Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

vicgame

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

E nói thật với bác, e mặc dù cũng không thích Tầu, nhưng e cũng chẳng ghét lắm và e cũng rất khâm phục 1 đất nước với 1 nền văn hóa đặc trưng, rất nhiều thứ tuyệt vời. Nhưng cái tham vọng bành trướng càng ngày càng được tuyên truyền ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Tầu ah. E chỉ sợ những người trong dòng in đậm bên trên quá ... quá ít thôi.

Còn tất cả những con người hiền lành, văn minh, dễ mến thì đến từ bất cứ nước nào e đều yêu quý cả.

Thực sự mình cũng nói chuyện với mấy đứa bạn người TQ, mấy thông tin về biển Đông hầu như bưng bít, họ không hề biết và khi đọc em viết (chat mà) thì họ cũng rất bất ngờ. Em thấy các bác cũng ko nên quá kỳ thị dân TQ, việc xung đột ở ngoài biển là việc của hội quan chức cấp cao chứ dân họ cũng như dân mình, cũng chăm chỉ làm ăn, cũng khó khăn cực nhọc (vì TQ tuy giàu nhưng đời sống nhân dân vẫn khổ lắm bác à, chỉ giàu mấy bố thành thị buôn bất động sản thôi).

Đôi điều em chia sẻ vì có mấy đứa bạn Tung Của
 

ytsejam0891

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Ko thể lấy 1 cái sai đáp trả 1 cái sai. Và làm ơn phân biệt giữa chính quyền và người dân.


1 đất nước to lớn mà phải dùng mẹo bẩn thỉu để thắng, ko phải là 1 trò cười lớn sao? Bạn thiếu óc hài hước quá. Lại còn nói vớ va vớ vẩn. Lần sau đọc kỹ bài tôi rồi hãy nói.


Đừng tưởng VN là cái rốn của vũ trụ mà ai cũng phải biết. Ko ít người còn nghĩ VN vẫn đang nội chiến đâu.
Và sự phản đối của dân Mĩ cũng cho thấy nước Mĩ chả nhân văn với nhân đạo vẹo gì cho cam.


Bạn cứ tiếp tục suy diễn tiêu cực đi. Nói chung ý bạn là ai cũng có quyền yêu nước trừ người Tàu chứ gì?!

Xem phim Tàu mà cứ lo cho dân Tàu thì các đồng chí còn bị Tàu nó thuốc còn kinh hơn cả dân Tàu rồi ấy chứ. Nó làm phim tự sướng kệ nó (còn đỡ hơn cái anh to đùng tự sướng là cứu tinh của nhân loại, kẻ cầm giữ hòa bình, đánh Đông dẹp Tây, blah blah...). Miễn sao xem phim biết gợn đục khơi trong, thấy cái gì hay thì học tập, thấy cái gì dở thì bỏ đi. Xem phim mà đầu óc lúc nào cũng mang tư tưởng thù địch thì xem làm gì cho mệt.

Gần 2h sáng, nhưng cũng ráng tranh thủ mấy dòng, phần vì khoái phong cách "ngang tàng" nhưng rất có lý của Zinor Dean (phải nói là tui cực kỳ tâm đắc các comments của bạn này).

Thường tui xem phim thì chỉ để lòng như giấy trắng, xem xong rồi tính, rất vô tư. Theo kinh nghiệm cá nhân, thì tui đúc kết được như sau:
_ Phim TQ: thường chủ yếu đề cao tinh thần dân tộc \
_ Phim Mỹ: thường đề cao tự do, dân chủ (cho dù nhân vật chính là người dân tộc nào, là người hay là...người máy, hay con vật ;p)

Dẫn chứng:
_ Mỹ:
. "Bicentennial Man" (ông chủ khuyến khích người máy đi tìm tự do, tôn trọng như một con người, không coi là máy hay như nô bộc)
. "Pirates of The Caribbean" + "Fast & Furious" (họ là những con người sống ngoài vòng pháp luật, bị săn đuổi rồi cầm tù hoặc tiêu diệt, nhưng là con những con người yêu tự do, phóng khoáng, phiêu lưu đây đó, không gò bó, luồn cuối nịnh bợ...)
. "Robin Hood": (lại là những con người bị áp bức, yêu tự do sẵn sàng đấu tranh để có nó dù việc đó đồng nghĩa với trở thành mục tiêu săn đuổi của triều đình. Thậm chí bản 2010 với câu "Rise and rise again, until Lambs become Lions" đã nói lên thông điệp đó)
. "Braveheart": (cả phim chỉ rõ mồn một chữ "tự do", thậm chí cuối phim phải gào lên "Freeeeeddddoooooooommmmm" rồi mới chết)
. "The Island": (là con người thì có khát khao tự do, quyền được sống, yêu đương như một con người cho dù chỉ là...bản sao)
...còn nhiều nữa "Glory", "Remember the Titan" (khẳng định quyền được tự do, bình đẳng sắc tộc) , "Shawsank Redemption", "The Last Samurai", "Spartacus (Mini series)", "Amistad", "Spirit: Stallion of the Cimarron ", ....

_ TQ: (hehehe, coi phim nào cũng thấy muh! Khỏi liệt kê! ;p)


Nói về phải biết sàn lọc những "idea" mà họ muốn truyền tải hay "nhồi nhét" là rất đúng. Riêng bản thân tui thì:
_ Phim TQ:
. "Diệp Vấn": ở vị tông sư này tui học được một điều là nêu có một dân tộc nào đó ức hiếp, đánh đập người VN, thì có lúc tui cũng phải động tay, động chân như vậy. Hơn nữa trên phim ông biết dạy đệ tử rằng không ai là vô địch mãi mãi, nên xem võ học là rèn luyện thân thể, bảo vệ lẽ phải hơn là thi thố cao thấp. Việt Võ Đạo cũng đâu phải loại xoàn ;p. (Còn ở ngoài đời thật, ông là người nghiện thuốc phiện nặng thì: THUA! Ai hông tin có thể vào wikipedia.org mà tra cứu ;p). Nói thật là xem phim này xong, tui muốn qua sân Tinh Võ bên Q.5 tầm sư học Vịnh Xuân Quyền luôn đó. Mê võ từ nhỏ muh! :))

. "Đường Sơn Đại Địa Chấn": tui học được một điều rằng cha mẹ nào cũng thương con, cho dù 1 lần trong đời người làm cha, làm mẹ phải ra những quyết định mà không hề muốn, những quyết định có thể ám ảnh họ suốt đời. Ở đời, cha mẹ ai lại đi quỳ lạy con xin tha thứ bao giờ !?. Hình ảnh đó làm tui nhớ mãi. Xem phim xong tui thương ba mẹ mình hơn.

. còn nhiều nữa, học được ở phim TQ nhiều cách đối nhân xử thế, trọng nghĩa khinh tài, coi trọng "ngũ thường", v.v...

_ Phim Mỹ:

. "Tear of the Sun": mặc dù những hình ảnh đốt làng mạc, hãm hiếp, giết trẻ nhỏ, tra tấn cắt nhũ hoa phụ nữ,...chính là những điều mà lính Mỹ đã từng làm ở chiến tranh VN. Tụi nó tâng bốc hình ảnh nhân bản của lính Mỹ thông qua tội ác mà lính Mỹ từng gây ra. Nhưng phim vẫn có giá trị riêng của nó: để chiến thắng cái ác, trước cần những con người đủ dũng cảm để không phớt lờ điều ác và sẵn sàng làm những điều mình cho là đúng, bất kể sẽ có hậu quả không tốt cho chính bản thân họ.

. "Black Hawk Down" : "Leave no man behind" câu này làm tui nhìn lại mình xem trước đây mình có bỏ rơi người thân, bạn bè, đồng nghiệp, trong tình huống, tình cảnh nào chưa! Nó cảnh tỉnh tui để sống tốt hơn.

. "Battle L.A": tinh thần đồng đội, vào sinh ra tử có nhau. Cảnh Arron Eckhart tuột dây thừng xuống để chơi "solo" thì cả đám lính lát tuột theo , tui xem hoài mà hông chán. Nếu là một chiến sĩ, tui sẽ làm như thế với đồng đội. Với bạn bè, đồng nghiệp, người thân nếu có gặp việc gì khó, sẽ cùng nhau giải quyết.

. "I am Sam": người thiểu năng mà thương con đến thế, còn mình thì sao?!

. "Remember the Titan": nếu biết đoàn kết là thực sự chiến thắng, kết quả thắng hay thua không còn quan trọng nữa.

. "Little Miss Sunshine": một gia đình đầy rắc rối, khiếm khuyết nhưng nếu là gia đình với nhau thì mình nên yêu thương trọn vẹn vì đó là tất cả những gì mình có.

."Avatar": có thể nói đây là bộ phim trung lập nhất đấy vì không nói chuyện "dưới đất" nên chả đụng chạm Tây hay Tàu. Dân tộc Na'vi có thể là bất cứ 1 dân tộc nào trên trái đất. Thế lực xâm chiếm là người Mỹ nhưng đại diện cho bất cứ thế lực tham lam, hiếu thắng nào trên trái đất. Họ nói chuyện "trên trời" nhưng lại ở ngay trước mắt chúng ta. Nhưng phim nhấn mạnh rằng: ở đâu có áp bức là ở đó có đâu tranh. Kẻ thù có mạnh & vũ khí tối tân đến mấy, nêu 1 dân tộc biết đoàn kết, biết dựa vào sức mạnh thiên nhiên và tin vào chính nghĩa thì sẽ chiến thắng kẻ thù hung hãn và hùng mạnh nhất. Điều này dân tộc VN ta đã làm được qua nhiều giai đoạn lịch sử! ;p và trong tương lai! :)

... và còn nhiều nữa, nhưng cuối cùng là sau khi xem xong "Inglorious Basterds" thì hễ cái gì mà tui khóai là tui : "Oooooooh! That's a bingo" kakaka ;p

Nói chung khi coi phim đừng cực đoan quá về xuất xứ bộ phim, quan trọng vẫn là thông điệp hay những gì đúc kết được, vì những thông điệp đó là không biên giới, là toàn cầu. Biên giới là do chính người xem phim đặt ra thôi.

Vài dòng chia sẻ cùng các bạn. Thân chào!
 

jacobi_vt

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Chúng ta cứ xem phim Trung Quốc tẹt ga đi mọi người:D. Hãy tìm và học tập những cái hay của họ vì biết đâu hiểu về những cái hay của "người bạn" này có thể giúp chúng ta yêu quý họ hơn... Ngoài ra còn để "Biết mình biết ta, trăm trận không nguy";)). Theo mình là có ích lắm đấy:D
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Re: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

tuổi thơ mấy ai không có tây du ký... thần điêu đại hiệp... anh hùng xạ điêu... lớn lên xíu thì lý tiểu long với "chúng tao ko phải đông á bệnh phu"... ít nhìu trong đống rác cũng có cái gọi là "tinh hoa dân tộc" của người tàu, xem và tự cảm nhận thôi các bạn nhỉ :)
PS: hiện tại vẫn tẩy chay bất cứ cái gì liên quan đến Tàu... Sông núi nước Nam vua Nam ở...

Tuổi thơ giờ làm gì thèm mí cái này :D
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Ko biết bao nhiêu đồng chí ở đây đã từng tiếp xúc với dân Tàu rồi nhỉ :) ?

Mở mồm thì chê phim thế này thế nọ, đọc đến giữa mới ngã ngửa ra toàn lấy những chuyện chính trị chính em để làm cớ.

Tiếp xúc thì chưa nhưng với những cái thái độ của chính trị gia của Tàu về VN thì cũng ko có thiện cảm với dân tàu là sai sao? Thử hỏi cái bộ máy chính quyền mà con thế thì dân nó liệu hơn được à? Mà hơn liệu được mấy người?
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Tôn Tử binh pháp có ý "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Cụ Phan, cụ Hồ và các nhà CM xưa kia cũng phải học tiếng Pháp, biết Pháp là thế nào mới có thể chống Pháp được. Nay con cháu ko biết được điều đó, lớn tiếng chỉ trích những điều mà cả bản thân ko hề biết thì đúng hay sai? Người xưa nói, biết thì thưa thốt, ko biết thì dựa cột mà nghe. Thùng rỗng kêu to như thế, có cần phải xem lại bản thân rằng mình có bị "thuốc", bị "nhồi sọ" ko kém cái lũ mình đang chửi ko?! Đời còn có sĩ, nông, công, thương, binh, mỗi người lo phần việc của mình. Bọn chính trị gia (sĩ) nó làm việc ác, ko có nghĩa là người dân ai cũng có ác tâm. Nhưng đời mà, có ai nhìn thẳng vào mặt trời được đâu. Họ có cách nhìn của họ. Sông có khúc, người có lúc. Đánh đồng tất cả người TQ như thế thì cũng chẳng khác gì lũ Khựa ko biết gì cũng hô hào "VN hiếu chiến", "tiểu bá", "cần phải dạy cho bài học".

Thiện cảm hay ko thiện cảm ko phải là vấn đề. Nếu nói về ghét người Tàu, xin thưa là tôi đã từng tiếp xúc, thậm chí đã từng ở cùng nhà, học cùng nhóm với người Tàu. Cái ghét của tôi lớn hơn của các bạn nhiều. Nhưng vấn đề ở đây là cái biết. Biết thì mới rõ được mình đang làm gì, chống cái gì. Còn ko biết mà vẫn "lải nhải" theo, thì như trẻ con học vẹt, như người nước Sở đội mũ mà thôi.

Vấn đề của topic đã vượt xa những giá trị của phim ảnh rồi. Xem phim mà cứ lo sợ hộ cho người TQ bị nhồi nhét tư tưởng, tức là bản thân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng đó rồi. Xưa đọc về Phật giáo có 1 truyện như sau: 2 nhà sư trẻ thấy lá cà phấp phới thì cãi nhau xem là lá cờ động hay gió động, cuối cùng vị sư già bảo 2 nhà sư trẻ đó rằng "Ko phải cờ động, cũng phải gió động, mà tâm các con đang động đó".

Tất nhiên tâm tư mỗi người 1 khác. Nếu ai cũng vô tư như 1 tờ giấy trắng thì đã đặt tới cảnh giới vô ngã, thành Phật cả rồi. Người sinh ra, ai cũng có yêu cũng có ghét. Như bản thân mình, cũng ko thích phim Hàn Quốc cho lắm (những phim xem được chỉ trên đầu ngón tay). Cái ghét ko những từ nội dung, mà còn từ cái nguy hiểm hơn của Hàn Quốc, sự xâm lược mềm về văn hóa của Hàn Quốc. Có người bảo yêu ghét thế là ko phân minh, mình cũng chịu. Nhưng mình biết cái mình yêu mình ghét là có cơ sở.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

khi nước nhà còn bị Pháp đô hộ ,bác Hồ đã nghe được những câu tiếng Pháp : tự do ,bình đẳng ,bác ái ,bác muốn sang Pháp để xem người dân sống như thế nào ,ý nghĩa của những từ đó ra sao ,vậy chẳng lẽ nói bác Hồ ủng hộ thực dân Pháp hay sao ,hơn nữa thực dân Pháp thì xâm lược ,nhưng đảng cộng sản Pháp và người dân Pháp vẫn ủng hộ VN đó thôi ,tôi ở 1 tỉnh giáp với TQ ,dân cư vẫn buôn bán bt,bạn của gia đình tôi cũng là người Hoa ,đâu có thấy vấn đề gì đâu ,chả thấy ai buồn biểu tình phản đối gì nữa là :))
 

suonggiomuadong

Active Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Cái hay là người Mỹ họ tiếp nhận văn hóa một cách tinh tế, phim chỉ là một phần, họ dù không phải chánh tông nhưng họ đã làm nên điều kỳ diệu mà không ai cũng có thể làm chính là thanh lọc văn hóa
không như Vn chỉ học văn hóa xấu, văn hóa tiến bộ thì không học
 
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Họ biết cách bóp méo sự thật 1 cách kỳ diệu khiến thật giả lẫn lộn, khán giả chỉ biết gật gù khén đúng :-"
 

langtuminh

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?



phân tích một hồi không biết bạn đang nói về điều gì nhỉ?
về nghệ thuật hay về chính trị. Cái nào ra cái nấy chứ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

phân tích một hồi không biết bạn đang nói về điều gì nhỉ?
về nghệ thuật hay về chính trị. Cái nào ra cái nấy chứ!

Theo tôi thì đây là những suy nghĩ riêng của Nhi chứ không phải là một bài phân tích.

Khi nghệ thuật phải phục vụ cho chính trị thì những suy nghĩ như thế này vẫn còn nhẹ cho các phim Tàu gần đây.

Phim Tàu hay có câu" Người Trung Quốc chúng ta..." Có cảm tưởng nếu họ không nhắc đến câu này trong phim thì sẽ không ai biết họ là người Trung Quốc cả. Hơi buồn cười.
 

mario80vn

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Xưa đọc về Phật giáo có 1 truyện như sau: 2 nhà sư trẻ thấy lá cà phấp phới thì cãi nhau xem là lá cờ động hay gió động, cuối cùng vị sư già bảo 2 nhà sư trẻ đó rằng "Ko phải cờ động, cũng phải gió động, mà tâm các con đang động đó".

Vị sư già khó đỡ wa' :))
Phim KF Panda 2 2 vợ chồng m đi xem, mỗi lần thấy bxã cười m lại thấy vui :x! Phim đó đơn thuần là chỉ để giải trí thôi các bác ạ, tất nhiên nếu vạch lá tìm tư tưởng thì cũng có 1 vài tư tưởng hay ho phết! Hi vọng sớm có phần 3 :)!
 

justbenice

Moderator
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Hoàn toàn đồng ý với bạn Nhi. chưa từng thấy phim tàu nào đáng để gọi là đáng xem :)
Còn chuyện bọn tàu nó phim nào cũng lồng tinh thần dân tộc vào riết rồi nhàm thì cũng có lý do của nó. TQ là 1 đất nước rất rất lớn, tập hợp lại bở vô số dân tộc , bọn tàu chính gốc chỉ là 1 bộ phận nhỏ trong cái đất nước đó nên phim nào cũng phải lồng cái tinh thần dân tộc vào để giúp bọn nó đoàn kết lại hơn. Ngoài ra trung quốc còn có 1 sự đại sỉ nhục đó là 1 đất nước pé tí như Nhật Bản nhưng lại giày xéo nát bét 1 đất nước to lớn như TQ. Sự sỉ nhục này vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ cũng như sau này, nên phim TQ luôn phải có 1 "anh hùng" nào đó đánh cho võ sỹ nhật bản nát bấy :D
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Triều Nguyễn cũng chịu nhục mà cắt đất ,bán nước đó thôi ,nhưng thực tế VN cuối cùng cũng thống nhất nước nhà ,TQ cũng thống nhất rồi ,Nhật Bản cũng thua rồi ,cần gì phải làm phim để hạ nhục làm gì
 

kemaodanh

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?

Chuẩn không cần chỉnh!!! Không biết Nhi là con trai hay con gái, bao tuổi mà nói hay quá ta???!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

soncao

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bạn Nhi sau bài viết này chắc câu view đc kha khá. Nhưng mình xin nói thật: bạn viết như không hiểu là bạn đang viết gì vậy. Nếu bạn muốn xem FIlm "đậm chất" Trung Hoa thì coi CHâu Tinh Trì nhé. Bạn muốn đậm chất Nga thì coi Thép đã tôi thế đấy. Chứ đùng có nói Mỹ nửa vời, Mỹ tệ hại. Bạn tự vấn bản thân đi, VN ta đang làm film cổ trang đấy, có giống như VN ngày xưa ko hả bạn? Tự làm tô mì ăn liền còn ko xong thì sao lại đi chê tô mì ng ta làm dở. ( Xin lỗi tô mì vì nhắc đến hơi nhìu, nhưng có lẽ vì vậy mà nó đc nổi tiếng cũng nên. :)) )

Bác này nói chuyện ngộ nhỉ, chẳng lẽ tui không biết làm ra tô mì thì tui không có quyền chê tiệm mì này bán dở hơn tiệm kia sao :-O
 

xversion1

Banned
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Ý bố này muốn nói là người mù thì không được chê người quáng gà mắt kém.
Đúng là lấy bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử. Ông cần câu view chứ người ta cần câu view chắc, giỏi thì ông đi mà câu view.
Ông tự vấn nhân cách của mình thì có.
Đúng là phàm phu tục tử.
 

splendidriver

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Không biết 23 trang vừa xong mọi người nói những gì nhưng cá nhân mình thì không thể đồng tình với bài viết này được, mặc dù đọc qua thì nghe có vẻ có lý và sâu sắc, và cũng xin lỗi luôn vì nhảy vào không thèm đọc 23 trang đó. Đọc xong bài viết của bạn tôi không thấy có tư duy gì cao cả đẹp đẽ mà chỉ thấy một tâm lý kì thị, định kiến nặng nề bài Trung Quốc một cách cực đoan không cần thiết. Cực đoan nhất thể hiện ở câu này

Không, Nhi nhớ lại tất cả những phim tàu Nhi từng xem, chưa bao giờ họ làm được những điều đó. Và có lẽ họ sẽ không bao giờ làm được điều đó.

Cá nhân tôi thì chẳng thích nước tàu, đồ tàu, cũng không xem nhiều phim tàu, phim võ hiệp, kiếm hiệp, lịch sử càng không xem, ko phải vì phim dở hay phim không có cảm xúc đánh động lòng người, mà vì cá nhân tôi không thích mà thôi. Nhưng tôi dám đảm bảo với bạn rằng với những người yêu phim Trung Quốc, họ có thừa sức ngồi cả ngày phân tích cho bạn thấy có hàng trăm những phim TQ, dù võ hiệp hay không, có cảm xúc, có khả năng đánh động lòng người cao chẳng kém gì với phim Mỹ, và họ sẽ càng chả thèm quan tâm quan điểm của bạn (ngược với họ) như thế nào. Bạn đi đến cái kết luận như đinh đóng cột ở trên mang tính hết sức áp đặt, hoàn toàn chỉ dựa trên những gì bạn biết, dựa trên quan điểm cá nhân bạn, và nguy hiểm nhất là thể hiện 1 cái định kiến với TQ hết sức cực đoan và hồ đồ.

Tôi là một người rất yêu điện ảnh Mỹ, và hầu hết các phim tôi đam mê đều là phim Mỹ cả, và tôi thừa hiểu phim Mỹ họ làm được những cái gì, hay thế nào, tuyệt vời ra sao, đẹp đẽ nhường nào. Nhưng không phải Kungfu Panda, nhất là lại là KP2 thì càng không. KP cả 2 phần công nhận đều có những trường đoạn cảm xúc rất được, tuy nhiên cứ mỗi khi người xem đang cố để cảm nhận được cái cảm xúc đấy, đang cố để rớm nước mắt thì ngay lập tức một pha hài hước (bất chấp là 1 pha hài vui hay hài nhạt, KP có cả 2) nhảy vào phá tan dòng cảm xúc chưa kịp lắng. Chính vì thế cảm xúc duy nhất của tôi sau khi xem phim KP ra khỏi rạp là một bộ phim giải trí, hành động, hài hước, hoạt hình tạo hình đẹp mắt, chuyển động mượt, câu chuyện ổn, nhưng một bộ phim có cảm xúc thì không.

Tôi hiểu quan điểm của bạn trong bài này, và có lẽ quan điểm này nó đã không làm sao, nếu như bạn không lấy KP làm xuất phát điểm cùng với một kết luận mang tính võ đoán (xin lỗi) linh tinh và trẻ con như thế kia. Vì xuất phát điểm, cùng 1 trích dẫn lời thoại từ KP2 và cái kết luận như trên kia, nó đã khiến cho những lập luận của bạn trong bài thành ra hoặc là vô giá trị, hoặc là lỏng lẻo không đủ sức thuyết phục, vì nó mất đi thứ nhất là sự hợp lý của lập luận, thứ 2 là mất đi tính khách quan, công bằng trong phân tích.

Rất xin lỗi nếu tôi có xúc phạm gì nhưng vì bạn là mod box này, lại là một trong những thành viên có vẻ như rất nhiệt tình viết bài và hiểu biết điện ảnh thế giới rất rộng, mong bạn khi thể hiện quan điểm của mình thì nên cẩn thận hơn trong câu chữ.

P/S: Biết là trong giai đoạn này ai mà chả ghét Tàu, nhưng bài cả văn hóa Tàu ăn sâu cả vào tư tưởng kiểu này thấy ngày càng nhiều, và thấy nguy hiểm chứ chả hay ho gì.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên