động nào có ích ngoài những trò chơi game online đầy bạo lực. Trong khi cả xã hội đang vận động các em học sinh tập trung vào các hoạt động xã hội bổ ích, tránh xa các trò chơi game bạo lực vô bổ thì không hiểu sao một thầy giáo vốn quen nói chuyện "chống tiêu cực" lại có kiểu "tiếp sức" lạ lùng như vậy

Thử hỏi có thầy cô giáo nào vừa đi dạy, lại vừa mở quán game cho học sinh chơi ko? Thế học sinh nó điểm thấp, ko học bài vào quán của thầy nó chơi 1 tý, hút thuốc 1 tý, ăn bánh 1 tý, thầy phục vụ nó như khách, lát ra thanh toán vài chục thì thầy có không nâng điểm cho nó không? Mồm thì ra rả là chống tiêu cực cho giáo dục, mà lại đi mở quán Net phản giáo dục à?

hưng tôi cũng đồng ý với ý kiến của chú Trần Văn Anh trên kia rằng sau khi ddc công luận ca ngợi thầy khoa đâm dở chứng nhìn cái j cũng thành tiêu cực, về việc các thầy cô bộ môn chính mở lớp học thêm cũng đi tố cáo? vậy thầy giải thích ra sao cho lớp học thêm môn toán của thầy ở nhà??? trong khi đó môn toán lại ko phải la bộ môn chính thậy dạy? trên lớp thầy dạy môn địa lí cơ mà? và thầy giải thích ra sao với cái quán nét của thầy? em ko phủ nhận tầm quan trọng của internet trong thời đại hiện nay, nhưng ko phải ai cũng nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của nó mà sử đụng vào mục đich đúng đắn. nếu như chúng ta quan sát thực tế sẽ thấy ngay, tỉ lệ ng sử dụng internet vào mục đích nghiên cứu tìm tài liệu cho học tập chủ yếu vẫn là các bạn sinh viên hay những ng phải học cao hơn nữa, còn hiện nay thử ra một quán nét ngoài đường xem, chúng ta sẽ thấy các cô cậu học sinh câp 3 làm những gì? nào là chát chít, làm quen bạn bè, chơi điện từ, viết blog với những kiểu ngôn ngữ rất teen. thầy giải thích ra sao với những trường hợp các em học sinh nam bỏ giờ ra ngoài quán nét nhà thầy chơi halflife, VLTK...rồi tiền ko có để trả, nợ vợ thầy chồng chất? giờ dạy thêm nhà thầy ra chơi có 5' các em học sinh ra ngồi nét đến hàng tiếng ko buồn vào lớp học nữa vì đang " chát dở câu chuyện"??? những chuyện đó ko thấy báo chí nói đến??? nói đến đây ta lại thấy ngay một cái dở của ngành báo chí hiện nay là thấy cái gì hay thì khen ngợi hết lời, dùng những lời lẽ mĩ miều đưa nhau lên tận trời xanh. nhưng thấy cái gì dở thì dìm cho băng ko ngóc đầu lên dc, nhìn mọi thứ đều phiến diện mà ko phân tích mổ xẻ theo nhiều chiều hướng?
cái thứ hai nữa là tôi cũng đồng ý với ý kiến của chú Nguyễn Đức Bản trên kia là rằng tại sao báo chí chỉ biết có khen ngợi, thổi phồng mọi chuyện lên, sao ko xem xét đến việc chất lượng giảng dạy của thầy ra làm sao? môn thầy dạy các em học sinh tiếp thu ra làm sao? bao nhiêu học sinh giởi, đỗ đạt, mối quan hệ của thầy với đồng nghiệp ra sao? một tình trạng tôi phải nói đén ở đây là các thầy cô ở trường vân tảo rất buồn cười? thầy dạy toán với thầy dạy địa nghét nhau ra mặt, nói xấu nhau trc mặt học sinh? thầy dạy toán bảo thầy dạy địa là" cái thằng vừa điếc vừa lùn thì ko biết dạy cái j" thầy dạy địa lại bảo thầy dạy toán là " cái thằng mũi dòm mồm thâm nho nham hiểm"??? em ko hiểu các thầy biến mình thành cái j trước mặt học sinh???
còn về việc mở lớp học thêm của các thầy cô bộ môn chính, em nghĩ thầy khoa xử lí như vậy cũng chưa dc hay lắm. theo quan điểm cá nhân em thì thực ra em cũng ko biết là nó đúng hay sai, có chiều theo ý nguyện của các bực phụ huynh hay các bạn học sinh hay ko? nhưng tại sao thầy ko gặp gỡ các thầy cô, và góp ý bày tỏ ý kiến của mình trước, bàn bạc với nhau trên phương diện của những ng đồng nghiệp, mà thầy cứ đùng đùng đi quay phim chụp ảnh rồi kiện cáo ngưởi ta, như thế chả phải thầy đã đề cao cái gọi là " sự nổi tiếng về chống tiêu cực của mình" gây ra một sự mâu thuẫn nội bộ, bất hòa giữa các đồng nghiệp như chú Bản nói? vì trên thực tế có rất nhiêu cách giải quyêt vấn đề? trừ khi nếu giải quyết trên phương diện đồng nghiệp với nhau mà ko dc thì mới phải đưa nhau ra pháp luật? cái hành động hơi một tí lại quay phim chụp ảnh của thầy cứ như là thầy lúc nao cũng chỉ chờ cơ hội để tóm lấy những sơ hở của ng khác để tung ra cho thiên hạ biết chứ ko phải nỗ lực xây dựng một trường vân tảo vững mạnh, nếu như thầy bàn bạc với các thầy cô trc để giải quyết vấn đề có lẽ là sẽ hay hơn là thầy đùng một cái đi kiện cáo ng ta.

Tóm lại mình phải thật hay thì hẵng đi chê bai tố cáo người khác. Hi. Khoa Hâm chuyên môn thì bình thường, quan hệ thì kém, ko có tài, không có kinh nghiệm, cũng tìm mọi cách để kiếm tiền như mở quán internet, mở quá học thêm. Sai thì cũng nhiều chứ chẳng phải gì hay... Mọi người cần nghe thông tin từ nhiều phía chứ ko phải chỉ có nghe báo chí thế nọ thế kia...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Mọi người đã ko hiểu gì về Khoa hâm này lại cứ vào đây bàn tán. Rõ khổ

http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=68075


Thử hỏi có thầy cô giáo nào vừa đi dạy, lại vừa mở quán game cho học sinh chơi ko? Thế học sinh nó điểm thấp, ko học bài vào quán của thầy nó chơi 1 tý, hút thuốc 1 tý, ăn bánh 1 tý, thầy phục vụ nó như khách, lát ra thanh toán vài chục thì thầy có không nâng điểm cho nó không? Mồm thì ra rả là chống tiêu cực cho giáo dục, mà lại đi mở quán Net phản giáo dục à?



Tóm lại mình phải thật hay thì hẵng đi chê bai tố cáo người khác. Hi. Khoa Hâm chuyên môn thì bình thường, quan hệ thì kém, ko có tài, không có kinh nghiệm, cũng tìm mọi cách để kiếm tiền như mở quán internet, mở quá học thêm. Sai thì cũng nhiều chứ chẳng phải gì hay... Mọi người cần nghe thông tin từ nhiều phía chứ ko phải chỉ có nghe báo chí thế nọ thế kia...

Bó tay với ông bạn, thay vì nhìn vào nền giáo dục của chúng ta xem có đúng với những gì mà thầy Khoa nói không, thì ông bạn lại kéo cái bản tin của tờ báo lá cải an ninh thế giới ra chứng minh. Ai cũng biết cái tờ báo này thế nào rồi. Hèn hạ, tấn công vào cả gia đình, đến nồi cơm của người ta...

Bác chắc hiểu rõ ông Khoa này lắm nhỉ? Hay là bác làm cho tờ báo nêu trên.
 

hailuavungcao

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

"Thử hỏi có thầy cô giáo nào vừa đi dạy, lại vừa mở quán game cho học sinh chơi ko? Thế học sinh nó điểm thấp, ko học bài vào quán của thầy nó chơi 1 tý, hút thuốc 1 tý, ăn bánh 1 tý, thầy phục vụ nó như khách, lát ra thanh toán vài chục thì thầy có không nâng điểm cho nó không? Mồm thì ra rả là chống tiêu cực cho giáo dục, mà lại đi mở quán Net phản giáo dục à?"

.... quán nét là phản giáo dục àh? nếu vậy thì chắc hơn 90% anh em trong HDvietnam "mất dạy" hết vì gần như ai cũng "lành nghề" từ các quán nét mà ra...
 

vuphoto

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Mấy hôm nay mải vì việc riêng, mải vì đang tranh luận về :"Đường sắt cao tốc" giờ lại quay ra vụ thầy Đỗ Việt Khoa nên giờ vào 4r mới biết các bác cũng đang tranh luận về vấn đề này!
Nói về cá nhân thầy Đỗ Việt Khoa thì dài lắm, mà nhận xét thì mỗi người một ý cả. Riêng cá nhân bản thân em thì cho rằng (các bác đừng ném đá nhé): lên 4r là để phản biện, là tôn trọng sự thật, tôn trọng cái đúng. Vì thế ai cũng có quyền nói ra ý kiến của mình, nhưng nên thể hiện 1 lối văn hóa tranh luận, trước 1 vấn đề thì cũng đừng quá tin vào những trang báo trong nhà (các bác thừa biết nó lá cải thế nào rồi mà).
Em xin trích gửi 1 số ý kiến của các trang mạng blog về vụ này trong những ngày qua cho moi người cùng tham khảo!
Trước hết là bài trên VNN:PGS lừng lẫy Văn Như Cương thất hứa với thầy Khoa?
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201005/Loi-hua-cua-Hieu-truong-danh-tieng-voi-thay-Khoa-da-tat-911717/
Blog Thanh Chung:


Thưa thầy,

Khi gõ tên thầy với đầy đủ dấu tiếng Việt, trong vòng 0,41 giây, anh "Google" cho 7,690,000 kết quả. Theo Wikipedia, " Văn Như Cương (sinh 1937) là một nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông là một Tiến sĩ toán học, được phong học hàm phó giáo sư. Nhiều bài báo có ghi ông là Nhà giáo Nhân dân, tuy nhiên ông đã chính thức phủ nhận việc ông có danh hiệu này. Ông là người đầu tiên lập ra trường dân lập tại Việt Nam vào thời kỳ đổi mới [2] là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh-Hà Nội."

Năm 2001, con trai em thi tốt nghiệp trung học cơ sở với tổng số trên 50 điểm cho sáu môn. Cháu đỗ vào chuyên Pháp hệ B trường Amsterdam và hệ A trường Chu Văn An, nhưng em vẫn quyết tâm nộp hồ sơ cho cháu vào trường Lương Thế Vinh của thầy. Ơn giời, cháu đủ điểm vào lớp A1 – nghĩa là “chọn của chọn”. Tỷ lệ đỗ đại học ở các lớp này thường đạt từ 90 đến 100%. Đến tận thời điểm này, em chưa hề ân hận về quyết định đó của mình, mặc dù con trai em và các bạn nó luôn nói: “mẹ muốn biết về trường LTV thì phải hỏi con”. Gần đây nhất, khi cô bạn em nhờ tư vấn về các trường cấp 3 trong nội thành Hà Nôi, em lại khuyên cô ấy cho con thi vào Lương Thế Vinh. Kể dài dòng như vậy chỉ cốt để nói rằng em đã ngưỡng mộ và kính trọng thầy biết nhường nào.

Thưa thầy Văn Như Cương, cách đây vài ngày, báo chí lề phải và dân cư mạng rộ lên chuyện thầy Đỗ Việt Khoa xin nghỉ việc. Sẽ chẳng có lý do gì để nhắc đến tên thầy trong “sự kiện ĐVK” nếu không có lời hứa của thầy cách đây bốn năm. Mặc dù đã xác định với báo chí sẽ “ở nhà giúp đỡ vợ chăm sóc, dạy 2 đứa con cho tốt, phụ vợ đi chụp ảnh, cài đặt máy tính, internet”, nhưng em tin trong thâm tâm, thầy Khoa vẫn trông chờ vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, của ban lãnh đạo Bộ GD-ĐT và cả của ông hiệu trưởng trường Dân lập danh tiếng LTV. Việc thầy Khoa lên gặp lãnh đạo Bộ GD-ĐT thông báo quyết định của mình được xem như cố gắng cuối cùng của người bơi ngược dòng đã đuối sức, hy vọng một chiếc phao sẽ được quăng ra trước khi bị dòng nước nhấn chìm.

Thưa thầy Văn Như Cương, thầy hoàn toàn có quyền rút lại lời hứa khi nhận thức của thầy về ĐVK thay đổi. Bốn năm đủ để cho một tân sinh viên trở thành cử nhân, đủ để cho một nghiên cứu sinh hoàn thành luận án tiến sĩ, và cũng đủ để cho một người từng ở vị trí “đương thời” ngã ngựa trở thành kẻ thất thế vì thiếu thức thời. Em và nhiều người có thể tin ĐVK đã quá ấu trĩ và ‘dại dột’ khi quyết định đơn thương độc mã chống lại tiêu cực trong thi cử của ngành giáo dục. Nhưng em không tin ĐVK “không bình thường cả về tư duy, nhận định và đánh giá mình” như thầy đã trả lời phóng viên Kiều Oanh trên báo Vietnamnet.

Nếu một diễn viên điện ảnh có thể ứng cử để trở thành tổng thống Mỹ như ngài Ronald Reagan, hay thống đốc bang California - Arnold Schwarzenegger thì tại sao một giáo viên tâm huyết với nghề không thể tự ứng cử đại biểu quốc hội? một luật sư tài cao, học rộng như Cù Huy Hà Vũ không thể tự ứng cử vào vị trí Bộ trưởng? Nếu do “không bình thường” mà ngài luật sư CHHV phát đơn kiện Thủ tướng trong dự án Bô-xit, mà thầy ĐVK kiện BGH trường Vân Tảo vì những thu chi tài chính thiếu minh bạch thì em kính trọng lòng dũng cảm đến “bất bình thường” của họ.

Thưa thầy, thầy nói sở dĩ ĐVK bị bạn bè đồng nghiệp cô lập là vì anh luôn kè kè máy ghi âm và máy ảnh ở mọi lúc mọi nơi. Nếu phải sống ở môi trường mà đi chậm 2 phút sẽ không được vào họp Hội đồng; gọi hết hơi khản tiếng không thấy ai, nhưng chỉ vừa trèo qua cổng thì hai ông bảo vệ lập tức xuất hiện (như đã rình sẵn) áp tải đi trước con mắt của đồng nghiệp và học trò như một kẻ tội phạm thì liệu ĐVK có nên tìm mọi cách để tự bảo vệ mình không? Bẫy giăng ra khắp nơi: từ nhà đến trường, từ cổng trường lên lớp. Sống trong môi trường như vậy mà ĐVK không bị “tâm thần” mới là chuyện lạ. Thầy tin rằng ĐVK “có vấn đề” bởi chẳng thể nào tất cả mọi người từ thanh tra của Sở tới bạn bè đồng nghiệp, từ ông hiệu trưởng cũ bị “gặp hạn” đến ông phó phòng giáo dục mới được điều về đều chống lại Khoa. Nếu phải bỏ ra ba chục triệu để “chạy” một suất biên chế trong hệ thống trường công; nếu phản đối cán bộ lãnh đạo sẽ bị trù dập, mất việc làm thì em tin khi ông hiệu trưởng gọi “con bò” là “giống lợn ăn cỏ”, đa số giáo viên cũng sẽ ồ à “lợn, lợn”. Người không đồng tình sẽ cúi mặt lặng thinh. Nếu ông hiệu trưởng trường Vân Tảo tổ chức bỏ phiếu “bất tín nhiệm” với ĐVK bằng cách giơ tay biểu quyết, em đồ rằng chẳng có ai dám cả gan ngồi im. Thầy từng là người tiên phong đi đầu trong việc mở trường Dân lập để được thực hiện ý tưởng của mình, sao thầy vẫn còn tin vào “tâm lý đám đông”?

Thưa thầy, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, có 1001 lý do khiến các trường dân lập ngại nhận ĐVK. Họ bị áp lực từ phía các cổ đông, từ phía cha mẹ học sinh và cả từ phía báo chí. Bên cạnh những trường dân lập có chất lượng cao như LTV, Marie-Cuirie, Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) được “quyền” tuyển sinh ngang ngửa với hệ thống trường chuyên lớp chọn Amsterdam, Chu Văn An, chuyên Sư phạm, chuyên Tổng hợp… nhiều trường dân lập chỉ nhằm mục đích “trông trẻ” và “xóa mù” cho tất cả những “cậu ấm, cô chiêu” không có chỗ trong các trường công đúng tuyến và trái tuyến. Dù trường LTV của thầy được biết đến như một "trại lính" vì tính kỷ luật cao: Không có học sinh nhuộm tóc "hi-lite", móng chân móng tay tô vẽ, mặc áo hai dây, mặc quần trễ cạp tới trường; Nổi tiếng về nghiêm túc trong thi cử: đề thi kiểm tra 1 tiết, cuối học kỳ đều do các chuyên gia giáo dục soạn thảo; bài thi của học trò được giao cho một cơ quan độc lập đánh giá, cho điểm; bàn học được thiết kế như ở các nước phát triển, không có ngăn bàn để ngăn chặn quay cóp... thì các vị phụ huynh vẫn không muốn có thêm gánh nặng tâm lý cho con em mình khi có một vị “hắc tinh” của bệnh thành tích và những thói tiêu cực trong Hội đồng nhà trường. Các cổ đông sẽ không để cho ngài chủ tịch Hội đồng quản trị yên ổn khi “thượng đế” của mình ùn ùn kéo nhau đến chuyển con em mình sang trường khác. Nhận ĐVK, ông hiệu trưởng sẽ được báo chí tung hô như “người đương thời” một thưở, để rồi trường họ trở thành “điểm đến”cho những đoàn thanh tra giáo dục, của phóng viên hàng trăm tờ báo giấy và báo “net” với nhưng tiêu đề giật gân câu khách. Nhiều khi “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”.

ĐVK đã mệt mỏi sau bốn năm làm chàng Đonkiôtê. Con gái anh từng không muốn nhận là “con bố Khoa”, vợ từng muốn dắt con bỏ đi khỏi làng vì sự ghẻ lạnh của đồng nghiệp của chồng và cộng đồng. “Tôi không xin nghỉ thì họ cũng sẽ cho thôi việc”. Theo pháp lệnh công chức, hai năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị buộc thôi việc. Đằng này bốn năm liền ĐVK là giáo viên duy nhất không hoàn thành nhiệm vụ. BGH trường Vân Tảo chưa buộc anh thôi việc chắc còn vì “nể người anh hùng” của ngài cựu bộ trưởng NTN. ĐVK đã tự nhận mình thua cuộc, đã buông xuôi mọi thứ. Đối thủ của anh phủi tay, thở phào nhẹ nhõm. Người khôn ngoan rút được kinh nghiệm cho mình, rút sâu vào trong vỏ ốc. Kẻ “non gan” từng ngấm ngầm ủng hộ anh nay lại ngấm ngầm đau khổ. Giáo dục nước nhà như cỗ pháo tuột dây đang trôi xuống dốc. Thêm một Tô Vĩnh Diện nữa hy sinh.

Thưa thầy Văn Như Cương, thầy hoàn toàn có lý khi không ném ra một sợi dây cho ĐVK lúc anh sắp trôi vào vùng nước xoáy. Nhưng giá như không có bài trả lời phỏng vấn của thầy trên Vietnamnet ngày 23 tháng 5 vừa rồi, số người cho rằng anh “dại dột” sẽ cao hơn số người bị thuyết phục rằng anh “có vấn đề về tâm thần”. Độc giả tin tưởng vào “vị Phó giáo sư lẫy lừng VNC” là chuyện đương nhiên. Chỉ có em tự nhiên lẩn thẩn, thấy như kẻ vừa bị ngã ngựa đã bị vó ngựa hất thêm xuống vực. Buồn!


 

viethung888

Well-Known Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Tôi cũng cảm thấy tiếc cho mr Khoa, "đúng là 1 ng làm chẳng nên non", trong khi xã hội đầy rẫy sự dối trá thì rất khó tìm đc 1 ng như vậy!
 

nta139

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

1 mình chống mafia... bài học răng đe cho toàn bộ những người tốt...
"ở đây" là như vậy đó, 1 sự "ưu việt" 3d...
 

hd2222

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Những chuyện như của ĐVK đầy rẫy trong xã hội của chúng ta, chỉ có ở mức độ nặng nhẹ thôi. Được vạ thì má đã sưng. Chán ! (có lẽ tôi cũng đã trở thành người thờ ơ với mọi việc xung quanh !)
Tiếc là anh giáo nhà ta không giỏi như Xờ-cốt-phiêu trong PB các bác nhể ! Mà có giỏi như Xờ-cốt-phiêu thì cũng phải lăn đùng ra chít mừ !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên