Vâng đúng thế bác ạ , vì mỗi người chỉ hát tốt ở một thang giọng khác nhau nên trước khi hát , nên chơi nhạc hoặc chỉnh nhạc về đúng thang giọng của mình để đảm bảo : Nốt cao không bị căng quá trở thành gắt hoặc thiếu tròn trịa . Còn nốt thấp không bị xin giọng .
Muốn làm như vậy thì phải chọn beat của những ca sĩ phù hợp , còn không thì chỉnh sửa tone chút chút vì đã quen hơi của từng người rồi .
Đấy là đối với nhạc có sẵn , còn hát với BAND thì 1 là nhờ họ đoán giùm , còn nếu ta biết về nhạc 1 chút thì ta hoàn toàn có thể đoán được tone những bài tủ quen thuộc của mình .
Ví dụ giọng bác hát tốt từ nốt Mì đến nốt Són tức là trong khoảng 2 quãng 8 cộng thêm 1,5 cung nữa . Bác sẽ hát bài Hà Nội Ngày Trở Về ở tone La Thứ , vì nốt cao nhất sẽ vươn tới nốt Són . Quang Dũng sẽ hát thấp hơn bác nửa cung là Son thăng thứ vì Quang Dũng không hát lên cao được , sẽ xấu ở nốt cao . Trần Thái Hòa có thể phải hạ thấp thêm nửa cung nữa ạ . Với bài khác sẽ phải tính khác . Ví dụ Đêm Đông , bác hát Mi Thứ sẽ lên tới nốt Són , còn em chỉ Rê thứ , vì em hát tới nốt Fá thôi . Thường người ta căn cứ vào nốt cao nhất của từng bản nhạc để lấy giọng cho riêng mình , đảm bảo hát sáng giọng mà tránh bị đứt hơi bác ạ . Ví dụ Mơ Hoa TG viết ở Fa trưởng nhưng bác có thể hát cao hơn 1 tí , còn em thì hạ đi 1 tí , bác ạ .