Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Yếu tố ánh sáng

Hiện tượng nhiễu xạ (diffraction) do ống kính tạo ra khi khép khẩu hẹp đến rất hẹp, sẽ được giảm thiểu đỡ hơn trên sensor FF. Giải thích hiện tượng quang học này và tác động của nó trên sensor thì rất là dài dòng, em đưa ra cái bảng này để so luôn. Muốn chẻ sâu thì làm bài khác.

DLA_zpsf49295d1.jpg

Nhiễu xạ gây nên điều gì?

Các airy disc do lens tạo ra không nằm gọn gàng mà càng khép khẩu quá nhỏ thì nó càng nhoè ra. Kết quả là khép khẩu nhỏ quá thì ảnh mất nét (ở mức pixel) chứ không phải là càng khép càng nét nhoen. VD bên dưới thì nếu khép f/5.6 thì một airy disc nằm gọn trong một ô cảm biến, còn càng khép thì nó càng nhoè rộng ra và nằm chồng lên các ô khác.

lens-diffraction.png
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Vấn đề góc nhìn Field Of View (FOV)

Hình minh hoạ
picture_angle.jpg


Giả thiết thứ nhất: 2 body FF và APS-C được lắp chung một loại ống kính, lấy tiêu cự bằng nhau (vd 200mm) và cùng chụp một đối tượng (giả định là đối tượng cố định.)
Đây là minh hoạ về so sánh kết quả hình ảnh thu được trên 2 sensors

Full Frame ------------- Crop Factor

1439885455_c8c41c1c68.jpg


+ Kích thước tuyệt đối của đối tượng là bằng nhau trên 2 sensors (vì ống kính giống nhau, cùng 1 đối tượng, cùng một tiêu cự, nên hình ảnh do 2 hệ thấu kính cho ra là bằng nhau tuyệt đối)

+ FOV của APS-C nhỏ chỉ bằng 1/1.5 lần so với FOV của FF. Phần không gian xung quanh chú chim do FF thu được lớn hơn hẳn so với APS-C (tóm lại APS-C là Cropped Field of View của FF)
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Giả thiết thứ 2: Ta điều chỉnh tiêu cự ống kính của máy FF để có cùng Field of View với máy APS-C (theo tính toán theo đồng dạng phối cảnh thì tiêu cự này phải là 300mm, trong khi máy kia vẫn giữ nguyên là 200mm)

Đây sẽ là kết quả thu được:
1440746082_a36507c1f3.jpg

Như vậy, APS-C 1.5x có cùng một một Field Of View với FF mà chỉ cần dùng tiêu cự nhỏ hơn (200mm so với 300mm), như vậy, ta sẽ có ngay một cảm tưởng rằng Cropped có ưu thế hơn FF (vì khỏi cần ống kính 300mm rất mắc tiền) mà vẫn có một FOV tương đương. Nhưng thực tế thì sao?

- Do hai hệ thấu kính đã được điều chỉnh khác nhau để cùng cho một Field of View, kích thước tuyệt đối của hình ảnh thu được là khác nhau. Trên FF, đối tượng to hơn nhiều so với trên APS-C. Và dĩ nhiên nó sẽ có nhiều chi tiết hơn.

- Khi in ra kết quả cuối cùng trên cùng một tờ giấy giống nhau, FF chả cần phóng to gì cả, còn APS-C thì phải phóng lên 1.54 lần, dĩ nhiên chi tiết sẽ bị vỡ hơn

Còn tất nhiên nếu các bác không in hình ra, mà ngược lại chỉ cần view với size nho nhỏ cỡ 640x480 trong email hoặc 4rum, thì các phân tích ở đây chả có ý nghĩa gì. Lấy đại cái PnS chụp lấy một bức hình, đại khái cũng có hình con chim bay trên nền trời xanh, cũng như nhau cả, mà chả cần đầu tư đến mấy chục ngàn $ làm gì cho mệt
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Vấn đề Độ Sâu Trường Ảnh (Depth Of Field - DOF)

Cái này thì tính toán lằng nhằng lắm, ta cứ lấy luôn kết quả cho nhanh

Đầu tiên là kết quả tính toán cho 5D (FF) với các thông số: f=100mm; aperture = f/5.6; distance = 10m.

5D-DOF_zps7e0ccda7.jpg
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Và dưới đây là kết quả của 7D (CF) cùng các thông số tương đương như trên

7D-DOF_zps8c75734d.jpg


So sánh 2 kết quả trên thì ta thấy độ sâu trường ảnh của CF (2.15m) nó mỏng hơn so với FF (3.46m) (DOF mỏng hơn) nghĩa là CF xóa phông ác liệt hơn trong trường hợp này
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Thế nhưng, nếu ta kéo lens trên FF lên 150mm để có cùng một Field Of View với CF thì sao?


5D-150-DOF_zps9d0f6f1e.jpg



Lúc này DOF của 5D mỏng đi đáng kể, chỉ còn có 1.49m.

Như vậy, nếu 2 máy có cùng FOV thì DOF của Full-Frame mỏng hơn nhiều, xóa phông ác liệt hơn nhiều
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Đi vào tâm bão: Câu chuyện săn bão của Nhiếp ảnh gia Mike Olbinski

Xuất phát từ đam mê chụp sấm chớp với máy ảnh du lịch sau vườn nhà, trong nháy mắt, Mike Olbinski đã trở thành một tay máy nổi tiếng chuyên săn bão. Những đoạn video time-lapse của anh ấy đang lan truyền với tốc độ chóng mặt, dù không xuất hiện trong những bộ phim lớn hay được đầu tư chuyên nghiệp, và hôm nay chúng ta sẽ cùng trò chuyện với Mike để tìm hiểu xem anh đã làm được điều ấy bằng cách nào...



Có phải anh chọn những cơn bão từ lúc mới đến với nghệ thuật nhiếp ảnh?

Tôi vốn dĩ rất say mê với những hiện tượng thời tiết, và tôi cũng luôn viết trên Facebook của mình về ước mơ trở thành một nhà khí tượng học, hay vì sao mong ước đó không thành thực hiện được... Từ đó, dần dần tôi để ý tới nhiếp ảnh và bị cuốn hút bởi những bức ảnh chụp sấm sét của vài người bạn, lúc ấy tôi chỉ nghĩ "ồ nhìn nó cũng hay đấy chứ". Sau đó tôi quyết định tự cầm máy và thử sức với sấm chớp, sau rất nhiều lần "tàm tạm" thì một hôm, tôi chụp được một bức tuyệt đẹp mà thậm chí tôi còn không thể tin nổi. Tôi được lên báo địa phương và trở nên rất phấn kích, tôi bảo vợ "Anh cần một chiếc máy có thể phơi sáng thật lâu", thế là chúng tôi bán hết đống đĩa DVD trên eBay được 500 đô, mua một chiếc Canon Rebel và tôi bắt đầu sự nghiệp từ đó.



Anh có nhớ bức ảnh bão đầu tiên anh bán được không?

Khi tôi làm quen với time lapse cũng là lúc mọi thứ dường như dọn đường cho tôi, bởi việc bán các bản in là rất khó trừ khi bạn có tên tuổi, và gây dựng tên tuổi thì tốn không ít thời gian. Người ta bắt đầu cấp phép sử dụng các đoạn phim, và đó là lúc tôi bắt đầu kiếm được tiền. Gần đây nhất tôi tóm được cơn giông này vào tháng 6, ở Texas, nó trông như những làn bụi cuộn xoáy đầy màu sắc, và đã trở thành một hiện tượng. Tôi tưởng rằng mình sẽ không gặp được một thứ gì như thế nữa từ sau video cơn bão cát năm 2011, thế nhưng video này còn hoành tráng hơn và đã giành vị trí số 1 trên Video năm ngoái. Điều tuyệt vời hơn cả là Marvel studio còn xin dùng trong Thor 2: họ cắt phần trên của đám mây để làm một nửa cảnh quay, và đó là một cảnh quay chính rất ấn tượng.



Anh săn tìm những cơn bão bằng cách nào?

Vào mùa hè ở Phoenix thường xuyên có bão từ đầu tháng 7 đến khoảng tháng 9, và ở loanh quanh Arizona cũng có, trừ những khi hạn hán. Tôi luôn xem dự báo thời tiết, lắng nghe và quan sát kĩ sơ đồ radar trước một đêm. Ngoài ra cũng bởi do kinh nghiệm nữa, tôi sống ở đây từ nhỏ và tôi hiểu rõ cách thức những cơn bão hoạt động.
Mỗi lần đi chụp, anh dừng chân bao lâu mỗi nơi?
Cũng còn tùy. Tôi từng chờ một tiếng rưỡi cho một trận sấm sét, nhưng với những trận bão cát thì tôi chỉ có mặt chừng 20 - 30 phút trước khi nó ập tới. Bạn không thể biết chính xác được, nó phụ thuộc vào môi trường. Tôi thì sẽ rất mừng nếu có thể chụp một cơn bão đang tới trong 30 phút.



Khi đi chụp bão, anh có sự đề phòng nào để bảo vệ các thiết bị không?

Không, tôi khá kém khoản đó. Tôi cũng từng gặp vài sự cố, như hè năm ngoái khi tôi đang chụp time-lapse một cơn bão cực kì dữ dội mà thời tiết lúc đó lại rất bất thường. Tôi đứng chụp sau hàng rào thép gai nên dựng tripod khá cao, và phải chạy qua lại với chiếc máy ảnh khác đang chụp sét bằng trigger. Tôi biết nếu gió thổi mạnh nó sẽ đổ nên tôi cố cầm nó mà chạy đi chạy lại. Tôi kẹt với chiếc máy kia một lát, khi tôi quay lại thì nó đã bị hất ngược lên và rơi tõm xuống rãnh nước bẩn. Mặc dù bị ngập trong bùn nhưng chiếc Canon 5D Mark III vẫn tiếp tục chụp. Tôi mang nó về rửa sạch và nó hoàn toàn ổn, nhưng tôi vẫn thấy hơi buồn về chuyện đó. Những lần sau tôi mang theo ô để che cho máy nhưng lúc trời mưa thì tôi cũng sẽ không chụp nữa mà nhảy vào xe ngay để tránh ướt lens. Năm nào tôi cũng phải lau rửa máy vài lần nhưng rồi lại không có vấn đề gì.



Anh đã bao giờ gặp nguy hiểm khi đang chụp chưa?

Rồi chứ, vừa mới hè năm ngoái khi tôi đang đuổi theo cơn bão trên cánh đồng, chúng tôi đã gặp nguy hiểm - hay ít ra là tôi nghĩ vậy. Cơn bão như một chiếc máy hút bụi, cuốn không khí cùng cát và bụi phía trước chúng tôi vào bên trong nó. Cho tới một lúc bụi quá dày và chúng tôi không thể thấy rõ đường đi. Chúng tôi phải lờ mờ bám theo đường dây điện hai bên đường để giữ cho xe đi ở chính giữa, và lại không thể truy cập internet để xác định vị trí của cơn bão lúc đó. Điều đáng lo là có thể chúng tôi đang đi vào nhầm cạnh của cơn bão nên lúc đó chúng tôi khá là sợ.

Anh đã bao giờ có cơ hội chụp bão ở nước ngoài chưa?

Tôi thậm chí có vài người quen ở những nơi tôi từng chụp photo assignment. Ví dụ như ở Nam Mỹ, có một nơi tên là Catatumbo, vào những dịp nhất định trong năm sẽ có sấm chớp liên tục hàng đêm ở cùng một chỗ trên các ngọn núi. Thi thoảng nó xảy ra sau nửa đêm, đều như máy vậy. Họ muốn có một câu chuyện về nó trên Dateline, còn tôi thì quen một anh chàng làm tour du lịch ở Catatumbo, cũng khá thân, và thế là tôi lên kế hoạch tới đó thực hiện bộ ảnh. Hoặc vài năm trước khi tôi đang công tác tại Hà Lan, thời tiết khá thuận lợi nên tôi đã chụp được bão. Tuy nhiên tôi vẫn làm việc chủ yếu ở đây, tôi không ra nước ngoài nhiều nhưng nếu có thì tôi thích tới Australia vì mùa bão ở đấy. Năm ngoái tôi chụp được nhiều ảnh đẹp của một cơn bão cát với một đám mây khủng khiếp thổi qua đại dương. Ý tôi là, điều đó sẽ rất tuyệt.



Có nhiếp ảnh gia nào mà anh từng học theo hay tạo nguồn cảm hứng cho anh không?

Có chứ. Đó là Mitch Dobrowner, anh ấy là một người săn bão, và tác phẩm của anh ấy có ở khắp nơi. Mặc dù anh ấy chụp nhiều ảnh đen trắng và tôi không rõ là anh ấy chụp Infrared hay xử lý cho giống Infrared, nhưng anh ấy có mấy bức ảnh bão trên cánh đồng khiến tôi phát cuồng. Tôi nghĩ là tôi đã xem chúng cách đây 2, 3 năm, sau đó tôi tự chụp những bức đen trắng cho mình, ngược với kiểu tôi vẫn hay làm, và tôi đã bị thuyết phục bởi vẻ đẹp của những bức ảnh ấy. Tôi coi anh ấy là một nguồn cảm hứng giúp tôi đưa những tác phẩm của mình lên một tầm nghệ thuật cao hơn. Rồi tôi lại biết tới những bức ảnh của Zack Schnepf trên 500x, anh ấy sử dụng kĩ thuật luminosity masks - mà lúc này tôi còn chưa biết tới - một cách đáng kinh ngạc. Tôi muốn làm giống như vậy nên đã mua video hướng dẫn của anh ấy về tự học, và việc đó rất có ích cho tôi. Tôi bắt đầu dùng kĩ thuật HDR nhưng tôi thấy nó không hợp với mình, và tôi chứng kiến cách mọi người tự pha trộn mọi thứ, sử dụng luminosity masks để có những bức ảnh chân thực, không giả tạo như HDR. Nhờ đó mà tôi đã nâng chất lượng sản phẩm của mình, khiến chúng trông tự nhiên hơn, vì thế mà tôi khá ngưỡng mộ Zack. Năm ngoái, tôi tổ chức 1 hội thảo về săn bão, và tôi đã phát hướng dẫn của Zack cho những người tham dự để họ có thể học hỏi được từ anh ấy.



Anh có thể chia sẻ về những thiết bị anh đang dùng không?

Tôi chụp hoàn toàn bằng máy Canon, phần lớn ảnh của tôi trong năm ngoái được chụp bằng 5D Mark II hoặc Mark III. Chúng có thêm khe gắn thẻ nhớ để bạn nhồi nhét thêm nếu muốn, và thẻ SD thì ngày càng rẻ nên bạn có thể mua thẻ dung lượng lớn với giá bèo hơn trước. Tôi còn có vài cặp tripod hiệu Manfrotto và một Intervalometer không dây hiệu Pixel bởi khi săn bão tôi không có nhiều thời gian và tôi muốn lắp đặt mọi thứ nhanh nhất có thể. Trong lúc trời tối, những thiết bị dùng dây sẽ rất dễ bị rối và không dây là lựa chọn hoàn hảo cho tôi: nó có thể chụp time lapse, intervals, giữ máy cho phơi sáng lâu ở chế độ B khi chụp sét, hoặc bạn có thể chụp phơi sáng 30 giây lặp đi lặp lại. Tôi không hay sử dụng filter nhưng tôi nghĩ từ năm nay tôi sẽ bắt đầu dùng ND filter để điều chỉnh tốc độ màn trập chậm hơn khi chụp time-lapse suốt một ngày dài. Tôi cũng định mua một hệ thống dolly, mặc dù khi săn bão sẽ không kịp lắp đặt, nhưng tôi vẫn muốn dùng nó những lúc dư dả về thời gian.

Quy trình chụp và xử lý ảnh của anh ra sao?

Tôi thường làm rất đơn giản. Nhiều người sử dụng ứng dụng LRTimelapse và các phần mềm khác, tuy nhiên mục đích của tôi là tránh hiện tượng hình ảnh bị giật khi chụp ảnh. Đây cũng là vấn đề lớn nhất đối với phim timelapse – hình ảnh bị giật – và có nhiều cách để hạn chế hiện tường này, như mở rộng khẩu độ, xoay ống kính và cố gắng tìm được thông số chính xác. Khi tôi chụp xong, tôi sẽ bỏ hết ảnh vào Lightroom, chỉnh sửa tất cả theo đúng những gì tôi muốn và xuất ra file JPEGs, sau đó sử dụng phần mềm Quicktime Pro để kết hợp chúng thành một đoạn timelapse 24 đến 29 hình/s, rất đơn giản và tôi đã có một đoạn timelapse chất lượng cao định dạng Apple ProRes.

Theo Eric Reichbaum
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

10 lời khuyên hàng đầu dành cho nhiếp ảnh du lịch

Người viết bài: Daniela Bowker

Một trong những lợi ích to lớn của công việc nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia tôi làm là vô số cơ hội đi du lịch mà nó mang lại.

1. Tạo một danh sách những điều mong muốn
Kể cả khi bạn muốn được tự do đi đâu tùy thích trong hành trình, nó vẫn luôn là một ý tưởng không tồi – về việc lập ra danh sách những thứ mà bạn muốn xem hoặc trải nghiệm trong khi bạn đang đi du lịch. Danh sách đó có thể không nhất thiết phải đầy đủ và bạn cũng chẳng cần phải cố gắng đạt tất cả mọi điều, và chắc chắn nó cũng phải có một lịch trình buộc bạn phải chính xác đến từng phút: nó chỉ để giúp bạn lập ra các kế hoạch và đảm bảo rằng mình không bỏ lỡ bất kì thứ đáng xem nào.


Trước khi tôi đến Thái Lan, một trong những điểm đến tôi đã vạch sẵn từ trước là cây cầu trên sông Kwai và cửa khẩu Hellfire, những di tích được xây dựng trong suốt Thế chiến II bởi những tù nhân xấu số.

Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ một tour du lịch đến Jumeirah Mosque ở Dubai chỉ bởi bạn không biết ngày mở cửa; hay không thể trải nghiệm không khí bao quanh nhà ga trung tâm Hồng Kông trong ngày chủ nhật chỉ vì bạn đang ở Kowloon vào đúng ngày hôm đó.

2. Luôn chuẩn bị trước
Trước khi đi, hãy nghĩ về thể loại ảnh bạn muốn chụp và soạn bộ phụ kiện đi kèm theo đó.
Khi bạn tham gia vào một buổi đi săn, bạn sẽ cực kì cần những ống kính dài, nhưng nếu là một hành trình nghỉ cuối tuần kéo dài ở Florence, bạn có thể sẽ cần những ống kính nhỏ gọn, kín đáo và linh hoạt hơn. Bạn sẽ cần tripod, hay chỉ cần chân máy đơn?


Nếu không có tripod, bạn sẽ không thể thực hiện những cảnh chụp Nhà hát Opera ở Sydney vào buổi đem như thế này.

Dù tôi cực kì ủng hộ việc chuẩn bị trước, bạn cũng không cần phải đem tất cả mọi thứ đi cùng bạn. Đó là một sự phí sức và làm tăng nguy cơ bị mất cắp. Hãy chọn lọc và chỉ đem theo những gì bạn thực sự cần.
Nếu bạn chưa có những gì bạn cần, cũng đừng nghĩ rằng bạn phải đi mua ngay. Thuê theo bộ vừa giúp bạn tiết kiệm mà vẫn giúp bạn có được những thứ bạn cần.

3. Luôn sẵn sàng
Các cơ hội chụp được bức ảnh đẹp tồn tại ở mọi nơi và nếu bạn muốn có được nó, bạn phải luôn sẵn sàng. Bạn sẽ tiếc như thế nào nếu bỏ lỡ chỉ vì quên chưa bật máy lên hay do chiếc máy đột nhiên dở chứng? Hãy luôn sẵn sàng khi ra ngoài cùng chiếc máy ảnh, nhớ thiết lập lại các thông số ISO và tốc độ sau khi vừa chụp đêm. Luôn đem theo máy trên tay khi đi tàu xe, và luôn dự phòng một chiếc smartphone hay máy kỹ thật số cho những trường hợp đặc biệt, rồi bạn sẽ thấy tác dụng của nó.


Nếu tôi không đem theo máy ảnh ngay bên mình, tôi sẽ không thể nào chụp được tấm ảnh tàu Dawn Princess đang cập bến Auckland như thế này

4. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, và bức ảnh từ chuyến đi của bạn nên được gắn kèm câu chuyện từ cuộc hành trình đó. Điều này có nghĩa bạn không cần phải chăm chăm để chụp được những bức ảnh về các bức tượng hay danh lam thắng cảnh, mà hãy lưu lại những thứ nhỏ bé đơn giản nhưng truyền tải được cả cuộc hành trình đến với cuộc sống.


Những chai thủy tinh đựng xăng là những thứ thường thấy ở Bali

Khi bạn nhìn lại những tấm hình từ chuyến du lịch của bạn, bạn muốn được trở lại với sự hối hả và nhộn nhịp của Souq tại Marrakech, bạn bè và gia đình của bạn, những người không ở đó cũng có thể cảm nhận được mùi, nhiệt, những tiếng đổ vỡ. Những bức hình của tôi từ chuyến đi Bali bao gồm cả những chú sư tử đá canh giữ đền thờ đến các chai xăng mà bạn nhìn thấy bán đầy hai bên đường, và đống thuốc tôi đã được chỉ định uống khi bị bệnh. Thời gian ở Bali của tôi sắp xếp bằng những hình, từ lớn tới nhỏ.


Bị ốm và được kê đơn thuốc từ hiệu thuốc nhỏ ở Bali cũng là một trong những trải nghiệm đáng nhớ của tôi ở đây.

5. Đừng đi vào lối mòn
Được ra khỏi đường mòn
Tôi là người cực kì ủng hộ việc ăn uống ở các nhà hàng địa phương và đi xe bus tới một ngôi làng bị cô lập giữa lưng chừng núi để xem những bức họa trong nhà thờ. Tất cả những điều đó giúp tôi tăng thêm kinh nghiệm. Nhưng khi nói đến chụp ảnh, với tôi có nghĩa là một cái gì đó nhiều hơn bằng cách “được ra khỏi đường mòn”. Tôi muốn nói đến sự nhàm chán, phổ biến, và quá rõ ràng. Khi bạn chụp danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tìm một cách tiếp cận mới, một góc chụp khác thường, đem lại cảm nhận khác biệt.


Tôi có vô số những bức hình tuyệt vời về Thung lũng của các ngôi chùa ở Agrigento, Sicily nhưng bức hình bố tôi đang tẻ đôi quả quýt màu đỏ trong khu rừng hẻo lánh không người thậm chí còn chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

6. Trở nên khác biệt
Nếu bạn muốn những bức hình thực sự khác biệt, bạn phải đi chụp thật nhiều. Đôi khi bạn sẽ có cơ hội khi ở đúng thời điểm cũng như địa điểm, nhưng trường hợp đó thường không xảy ra. Đừng tỏ ra rụt rè khi bấm máy.


Chỉ bằng cách nói chuyện với những người phụ nữ và hứa giữ kín danh tính của họ là tôi có thể chụp họ và kể câu chuyện của hàng ngàn phụ nữ tập trung tại nhà ga trung tâm Hồng Kông vào ngày chủ nhật..

Cách duy nhất để series ảnh 'Amah's day off' của tôi được thực hiện là vì tôi dám đề cập liệu tôi có thể chụp ảnh họ trước không. Nhà ga trung tâm Hồng Kông có tới hàng ngàn phụ nữ , nhưng không một ai chịu để tôi có thể ghi lại những cảnh tượng này. Bằng cách thực sự hòa lẫn vào dòng chảy cuộc sống của họ, tôi ngồi xuống và nói chuyện, rồi từ từ có thể có được những bức ảnh chứa đựng những câu chuyện không phải ai cũng có thể biết đến.


Đi dọc biên giới Thái Lan và Myanmar với mong muốn có được một vài điều thú vị cho bõ chuyến đi. Và đây là một trong những bức hình khiến tôi cảm thấy chuyến đi của tôi thực sự không hề phí phạm.

Tôi thực sự đã rất may mắn khi có được một số hình ảnh tuyệt vời trong chuyến thăm Myanmar, nhưng hành trình này giống như một cuộc thám hiểm chạy đua bởi tôi cứ phải đi tìm một sự xác minh địa điểm rằng chắc chắn rằng tôi đã ở đây. Trái tim yếu ớt không bao giờ tạo ra được những ảnh xứng đáng.
Không làm bất cứ điều gì bất hợp pháp, không làm bất cứ điều gì gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác, bằng việc trở nên kém khác biệt như thế, tất cả những gì tôi đạt được chỉ dừng ở cái mức 7/10 trên trung bình không hơn...

7. Có sự chăm sóc cẩn thận
Lần đầu tiên dùng mandolin (một loại bàn nạo rau củ, không phải nhạc cụ mandolin) tôi được khuyên rằng phải cẩn thận kẻo thay vì dùng nó với củ cà rốt, tôi sẽ dùng nó với chính bàn tay của mình. Cái cách tiếp cận của tôi với nhiếp ảnh là luôn như nhau. Tôi phải được ưu tiên hơn bộ máy ảnh, cũng như sự an nguy của tôi cũng phải được xếp trên những tấm hình. Điều này có nghĩa bạn không cần phải cố lao vào những khu vực có khả năng gây hại cho tôi chỉ để có được vài bức hình và không cần để ý những dấu hiệu về sạt lở đường hay mưa lớn. Đừng dễ dãi với sự an toàn của bản thân. Nó không đáng.


Có một vài sự nguy hiểm khi tôi chụp bức hình này ở Ponytail Falls, Oregon, nhưng tất nhiên, nó chưa đi quá giới hạn.

Dù bạn có cẩn thận cỡ nào, mọi việc vẫn có thể xảy ra. Bộ dụng cụ của bạn có thể sẽ bị ăn trộm hoặc gặp vấn đề hỏng hóc. Để chắc chắn trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, tôi cũng không bị mất hết tất cả những bức hình, tôi luôn cố thay đổi vòng tròn các thẻ nhớ, hoặc nếu đem theo lap, tôi sẽ back up lại vào bộ nhớ, và nếu có thể, lên bộ nhớ điện toán đám mây vào cuối mỗi buổi chụp.
Vấn đề mấu chốt là, những bức hình đáng giá hơn bộ dụng cụ và sự an nguy của bạn thì đáng giá hơn tất thảy.

8. Hiểu rõ các luật lệ
Nhiếp ảnh được bó buộc bởi các quy tắc, và sẽ rất quan trọng để bạn biết điều này: để phá vỡ chúng đúng cách, sẽ luôn có một bộ quy tắc chuẩn mà bạn luôn phải tuân theo. Đó là những quy định của địa phương, phong tục, và tập tục của nơi bạn đến. Hãy chắc chắn có được sự cho phép khi chụp ảnh bất kì ai đó hay những địa điểm có ý nghĩa tôn giáo, tránh trường hợp bạn đang ở thời điểm cụ thể bị giới nghiêm trong ngày hay tuần. Đừng xúc phạm bất cứ ai nếu không muốn gặp bất kì rắc rối gì ở đây.


Một cái gật đầu mỉm cười sẽ là tín hiệu tốt cho thấy bạn có thể chụp hình tại đây.

9. Đặt báo thức
Cảnh bình minh và hoàng hôn sẽ đem lại nguồn sáng đẹp tuyệt vời cho những bức hình của bạn, từ bức hình chụp hòn đá hình thù kì dị tới cảnh quan tráng lệ và những tấm chụp chân dung hoàn hảo. Việc dậy sớm vào buổi sáng sẽ giúp bạn thấy một bộ mặt khác của nơi bạn đang sinh sống, và bạn cũng có thể thoát khỏi đám đông những người du lịch như mình nữa. Việc đặt một hay hai báo thức sớm sẽ cực kì hữu ích đấy.


Một báo thức đặt lúc 5 giờ sáng sẽ đem lại tấm hình mặt trời lên ở địa điểm Thai capital of Ayutthaya cổ kính

10. Những bức ảnh không phải là tất cả
Cuộc hành trình là một chuỗi những điều còn có giá trị hơn những bức ảnh. Nó là cả một kho tàng về trải nghiệm và tương tác cá nhân, và trong khi bạn cứ kè kè chiếc máy ảnh sát mặt mình, bạn có thể đã bỏ lỡ biết bao điều thú vị và hay ho khác như cơ hội gặp gỡ, nói chuyện với những con người, những mảnh đời hoàn toàn khác biệt. Những bức ảnh không phải là tất cả cuộc hành trình. Đặt chiếc máy ảnh sang một bên và thực sự thưởng thức toàn bộ chuyến đi một cách trọn vẹn nhất.

Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Kim cương – người bạn số 1 của phái đẹp

Người viết: Sara Frances

Người ta vẫn thường chú trọng vào phụ kiện dành cho lễ cưới sao cho đáng giá nhất (cả về mặt tiền bạc lẫn tình cảm). Việc thiết kế và chụp tạo kiểu những bộ nhẫn thường đòi hỏi rất nhiều thiết bị chuyên dụng đặc biệt, kiến thức về sử dụng ánh sáng và thời gian.

Vật dụng cần thiết: Lens Macro, chân tripod và dây bấm mềm

Đây là một công việc đòi hỏi đẳng cấp và khả năng mang lại câu chuyện cho một vật thể nhỏ bé. Bạn sẽ phải tiếp cận cảnh gần vô cùng, vì vậy độ sâu trường ảnh sẽ là một vấn đề nan giải, nếu bạn dùng tay để đỡ máy, khả năng bị out nét và hỏng ảnh là rất cao. Thường thì tôi sẽ đóng khẩu thật nhỏ và cố tình làm chậm tốc độ màn trập hơn một chút kể cả khi đang để độ nhạy sáng ISO cao. Dây bấm mềm sẽ đảm bảo máy không bị rung khi chụp. Với khoảng cách chỉ từ 6 – 8 inch, khẩu độ nhỏ vẫn có thể đem lại một vài hiệu ứng bokeh nghệ thuật. Tôi thích sử dụng chân sợi carbon của hãng Gitzo vì sự trơn tru mượt mà khi hoạt động của nó. Tôi cũng sử dụng một đầu tripod của Novoflex MagicBall50 kèm theo một mount xoáy tích hợp tấm tháo mở nhanh cho góc chụp tùy thích của Custom Brackets – tất cả kết hợp lại với nhau mang tới người sử dụng sự cân bằng mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình chụp.

Ống kính

Ống Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM hoặc những ống có khả năng chụp cận cảnh tương tự khác (khoảng 1,25 feet) cũng có thể coi là hợp lý, nhưng đôi khi bạn sẽ cần phải chụp gần hơn thế nhiều. Ống kính tôi vẫn ưa dùng là Canon EF 100mm f/2.8 Macro USM, với tiêu cự lớn cho khả năng đứng xa vật thể hơn một chút, sắp xếp các chi tiết trống trong khung hình. Không thì bạn có thể xem xét ống Canon TS-E 90mm Tilt-Shift, vẫn thường được dùng cho các nhu cầu chụp kiến trúc và sản phẩm), chỉ với 1,399 USD (giá không chính thức)



Sử dụng phương pháp tiếp cận ánh sáng mới

Sự sắp xếp về nguồn sáng chiếu trực tiếp từ phía camera sẽ không giúp cho những bức ảnh chụp nhẫn của bạn đạt được chính xác những gì bạn muốn. Hãy khiến cho viên kim cương được nổi bật lên bằng việc điều chỉnh độ tương phản, hình khối, góc chụp hoặc sử dụng đèn hỗ trợ… Hãy nghĩ chiếc nhẫn bạn đang chụp giống như một tác phẩm điêu khắc, bạn sẽ phải làm toát lên được kích thước cũng như các bề mặt góc cạnh của nó. Tôi thường tìm góc chụp thật tốt, rồi sử dụng các nguồn sáng và một tấm phản để nhằm hắt sáng cho những góc tối.

Ứng biến khi không có đủ nguồn sáng cần thiết

Trong trường hợp bạn không thể có nguồn ánh sáng nào thích hợp, hãy sử dụng một đèn tốc độ thay cho một tấm phản loại trung bình để có thể tạo ra góc độ bạn cần. Một phông nền tối đằng sau có thể nhìn sẽ rất nghệ thuật, chưa kể mang lại bức ảnh chụp ngược sáng khiến cho chiếc nhẫn thật sự được làm nổi bật lên. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một đèn flash cường độ cao (tôi dùng hiệu SureBrand), nhờ trợ lí giữ ở vị trí có thể giúp bạn tạo ra góc độ, sự phản sáng nhẹ nhàng vừa đủ cho bức ảnh.

Chọn góc camera thấp

Những góc chụp thấp, kiểu như tầm ngang mắt nhìn có thể tạo ra những bức ảnh ấn tượng nhất. Hãy chọn một vị trí nào đó để bạn có thể tha hồ chọn lựa các cao độ chụp khác nhau một cách thoải mái. Ngày nay, những mẫu nhẫn đính nhiều đá đem lại thêm lựa chọn về góc chụp, hoặc thậm chí để bạn có thể chụp thẳng luôn để lấy tất cả các chi tiết của thiết kế. Những chiếc nhẫn với thiết kế hiếm, hiện đại lại phải được nghiên cứu kĩ càng để có thể chọn ra hướng góc chụp tốt nhất.



Sắp xếp phong cách

Quyết định xem bạn sẽ đặt chiếc vòng một mình hay kết hợp nó với các phụ kiện đám cưới khác. Phương án của tôi là tạo một tấm ảnh tĩnh với hoa, vòng cổ, khăn tay, gương, dao cắt bánh.... (giúp ích cho việc phản chiếu) Hãy sáng tạo để tạo ra một tấm ảnh thực sự thú vị.
Giữ chắc chắn
Nhẫn thường rất trơn, và rất dễ bị lưu dấu vân tay nữa. Hãy cẩn thận khi chạm vào chúng. Việc đặt một mặt phẳng bên cạnh kiểu như gương cũng hoàn toàn không vấn đề. Đôi khi bạn cũng có thể xếp đôi nhẫn cưới vào bên trong một vòng kim cương.

Sử dụng bàn làm bánh

Thông thường bàn làm bánh là một nơi tuyệt vời để chụp các bức ảnh tĩnh. Trường hợp của tôi, nó được đèn chiếu sáng hợp lý, độ cao hợp lý với một background đơn giản. Và có thể các khách hàng đang chứng kiến việc mà bạn đang làm. Hãy nhớ rằng bạn đang làm việc với những thứ đáng giá cả ngàn đô la. Để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, chúng tôi thảo luận về thủ tục này trước. Tôi luôn luôn đưa nhẫn lại cho chú rể, để họ có thể thực sự cảm thấy hài lòng khi phải tháo chúng ra khỏi ngón tay.







Tôi có thể nhớ khi khách hàng đề nghị được khoe cả đôi bàn tay của mình, đặt phẳng phía trên vòng hoa cô dâu. Không phải tay ai cũng có góc chụp đẹp như nhau. Thường thường các phó nháy cứ tiện tay đánh flash thẳng và chụp, khiến bức ảnh trông vô cùng nhạt nhẽo và thiếu chuyên nghiệp. Ngày nay, các phóng viên ảnh thường khắc phục những lỗi đó bằng việc chuyển sang chụp cận cảnh chiếc nhẫn đang được đeo vào ngón tay.

Các lựa chọn về cách sắp xếp bố cục trong ảnh chụp nhẫn cưới
• Chiếc nhẫn được đưa ra khỏi hộp
• Chú rể cầm chiếc nhẫn tặng cô dâu và khoe nó với mọi người trong phòng thử
• Nhẫn được đặt trên gối
• Trao đổi nhẫn trong lễ cưới
• Cô dâu nắm tay người khác để khoe viên kim cương









Theo Pro Photo Coalition
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Adam Pantozzi – Nhiếp ảnh gia của Brooklyn Nets

Viết bởi John R Harris

Chắc tôi sẽ không thể nào chứng kiến hết tất cả những ngón nghề của Adam Pantozzi – photographer cho Brooklyn Nets nếu không đến sớm trước trận đấu hai tiếng. Adam đã làm việc ở đây gần 10 năm, và đã luôn song hành cùng đội đến Meadowlands, rồi Newark, và năm ngoái là tại ngôi nhà mới, giao lộ Atlantic – Flatbush ở Brooklyn. Tôi đã nghĩ mình sẽ chỉ đến đây để nhìn anh ta làm việc với những pha bắt bóng bật bảng hay ném ba điểm, nhưng anh ta đã nhanh chóng cho tôi thấy được “việc chụp những pha bóng trong trận đấu không phải ưu tiên hàng đầu của tôi”.


Tất cả ảnh, tư liệu đều được lấy từ Adam Pantozzi

Pantozzi chịu trách nhiệm phải chụp tất cả những gì xảy ra trên sân đấu, từ phần hát quốc ca cho đến giây phút những quả pháo T-Shirt được bắn ra, vòng thi ném ba điểm và cả những người nổi tiếng… khối lượng công việc nhiều đến mức trước trận đấu, Adam phải cầm về một bản danh sách khủng khiếp những khoảnh khắc và sự kiện anh ta cần phải bắt được. Nhưng cái hay của Adam là ở chỗ, không chỉ hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ được giao, anh ta còn bắt được cả những khoảnh khắc không hề có trong kịch bản, mà chính những khoảnh khắc đó lại đóng góp cực kì lớn vào việc quảng bá hình ảnh của đội bóng.

Trong khi các bình luận viên chuẩn bị cho trận đấu, tôi đã có được vài phút trao đổi với Adam về cách anh ta lựa chọn các thiết bị trong công việc. Adam sử dụng hai chiếc D700 của Nikon, mỗi máy đều được gắn grip MB-D10, cùng hai ống Nikon AF-S 24-70mm f/2.8G ED và AF-S 70-200mm f/2.8G ED VR II. Bên cạnh đó, anh cũng sơ cua một ống Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED AF trong túi đựng ống kính Think Tank lens pouch, tất cả đều được gắn treo bằng bộ dây nịt máy ảnh Black Rapid Double Strap harness. Ngoài ra còn một số phụ kiện linh tinh khác, nhưng quan trọng nhất vẫn là cuộn băng thợ cả gắn ở thắt lưng.



Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi, Adam tức tốc bắt đầu công việc khi thời gian từ lúc ấy đến lúc trận đấu diễn ra vẫn còn 90 phút. Tôi cũng được theo phụ bằng cách mang chân đèn và các tấm lọc màu vào. Trong khi cựu huấn luyện viên vĩ đại của đội Knick đang hướng dẫn một cầu thủ Charlotte Bobcats, Pantozzi bắt đầu set up các đèn nháy và thiết bị PocketWizard Multi Max để chụp một tấm chân dung của các thành viên quản lý đội Brooklyn từ trên khán đài đứng. Pantozzi nhảy đèn hiệu, và đến khi ban quản lý vừa xuất hiện, lập tức đèn flash được nháy lên. Adam chụp ở định dạng RAW và JPEG để có thể dễ dàng chỉnh sửa hậu kì. Mọi thứ anh ta làm đều trơn tru, chuyên nghiệp.
Trong vài phút đèn tắt, chúng tôi đi sang khu vực của Barclay Center, qua hết cửa hàng này cửa hàng khác vì Adam được phân công chụp một sản phẩm lưu niệm mới của đội Brooklyn mà tổ chức đang đứng ra đại diện.

Đám đông lấp dần kín hết các chỗ ngồi, vì thế chúng tôi lại lộn ra ngoài khu vực sân đấu trong tư thế sẵn sàng làm việc. Panbtozzi giới thiệu tôi với các thợ ảnh khác nữa, một trong số đó có Nathaniel Butler, chịu trách nhiệm cho hầu hết các cảnh trên sân. Mỗi nhiếp ảnh gia ở đây đảm nhiệm một phần việc rõ ràng mà nếu không có được sự cho phép, người này không thể lấn sân người kia.

Các nhiếp ảnh gia báo địa phương hay từ các mạng lưới khác cũng được phép hoạt động ở các điểm chính. Ngay trước trận đấu, Pantozzi phải chạy việc liên tục – từ đoàn hoạt náo viên nữ, đến đội Broklynettes và một trong những điệu nhảy của họ. Cuối cùng, một dàn hợp xướng quốc ca được đưa ra, và Pantozzi hoàn thành nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp bằng các bức ảnh góc rộng cũng như các bức ảnh sử dụng ống 70-200 tele cho các chi tiết cận cảnh các thành viên của dàn hợp xướng đang hát..



Khi trận đấu diễn ra, tôi tìm được một chỗ đủ gần để có thể theo dõi cách làm việc của Pantozzi. Ngay khi tiếng còi báo hội ý hoặc nghỉ được cất lên, Adam lại dừng lại để check bản danh sách công việc. Anh ta cũng dạy tôi nên chụp ở chế độ đèn dây tóc để kiểm soát “sân cam” và chỉ dùng ở chế độ jpeg vì ngay sau trận đấu, đội marketing cần ảnh càng sớm càng tốt. Từ chỗ của chúng tôi đến sân đấu cần dùng ống 70-200 để có thể chụp cả gương mặt và biệu lộ gương mặt của cầu thủ trên sân. Anh ấy cũng nói thêm một số ví dụ khác hay hơn, nhưng vì ngay sau khi trận đấu nghỉ time-out, Pantozzi lại phải bắt tay ngay vào công việc ghi lại sự xuất hiện của các điệu nhảy mới.



Nghỉ Time-outs giữa trận là những khoảng thời gian bận bịu nhất của Pantozzi. Trả lời các câu hỏi về kĩ thuật, anh nói rằng thường trong các trận đấu anh để ISO 2000, cùng lắm là 3200, f2.8 với tốc 1/800 và luôn chụp với chế độ chống rung. Sau trận đấu, anh chuyển thẻ dữ liệu cho bộ phận Marketing và để họ tùy ý lựa chọn, sau đó anh sẽ lấy lại toàn bộ và format để trống bộ nhớ dành cho trận sau. Hầu hết các sản phẩm của Pantozzi có thể tìm thấy trên trang web của Nets, được dùng cho các mục đích báo chí và tài trợ.


Adam Pantozzi in action Photograph by John R. Harris

Hiệp hai bắt đầu, việc đội Nets đổi sang phần sân xa hơn bên kia khiến Pantozzi phải cố định một điểm ở góc sân, và dành hầu hết thời gian vừa chụp những gì đang xảy ra trên sân, vừa bắt cả những khoảnh khắc tuyệt vời về đám đông cổ vũ hay người nổi tiếng. Với chức vụ freelancer, anh có thể ra chụp ở các sự kiện ngoài cũng như chụp cho các đội địa phương khác, nhưng đối với Pantozzi, Nets vẫn là ngôi nhà chính.

Dịch All Image
 

laptopnhatlong

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

mấy kinh nghiệm nầy hay quá.mê lâu rồi mà chưa có thời gian tìm hiểu.chán gê
 

Cua-nhua-PVC

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Em cũng đang tìm thông tin này để học hhee thanks you nhé
 

iweenter

Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Nhiều ảnh đẹp ghê. Muốn có 1 máy ảnh đi vòng quanh thế giới chụp cho sướng ... :))
 

Khucxuan

Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Không phải ném đá, nhưng kiến thức cơ bản em đã thấy khó rồi, nói gì đến kiến thức chuyên môn :p em thích thì vác máy và chụp thôi ạ
 

lozylozy

Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

cảm ơn bac chủ thớt kiến thức rất căn bản
 

TNT_HT

Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

rất bổ ích thanks bác chủ thớt nhiều nhé
 

anhkhoaiz

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Bài viết dài quá, sao k cắt ngắn gọn lại có phải hay k bác !
 

haibang510

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Để mà học được nhiếp ảnh thì chắc phải gian nan lắm
 
Bên trên