Nhu cầu mua sắm ngày tăng cao trong dịp nghỉ lễ cuối năm
Hàng loạt chương trình khuyến mãi kích cầu dịp cuối năm luôn là những thời gian cao điểm thu hút hàng triệu khách hàng, đơn cử, Cyber Monday, Black Friday và Ngày đôi (Double Day) trên các sàn thương mại điện tử vào các ngày 10/10, 11/11 và 12/12. Theo khảo sát gần đây được thực hiện bởi Kaspersky để nghiên cứu hành vi mua sắm trong những ngày lễ năm 2023, đã có tới 90% số người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ mua hàng một cách ngẫu hứng trong những ngày siêu khuyến mại.
“Cơn sốt” mua hàng trực tuyến trong dịp nghỉ lễ cuối năm, Tết Dương Lịch, và Tết Nguyên Đán đang trong giai đoạn sôi động tại Việt Nam. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử sẽ là yếu tố đóng góp lớn cho nền kinh tế số của Việt Nam trong năm 2023, chiếm khoảng 16 tỷ USD tổng khối lượng hàng hóa (GMV), tương đương 53% tổng GDP cả nước. Mức tăng trưởng lên tới 11% so với năm trước cho thấy nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực giải quyết nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng bằng cách đưa ra các ưu đãi hấp dẫn.
Ưu đãi dịp lễ đi kèm nhiều “bẫy” tinh vi từ tội phạm mạng
Sự phổ biến của mua sắm trực tuyến và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng kéo theo số vụ lừa đảo và tấn công mạng cũng tăng theo. Theo báo cáo của Kaspersky, các nền tảng thương mại điện tử là đối tượng của hơn 13,3 triệu cuộc tấn công an ninh mạng trong 10 tháng đầu năm 2023. Con số này chiếm 43,5% tổng số cuộc tấn công lừa đảo nhắm vào ngân hàng, hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến trên toàn cầu, và được dự đoán sẽ tăng cao trong suốt mùa mua sắm cuối năm.
Ngoài các kỹ thuật tấn công điển hình như lừa người dùng truy cập các trang web lừa đảo bằng cách lợi dụng tâm lý mua hàng giá rẻ để nhận thưởng, giả mạo tin nhắn hoặc gọi điện cho họ để thông báo về việc mất hàng và trao đổi thông tin cá nhân để tìm gói hàng bị thất lạc. Theo đó, chuyên gia Kaspersky dự đoán các vụ lừa đảo bằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi.
Bà Võ Dương Tú Diễm, Giám đốc Kaspersky khu vực Việt Nam, chia sẻ: “Tội phạm mạng có thể dễ dàng chiếm được lòng tin và thu lợi hàng tỷ USD từ người mua hàng bằng cách khai thác AI dưới nhiều hình thức cực kỳ tinh vi. Chẳng hạn, kẻ tấn công mạng có thể sử dụng deepfake bằng hình ảnh của người nổi tiếng để tạo các buổi phát trực tiếp giả trên mạng xã hội, làm video mạo danh người thân, bạn bè để vay tiền, giả làm cơ quan chức năng để yêu cầu thông tin cá nhân của nạn nhân.... Trước những mối đe doạ nguy hiểm này, chúng tôi kêu gọi mọi người không ngừng nâng cao nhận thức về an ninh mạng trong môi trường trực tuyến và chủ động thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân lừa đảo trong quá trình mua hàng.”
Để bảo vệ người dùng khỏi những nỗ lực lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản trong mùa mua sắm dịp lễ, Kaspersky khuyến nghị:
Hàng loạt chương trình khuyến mãi kích cầu dịp cuối năm luôn là những thời gian cao điểm thu hút hàng triệu khách hàng, đơn cử, Cyber Monday, Black Friday và Ngày đôi (Double Day) trên các sàn thương mại điện tử vào các ngày 10/10, 11/11 và 12/12. Theo khảo sát gần đây được thực hiện bởi Kaspersky để nghiên cứu hành vi mua sắm trong những ngày lễ năm 2023, đã có tới 90% số người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ mua hàng một cách ngẫu hứng trong những ngày siêu khuyến mại.
“Cơn sốt” mua hàng trực tuyến trong dịp nghỉ lễ cuối năm, Tết Dương Lịch, và Tết Nguyên Đán đang trong giai đoạn sôi động tại Việt Nam. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử sẽ là yếu tố đóng góp lớn cho nền kinh tế số của Việt Nam trong năm 2023, chiếm khoảng 16 tỷ USD tổng khối lượng hàng hóa (GMV), tương đương 53% tổng GDP cả nước. Mức tăng trưởng lên tới 11% so với năm trước cho thấy nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực giải quyết nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng bằng cách đưa ra các ưu đãi hấp dẫn.
Ưu đãi dịp lễ đi kèm nhiều “bẫy” tinh vi từ tội phạm mạng
Sự phổ biến của mua sắm trực tuyến và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng kéo theo số vụ lừa đảo và tấn công mạng cũng tăng theo. Theo báo cáo của Kaspersky, các nền tảng thương mại điện tử là đối tượng của hơn 13,3 triệu cuộc tấn công an ninh mạng trong 10 tháng đầu năm 2023. Con số này chiếm 43,5% tổng số cuộc tấn công lừa đảo nhắm vào ngân hàng, hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến trên toàn cầu, và được dự đoán sẽ tăng cao trong suốt mùa mua sắm cuối năm.
Ngoài các kỹ thuật tấn công điển hình như lừa người dùng truy cập các trang web lừa đảo bằng cách lợi dụng tâm lý mua hàng giá rẻ để nhận thưởng, giả mạo tin nhắn hoặc gọi điện cho họ để thông báo về việc mất hàng và trao đổi thông tin cá nhân để tìm gói hàng bị thất lạc. Theo đó, chuyên gia Kaspersky dự đoán các vụ lừa đảo bằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi.
Bà Võ Dương Tú Diễm, Giám đốc Kaspersky khu vực Việt Nam, chia sẻ: “Tội phạm mạng có thể dễ dàng chiếm được lòng tin và thu lợi hàng tỷ USD từ người mua hàng bằng cách khai thác AI dưới nhiều hình thức cực kỳ tinh vi. Chẳng hạn, kẻ tấn công mạng có thể sử dụng deepfake bằng hình ảnh của người nổi tiếng để tạo các buổi phát trực tiếp giả trên mạng xã hội, làm video mạo danh người thân, bạn bè để vay tiền, giả làm cơ quan chức năng để yêu cầu thông tin cá nhân của nạn nhân.... Trước những mối đe doạ nguy hiểm này, chúng tôi kêu gọi mọi người không ngừng nâng cao nhận thức về an ninh mạng trong môi trường trực tuyến và chủ động thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân lừa đảo trong quá trình mua hàng.”
Để bảo vệ người dùng khỏi những nỗ lực lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản trong mùa mua sắm dịp lễ, Kaspersky khuyến nghị:
- Không tin tưởng bất kỳ liên kết hoặc tệp đính kèm nào nhận được qua mail, luôn xác minh người gửi trước khi mở bất cứ thứ gì
- Trước khi điền bất kỳ thông tin nào, hãy kiểm tra cẩn thận lỗi chính tả, lỗi thiết kế trang web và đường dẫn URL của cửa hàng điện tử
- Sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức thấp hoặc giảm hạn mức tín dụng dựa trên xu hướng chi tiêu. Điều này không chỉ làm giảm ảnh hưởng tài chính nếu thẻ của người dùng bị xâm phạm mà còn hạn chế số tiền mà những kẻ lừa đảo có thể chiếm đoạt được
- Bảo vệ tất cả các thiết bị hiện đang sử dụng để mua sắm trực tuyến bằng giải pháp bảo mật đáng tin cậy, đơn cử như Kaspersky Internet Security với tính năng Safe Money hoặc Kaspersky Premium, giúp bảo vệ người dùng khỏi các trò lừa đảo mua sắm