"Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

dia

Well-Known Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Đọc xong mấy bài của các Bác.E thấy nhiều ý kiến trái chiều nhau quá.Nói chung là cái gì mình biết thì nói, đừng thông qua "nghe tin" rồi phát biểu linh tinh.Các Bác trước khi muốn phát biểu 1 vấn đề gì thì cũng nên tìm hiểu kỹ rồi hãy phát,đừng phát linh tinh xấu mặt người khác và xấu luôn mặt của chính mình
Ở đời có người này người kia,ko có những người như Mr.Khoa thì xã hội này chỉ còn là bùn lầy mà thôi,có những người như vậy ta mới dừng bước mà suy ngẫm thói đời này.Nói như các Bác thì Bác Hồ lăn lộn tìm đường cứu nước để làm gì,Bác được gì và mất gì????
Cá nhân em ủng hộ Mr.Khoa hết mình=D>
 

akasb

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

muốn chống tiêu cực trong thi cử thì chỉ đến lúc Việt Nam học sinh thích học môn nào thì đăng kí môn đấy thì mới chống được thôi

Mình cũng đồng ý với bác ý kiến này vì mình đọc trên wiki thấy 1 số "bác" được đi du học nhiều nơi... mà về soạn sách cho học sinh...L-). Theo mình nghĩ, đáng lẽ nắm được những tư tưởng tiến bộ sau khi đi du học về thì phải đề ra được những cái chủ yếu để học sinh học mà thôi. Còn đằng này.....K Ệ M Ị A N Ó !! haizzzz
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Chẳng qua là nhà báo nó nắm được tin nên nó mới phỏng vấn đưa tin. Chắc gì bác Khoa đã như bác nghĩ. Người ta lớn rồi chả dại gì khoa trương thế. Mà có làm thế cũng đâu có sai, một cách tranh thủ ủng hộ của cộng đồng người tiến bộ của xã hội :))

Bác thử nhìn vào lá đơn xin nghỉ việc của Mr.Khoa xem gởi cho ai. Giám đốc sở GD-ĐT. Khác gì mang chuông chùa gõ giữa làng, cho người ta biết rằng mình nghỉ việc vì một số lý do gì đó mà "vô tình " để cho cả nước biết : à tôi nghỉ việc đây nhé. Lấy ví dụ cho bác nhé: một anh công nhân của nghành điện lực của TPHCM nay muốn nghỉ việc thì phải bắt đầu từ đâu? anh ta phải viết đơn xin nghỉ việc gởi đến cho phòng nhân sự của công ty điện lực ( nơi chú ấy đang làm việc ) quận X, hay huyện Y, sau đó phòng nhân sự duyệt mà không cần phải đến giám đốc điện lực Quận X, huyện Y duyệt. Nếu anh công nhân đó không phải nằm trong diện COCC thì chả cần phải xin phép chú giám đốc cho cháu nghỉ chứ đừng nói đến gởi thẳng lên bác giám đốc sở. Mr.Khoa làm như vậy chẳng khác nào nhóc Công Vinh từng hù thiên hạ. Chú Khoa nhà ta làm cho tớ ít có thiện cảm với chú í rồi đó
 

howtomiss

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Bác thử nhìn vào lá đơn xin nghỉ việc của Mr.Khoa xem gởi cho ai. Giám đốc sở GD-ĐT. Khác gì mang chuông chùa gõ giữa làng, cho người ta biết rằng mình nghỉ việc vì một số lý do gì đó mà "vô tình " để cho cả nước biết : à tôi nghỉ việc đây nhé. Lấy ví dụ cho bác nhé: một anh công nhân của nghành điện lực của TPHCM nay muốn nghỉ việc thì phải bắt đầu từ đâu? anh ta phải viết đơn xin nghỉ việc gởi đến cho phòng nhân sự của công ty điện lực ( nơi chú ấy đang làm việc ) quận X, hay huyện Y, sau đó phòng nhân sự duyệt mà không cần phải đến giám đốc điện lực Quận X, huyện Y duyệt. Nếu anh công nhân đó không phải nằm trong diện COCC thì chả cần phải xin phép chú giám đốc cho cháu nghỉ chứ đừng nói đến gởi thẳng lên bác giám đốc sở. Mr.Khoa làm như vậy chẳng khác nào nhóc Công Vinh từng hù thiên hạ. Chú Khoa nhà ta làm cho tớ ít có thiện cảm với chú í rồi đó

Khi làm công tác giáo dục thuộc trường cấp 3. Thì trường và nhân sự sẽ do Sở giáo dục trực thuộc Tỉnh quản lý.
Thư đó gửi giám đốc sở có gì sai.
đằng này bác Khoa chắc là vào biên chế nhà nước.
Một khi đã vào biên chế nhà nước thì Hiệu trưởng cũng không có quyền đuổi bác ấy, chỉ có Giám đốc sở giáo dục trực tiếp quản lý thì mới được duyệt đơn cho người giáo viên có biên chế. Công nhân điện lực thì nộp trực tiếp cho trưởng phòng hay người quản lý là được. So sánh gì hớ hênh thế??
 

kieucdtin2k52

Active Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Mình thấy nhiều bác comment trong đây liệu có quá không nhỉ? Đa phần các bác đều không có thiện cảm với thầy giáo này nhỉ?
Mình thấy vấn đề này nhạy cảm quá và nếu đưa ra ý kiến bình luận có vẻ không khách quan. Người ta đã vậy rồi thì tha cho người ta đi. Với lại mình không trong cuộc thì làm sao biết sự tình được.
 

hoangtubongma

Active Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Trời đang nóng nực thế này bàn làm cái gì. Thà xem cái gì mát làm cho mát người tý chứ
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Khi làm công tác giáo dục thuộc trường cấp 3. Thì trường và nhân sự sẽ do Sở giáo dục trực thuộc Tỉnh quản lý.
Thư đó gửi giám đốc sở có gì sai.
đằng này bác Khoa chắc là vào biên chế nhà nước.
Một khi đã vào biên chế nhà nước thì Hiệu trưởng cũng không có quyền đuổi bác ấy, chỉ có Giám đốc sở giáo dục trực tiếp quản lý thì mới được duyệt đơn cho người giáo viên có biên chế. Công nhân điện lực thì nộp trực tiếp cho trưởng phòng hay người quản lý là được. So sánh gì hớ hênh thế??

Trích dẫn từ dân trí : Ông Nguyễn Đức Vui, Trưởng phòng Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Đến thời điểm này, Sở không nhận được đơn xin nghỉ việc của thầy Khoa. Tuy nhiên, thầy Khoa gửi đơn lên Sở là không đúng trình tự, thầy Khoa phải gửi đơn xin nghỉ việc lên ban giám hiệu Trường THPT Vân Tảo, rồi lãnh đạo trường xem xét đơn xin nghỉ việc của thầy có hợp lý hay không hợp lý. Sau đó, lãnh đạo trường trình lên Sở để quyết định”.

Hồng Hạnh ( nguồn )
 

howtomiss

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Trích dẫn từ dân trí : Ông Nguyễn Đức Vui, Trưởng phòng Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Đến thời điểm này, Sở không nhận được đơn xin nghỉ việc của thầy Khoa. Tuy nhiên, thầy Khoa gửi đơn lên Sở là không đúng trình tự, thầy Khoa phải gửi đơn xin nghỉ việc lên ban giám hiệu Trường THPT Vân Tảo, rồi lãnh đạo trường xem xét đơn xin nghỉ việc của thầy có hợp lý hay không hợp lý. Sau đó, lãnh đạo trường trình lên Sở để quyết định”.

Hồng Hạnh ( nguồn )

Chưa nhận được mà sao bác nói là ổng gửi lên sở?
Mà bác có biết nội tình đâu mà cho là bác Khoa làm không đúng trình tự? Biết đâu gửi lên trường ko được thì sao?
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Chưa nhận được mà sao bác nói là ổng gửi lên sở?
Mà bác có biết nội tình đâu mà cho là bác Khoa làm không đúng trình tự? Biết đâu gửi lên trường ko được thì sao?

Lá đơn gởi đến tận giám đốc sở GDĐT : click here
Tôi chỉ biết thông tin qua báo chí, cũng như bạn vậy thôi. Chẳng lẻ phải ở tân nơi và trở thành người trong cuộc mới biết được hay sao? Bạn chậm 1 bước so với cuộc sống hiện nay rồi đó
 

HHLONG

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Lá đơn gởi đến tận giám đốc sở GDĐT : click here
Tôi chỉ biết thông tin qua báo chí, cũng như bạn vậy thôi. Chẳng lẻ phải ở tân nơi và trở thành người trong cuộc mới biết được hay sao? Bạn chậm 1 bước so với cuộc sống hiện nay rồi đó

thì dĩ nhiên phải là người trong cuộc mới biết được chứ, đọc báo rồi ngồi đoán thì cũng là 1 dạng "ăn ốc nói mò" thôi
 

loveuuuu

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Lá đơn gởi đến tận giám đốc sở GDĐT : click here
Tôi chỉ biết thông tin qua báo chí, cũng như bạn vậy thôi. Chẳng lẻ phải ở tân nơi và trở thành người trong cuộc mới biết được hay sao? Bạn chậm 1 bước so với cuộc sống hiện nay rồi đó

báo chí của Việt Nam à ? :))
chừng nào mà hết cái "tự phản biện" X( thì mới dám "nghe" theo nó ! :-"
 

adfadf

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Trích dẫn từ dân trí : Ông Nguyễn Đức Vui, Trưởng phòng Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Đến thời điểm này, Sở không nhận được đơn xin nghỉ việc của thầy Khoa. Tuy nhiên, thầy Khoa gửi đơn lên Sở là không đúng trình tự, thầy Khoa phải gửi đơn xin nghỉ việc lên ban giám hiệu Trường THPT Vân Tảo, rồi lãnh đạo trường xem xét đơn xin nghỉ việc của thầy có hợp lý hay không hợp lý. Sau đó, lãnh đạo trường trình lên Sở để quyết định”.

Hồng Hạnh ( nguồn )

nguyên tắc thì phải như vầy, nhưng mà ông Khoa ổng gởi lên sở GDĐT (theo như cái post 1) thì là sai nguyên tắc rồi chứ còn gì nữa mà các bác cãi?
 

Jackson

Active Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Bác thử nhìn vào lá đơn xin nghỉ việc của Mr.Khoa xem gởi cho ai. Giám đốc sở GD-ĐT. Khác gì mang chuông chùa gõ giữa làng, cho người ta biết rằng mình nghỉ việc vì một số lý do gì đó mà "vô tình " để cho cả nước biết : à tôi nghỉ việc đây nhé. Lấy ví dụ cho bác nhé: một anh công nhân của nghành điện lực của TPHCM nay muốn nghỉ việc thì phải bắt đầu từ đâu? anh ta phải viết đơn xin nghỉ việc gởi đến cho phòng nhân sự của công ty điện lực ( nơi chú ấy đang làm việc ) quận X, hay huyện Y, sau đó phòng nhân sự duyệt mà không cần phải đến giám đốc điện lực Quận X, huyện Y duyệt. Nếu anh công nhân đó không phải nằm trong diện COCC thì chả cần phải xin phép chú giám đốc cho cháu nghỉ chứ đừng nói đến gởi thẳng lên bác giám đốc sở. Mr.Khoa làm như vậy chẳng khác nào nhóc Công Vinh từng hù thiên hạ. Chú Khoa nhà ta làm cho tớ ít có thiện cảm với chú í rồi đó

Đ-)'o biết ông này có hiểu gì về nghành điện không mà suy luận vớ vẩn thế này :-/ Ở nghành này Công ty (vd: Cty Điện lực Tp HCM, Cty Điện lực Tp HN ...) sẽ quản lý con người, có quyền nhận hay sa thải nhân viên, Giám đốc Điện lực quận/huyện nơi NV làm việc chỉ quản lý công việc, giao việc thôi, nếu NV có sai phạm chỉ được phép đình chỉ về mặt cv & báo cáo lên trên chờ giải quyết.
 

Jackson

Active Member
Chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa bây giờ mới kể xong

Cuộc đời thầy Đỗ Việt Khoa đã làm nên hai sự kiện. Nhưng cả hai sự kiện ấy ngẫm đi ngẫm lại đều là những sự kiện buồn. Ngành giáo dục có thay đổi được gì đáng nói sau sự kiện thứ nhất thầy Khoa làm nên hay không? Tôi không dám chắc. Nhưng cuộc đời thầy Khoa thì thay đổi, nhưng là một thay đổi buồn…

Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Hồi đó, nhiều người cứ tưởng ngành giáo dục nhân cơ hội ấy mà dọn dẹp căn nhà có không ít nhếch nhác và bừa bộn của mình. Thế nhưng, ngày tháng cứ trôi đi, mọi chuyện trở lại yên ắng như không gian "bình yên" sau một tiếng nổ.

Ngay từ ngày ấy, không ít người có suy nghĩ cẩn trọng đã dự báo rằng: những động thái của ngành giáo dục đối với thầy Khoa chỉ là một cách đối phó và lựa theo dư luận chứ không phải muốn thay đổi thực sự. Bởi ngày ấy, sự kiện thầy Khoa là một "quả bom" làm chấn động dư luận.

Đến ngay cả một giáo sư danh tiếng và cẩn trọng như giáo sư Văn Như Cương cũng tuyên bố sẵn sàng bảo vệ thầy Khoa đến như thế cơ mà. Rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã về thăm thầy Khoa. Rồi các phương tiện truyền thông vào cuộc rầm rộ. Còn các giáo viên thì chỉ lấy sự kiện của thầy Khoa mà bàn tán, tranh cãi với người khen, kẻ chê... tán loạn.

ResizedImage280200-11844-DoVietKhoaanh3.jpg

Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Ảnh VTV3

Hầu như tất cả chúng ta bị sự kiện thầy Khoa cuốn đi và không làm sao cưỡng nổi. Nó cho thấy ngành giáo dục đã xuống cấp đến mức nào. Nó cho thấy xã hội muốn có một cuộc cách mạng đối với ngành giáo dục nước nhà. Nhưng hình như kết quả từ sự dũng cảm của thầy Khoa chỉ có tác dụng làm cho truyền thông "bốc" lên. Việc "bốc" lên của truyền thông cũng chẳng có gì lạ vì đó chính là một trong những đặc điểm của nó.

Thế rồi đến bây giờ, thầy Khoa lại làm ra sự kiện thứ 2 khi thầy buồn bã và có phần tủi thân thông báo sẽ rời bỏ ngành giáo dục vĩnh viễn. Sự kiện lần này không "nổ to" bằng sự kiện lần thứ nhất nhưng nghe cay đắng và ê chề hơn.

Nhưng cay đắng và ê chề hơn cho thầy Khoa khi xã hội nghe giáo sư danh tiếng Văn Như Cương chối từ không nhận thầy Khoa vào trường mình nữa cho dù thầy Khoa chưa chắc có ý định đó. Có một người bạn học thân thiết của thầy Khoa đã khóc như một nỗi tủi hổ khi đọc những lời của giáo sư Văn Như Cương trả lời báo chí và nói kỹ đến mức phũ phàng về thầy Khoa.

Anh thương bạn mình quá. Cho dù có những lúc anh đã tâm sự và khuyên thầy Khoa không nên làm thế này hay chỉ nên làm thế kia. Anh hiểu bạn mình có lúc đã không nhìn nhận vấn đề thật thấu đáo. Anh cũng hiểu bạn mình quả thực bị dư luận xã hội lúc đó có lúc làm cho "choáng váng".

Nhưng anh hiểu bạn mình đấu tranh từ những ngày đầu là xuất phát từ sự chân thành và không thể đứng nhìn những trò phi giáo dục trong ngành giáo dục. Anh nói thầy Khoa không ảo tưởng gì về mình như lời giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nói mà thầy Khoa cứ tưởng hầu hết những người trong xã hội ủng hộ thầy, đứng về phía thầy bởi những lợi ích cho chính con em họ hay vì lợi ích cho xã hội.

Thế là thầy Khoa lao vào chiến đấu với những gì mà cá nhân thầy cho rằng những cái đó đang nguy hại cho ngành giáo dục. Thầy Khoa cứ tin rằng phía sau mình là cả một biển người đi theo thầy. Nhưng thực ra người ta chỉ đứng xem thầy như một sự tò mò. Chỉ có rất ít người thực sự ủng hộ thầy mà cũng lo cho thầy. Và đếnkhi chiến đầu mãi không giành được chiến thắng, thầy Khoa quay lại và bắt đầu thấy hoang mang.

Cuối cùng, thầy tự đầu hàng. Cứ cho là những lời nhận xét của giáo sư danh tiếng Văn Như Cương là đúng thì có nên nói ra như thế không về một người là thầy Khoa đã phải dùng đến hạ sách cho cuộc đời mình.

Người bạn của thầy Khoa hiểu rõ rằng: nếu thầy Khoa có ảo tưởng bởi báo chí tung hô quá mức hay Người đương thời gì đó thì trong đó có cả sự ảo tưởng đến từ sự bênh vực của một người danh tiếng chính là giáo sư Văn Như Cương. Tìm hiểu ra mới thấy giáo sư Văn Như Cương là một trong những người làm thầy Khoa tin tưởng mãnh liệt nhất. Bởi thầy Khoa vô cùng kính trọng giáo sư và hoàn toàn tin sự lên tiếng sẵn sàng nhận thầy Khoa đã làm thầy Khoa như bị "sốc" thuốc.

Không phải thầy Khoa tin vào việc giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nhận thầy Khoa khi có mệnh hệ nào để mình vẫn có việc làm mà nuôi con, mà thầy Khoa tin vào việc mình đấu tranh là hoàn toàn đúng. Cũng như những món quà tặng hay bằng khen thì không phải là bằng khen hay quà mà là lòng tin của thầy Khoa vào việc làm của mình và tin vào xã hội quanh mình.

Nhưng sau những ngày "thăng hoa", những người đứng về phía thầy Khoa và lên tiếng về ngành giáo dục dần dần rút lui và để lại trận chiến cho một kẻ duy nhất là thầy Khoa. Thế là thầy Khoa chẳng biết "kẻ thù" của ngành giáo dục đang ở phía nào. Thầy Khoa những ngày tháng sau đó giống như một người lính chẳng có người chỉ huy. Nhưng trong lúc đó, quanh thầy đầy tiếng la ó, tiếng dọa dẫm của "kẻ thù". Vì thế, thầy Khoa có hoảng hốt mà "bắn" loạn xạ âu cũng là chuyện dễ hiểu.

Lúc đầu tôi cứ nghĩ sự kiện đầu của thầy Khoa đã kể xong câu chuyện về ngành giáo dục và về xã hội chúng ta. Nhưng đến khi sự kiện thứ hai của thầy Khoa xẩy ra thì mới ngã ngửa người ra rằng: câu chuyện về thầy Khoa bây giờ mới kể xong.

Vâng câu chuyện đã kể xong. Nghe mà buồn thấu ruột. Nghe mà ứa nước mắt về nhiều chuyện. Không biết thầy Khoa và những người hiểu đúng câu chuyện này sẽ buồn đến khi nào?


Nguồn
 

MrMilan

Banned
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

nền GD của mình, nếu cứ như thế này thì cả 100 năm nữa ko thay đổi được.
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo


Đ-)'o biết ông này có hiểu gì về nghành điện không mà suy luận vớ vẩn thế này :-/ Ở nghành này Công ty (vd: Cty Điện lực Tp HCM, Cty Điện lực Tp HN ...) sẽ quản lý con người, có quyền nhận hay sa thải nhân viên, Giám đốc Điện lực quận/huyện nơi NV làm việc chỉ quản lý công việc, giao việc thôi, nếu NV có sai phạm chỉ được phép đình chỉ về mặt cv & báo cáo lên trên chờ giải quyết.

Như vậy là anh nhân viên bảo vệ ( đã vào biên chế) muốn xin nghỉ việc phải làm đơn gởi đến giám đốc điện lực thành phố hả bác? Giám đốc của quận, huyện không có quyền cho nghỉ việc à ? Như vậy có ai phải sợ ngài giám đốc quận, huyện. Kiến thức của bác phải nói là sâu và rộng :-j:-j:-j . Em phải bổ sung kiến thức Sâu và Rộng này của bác mới được
Từ đó ta nghỉ đến anh công nhân vệ sinh, muốn nghỉ việc chắc cũng phải nộp đơn cho giám đốc ở thành phố, còn giám đốc ở quận huyện thì pha.
Bó tay =))=))=))=))=))
 

haipvg

Well-Known Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Chán cho nền giáo dục VN. Hết thuốc chữa.
 

Jackson

Active Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Như vậy là anh nhân viên bảo vệ ( đã vào biên chế) muốn xin nghỉ việc phải làm đơn gởi đến giám đốc điện lực thành phố hả bác?

Ở ngành điện, muốn ra khỏi nghành thì dù là anh bảo vệ hay chị thu ngân cũng đều phải qua Công ty ĐLTP giải quyết hết, GĐ ĐL quận/huyện chỉ có thể cho họ nghỉ việc(# với bị đuổi khỏi nghành) và gửi thông tin lên Cty chờ giải quyết.

Giám đốc của quận, huyện không có quyền cho nghỉ việc à ? Như vậy có ai phải sợ ngài giám đốc quận, huyện.


Tất nhiên khi làm dưới trướng do GĐ ĐL quận/huyện họ cũng sợ bị giao những công việc nặng nhọc và chỉ hưởng lương mà ko có thu nhập #, hơn nữa còn bị trù úm cũng chết. Thế nên vẫn phải bợ đỡ thằng GĐ ĐL để nó giao cho chỗ ngon mà làm


Kiến thức của bác phải nói là sâu và rộng :-j:-j:-j . Em phải bổ sung kiến thức Sâu và Rộng này của bác mới được
Từ đó ta nghỉ đến anh công nhân vệ sinh, muốn nghỉ việc chắc cũng phải nộp đơn cho giám đốc ở thành phố, còn giám đốc ở quận huyện thì pha.
Bó tay =))=))=))=))=))


Ông siêu hơn tôi chắc hiểu nhanh ! :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

MrMilan

Banned
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Đề nghị các bác không được tranh luận quá đà, tập trung vào vấn đề chính đi.
 
Bên trên