Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Lioncoeur

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Hoắc Nguyên Giáp mình thấy không hay bằng Diệp Vấn dù rằng 2 phim đều cùng 1 mootip, đôi điều chia sẻ, thân...

Diệp Vấn bẩn thỉu hơn Hoắc Nguyên Giáp nhiều

Hoắc Nguyên Giáp, người Nhật còn có kẻ tốt người xấu.
Diệp Vấn thì Nhật toàn rặt một lũ tồi.
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Mình đâu có nói võ tàu ko áp dụng được 1 tí gì trong tự vệ. Nhưng quả thực nói về độ phòng thân và gây sát thương nhất mình nghĩ vẫn là võ thái, củ chỏ, đầu gối vít tóc theo mình thấy nó hợp với đời thường hơn. Võ tàu trên phim nhìn chủ yếu là kĩ xảo quá mức chứ ai lại lộn vòng vòng được như vậy. Còn võ thái mình thấy đơn giản là đánh né và đỡ chứ ko có lằng nhằng. Nói chung tầm tuổi thiếu niên nhìn qua bọn nó tập cũng có thể nghĩ ra vài đường phòng thân cho bản thân mình rồi. Còn võ tàu quả thực mình nhìn nó tập thấy mỗi cái thái cực quyền là tập để dưỡng sinh bồi bổ sức khỏe rất tốt vì nó vận động tất cả các cơ khớp trên cơ thể đều đặn. Còn nếu mà bảo samurai chỉ như 1 lũ điên thì bạn đã nhầm, mình nói ở đây là tinh thần thượng võ chứ không bảo là thượng sinh. Võ sư Trung Quốc có thể chịu nhục nhã cúi đầu trước kẻ thù để sau này báo thù thì samurai họ lại sẵn sàng chết nếu như bị đối phương hạ nhục ( ko phải cứ thua là họ tự sát, chính xác là khi bị đối phương đánh thua mà ko hạ được đối thủ một chút gì mới có hiện tượng như vậy ). Có thể các bạn nghĩ là thua mà chết là thằng ngu nhưng thử hỏi nếu không có cái thượng võ như vậy liệu bạn có thể có cái trình độ cao hơn được ko? Nếu ai tập luyện 1 cái gì đó cũng chỉ nghĩ trong đầu là: nếu thắng thì mình oai, thua thì cũng chả sao thì liệu có chuyên tâm tập cho giỏi môn đó không? Bây giờ đơn giản bạn đi học, điểm kém về bố mẹ đánh cho nát người thì bạn sẽ tự khắc phải tốt lên để tránh cái rủi ro đó, còn nếu bố mẹ hiền lành chả có gì thì sẽ lại nhờn thuốc ngay. Do vậy cái việc họ tự sát không phải vì họ NGU nhưng bạn tưởng mà vì đó là cái động lực để cho họ tập luyện, họ phải siêng năng và phải phấn đấu đến hơi thở cuối cùng vì đó là điều duy nhất giúp họ sinh tồn. Mình nói như trên ko phải là phỉ báng Trung Quốc đâu mà chỉ muốn so sánh cái hơn và cái kém của Trung Quốc.

Ngoài ra theo mình thấy Trung Quốc rất khéo tay, họ làm đồ mặc dù là nhái nhưng đẹp còn hơn cả đồ thật. Do vậy rất nhiều hãng nổi tiếng thế giới như vertu, blackberry đặt trụ sở ở trung quốc, trên thế giới chắc không có chỗ nào làm vertu với mobiado đẹp như Trung Quốc ( hàng thật ko phải nhái ).
đã chết rồi thì còn phấn đấu thế nào được ,ko phải ai sinh ra cũng giỏi võ cả ,cứ đánh thua người ta thì tự sát thì liệu còn ai mở lớp dạy võ nữa ,nếu có tinh thần phấn đấu thì sao lúc bị thua sao ko chăm chỉ tập luyện để khi gặp lại có thể đánh thắng người ta ,nếu cứ đánh đấm túi bụi thì steven seagal giỏi vấn đề này hơn cả võ thái đấy ,chính vì kiểu đánh nhau như vậy mà mình chán ngấy phim của ông này ,đánh nhau huỳnh huỵch chỉ khi chưa biết võ thôi ,biết võ thì đánh phải có chiêu thức chứ ,đâu phải cứ lao vào là được
mình thấy nhận xét của bạn chưa chính xác lắm ,trừ việc TQ làm hàng nhái rất giỏi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vucuong-tdhk6

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

t thấy nhiều người xem phim thấy đánh nhau càng nhiều càng thích, đánh càng hăng thì càng hứng xem. cũng chỉ là bình luận cho nước ngoài, nhưng cũng buồn chả thấy nhiều phim VN mình nhỉ?
 

thanhxuht87

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Diệp Vấn bẩn thỉu hơn Hoắc Nguyên Giáp nhiều

Hoắc Nguyên Giáp, người Nhật còn có kẻ tốt người xấu.
Diệp Vấn thì Nhật toàn rặt một lũ tồi.

Bạn nhầm rồi, nhân vật tướng quân trong Diệp Vấn là 1 kẻ cuồng võ thuật, say mê võ thuật đến độ cuồng si và luôn giễu võ dương oai về võ Nhật Bản, nhưng tuyệt nhiên hắn không phải là kẻ tiểu nhân bỉ ổi mà ta thấy hắn rất quân tử muốn đấu 1 chọi 1 với Diệp Vấn công khai trên võ đài....Còn hành động của tên Nhật trong Hoắc Nguyên Giáp mới là hèn hạ bỉ ổi, khi Hoắc Nguyên Giáp đã trúng độc hắn còn cố đánh thêm dù biết là Hoắc Nguyên Giáp đã trúng độc....đôi điều chia sẻ, thân
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

đã chết rồi thì còn phấn đấu thế nào được ,ko phải ai sinh ra cũng giỏi võ cả ,cứ đánh thua người ta thì tự sát thì liệu còn ai mở lớp dạy võ nữa ,nếu có tinh thần phấn đấu thì sao lúc bị thua sao ko chăm chỉ tập luyện để khi gặp lại có thể đánh thắng người ta ,nếu cứ đánh đấm túi bụi thì steven seagal giỏi vấn đề này hơn cả võ thái đấy ,chính vì kiểu đánh nhau như vậy mà mình chán ngấy phim của ông này ,đánh nhau huỳnh huỵch chỉ khi chưa biết võ thôi ,biết võ thì đánh phải có chiêu thức chứ ,đâu phải cứ lao vào là được
mình thấy nhận xét của bạn chưa chính xác lắm ,trừ việc TQ làm hàng nhái rất giỏi

Đâu phải động cái là tự sát đâu? Phải là những cuộc đấu sinh tử, hay những cuộc đấu ảnh hưởng đến danh dự chứ, kẻ thua được quyền tự sát để phục hồi danh dự. Nói như bác thua thì chăm chỉ luyện tập, thế mấy ông đấu súng liệu thua còn cơ hội tập luyện nữa không, họ vẫn đấu đấy thôi. Chỉ là những trận có tính chất danh dự thôi, chứ giao hữu bình thường hay cả thua trên chiến trường cũng rút chạy hết, chỉ khí thua hết vốn mới tự sát thôi.
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bạn nhầm rồi, nhân vật tướng quân trong Diệp Vấn là 1 kẻ cuồng võ thuật, say mê võ thuật đến độ cuồng si và luôn giễu võ dương oai về võ Nhật Bản, nhưng tuyệt nhiên hắn không phải là kẻ tiểu nhân bỉ ổi mà ta thấy hắn rất quân tử muốn đấu 1 chọi 1 với Diệp Vấn công khai trên võ đài....Còn hành động của tên Nhật trong Hoắc Nguyên Giáp mới là hèn hạ bỉ ổi, khi Hoắc Nguyên Giáp đã trúng độc hắn còn cố đánh thêm dù biết là Hoắc Nguyên Giáp đã trúng độc....đôi điều chia sẻ, thân

Chẳng biết bạn xem cái gì nữa.

Trong HNG, tay người Nhật ko hề nương tay, cái đó là tôn trọng cường giả. Nếu hắn ko toàn lực đánh, thậm chí nhường cho HNG thắng. Vậy HNG thắng được cái gì? Thắng nhờ kẻ thù ban cho như bố thí ăn mày à? Hắn hèn mà còn cầm tay HNG tuyên bố thắng à? Hèn mà ủng hộ HNG và miệt thị người cùng phe mình à?
Còn Diệp Vấn, tay người Nhật 1 chọi 1, chả phải quân tử khi mốc gì. Đơn giản hắn ko coi Diệp Vấn vào mắt, ko coi Diệp Vấn là cường giả ngang với mình. Thách 1 vs. 1 để cho thấy người Nhật là thượng đẳng, tiểu nhân chứ quân từ nỗi gì.
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

nếu bán mỳ tại Mỹ mà có tiêu, hành, tỏi, ngò các hương liệu khác người Mỹ có ăn thường xuyên ko. người Mỹ vốn không thích dùng món có hương liệu nặng như vậy. vậy nên tuỳ theo lợi nhuận mà làm thôi.
 

siusiuenen

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bạn có thể cho mình link bài phân tích phim Anh hùng được không, mình thật sự rất muốn đọc :)

Mình chưa đọc nội dung bài phân tích của bạn Nhi nhưng khi coi phim này lúc đó thì mình có 2 điều giật mình :
1/ Tần Thủy Hoàn trước đây được mô tả là bạo chúa nhưng trong phim này thì chính là người đem lại an bình cho bá tánh : Trung quốc đang cổ xúy cho tinh thần Bành Trướng của mình, dọn đường cho tương lai của họ.
2/ Máy bắn tên của quân đội nhà Tần sử dụng chắc chắn là đồ ăn cắp " Nỏ Thần" của Ông An Dương Vương nhà mình .
 

thanhxuht87

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Chẳng biết bạn xem cái gì nữa.

Trong HNG, tay người Nhật ko hề nương tay, cái đó là tôn trọng cường giả. Nếu hắn ko toàn lực đánh, thậm chí nhường cho HNG thắng. Vậy HNG thắng được cái gì? Thắng nhờ kẻ thù ban cho như bố thí ăn mày à? Hắn hèn mà còn cầm tay HNG tuyên bố thắng à? Hèn mà ủng hộ HNG và miệt thị người cùng phe mình à?
Còn Diệp Vấn, tay người Nhật 1 chọi 1, chả phải quân tử khi mốc gì. Đơn giản hắn ko coi Diệp Vấn vào mắt, ko coi Diệp Vấn là cường giả ngang với mình. Thách 1 vs. 1 để cho thấy người Nhật là thượng đẳng, tiểu nhân chứ quân từ nỗi gì.
Thì mình đã nói là tên tướng quân Nhật là cuồng võ thuật còn gì nữa, còn HNG thì tại xem nhưng không nhớ chi tiết lắm, hồi đó thích lắm, vì là phim cuối cùng của Lý Liên Kiệt đóng võ thuật, nên săn tìm bản DVD xem chứ làm gì có HD như bây giờ, ngắn lắm, bị cắt nhiều đoạn và nói chung với kết thúc như vậy mình không bao giờ xem lại lần thứ 2, có gì sai sót mong bạn thông cảm, nhưng túm lại mình vẫn thích Diệp Vấn hơn hehe
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Thì mình đã nói là tên tướng quân Nhật là cuồng võ thuật còn gì nữa, còn HNG thì tại xem nhưng không nhớ chi tiết lắm, hồi đó thích lắm, vì là phim cuối cùng của Lý Liên Kiệt đóng võ thuật, nên săn tìm bản DVD xem chứ làm gì có HD như bây giờ, ngắn lắm, bị cắt nhiều đoạn và nói chung với kết thúc như vậy mình không bao giờ xem lại lần thứ 2, có gì sai sót mong bạn thông cảm, nhưng túm lại mình vẫn thích Diệp Vấn hơn hehe

Mình cũng thấy Diệp Vấn ổn hơn. HNG có ý tưởng hay nhưng nhiều chỗ không ổn, như thằng con nuôi lão võ sư bị HNG giết trả thù HNG bằng cách giết cả mẹ, con của HNG. Vậy mà khi HNG vác dao qua trả thù thì đứng lên hô rõ to là "Ai làm người ấy chịu" để HNG không giết bà mẹ và đứa con gái, hài:)|. Còn chữ "Ngộ" của HNG cũng hay nhưng mình nghĩ một người trả giá và nhận ra một bài học lớn sẽ có thái độ điềm đạm và sâu sắc, LLK lại diễn rất ung dung, tự tại, vô niệm như kiểu Trương Tam Phong xuống núi ấy. Phim xem lâu rồi nên không nhớ rõ lắm, sai các bạn góp ý hộ:D
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Thực ra Nhi không muốn bàn thêm về chủ đề này nữa, những gì cần nói cần làm Nhi đã nói hết.
Nhi đã nói rất rõ là ý kiến này đến từ sự phân tích chứ không phải do cảm tính nhất thời, Nhi đã nghĩ về nó 2-3 năm trước chứ không viết ra vì sự nóng giận nhất thời trong tháng 6 - 2011 này.

Nhi phân biệt rõ nghệ thuật và chính trị, những phim tàu có giá trị nghệ thuật Nhi hết sức khen ngợi, trân trọng, như Thập Nguyệt Vi thành, Sắc giới, Vô Gian đạo, Nhượng tử đạn Phi... là những tác phẩm nghệ thuật chân chính.
Còn 9/10 phim tàu hết sức độc hại. Người tây phương họ chỉ xem để giải trí, nên ít nguy hiểm cho họ, còn dân tộc VN không thể bị trúng độc vì những viên kẹo ngọt này mãi được.
Muốn biết tâm địa ghê tởm đằng sau phim ảnh của người tàu, chỉ cần nhìn cách họ quản lý làm phim và phát hành phim. Phim Vô Gian đạo phần 1 bị chính quyền Bắc Kinh ép buộc thay đổi kết cục tại Đại Lục, cho công an chiến thắng (và vì thế câu chuyện kết thúc ở đó, không cần phần 2, 3 nữa). Thang Duy bị trấn sau phim Sắc giới, Avatar bị cấm chiếu để ép dân đi xem phim Khổng tử... Như vậy đã đủ rõ ràng chưa ?
Còn phim Anh Hùng có vấn đề thì nhiều người nhìn ra từ lâu.
Nhi không đi vào phân tích 1 phim cụ thể, đó là cái nhìn tổng quan về tất cả những phim người tàu làm 20 năm nay. Thực ra đi sâu vào phân tch từng cử chỉ lời nói của nhân vật trong phim cũng không thể chối bỏ được tư tưởng to như trái núi phía sau bộ phim.
Ví dụ trong phim Rambo, anh chàng rambo suốt ngày cứ than vãn: Tôi chán ghét chiến tranh lắm, (hu hu hu), nhưng kết quả thế nào chúng ta đều rõ. Nên phân tích nhân vật Diệp vấn, HNG... hoàn toàn vô ích.

Nhi dừng ở đây, không có ý kiến gì thêm. Các bạn nếu không cùng ý kiến với Nhi cũng đừng nên xúc phạm Nhi nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi ơi ,đây là box bình luận tự do mà ,sau này chắc vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề này ,tuy nhiên nội dung vấn đề bạn nêu ra vẫn chỉ 1 chiều nên chưa thực sự thuyết phục ,chưa thấy bạn nhắc nhiều đến những điều chưa tốt trong phim Mỹ
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi ơi ,đây là box bình luận tự do mà ,sau này chắc vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề này ,tuy nhiên nội dung vấn đề bạn nêu ra vẫn chỉ 1 chiều nên chưa thực sự thuyết phục ,chưa thấy bạn nhắc nhiều đến những điều chưa tốt trong phim Mỹ

Mình thì nghĩ nó thuyết phục đấy chứ, không phải mình a dua theo Mod đâu mà bởi vì mình cũng đã cảm thấy thế. Muốn ra được thế giới thì phải có tầm nhìn thế giới, phải có những giá trị mang tầm thế giới. Mà thế giới cần những giá trị nhân văn và mang tính con người. Trung Quốc với lòng tự tôn dân tộc và tham vọng của mình, đem nó vào phim thì bộ phim đó mãi sẽ không được thế giới công nhận. Những năm gần đây Trung Quốc làm rất nhiều phim, kinh phí lớn, diễn viên hạng nhất trong nước, nhưng kết quả thế nào? So với điện ảnh Mỹ thì thế nào? Ngay cả Trương Nghệ Mưu cũng làm ra một bộ phim Anh Hùng dở tệ. Mình xem xong đều thấy không có cảm xúc quá nhiều, một vài cảnh xúc động, một ít bài học, nó không đủ làm mình suy nghĩ, trăn trở, thay đổi cách nhìn, yêu cuộc sống thậm chí là "Ngộ" như những gì mà các bộ phim Kinh điển khác đã làm được. Vẫn là ý kiến cá nhân thôi nhưng mình hoàn toàn đồng ý với Nhi.

Kim Dung là nhà văn rất được yêu thích ở Trung Quốc và cả Việt Nam nữa, TQ còn nghiên cứu các tác phẩm của ông, mình cũng đọc nhưng cảm thấy thế nào ấy, cứ như nó không dành cho mình vậy, câu truyện thì hay nhưng nặng tính dân tộc quá. Nhiều người rất hâm mộ Vi Tiểu Bảo, nhưng mình khi đọc đến đoạn VTB đánh nhau với quân Nga thì nói thật là không nuốt nổi. Kiều Phong và Quách Tĩnh đều lưu lạc ở nước khác từ nhỏ, nhưng hành động, cách nghĩ của họ thì thật khác xa nhau. Kiều Phong xả thân vì những người anh em cũ ở nước Tống, vì hòa bình cho nước Tống, Quách Tính thì sẵn sàng giết người anh em kết nghĩa (con Thiết Mộc Chân ấy, không phải Dương Khang) cũng vì nước Tống. Vậy nó có giá trị nhân văn không? Hai câu chuyện tự nó làm giảm giá trị của nhau trong mắt những người không phải người Trung Quốc rồi. Mình thích đọc Cổ Long hơn, cũng là kiếm hiệp nhưng nó chỉ nói về con người và xoay quanh con người, chẳng có chút chính trị nào cả, nó dễ dàng hơn cho mình trong việc đồng cảm với Cổ Long, người mà với mình vượt hơn cả Kim Dung trong một số tác phẩm.

Nếu bàn về tiểu tiết, cái hay cái dở của từng bộ phim thì chắc phải mất cả năm mất. Chỉ nên bàn về tư tưởng, xu hướng của chúng thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

End-User

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Thực ra Nhi đang nói về phim võ hiệp, chứ không nói là phim của Tàu dở hơn phim Mỹ,
Dĩ nhiên phim TQ làm về chuyện của TQ thì rất hay, nhưng rõ ràng tư tưởng của họ có vấn đề.
Phim 2012 không hề tuyên truyền cho quân đội Mỹ, thậm chí còn nêu cao giá trị nhân bản, quyền bình đẳng con người, còn phim Đường Sơn từ đầu đến cuối chỉ tô vẽ cho quân đội Tàu thôi, nói thẳng ra là duyệt binh để hù thiên hạ chứ Nhi không thấy nó có gì đọng lại cả.
Nếu cần so sánh thì làm luôn giữa Sky Fighter năm 2011 quảng cáo cho không quân Tàu và Top Gun của Mỹ, Chevalier du Ciel của Pháp bạn sẽ thấy sự khác biệt một trời một vực.
Hay mang so bộ Đại Nghiệp Kiến quốc với những phim về nội chiến Hoa Kỳ để thấy luôn cách làm phim chiến tranh và lịch sử.

Nhi xem 10 bộ phim tàu thì hết 9 phim có bàn tay chính trị nhúng vào, kể cả phim Đường Sơn là 1 phim tâm lý xã hội, hay phim Anh Hùng là 1 phim võ hiệp, cũng không ngoại lệ.
Tư tưởng của tàu thì lúc nào cũng thế thôi.

Cảm ơn bạn vì bài viết hay của bạn, mình cũng nhiều lúc cũng có những cảm nhận giống như vậy. Phim TQ vài năm trở lại đây mang tính tuyên truyền và chính trị lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

100s_wave

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Em xin nói với các bác như thế này nhé: Ở đây ai cũng đủ để nhận thức rằng bọn Tàu khựa bựa thế nào và Mỹ cũng chẳng hơn gì, chỉ có điều không lộ liễu như thằng TQ mà thôi. Nhưng khi xem phim thì mỗi bộ phim không ít thì nhiều đều gửi gắm 1 thông điệp về tính nhân văn, nhân đạo. Cái đó chính là cái chúng ta cần suy nghĩ và học tập để sống tốt hơn thôi, không nhất thiết là phải tẩy chay hết thảy phim TQ vì đâu đó trong phim vẫn có tình tiết mang tính nhân đạo, còn chúng nó cổ xuý tinh thần dân tộc cực đoan gì gì đó thì ta không quan tâm.
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

...còn chúng nó cổ xuý tinh thần dân tộc cực đoan gì gì đó thì ta không quan tâm.

Sống cũng phải để ý những chuyện quan trọng. Phim ảnh không chỉ có tác dụng giải trí không thôi đâu, mà nó còn có tác động ngầm đến suy nghĩ của người xem phim nữa bạn.

Tinh thần Tàu trong phim ảnh thể hiện rõ mồn một, đập thẳng vào người xem thì dù không muốn quan tâm cũng phải thấy ít nhiều khó chịu. Nếu ai xem mà không thấy khó chịu thì đã bắt dầu "cảm" với Tàu rồi. Nguy hiểm đấy.

Lưu ý là đang nói về những phim như vậy nhé, chưa bàn tới phim tình cảm.
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Muốn biết tâm địa ghê tởm đằng sau phim ảnh của người tàu, chỉ cần nhìn cách họ quản lý làm phim và phát hành phim. Phim Vô Gian đạo phần 1 bị chính quyền Bắc Kinh ép buộc thay đổi kết cục tại Đại Lục, cho công an chiến thắng (và vì thế câu chuyện kết thúc ở đó, không cần phần 2, 3 nữa). Thang Duy bị trấn sau phim Sắc giới, Avatar bị cấm chiếu để ép dân đi xem phim Khổng tử... Như vậy đã đủ rõ ràng chưa ?
Còn phim Anh Hùng có vấn đề thì nhiều người nhìn ra từ lâu.
Chưa nói 3 phần sau của Vô Gian Đạo, có phần là prequel chứ ko phải hoàn toàn là sequel, là ăn theo sự nổi tiếng của phần 1, việc cắt cái kết để cho công an chiến thắng cũng chẳng có gì ghê gớm. Nó chỉ thể hiện sự chiến thắng của công lý. Làm như phim Mĩ ko có alternative ending ấy nhỉ?! Mà những cái đấy nó chỉ liên quan đến cách quản lý và phát hành lởm khởm, chứ chả dính dáng gì đến nội dung phim.

Còn phim Anh Hùng thì phải có cái nhìn hiểu biết về lịch sử TQ thì mới hiểu được. Trong những cái Nhi đưa ra, chỉ có cái "Bành trướng xâm lược là một điều rất phải đạo và hợp ý trời, không có gì xấu xa". Nhưng thực tế, sử sách ko ca thán gì việc Tần Thủy Hoàng thôn tính 6 nước, mà chỉ ca thán việc cai trị tàn bạo của họ Doanh: đốt sách chôn nho, lấy xương người xây Trường Thành,.v.v.. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước đánh nhau liên miên ko ngừng ko nghỉ, đến thời Tần thống nhất nhiều nước đã vào thế cờ tàn. Giết Doanh Chính lúc đó lợi hay hại? Thiên hạ đại loạn tốt hay xấu? Hãy xem lại lịch sử nước nhà, dẹp loạn 12 sứ quân nên coi là thống nhất hay bành trướng? Mang gươm đi mở cõi có phải là bành trướng?

Nhi không đi vào phân tích 1 phim cụ thể, đó là cái nhìn tổng quan về tất cả những phim người tàu làm 20 năm nay. Thực ra đi sâu vào phân tch từng cử chỉ lời nói của nhân vật trong phim cũng không thể chối bỏ được tư tưởng to như trái núi phía sau bộ phim.
Ví dụ trong phim Rambo, anh chàng rambo suốt ngày cứ than vãn: Tôi chán ghét chiến tranh lắm, (hu hu hu), nhưng kết quả thế nào chúng ta đều rõ. Nên phân tích nhân vật Diệp vấn, HNG... hoàn toàn vô ích.
Tư tưởng được thể hiện qua nhân vật và tình huống. Nếu ko phân tích và cho rằng đó là vô ích mà nói thẳng ra tư tưởng thì có phải là quá áp đặt cho bộ phim ko?! Nhi là người hiểu biết rộng, thì hãy nói những gì trong tầm hiểu biết của mình, đừng đặt trái tim ở trên đầu.

Tinh thần Tàu trong phim ảnh thể hiện rõ mồn một, đập thẳng vào người xem thì dù không muốn quan tâm cũng phải thấy ít nhiều khó chịu. Nếu ai xem mà không thấy khó chịu thì đã bắt dầu "cảm" với Tàu rồi. Nguy hiểm đấy.
Thời thế nhạy cảm thì người ta cũng bắt đầu nhạy cảm với phim ảnh. Thực tế là TQ và VN có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, nên những tư tưởng trong phim TQ cũng có thể áp dụng với VN được: như tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc,.v.v.. Với người mê võ, thì còn thêm cả tinh thần võ đạo trong phim nữa. Những thứ đấy, người TQ chỉ muốn cho người TQ xem mà thôi. Và tin tôi đi, người TQ ko muốn người VN có 1 tí nào.
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Tư tưởng được thể hiện qua nhân vật và tình huống. Nếu ko phân tích và cho rằng đó là vô ích mà nói thẳng ra tư tưởng thì có phải là quá áp đặt cho bộ phim ko?! Nhi là người hiểu biết rộng, thì hãy nói những gì trong tầm hiểu biết của mình, đừng đặt trái tim ở trên đầu.


Thời thế nhạy cảm thì người ta cũng bắt đầu nhạy cảm với phim ảnh. Thực tế là TQ và VN có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, nên những tư tưởng trong phim TQ cũng có thể áp dụng với VN được: như tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc,.v.v.. Với người mê võ, thì còn thêm cả tinh thần võ đạo trong phim nữa. Những thứ đấy, người TQ chỉ muốn cho người TQ xem mà thôi. Và tin tôi đi, người TQ ko muốn người VN có 1 tí nào.

Xem cả bộ phim, thuộc cả bộ phim rồi thì chỉ cần phân tích tư tưởng của bộ phim thôi chứ bác. Và trong một đống tư tưởng ấy có tư tưởng tự tôn dân tộc thái quá, nó có màu sắc chính trị. Và chúng ta đang chú trọng vào phân tích tư tưởng ấy của phim Trung Quốc khác với phim Mỹ như thế nào. Cũng giống như Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung, xin lỗi Mod chứ, VTB bắn cả nước tiểu vào quân Nga, nó không phải là tự tôn thái quá sao? Một chi tiết chỉ đem lại sự hài hước cho người Trung Quốc mà thôi. Chẳng có gì áp đặt cả khi nó có điều đó. Bác bảo "đừng đặt trái tim ở trên đầu", nhưng trái tim ấy hướng về tổ quốc, hướng về dân tộc. Em mượn ý bài trước của bác: "tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc là quá đáng, cực đoan sao?". Xin lỗi bác chứ đừng nói là để trên đầu mà có móc ra vứt đi vì tổ quốc em cũng vứt.

Chẳng phải vì thời thế nhạy cảm mà những điều này em thấy từ lâu rồi. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa nhưng bác bảo làm sao và vì sao mà ta phải lấy tinh thần độc lập, tự tôn dân tộc của Trung Quốc, trong phim Trung Quốc để áp dụng với dân tộc, đất nước, con người Việt Nam? Sao nó giống thấy sang bắt quàng làm họ vậy? Chả nhé chúng ta không có sao? Chả nhẽ chúng ta phải mượn những hình ảnh của người anh hùng tận bên Trung Quốc để khơi dậy lòng tự hào của dân tộc Việt Nam sao? Chẳng nhẽ chúng ta thấy Trung Quốc tự tôn dân tộc chúng ta mới tự tôn sao. Ai cần, em không cần, với em chỉ cần những câu truyện cổ tích, những tấm gương của những người đi trước, của ông bà, cha mẹ, hay nhìn vào ảnh Bác, thậm chí là ngắm bầu trời, sông núi đất nước thôi. Em xin thề em có xem hàng trăm phim Trung Quốc nữa, đọc hàng nghìn vị anh hùng Trung Quốc nữa cũng chẳng giúp em tăng lòng tự hào dân tộc bằng một lần nghe tên Bác, nhìn hình ảnh Bác.

Em nhắc đến Ryan vì em chưa thể biết chiến tranh thực sự nó như thế nào, cũng như em chưa hề biết đói quanh năm là như thế nào, và vì thế em xem xong có thể đúc kết bài học cho mình, cảm động trước tình đồng đội, tinh thần chiến đấu của họ. Còn lòng tự tôn dân tộc thì em không cần xem phim Trung Quốc để đúc kết cho mình, tinh thần yêu nước em không cần xem phim Trung Quốc để học hỏi gì cả. Xin lỗi mọi người chứ, chỉ làm em thêm ngứa mắt.

Bài viết có hơi bức xúc, có gì bác bỏ quá, nhưng em không sửa chữ nào đâu.
 
Bên trên