Ðề: Nghệ sĩ Đức Trung phản đối K+, một đài TH địa phương chuẩn bị kiện K+
Em gửi các bác phân tích của bác poorman về vi phạm của K+ để các bác tham khảo. Nó vi phạm luật rõ như ban ngày rồi còn gì không hiểu sao chưa bị sao cả.
1. Luật cạnh tranh:
Theo em K+ vi phạm điều 4.2 của Luật cạnh tranh
"Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này."
Rõ ràng quyền và lợi ích của người tiêu dùng đã bị vi phạm. Tuy nhiên chế tài của việc này là gì thì luật và văn bản dưới luật chưa quy định.
2. Luật bảo vệ người tiêu dùng:
Hiện đang ở dạng dự thảo có quy định
Điều 9. Hành vi ép buộc người tiêu dùng
Cấm thương nhân thực hiện một trong những hành vi sau đây:
1. Trực tiếp hay gián tiếp dùng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực đối với người tiêu dùng;
2. Tạo ra hoặc lợi dụng tình trạng hạn chế tự do ý chí của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch;
3. Yêu cầu người tiêu dùng thanh toán với những hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp mà không có thoả thuận với người tiêu dùng;
4. Từ chối giao dịch với một hoặc một số người tiêu dùng nhất định trong cùng các điều kiện thương mại mà thương nhân đã thực hiện giao dịch với khách hàng khác, trừ các trường hợp bất khả kháng;
5. Hạn chế hoặc ngăn cản người tiêu dùng thực hiện các quyền được pháp luật quy định;
6. Thực hiện các hành vi ép buộc người tiêu dùng khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này chưa bao gồm hành vi của K+ nên em định gửi kiến nghị sau cho QH và các cơ quan hữu quan. Các bác xem bình luận giúp em về ý tứ và hành văn OK chưa.
Tks.
Kính gửi: Các ủy ban Quốc Hội
Văn phòng chính phủ
Bộ Công thương
Bộ thông tin truyền thông
(V/v: Góp ý dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hướng dẫn Luật cạnh tranh)
Tôi là XXX số chứng minh thư ….. điện thoại ….. xin trình bầy với quý cơ quan một việc như sau:
1.Kiến nghị:
a. Đề nghị bổ sung quy định sau đây vào điều 9 (dự thảo 4, Luật bảo vệ người tiêu dùng): Hành vi ép buộc người tiêu dùng.
Nghiêm cấm thương nhân thực hiện thỏa thuận với nhà cung cấp để giành độc quyền phát lại kênh truyên hình và lạm dụng vị tri độc quyền để loại bỏ đối thủ cạnh tranh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
b. Hướng dẫn làm rõ quy định tại điều 4.2 của Luật cạnh tranh
"Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này."
theo hướng nghiêm cấm những hành vi ký hợp đồng độc quyền với các hãng nước ngoài để nâng giá trong nước làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
2. Lý do:
Gần đây dư luận xã hội rất bất bình về việc Liên doanh truyền hình K+ (Liên doanh giữa Canal+ của Pháp và Truyền hình Việt Nam - VTV) ký hợp đồng độc quyền với một số hãng nước ngoài để cung cấp độc quyền giải ngoại hạng anh ngày chủ nhật và kênh giáo dục và giải trí cho trẻ em Disney Playhouse. Để xem được những nội dung này người tiêu dùng buộc phải mua gói K+ premium với mức phí 250,000 đ/tháng và chịu chi phí lắp đặt khá cao ban đầu.
Mức phí này cao hơn nhiều lần so với mức phí thông thường (thường dưới 100,000 VND/tháng) mà các hãng truyền hình khác cung cấp trong đó đã có các kênh bóng đá bao gồm cả các trận đấu ngày chủ nhật của giải ngoại hạng anh và kênh Disney Playhouse. Là nhà cung cấp mới, K+ đã lựa chọn cách cạnh tranh lợi dụng vị thế độc quyền không lành mạnh "xâm phạm đến lợi ích của lợi ích công cộng ...của người tiêu dùng" (quy định tại điều 4.2. Luật cạnh tranh) và trưc tiếp khiến nhiều đài phát Việt Nam không được phát nội dung độc quyền của K+. Hành vi cạnh tranh của K+ vi phạm điều 4.2 của Luật cạnh tranh tuy nhiên rất tiếc chế tài cho hành vi này chưa rõ ràng nên chưa có căn cứ để cấm hay phạt được những hành vi này.
K+ làm được việc này ở Việt Nam vì Việt Nam chưa có quy định bảo vệ người tiêu dùng như một số nước phát triển. Ví dụ ở Mỹ từ năm 1992 Họ đã có đạo luật Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực truyền hình nghiêm cấm những thỏa thuận độc quyền giữa các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có quan hệ đồng sở hữu (xem en.wikisource.org/wiki/Cable_Television_Consumer_Protection_and_Competiti on_Act_of_199). Luật này quy định các đài phát phải pháp một số kênh truyền hình địa phương và yêu cầu các chương trình phát sóng phải đăng ký với chính quyền địa phương và nộp phí phát sóng trong địa hạt. Chính phủ Mỹ đã có quy định nghiêm ngặt và chi tiết để thực hiện Luật này từ năm 1992 đến nay và vào lần xem xét gần đây nhất tiếp tục duy trì hiệu lực của các văn bản thực thi Luật cho đến hết năm 2012 vì đây là quy định quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích cạnh tranh lành mạng (xem federalregister.gov/articles/2007/10/04/07-4935/implementation-of-the-cable-television-consumer-protection-and-competition-act-of-1992-and).
Rõ ràng K+ đã lợi dụng lỗ hổng trong luật pháp về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam nhằm thu lợi cho mình. Cách kinh doanh triệt hạ đối thủ và lấy đi niềm vui nhỏ nhoi của người nghèo và con trẻ này của K+ đã dấy lên làn sóng tẩy chay K+ trong cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là cộng đồng mạng. (xem phụ lục một số bài báo gửi kèm)
Để hạn chế cạnh tranh và ép buộc người tiêu dùng K+ đã bỏ một số tiền rất lớn (theo thông tin từ mốt số báo là khoảng 10 triệu USD), gấp hơn 3 lân chi phí bình thường để được độc quyền phát giải ngoại hạng anh ngày chủ nhật. Ý đồ lợi dụng độc quyền của K+ thể hiện qua việc hãng mua độc quyền phát giải ngoại hạng anh ngày chủ nhật trên toàn bộ phương tiện, truyền hình vệ tinh, cáp, phát mobile v.v... mặc dù K+ hiện chỉ phát truyền hình vệ tinh DTH. Việc này khiến các nhà cung cấp dịch vụ cáp không còn cách nào khác phải mua lại từ K+ với chi phí chắc chắn không rẻ để K+ bù đắt chi phí mua bản quyền quá đắt như trên. Việc dùng tiền thuế của dân góp vốn liên doanh rồi quay lại bóc lột người tiêu dùng/người đóng thuế của K+ là lãng phí tài nguyên của đất nước và chỉ đem lại lợi ích cho đơn vị bán bản quyền (trước đây bán cho Việt Nam có 3 triệu USD giờ riêng K+ đã trả 10 triệu + tiền bản quyền của các hãng truyền hình khác) và chủ sở hữu K+ là hãng truyền thông của pháp Cannal + và VTV.
3. Kết luận:
Luật pháp là công cụ để nhà nước bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt là người nghèo, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Luật pháp cần nghiêm trị những hành vi kinh doanh trà đạp lên lợi ích của cộng đồng và lạm dụng độc quyền cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí tiền của dân của nước. Nếu hành vi này không bi pháp luật xử lý hiện tượng kinh doanh độc quyền kiểu này sẽ còn tiếp diễn ỏ lĩnh vực truyền hình và nhiều lĩnh vực khác và người tiêu dùng, đặc biệt là những người nghèo sẽ tiếp tục là nạn nhân của sự câu kết của các ông lớn.
Là một công dân Việt Nam tôi kính đề nghị quy cơ quan xem xét đưa quy định trên vào Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Để các cơ quan hữu quan tiện tham khảo tôi trích dẫn một số bài báo và ý kiến phản hồi đính kèm.
Xin chân thành cảm ơn.