"Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

MrMilan

Banned
"Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

“Có nhiều lý do khiến tôi quyết định rời khỏi ngành giáo dục nhưng lý do chính là do tôi thấy hụt hẫng, mất niềm tin, quá thất vọng, vô vọng về môi trường giáo dục”, ông Đỗ Việt Khoa, giáo viên THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội, tâm sự.
Nguyên nhân nào khiến ông đưa ra quyết định nghỉ việc?

Tôi nghỉ việc do nhiều nguyên nhân. Trước hết, tự tôi muốn ra đi, muốn rời khỏi ngành giáo dục. Tôi mất niềm tin về ngành giáo dục.

khoa.jpg

"Tự tôi muốn ra đi, muốn rời khỏi ngành giáo", thầy giáo Đỗ Việt Khoa, THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Bốn năm qua (từ năm 2006) tôi bị trù dập, bị bôi nhọ... quá nhiều. Chuyện họ trù dập gây khó khăn cho tôi như cơm bữa cũng là một áp lực. Thậm chí, có thể tôi bị họ tung tin là phản động, là kẻ thần kinh... nhưng nguyên nhân chính khiến tôi quyết định rời xa ngành giáo dục là sự hẫng hụt, mất niềm tin. Tôi thấy đấu tranh với tiêu cực bây giờ sao khó thế?.

Ông đã gửi đơn xin nghỉ việc đến những cơ quan nào?

Tôi gửi đơn tới Sở GD-ĐT Hà Nội đã hơn 10 ngày nay nhưng chưa thấy hồi âm. Tôi đến trực tiếp xin gặp lãnh đạo Sở và nhiều lần gọi điện thoại cho Giám đốc Sở nhưng đều không được tiếp đón.

Hiện, tôi đi làm bình thường. Trong khi chờ quyết định của Sở GD-ĐT, tôi vẫn làm đúng công việc của mình để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp và học sinh.

Tâm trạng của ông sau khi đưa ra quyết định này?

Dù rất buồn, nhưng tôi hết lựa chọn rồi. Vợ tôi khuyên tôi bỏ đi từ lâu, chỉ vì lo ảnh hưởng tới con cái nên tôi cố nhẫn nhịn. Nay tôi không chịu được nữa, đành phải thôi.

Ông định làm gì sau khi nghỉ dạy?

Tôi chưa có kế hoạch gì. Trước mắt, tôi sẽ về giúp việc nhà, dạy hè cho hai đứa con. Tôi hy vọng tôi sẽ tìm được nơi nào có tình người hơn để sống.


Trích Đơn xin thôi việc của ông Đỗ Việt Khoa:

Kính gửi: Ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội.

Tên tôi là Đỗ Việt Khoa. Sinh ngày 29/5/968. Tôi là giáo viên trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội.

Tôi làm đơn này đề nghị ông và các cán bộ lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo Hà Nội cho tôi thôi việc hẳn kể từ tháng 7/2010.

Lý do:

Như ông đã biết tôi đã từng gửi nhiều lần đơn tố cáo các việc làm sai trái của ông Lê Xuân Trung, hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo và các cá nhân liên quan từ tháng 12/2007 đến nay. Tuy nhiên thanh tra sở GD-ĐT Hà Tây cũ và Hà Nội mới đã cố tình kéo dài việc thanh tra và bao che sai phạm, đã ra kết luận hết sức sai trái.

Tôi đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần đề nghị ông giải quyết, ra quyết định hành chính xử lý đối với những sai phạm mà các ông khẳng định. Tôi sẵn sàng chấp nhận bị kỷ luật nếu các ông cho là tôi vi phạm. Tuy nhiên trong thời gian dài vừa qua, lãnh đạo sở GD-ĐT Hà Nội im lặng không giải quyết. Tôi cũng đã có đơn gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Nhưng tất cả đều im lặng, đùn đẩy né tránh trách nhiệm giải quyết.

Hậu quả vô cùng tai hại, những sai phạm tại trường tôi không bị xử lý. Nhiều sai phạm tiếp diễn, xuất hiện nhiều sai phạm mới, như trong 4 đơn tố cáo tôi mới gửi ông từ tháng 10/2009 tới nay.

Việc không xử lý sai phạm khiến hiệu trưởng trường tôi càng ngày càng lộng hành, trù dập tôi ngày càng nghiêm trọng. Đã 4 năm họ ép tôi không hoàn thành nhiệm vụ và không nâng lương.

Cuộc đấu tranh của tôi 4 năm nay nhằm bảo vệ kỷ cương của ngành giáo dục, bảo vệ quyền lợi nhân dân và quyền lợi hợp pháp của cá nhân tôi. Việc lãnh đạo các cấp đều im lặng hoặc né tránh giải quyết, im lặng trước cả hành vi tôi bị trù dập, hãm hại và hãm lương khiến tôi nghi ngờ rằng lãnh đạo ngành đã tham gia vào việc trù dập tôi. Sai phạm có hệ thống, có tổ chức không bị xử lý khiến tôi mất niềm tin vào lãnh đạo Sở GD-ĐT và các cấp. Bầu không khí trường tôi vô cùng đen tối, gian dối. Sức chịu đựng của tôi có hạn.

Vì vậy, sau khi đã cân nhắc kỹ tôi làm đơn này xin ông cho tôi được thôi việc, và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giải quyết các chế độ cho tôi.

Nguồn: tintuconline.com.vn
 

conan2901

Active Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Tôi hy vọng tôi sẽ tìm được nơi nào có tình người hơn để sống.
nghe mà thảm quá, ôi VN !
 

ngoibet

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Phải em em lượn từ lâu rồi, chứ ông này cứ ở lại, cứ tống đơn từ lên các cấp chả giải quyết gì, khổ vợ con => ban đầu thấy hay hay, lâu dần thấy nhàm...
Và hình như việc này có "tội" của báo chí nữa.
 

mjfcvn

Banned
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Việt Nam mình là thế rồi, tuyên truyền bảo mọi người tích cực này nọ, nhưng chả đâu vào đâu ! Y như 2 ông nhà báo, tố cáo tham nhũng xong rồi bị bắt bỏ tù về tội:"Lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại quyền lợi ích hợp pháp của NN, cá nhân..." bó tay !
 

smallvjlle

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

buồn cho ổng quá, vietnam ơi vietnam...
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Đấu tranh => tránh đâu (mũi tên 1 chiều nhé) :|
 

dichtv

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Một kết cục trong truyện "Chí Phèo", có điều khác truyện "Chí Phèo" của Nam Cao là "cụ Bá" không bị đâm chết mà leo lên chức cao hơn còn anh Chí thì "chết" - mất việc.
Thực ra bố Khoa này cũng chẳng tốt đẹp gì, cũng mở quán game cho học sinh chơi, cũng dạy thêm tùm lum. Mà bố này hơi hâm hâm (qua vụ ứng cử đại biểu quốc hội thì biết) thích kiện cáo, chọc ngoáy nên bị nhiều người ghét.

Đúng vào cái lúc "kỵ Bá" đang muốn cất nhắc "cụ Bá" lên chức để cân bằng lực lượng với phe "đội Tảo". Vì vậy "cụ Bá" mới nghĩ ra: phải làm cái gì to tát một chút để được cất nhắc, và thế là anh "chí Khoa" trở thành công cụ của "cụ Bá" - một con tốt thí trong ván bài chính trị. Từ một "anh Chí" của trường Vân Tảo, Khoa ta đã trở thành người "hùng" đi đầu trong "nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử", rồi trở thành người đương thời trong bàn tay nhào nặn của "cụ Bá" và sự tung hứng của VTV3. Và "người hùng" này tỏ ra là một công cụ khá hữu hiệu phục vụ cho mưu đồ của "cụ Bá".

Mà "cụ Bá" thì vốn khá tinh thông "binh pháp Tôn Tử", nhất là chiêu "qua cầu rút ván". Khi "cụ Bá" đạt được mục đích của mình rồi thì bỏ mặc anh Chí giẫy giụa trong tuyệt vọng: con cái bị xua đuổi (không trường nào nhận) bản anh Chí thân bị cô lập, bị hành hung... và kết cục là cái lá đơn này. Mà chắc gì đã được cho nghỉ việc, ai xem phim chưởng thì sẽ thấy trong giang hồ có loại "sinh tử phù" - chết không được mà sống không song hay sống mà không bằng chết.

Thật đáng thương !
 

akasb

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Khâm phục ông thầy này quá!! Nhiều người biết rằng mình dạy ở ngôi trường "chẳng ra gì" nhưng vì học sinh, vì tương lai, vì tinh thần vẫn phải..."tiếp tục dạy và im lặng". Chuyện lớn "đì" nhỏ, bao che, "được nước".... theo em thấy đó là chuyện cơm bữa mà thôi!!

Chỉ biết nói rằng...CHÁN!!
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Thêm vài bài viết về chuyện này cho các bác.

Người buôn gió.

Tuần báo Vietnamnet đưa bài về số phận của Người Đương Thời thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có hồi kết như người đời thường nói ‘’đấu tranh tránh đâu’’.

Sau 4 năm đấu tranh với tiêu cực trong ngành giáo dục, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ngậm ngùi từ giã nghề giảng dạy với day dứt - Được gì và mất gì?

Nhiều năm bị xếp hạng không hoàn thành nhiệm vụ cùng với vợ con, gia đình nhìn anh với con mắt kỳ thị. Thiên hạ bảo anh ‘’hâm’’ Thầy giáo Đỗ Việt Khoa dứt tình với nghề giáo dục. Một hiện tượng nổi bật như Đỗ Việt Khoa là khó chấp nhận trong thời kỳ mà Đảng đang nêu khẩu hiệu – Phát triển bền vững, hài hòa, ổn định.

"Câu hỏi được gì, mất gì đối với tôi lúc này là chua chát vô cùng".

Đã gọi là hài hòa, ổn định thì một tổ chức có đầy dẫy cái xấu mà ai đó muốn vạch rõ khuyết điểm của toàn bộ tổ chức ấy, ngõ hầu mong muốn cuộc đổi thay mạnh mẽ, cho dù với mục đích tốt cũng không thể được. Vì như thế sẽ không là hài hòa, ổn định.

Số phận của Đỗ Việt Khoa rất đáng khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ về bản thân mình và xã hội. Về nhân sinh quan của cá nhân chúng ta cần có cái gì để định hướng. Phải chăng chỉ có hai vấn đề sau là cốt lõi để chúng ta sống. Một là cá nhân chúng ta được gì? Hai là cá nhân chúng ta mất gì?

Ở xã hội Việt Nam ngày nay, hai vấn đề này đang là tiêu chí cho đa phần dân chúng.

Những bạn nào viết blog, viết báo, đi biểu tình phản đối Bauxite, Biển đảo khi bị người chính quyền triệu lên, hẳn các bạn đều nghe câu hỏi của cán bộ:

- Anh (chị) làm thế thì anh chị được cái gì?

Tôi nghe câu này nhiều, không riêng cán bộ công an mà bạn bè, người thân trong gia đình hay hỏi tôi câu như vậy. Tôi không trả lời như kiểu làm thế này vì dân tộc, vì lợi ích tương lai con cháu, vì đất nước… vì những người hỏi tôi sẽ bảo tôi điên khi làm với mục đích cho những thứ đó. Tôi chỉ có cách trả lời đơn giản. Tôi viết như một thú chơi, như tôi từng đam mê nuôi gà chọi, đọc sách, đánh cờ… những việc chả có ích lợi gì chỉ tốn tiền bạc thời gian nhưng tôi thích thế.

Trả lời như vậy lại ổn mới lạ lùng. Chả ai vặn vẹo được tôi, vì cùn tôi sẽ nói ông, bà đi mà hỏi bọn nghiện rượu, thuốc phiện, bọn đam mê những thú chơi vô bổ nhan nhản xem chúng làm vậy được cái gì?

Nhưng nếu tôi viết để ca ngợi chính quyền, ca ngợi Đảng, lãnh tụ Đảng thì không ai hỏi tôi làm thế để được gì. Vì ai cũng hiểu là làm thế chỉ có được cho bản thân chứ không có mất. Nên người ta không hỏi, vì họ hỏi thế thì chính họ lại là dở hơi theo đúng quan điểm họ vẫn nghĩ.

Chúng ta đừng trách xã hội quay đi khi nhìn thấy kẻ móc túi trên xe buýt của một cậu sinh viên nghèo, đừng bận tâm đến chuyện cháu bé nào đó bị hành hạ.. . vì nếu chúng ta đứng ra ngăn kẻ móc túi, chúng ta phải suy nghĩ xem được gì, mất gì. Nếu tên móc túi có dao, có đồng bọn, ta bị xiên một nhát có phải uổng đời ta không? Nếu ta ngăn được cùng lắm chỉ lời cảm ơn rồi xe xuống bến, đường ai nấy đi. Chúng ta quan tâm đến một cháu bé bị hành hạ ở nhà hàng xóm được gì? Mất tình nghĩa, rồi nhà nọ thù ghét chúng ta, hại chúng ta. Cho nên chúng ta để sự việc móc túi diễn ra, việc hành hạ trẻ thơ diễn ra từ năm này sang năm khác. Bao giờ Nhà nước, báo chí can thiệp thì chúng ta lúc đó hùa theo lên án chưa muộn nỗi niềm tỏ ra là người tốt có trách nhiệm với xã hội, lúc đó an toàn hơn, được tiếng hơn.

Làm việc gì cũng nên nhìn ngóng chủ trương của Đảng. Đảng đã ra khẩu hiệu ‘’Ổn đinh - Hài hòa’’ mà bỗng dưng khiếu nại, đơn từ, phản đối việc nào đó có phải làm mất đi sự hài hòa, ổn định không. Cả cái ngành giáo dục từ trước đến nay thế nào đi nữa cũng vận hành đều đều, sách giáo khoa hàng năm thay đổi đều, học thêm, học phí đều đều, chạy điểm bằng tiền, bằng tình cũng đêu đều, có ai chết đâu mà thầy Khoa đi đấu tranh nhằm thay đổi sự ổn định, hài hòa đó. Cho nên kết quả như vậy là đúng với thực tiễn nhận thức xã hội, đi ngược với đường lối chung.

Sở dĩ phải ổn định, hài hòa là quan trọng, vì nếu không những việc phát hiện tiêu cực sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng để phá hoại đất nước ta. Cho nên những vụ nào mà có dấu hiệu bị thế lực thù địch can thiệp, nhằm phá hoại sự ổn định của đất nước ta, Đảng ta sẽ được ‘’chìm xuồng ‘’vì mục tiêu cao cả, lợi ích chung. Hơn ai hết các quan tham trong các vụ tham nhũng chớm bị phanh phui đã tịt ngòi phải chân thành cám ơn các ‘’thế lực thù địch’’ đã gián tiếp cứu nguy chọ họ.

Vì lý do Ổn định - Hài hòa đó mà Đỗ Việt Khoa không được cái gì, chỉ có mất đi.

ĐỔ HUỆ CHI.

Một lời bình phẩm cay chua tưởng cào xé đến tận tim gan phế phủ, nhưng khốn thay đó lại là sự thật. Còn nhớ ngày xưa tôi có xem cuốn truyện dịch Thế giới người mù kể chuyện một thanh niên sáng mắt bị lạc vào một thung lũng, trong đó là cả một cộng đồng người mù đang sống. Bản tính hăng hái, thương người, anh hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng người mù ấy, được họ cưu mang, dựng cho một căn nhà, và cưới cho một cô vợ mù. Nhưng rồi dần dần, những điều anh mách bảo cho tập thể cư dân này dựa vào đôi mắt nhìn xa trông rộng của anh, làm họ đâm nghi ngờ và ghen ghét, ngỡ anh là một phù thủy, một người không hiểu vì sao lại khác với mình. Cuối cùng họ nhờ cô vợ của anh ngấm ngầm dò tìm và cô tìm ra nguyên nhân là ở đôi mắt khác người của anh. Thế là họ bàn nhau tìm cách bắt anh để dùng dao khoét đi cái vật nó là nguyên nhân làm cho anh thấy những điều cộng đồng không thấy. May sao anh dò ra được âm mưu đó và bằng mọi giá trốn thoát khỏi thung lũng.

Hiện tại, công đồng người Việt đang ở vào tình cảnh oái oăm của một “thế giới người mù” chăng? Tôi không tin điều đó. Người Việt Nam vốn có sức sống cường tráng trong mấy nghìn năm lịch sử quyết không thể là một tộc người yếu kém giác quan “nhìn” đến nỗi phải rơi vào thảm kịch triệt tiêu những người sáng mắt. Nhưng quả là trong một thời đoạn đặc biệt, có những yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò chi phối làm cho một dân tộc bỗng nhiên mất phương hướng khiến phải trả cái giá rất đắt. Yếu tố ngẫu nhiên trở thành gánh nặng đối với dân tộc chúng ta là gì? Người Buôn Gió không tiện giải thích và chúng ta cũng không ai cần giải thích, bởi từ bao nhiêu lâu nó đã sờ sờ ra đấy như một sức ám ảnh. Oái oăm là “cái không hợp lý” vẫn cứ tồn tại và dân tộc này vẫn cứ phải oằn lưng gánh chịu.

Nguồn http://tackeblog.multiply.com/journal/item/1203/1203
 

hoangtua

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Thực ra bố Khoa này cũng chẳng tốt đẹp gì, cũng mở quán game cho học sinh chơi, cũng dạy thêm tùm lum. Mà bố này hơi hâm hâm (qua vụ ứng cử đại biểu quốc hội thì biết) thích kiện cáo, chọc ngoáy nên bị nhiều người ghét.

Hem bít trong ngoài sao nhưng có thêm một góc nhìn nữa...( lời Văng hay lém!)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nta139

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

người Việt theo mình là khá an phận... miễn không ai động đến mình thì... K Ệ M Ị A N Ó :( anh nào thích chơi kiểu H E R O... thì K H Ổ ráng chịu :(
đấu tranh -> đánh trâu... (ơh.. mà dạo này lạng quạng cũng chả còn đất / trâu để chăn :()
 

nguyencn

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Một kết cục trong truyện "Chí Phèo", có điều khác truyện "Chí Phèo" của Nam Cao là "cụ Bá" không bị đâm chết mà leo lên chức cao hơn còn anh Chí thì "chết" - mất việc.
Thực ra bố Khoa này cũng chẳng tốt đẹp gì, cũng mở quán game cho học sinh chơi, cũng dạy thêm tùm lum. Mà bố này hơi hâm hâm (qua vụ ứng cử đại biểu quốc hội thì biết) thích kiện cáo, chọc ngoáy nên bị nhiều người ghét.

Đúng vào cái lúc "kỵ Bá" đang muốn cất nhắc "cụ Bá" lên chức để cân bằng lực lượng với phe "đội Tảo". Vì vậy "cụ Bá" mới nghĩ ra: phải làm cái gì to tát một chút để được cất nhắc, và thế là anh "chí Khoa" trở thành công cụ của "cụ Bá" - một con tốt thí trong ván bài chính trị. Từ một "anh Chí" của trường Vân Tảo, Khoa ta đã trở thành người "hùng" đi đầu trong "nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử", rồi trở thành người đương thời trong bàn tay nhào nặn của "cụ Bá" và sự tung hứng của VTV3. Và "người hùng" này tỏ ra là một công cụ khá hữu hiệu phục vụ cho mưu đồ của "cụ Bá".

Mà "cụ Bá" thì vốn khá tinh thông "binh pháp Tôn Tử", nhất là chiêu "qua cầu rút ván". Khi "cụ Bá" đạt được mục đích của mình rồi thì bỏ mặc anh Chí giẫy giụa trong tuyệt vọng: con cái bị xua đuổi (không trường nào nhận) bản anh Chí thân bị cô lập, bị hành hung... và kết cục là cái lá đơn này. Mà chắc gì đã được cho nghỉ việc, ai xem phim chưởng thì sẽ thấy trong giang hồ có loại "sinh tử phù" - chết không được mà sống không song hay sống mà không bằng chết.

Thật đáng thương !

Phân tích quá hay!
 

hailuavungcao

New Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Bác Khoa nhà ta bi giờ bỏ nghề giáo, chuyển sang nghề diễn viên được đấy nhỉ !!
 

HHLONG

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

sau này con cái chúng ta được dạy dỗ trong cái nền giáo dục thành tích "học vẹt" này thì chắc các bác vui lắm nhỉ ???
 

ktq

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Đấu tranh => tránh đâu (mũi tên 1 chiều nhé) :|

Bổ sung thêm : Đấu tranh --> Tránh đâu --> Trâu đánh : lòi ruột rồi thấy chưa.
Tuy vậy cũng xem xem là đấu tranh vì cái gì cái đã ? Chấp nhận cuộc chơi thì phải sẵn sàng đón nhận kết quả. Than vãn, kể lể tung hê với thiên hạ chỉ khiến cho mình bị đẩy vào đường cùng; ở đâu cũng vậy mà thôi.
 
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Tui thấy nếu Mr.Khoa nghỉ việc thì cũng chẳng có gì lớn lao cho lắm, cái gọi là mang tính "sốc nổi" là nhắn tin cho đồng chí ở tận bộ, ngầm mang ý : ê, tui nghỉ việc nè, năn nỉ tui ở lại nhé. Muốn nghỉ thì cứ nghỉ, chịu không nổi thì cứ nghỉ, hà cớ gì phải la ó lên thế. Phải lên được mặt báo thì mới chịu hả sếp. Hành động này đúng là trẻ con. Nghỉ việc đi, nếu không tôi lập 1 thớt mới ủng hộ đồng chí nghỉ nha. Giống thằng nhóc Công Vinh quá
 

howtomiss

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Tui thấy nếu Mr.Khoa nghỉ việc thì cũng chẳng có gì lớn lao cho lắm, cái gọi là mang tính "sốc nổi" là nhắn tin cho đồng chí ở tận bộ, ngầm mang ý : ê, tui nghỉ việc nè, năn nỉ tui ở lại nhé. Muốn nghỉ thì cứ nghỉ, chịu không nổi thì cứ nghỉ, hà cớ gì phải la ó lên thế. Phải lên được mặt báo thì mới chịu hả sếp. Hành động này đúng là trẻ con. Nghỉ việc đi, nếu không tôi lập 1 thớt mới ủng hộ đồng chí nghỉ nha. Giống thằng nhóc Công Vinh quá

Chẳng qua là nhà báo nó nắm được tin nên nó mới phỏng vấn đưa tin. Chắc gì bác Khoa đã như bác nghĩ. Người ta lớn rồi chả dại gì khoa trương thế. Mà có làm thế cũng đâu có sai, một cách tranh thủ ủng hộ của cộng đồng người tiến bộ của xã hội :))
 

thoatv

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Em thấy các bác có vẻ không ưa mr.khoa này cho lắm. Các phấn tích của các bác cũng chỉ dựa trên nhiều thồng tin báo chí mà thôi, còn em đây đã được tiếp xúc với Mr.khoa này trong 2 năm học cấp 3 . Mới đầu học em thấy mọi người nói nhiều về Mr. Nhưng khi tiếp xúc với Mr em mới cảm thấy Mr là một người rất yêu quý học sinh của mình, sẵn sàng làm mọi việc để học sinh không bị thiêt thòi. Các bác biêt Mr mở quán net, biết Mr dạy thêm. Nhưng em thấy việc mở quán net đâu phải là một việc xấu xa, hay là thầy giáo thì không được mở quán net. Còn vấn đề dậy thêm ở đây em muốn các bác hiểu cho Mr. Mr Tốt nghiệp đại học tổng hợp khoa toán tin, nhưng lại được phân dậy bộ môn Địa lý ở trường, mới đầu em cũng nghĩ là do chuyên muôn của thầy không đủ nên phải dậy như vậy,nhưng không phải vậy. Vì vậy mà thầy đã mở lớp dậy thêm một phần vì yêu nghề của mình....
Em không phải nói tất cả các chuyện Mr khoa làm đều đúng, nhưng có bác ơ trên nói một câu mà em thấy rất đúng với Mr.Khoa : Đấu tranh --> Tránh đâu --> Trâu đánh
Nhưng em mốn hỏi các bác là o cả đất nước nầy có mấy ai dám làm như vậy...hay chỉ
K Ệ M Ị A N Ó như bác nta139 đã nói.
Em chỉ nói những gì mình biết không phải qua báo chí, internet, mong các bác chém nhẹ tay. và thông cảm cho Mr khoa
 

J4yJ4ckj3

Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Ông Khoa này bị hâm nặng, nếu mà chống tiêu cực trong thi cử được thì các trường THPT học sinh tốt nghiệp được chắc không vượt quá 50%, thi đại học phải tập trung học 3 môn lấy đâu ra thời gian học mấy cái môn thi tốt nghiệp như thế, muốn chống tiêu cực trong thi cử thì chỉ đến lúc Việt Nam học sinh thích học môn nào thì đăng kí môn đấy thì mới chống được thôi
 

ahxdtngh

Well-Known Member
Ðề: "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa xin giã từ nghề giáo

Em nói thật chứ cách dạy học nặng về lý thuyết như thế này tiêu cực là đúng rồi. Nên tiêu cực. Việc bây giờ cần làm không phải là xóa bỏ tiêu cực mà là xóa bỏ cách dạy truyền thống quá nặng về lý thuyết, thầy đọc trò chép... Nên bác Đỗ Việt Khoa mà đấu tranh chống tiêu cực thì còn lâu mới được. Học theo cái kiểu học thuộc lòng thế này không tiêu cực mà qua được có mà là siêu nhân. Sao bác ấy không đấu tranh thay đổi phương pháp dạy và học có phải hợp lý hơn không.
 
Bên trên